em chào thầy em có một câu hỏi sau mong thầy giải đáp DNTN hiện nay được chuyển đổi trực tiếp thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc CTCP nhưng pháp luật quy định phải có điều kiện kèm theo, vậy trong các điều kiện pháp luật quy định đâu là điều kiện quan trọng nhất và vì sao? Cám ơn thầy
Thưa thầy, thầy giải thích rõ điều khoản “Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh” giúp em với ạ. Em cảm ơn thầy nhiều ạ
Za em chào anh. Anh cho e hỏi e muốn thành lập 1 loại hình nghệ thuật chính e làm chủ và chính e cũng là thành viên duy nhất.bởi vì hiện tại e đang đi dậy bộ môn aerobic e muốn có giấy phép để dễ làm việc và ký hợp đồng với các nhà trường đang có nhu cầu học bộ môn này.a cho e biet ý kiến e nên đăng ký DNTN hay là TNHH vậy a
Chào bạn Trước tiên, chúng ta phải đề cập tới, Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty. Nghĩa là giá trị tài sản có cam kết sẽ tham gia vào nền kinh tế. Là nghĩa vụ tài sản của công ty, của các thành viên, chủ sở hữu đối với nghĩa vụ trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp khi hoạt động. Và khi không xác định được “vốn điều lệ thực” thì rất khó để tính trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp, phân định quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư… Ảnh hưởng trực tiếp, đó là tới quyền và lợi ích của các nhà đầu tư khác, của đối tác, của bạn hàng,… (ví dụ như sử dụng giấy cũ với vốn điều lệ cao trong các hồ sơ chào thầu, chào giá với đối tác để tạo sự tin tưởng và hướng đến việc giao kết hợp đồng. Đến khi không có khả năng thực hiện thì mọi việc mới vỡ lẽ và thiệt hại cũng đã xảy ra khó có thể khắc phục…). Sự ảnh hưởng của các doanh nghiệp, người dân,… từ hệ lụy này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế chung, ảnh hưởng đến quyền lợi nhà nước: Thất thoát nguồn thu, DN phá sản, tỷ lệ thất nghiệp,… Thông tin cũng khá rộng, nên mình cô đọng lại một số ý, chia sẻ thêm cùng bạn. Thân
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn, Một câu hỏi rất hay. Mình ý kiến nội dung này như sau: (căn cứ theo Luật DN, Luật đầu tư 2020, nghị định 31/2021..) Theo K1, điều 188 Luật DN. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. (Quy định này không nêu cụ thể cá nhân làm chủ doanh nghiệp tư nhân là người có quốc tịch Việt Nam hay quốc tịch nước ngoài) Theo K21, Điều 3, Luật đầu tư 2020, thì việc xác nhận DNTN là một loại hình tổ chức kinh tế được áp dụng đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập. Như vậy, đầu tiên có thể hiểu Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư không cấm hoặc hạn chế người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam. Tuy nhiên, Để người nước ngoài này thành lập được DNTN, theo ý kiến của mình khá là phức tạp và khó khăn. nó thể hiện ở chỗ: - Đầu tiên, Về nguyên tắc, trước khi thành lập tổ chức kinh tế theo quy định pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu…. tư theo quy định của Luật Đầu tư 2020 (Riêng nội dung này đã thấy nhiều thủ tục rồi) - Thứ hai nữa đó là đối với cá nhân nước ngoài, làm sao có thể kiểm soát hết vấn đề tài sản của cá nhân ở nước ngoài để chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của DNTN? Đến nay theo mình biết thì vẫn chưa có một quy trình cụ thể để cá nhân nước ngoài thành lập DNTN tại Việt Nam và chưa có cơ chế kiểm soát tài sản của cá nhân nước ngoài. Và thủ tục này cũng không dễ Do đó, với các vấn đề này, họ lựa chọn loại hình DN khác thì khoẻ hơn và an toàn hơn. Cụ thể là CT TNHH là loại hình mà người nước ngoài lựa chọn khá nhiền hiện nay. Trên đây là một số chia sẻ của mình với câu hỏi của bạn.
Chào bạn Liên quan đến câu hỏi bạn. mình chia sẻ như sau: 1. Theo Khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh như sau: “Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này…” -> Theo quy định trên, điều kiện bắt buộc để được thành lập hộ kinh doanh là cá nhân, thành viên hộ gia đình đó phải là công dân Việt Nam. 2. Theo khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch 2008 (hợp nhất 2014), người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. => Như vậy, người nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam thì không có quyền thành lập hộ kinh doanh. Trường hợp người nước ngoài muốn thành lập hộ kinh doanh thì phải đủ điều kiện và tiến hành nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch hoặc người nước ngoài cũng có thể kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh bằng cách uỷ quyền cho cá nhân có quốc tịch Việt Nam đứng ra thành lập hộ kinh doanh. Một số thông tin chia sẻ cùng bạn. Thân
Chào bạn Với hai loại hình kinh doanh này chế độ thuế sẽ khác nhau bạn nhé vì bản chất hai loại hình kinh doanh khác nhau. Ví dụ: - Về Thuế môn bài: Mức nộp thuế của hộ kinh doanh là 3 bậc (mức thuế căn cứ vào mức thu nhập), còn DN là 3 bậc (mức thuế môn bài phải nộp đối với doanh nghiệp căn cứ vào vốn đăng kí nghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh). Nhưng giá trị nộp thuế khác nhau - Thuế giá trị gia tăng: Hộ kinh doanh nếu có thu nhập trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở lên thì phải kê khai nộp thuế GTGT Còn Doanh nghiệp là đối tượng phải chịu thuế GTGT - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Hộ kinh doanh không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Còn Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp - Thuế thu nhập cá nhân: Hộ kinh doanh là đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân còn Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhân viên của mình theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân. Trên đây là một số ví dụ của mình để so sánh cùng bạn. Bạn có thể tham khảo thêm các nội dung này bởi Luật Thuế, các nghị định, thông tư của Chính phủ, Bộ Tài chính quy định cụ thể về các mức thuế suất của từng đối tượng.
Dạ cho em hỏi giải quyết tình huống sau ntn là hợp lý ạ. Ông A có số vốn 3 tỉ , dự kiến thành lập DNTN kinh doanh khách sạn , nhưng lại phải cần có số vốn 6 tỉ . Ông A trao đổi với anh B là đứa cháu họ đồng ý góp vốn với ông 2 tỉ , trao đổi với chị C là người hàng xóm góp vốn 1 tỉ để có đủ 6 tỉ thành lập DNTN kinh doanh KS . Ông A , anh B , Chị C thỏa thuận bằng văn bản để ông C đứng tên thành lập DNTN kinh doanh KS . Lợi nhuận phân chia cho A , B , C theo tỉ lệ vốn gốc . Sau 2 năm khách sạn hoạt động bình thường và phân chia lợi nhuận theo cam kết một cách bình thường , nhưng phát sinh mâu thuẫn không tự giải quyết được . B , C gửi đơn ra tòa yêu cầu giải thể DN và chia tài sản doanh nghiệp theo tỉ lệ vốn gốc . Anh , chị xử lý sự việc này như thế nào để đúng luật mà vẫn đảm bảo được lợi ích của A , B , C
Chào bạn Câu hỏi của bạn khá là rộng. Mình xin tóm gọn như sau: Cũng tương tự như các loại hình tổ chức khác. DNTN cũng bao gồm: Quy định về chủ DNTN, quản lý DNTN, cho thuê DN, Bán DN, Thay đổi loại hình, giải thể.... các nội dung này bạn tham khảo thêm tại Luật DN 2020 từ điều 188 và nghị định 01/2021 về hướng dẫn thi hành LDN. Thân
Cho em hỏi với ạ: Đối với doanh nghiệp nhà nước, theo điều 93 khoản 5 luật doanh nghiệp năm 2020 thì Chủ tịch hội đồng thành viên không được kiêm giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty của công ty mình và các doanh nghiệp khác. Còn đối với các doanh nghiệp khác, cụ thể là cty TNHH một thành viên thì chủ tịch hội đồng quản trị vẫn có thể kiêm giám đốc, tổng giám đỡ của công ty trừ trường hợp pháp luật, điều lệ công ty có quy định khác. Giải thích tại sao lại có sự khác biệt này
Chào bạn với câu hỏi của bạn, mình chia sẻ thông tin như sau: (mình chỉ tập trung vào DNNN nhé, vì DN khác không có sự ràng buộc này). Đặc thù của DNNN đó là sử dụng vốn nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh, khác hẳn với DN khác là sử dụng vốn của CSH (hiểu đơn giản là tự mình dùng tiền của mình để kinh doanh). Cho nên đầu tiên, đó là sự tách bạch về việc sử dụng vốn, dùng tài sản. sử dụng vốn NN hiệu quả. Sự tách bạch sẽ hình thành 2 đối cực, 1 người sử dụng tiền NN (TGĐ) còn 1 người giám sát tài sản NN (HĐQT) Thứ hai, Sự kiêm nhệm diễn ra khi một người cùng lúc hai vai trò, điều này tạo ra một TGĐ có quyền lực tuyệt đối và có thể dẫn tới sự giám sát kém hiệu quả đội ngũ quản lý của HĐQT ảnh hưởng đến thành quả công ty. Với mỗi người, nếu tập trung vào trách nhiệm của mình thì sẽ mang lại thành quả cho DN, bởi vì vai trò của HĐQT là giám sát đội ngũ quản lý để bảo vệ lợi ích của các cổ đông, còn TGĐ là điều hành hoạt động DN hàng ngày. Mình nhớ không lầm, có xem một đề tài nghiên cứu về Ảnh hưởng kiêm nhiệm tổng giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị đến hoạt động của doanh nghiệp (Kết quả nghiên cứu với đa số là các DN trong giai đoạn trưởng thành ủng hộ quan điểm của Nghị định số 71/2017/NĐ-CP về việc cấm chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ). Bài này khá là hay và Các kết quả nghiên cứu cũng phản án rõ phần nào về vấn đề kiêm nhiệm nay như : Sự kiêm nhiệm ảnh hưởng tích cực đến thành quả DN trong giai đoạn tăng trưởng của vòng đời DN; Sự kiêm nhiệm ảnh hưởng tiêu cực đến thành quả DN trong giai đoạn trưởng thành của vòng đời DN;… Do đó, chung quy cũng là vấn đề sử dụng vốn NN hiệu quả khi đưa vào hoạt động kinh doah Trên đây một số nội dung chia sẻ cùng bạn.
Chào bạn. Chúng ta có thể hiểu rộng như sau: Năng lực quản lý nó là kiến thức và khả năng của cá nhân ở vị trí quản lý để hoàn thành một số hoạt động hoặc nhiệm vụ quản lý cụ thể. Kiến thức và khả năng này có thể được học và rèn luyện. Tuy nhiên, chúng cũng có thể đạt được thông qua việc triển khai thực tế các hoạt động và nhiệm vụ được yêu cầu. Nó thể hiện qua như: tạo ra 1 môi trường làm việc tốt, hiểu nhân viên, thúc đẩy tập thể phát triển, kỹ năng lãnh đạo, lập kế hoạch, có kiến thức chung sâu và rộng.... Một vài thông tjn chia sẻ cùng bạn
cho em hỏi, ví dụ như 15/3/2017 phát sinh khoản nợ đối với C,đến ngày 15/5/2017 A bán DNTN cho B , đến 15/6/2017 C đến đòi nợ DNTN .vậy thì A hay B phải trả nợ cho C ạ
Chào em. DNTN có vốn điều lệ em nhé. Và theo quy định tại Điều 189 Luật doanh nghiệp 2020 hiện hành thì vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự quyết định và đăng ký dựa trên toàn bộ số vốn đầu tư và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê. Trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền điều chỉnh tăng vốn đầu tư của mình để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng giảm vốn điều lệ này thực hiện theo trình tự quy định của Luật DN. Thân ái
Cho em hỏi với ạ: có thể sử dụng tài sản chung của vợ chồng để thành lập doanh nghiệp tư nhân không ạ? Nếu trong trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý thì giải quyết thế nào ạ?
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn Hiện tại pháp luật doanh nghiệp không cấm 2 loại hình doanh nghiệp này đăng ký trụ sở chính trên cùng 1 địa điểm. Nhưng các bên phải làm rõ ranh giới, trụ sở, trách nhiệm, tài sản giữa hai doanh nghiệp bạn nhé. Bởi vì, Về bản chất thì trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp, cũng là cơ sở để khai báo thuế, quản lý thuế của cơ quan quản lý nhà nước. Pháp luật doanh nghiệp không quy định cụ thể, tuy nhiên nếu các chủ thể muốn đăng ký hai loại hình doanh nghiệp trên cùng địa chỉ thì nên có sự tách bạch về địa điểm chi tiết ( ví dụ: phòng, tầng), quyền hạn, tài sản… (như mình đề cập ở trên) để thông tin đăng ký rõ ràng, tránh gây nhầm lẫn cho cả cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và khách hàng khi tới giao dịch. Nội dung này, bạn có thể tham khảo thêm tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp Một số chia sẻ cùng bạn.
Chào em Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020: “Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh”; “Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần”. Về quản lý: Hiện tại nhà nước đã áp dụng đồng bộ cơ sở dữ liệu dùng chung trên toàn quốc, Bộ KHĐT, Tài Chính và các cơ quan khác đồng bộ cơ sở dữ liệu thông tin doanh nghiệp, thuế,... và thấy dễ nhất đó là hệ thống DN được quản lý trên cổng thông tin điện tử quốc gia. Cho nên đây cũng chính là công cụ để kiểm soát chéo giữa các cơ quan quản lý NN cũng như tổ chức, cá nhân. Một vài chia sẻ cùng em Thân ái
Chào bạn, liên quan đến câu hỏi của bạn, mình xin chia sẻ một số ý như sau: Nếu theo đúng câu từ của bạn nêu ra, là quy định về trình tự, thủ tục thành lập đối với mọi doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam Thì câu hỏi này là đúng, Nhưng nếu nói là tổ chức kinh tế thì lại sai (vì hợp tác xã, hợp tác công tư PPP,… lại điều chỉnh tại các Luật riêng). Nhưng nếu xét cho cùng thì Luật mang tính chất tổng quan vẫn là Luật doanh nghiệp. Các luật khác sẽ quy định cụ thể hơn về hình thức, quy trình để lập dự án, xin giấy phép các ngành nghề có điều kiện,… Và sau khi xong các thủ tục này cũng quay trở lại thành lập DN theo các quy định, trình tự thủ tục theo Luật Hợp tác xã hay DN theo các mô hình doanh nghiệp chính: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Doanh nghiệp cổ phần, Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp hợp danh. Trên đây là một số thông tin chia sẻ cùng bạn
Ad cho mình hỏi là trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân thuê người khác làm việc thì doanh nghiệp tư nhân có ít nhất một người quản lý doanh nghiệp là đúng hay sai ạ. Cho e xin cspl. Em cảm ơn ạ
chào bạn. Câu hỏi của bạn. Theo mình hiểu sở cứ để trả lời nó sẽ căn cứ theo điều 190 của Luật DN. Cho nên ít nhất một người quản lý đó chính là chủ DNTN hoặc thuê người quản lý thay. Điều 190. Quản lý doanh nghiệp tư nhân 1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. 2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. 3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ls cho em hỏi: doanh nghiệp tư nhân đầu tư vốn và chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tư vốn có giống nhau ko ạ? Nếu nó khác nhau thì doanh nghiệp tư nhân đầu tư vốn vào công ty hợp danh được ko ạ? Và chủ doanh nghiệp tư nhân vốn đầu tư vào công ty hợp danh được ko ạ?
Chào bạn Liên quan đến câu hỏi của bạn, mình chia sẻ một vài ý như sau: 1. Vốn đầu tư DNTN và vốn chủ DNTN doanh nghiệp tư nhân đầu tư vốn và chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tư vốn -> Hai khái niệm này khác nhau bạn nhé (Ví dụ: Mình gọi DNTN này là DNTN X) Doanh nghiệp tư nhân đầu tư vốn đó là số vốn của DNTN X được chủ doanh nghiệp tư nhân đăng ký từ lúc thành lập DN, Hiểu đơn giản nó là vốn điều lệ ấy. Còn Chủ DNTN đầu tư vốn có nghĩa là số tiền người chủ này bỏ ra đầu tư nằm ngoài số tiền của DNTN X trên kia. (Tức là có 1 cái gì đó tách bạch với vốn của DNTN X) 2. Nếu nó khác nhau thì doanh nghiệp tư nhân đầu tư vốn vào công ty hợp danh được ko ạ? Theo quy định của Luật DN, cụ thể tại điều 188: Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Như vậy, DNTN không được đầu tư vốn vào công ty hợp danh. 3. chủ doanh nghiệp tư nhân vốn đầu tư vào công ty hợp danh được ko? Theo quy định của Luật DN, cụ thể tại điều 188: Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Pháp luật chỉ hạn chế chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh vì chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của DNTN, chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của hộ kinh doanh và thành viên công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của công ty hợp danh. Do đó, nếu để DNTN đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh sẽ gây rủi ro cho các chủ thể tham gia quan hệ kinh doanh với DNTN, công ty hợp danh, hộ kinh doanh; và khi giải quyết trách nhiệm tài sản của các DNTN, công ty hợp danh hay hộ gia đình sẽ gây ảnh hưởng đến các chủ thể khác. Tuy nhiên, pháp luật không cấm chủ DNTN góp vốn vào công ty Hợp danh vì thành viên góp vốn công ty Hợp danh chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về mọi hoạt động của công ty trong số vốn đã góp. Do đó, chủ DNTN chỉ có được quyền góp vốn vào công ty Hợp danh với tư cách là thành viên góp vốn. Một vài thông tin chia sẻ cùng bạn
LS giảng dễ hiểu lắm ạ
Cảm ơn em
em chào thầy em có một câu hỏi sau mong thầy giải đáp DNTN hiện nay được chuyển đổi trực tiếp thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc CTCP nhưng pháp luật quy định phải có điều kiện kèm theo, vậy trong các điều kiện pháp luật quy định đâu là điều kiện quan trọng nhất và vì sao? Cám ơn thầy
Dạ cho e hỏi là tại sao chỉ là cá nhân thành lập DNTN mà không thể là tổ chức vậy ạ?
thầy ơi cho em hỏi chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền góp vốn vào CTTNHH kh ạ
❤🎉
Dạ thầy cho e hỏi mẫu của giấy uỷ quyền vs hợp đồng uỷ quyền thành lập dntn có khác nhau không ạ. Và có cần công chứng không thầy. Dạ e cảm ơn
Cho em hỏi: chế độ trách nhiệm về tài sản của doanh nghiệp tư nhân là như thế nào
cho em hỏi nguồn thông tin của vid là lấy từ đâu vậy ạ ?
Thưa thầy, thầy giải thích rõ điều khoản “Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh” giúp em với ạ. Em cảm ơn thầy nhiều ạ
Za em chào anh.
Anh cho e hỏi e muốn thành lập 1 loại hình nghệ thuật chính e làm chủ và chính e cũng là thành viên duy nhất.bởi vì hiện tại e đang đi dậy bộ môn aerobic e muốn có giấy phép để dễ làm việc và ký hợp đồng với các nhà trường đang có nhu cầu học bộ môn này.a cho e biet ý kiến e nên đăng ký DNTN hay là TNHH vậy a
Mình có thể đăng ký cty hợp danh á
admin có thể nói rõ hơn về hậu quả của khai khống, vốn ảo đến nền kinh tế đc k ạ? e cảm ơn
Chào bạn
Trước tiên, chúng ta phải đề cập tới, Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty. Nghĩa là giá trị tài sản có cam kết sẽ tham gia vào nền kinh tế. Là nghĩa vụ tài sản của công ty, của các thành viên, chủ sở hữu đối với nghĩa vụ trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp khi hoạt động. Và khi không xác định được “vốn điều lệ thực” thì rất khó để tính trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp, phân định quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư…
Ảnh hưởng trực tiếp, đó là tới quyền và lợi ích của các nhà đầu tư khác, của đối tác, của bạn hàng,… (ví dụ như sử dụng giấy cũ với vốn điều lệ cao trong các hồ sơ chào thầu, chào giá với đối tác để tạo sự tin tưởng và hướng đến việc giao kết hợp đồng. Đến khi không có khả năng thực hiện thì mọi việc mới vỡ lẽ và thiệt hại cũng đã xảy ra khó có thể khắc phục…).
Sự ảnh hưởng của các doanh nghiệp, người dân,… từ hệ lụy này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế chung, ảnh hưởng đến quyền lợi nhà nước: Thất thoát nguồn thu, DN phá sản, tỷ lệ thất nghiệp,…
Thông tin cũng khá rộng, nên mình cô đọng lại một số ý, chia sẻ thêm cùng bạn. Thân
Bài giảng rất bổ ích
Cho mình hỏi là pháp luật VN có thừa nhận việc: người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân tại VN không ?
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn, Một câu hỏi rất hay.
Mình ý kiến nội dung này như sau: (căn cứ theo Luật DN, Luật đầu tư 2020, nghị định 31/2021..)
Theo K1, điều 188 Luật DN. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. (Quy định này không nêu cụ thể cá nhân làm chủ doanh nghiệp tư nhân là người có quốc tịch Việt Nam hay quốc tịch nước ngoài)
Theo K21, Điều 3, Luật đầu tư 2020, thì việc xác nhận DNTN là một loại hình tổ chức kinh tế được áp dụng đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập.
Như vậy, đầu tiên có thể hiểu Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư không cấm hoặc hạn chế người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.
Tuy nhiên, Để người nước ngoài này thành lập được DNTN, theo ý kiến của mình khá là phức tạp và khó khăn. nó thể hiện ở chỗ:
- Đầu tiên, Về nguyên tắc, trước khi thành lập tổ chức kinh tế theo quy định pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu…. tư theo quy định của Luật Đầu tư 2020 (Riêng nội dung này đã thấy nhiều thủ tục rồi)
- Thứ hai nữa đó là đối với cá nhân nước ngoài, làm sao có thể kiểm soát hết vấn đề tài sản của cá nhân ở nước ngoài để chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của DNTN? Đến nay theo mình biết thì vẫn chưa có một quy trình cụ thể để cá nhân nước ngoài thành lập DNTN tại Việt Nam và chưa có cơ chế kiểm soát tài sản của cá nhân nước ngoài. Và thủ tục này cũng không dễ
Do đó, với các vấn đề này, họ lựa chọn loại hình DN khác thì khoẻ hơn và an toàn hơn. Cụ thể là CT TNHH là loại hình mà người nước ngoài lựa chọn khá nhiền hiện nay.
Trên đây là một số chia sẻ của mình với câu hỏi của bạn.
@@phapluatonline7590 Thầy cho em hỏi thêm là tại sao người nước ngoài không được làm chủ hộ kinh doanh ạ
@@phapluatonline7590 em cám ơn chia sẻ của thầy ạ
Chào bạn
Liên quan đến câu hỏi bạn. mình chia sẻ như sau:
1. Theo Khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh như sau:
“Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này…” -> Theo quy định trên, điều kiện bắt buộc để được thành lập hộ kinh doanh là cá nhân, thành viên hộ gia đình đó phải là công dân Việt Nam.
2. Theo khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch 2008 (hợp nhất 2014), người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.
=> Như vậy, người nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam thì không có quyền thành lập hộ kinh doanh.
Trường hợp người nước ngoài muốn thành lập hộ kinh doanh thì phải đủ điều kiện và tiến hành nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch hoặc người nước ngoài cũng có thể kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh bằng cách uỷ quyền cho cá nhân có quốc tịch Việt Nam đứng ra thành lập hộ kinh doanh.
Một số thông tin chia sẻ cùng bạn. Thân
cho em hỏi sự khác biệt trong chế độ thuế giữa DNTN và hộ kinh doanh là gì ạ
Chào bạn
Với hai loại hình kinh doanh này chế độ thuế sẽ khác nhau bạn nhé vì bản chất hai loại hình kinh doanh khác nhau.
Ví dụ:
- Về Thuế môn bài: Mức nộp thuế của hộ kinh doanh là 3 bậc (mức thuế căn cứ vào mức thu nhập), còn DN là 3 bậc (mức thuế môn bài phải nộp đối với doanh nghiệp căn cứ vào vốn đăng kí nghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh). Nhưng giá trị nộp thuế khác nhau
- Thuế giá trị gia tăng: Hộ kinh doanh nếu có thu nhập trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở lên thì phải kê khai nộp thuế GTGT Còn Doanh nghiệp là đối tượng phải chịu thuế GTGT
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Hộ kinh doanh không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Còn Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân: Hộ kinh doanh là đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân còn Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhân viên của mình theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
Trên đây là một số ví dụ của mình để so sánh cùng bạn. Bạn có thể tham khảo thêm các nội dung này bởi Luật Thuế, các nghị định, thông tư của Chính phủ, Bộ Tài chính quy định cụ thể về các mức thuế suất của từng đối tượng.
Dạ cho em hỏi giải quyết tình huống sau ntn là hợp lý ạ. Ông A có số vốn 3 tỉ , dự kiến thành lập DNTN kinh doanh khách sạn , nhưng lại phải cần có số vốn 6 tỉ . Ông A trao đổi với anh B là đứa cháu họ đồng ý góp vốn với ông 2 tỉ , trao đổi với chị C là người hàng xóm góp vốn 1 tỉ để có đủ 6 tỉ thành lập DNTN kinh doanh KS . Ông A , anh B , Chị C thỏa thuận bằng văn bản để ông C đứng tên thành lập DNTN kinh doanh KS . Lợi nhuận phân chia cho A , B , C theo tỉ lệ vốn gốc . Sau 2 năm khách sạn hoạt động bình thường và phân chia lợi nhuận theo cam kết một cách bình thường , nhưng phát sinh mâu thuẫn không tự giải quyết được . B , C gửi đơn ra tòa yêu cầu giải thể DN và chia tài sản doanh nghiệp theo tỉ lệ vốn gốc . Anh , chị xử lý sự việc này như thế nào để đúng luật mà vẫn đảm bảo được lợi ích của A , B , C
Doanh nghiệp tư nhân có được sản xuất Kinh doanh đa ngành nghề được không bạn xin cảm ơn
Thầy ơi bản chất của doanh nghiệp tư nhân là gì ạ
Cho em hỏi quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân theo quy định của luật doanh nghiệp hiện hành gồm những phần nào ạ?
Chào bạn
Câu hỏi của bạn khá là rộng. Mình xin tóm gọn như sau: Cũng tương tự như các loại hình tổ chức khác. DNTN cũng bao gồm: Quy định về chủ DNTN, quản lý DNTN, cho thuê DN, Bán DN, Thay đổi loại hình, giải thể.... các nội dung này bạn tham khảo thêm tại Luật DN 2020 từ điều 188 và nghị định 01/2021 về hướng dẫn thi hành LDN.
Thân
@@phapluatonline7590 mình cảm ơn rất nhiều ạ
Cho em hỏi với ạ: Đối với doanh nghiệp nhà nước, theo điều 93 khoản 5 luật doanh nghiệp năm 2020 thì Chủ tịch hội đồng thành viên không được kiêm giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty của công ty mình và các doanh nghiệp khác. Còn đối với các doanh nghiệp khác, cụ thể là cty TNHH một thành viên thì chủ tịch hội đồng quản trị vẫn có thể kiêm giám đốc, tổng giám đỡ của công ty trừ trường hợp pháp luật, điều lệ công ty có quy định khác. Giải thích tại sao lại có sự khác biệt này
Chào bạn
với câu hỏi của bạn, mình chia sẻ thông tin như sau: (mình chỉ tập trung vào DNNN nhé, vì DN khác không có sự ràng buộc này).
Đặc thù của DNNN đó là sử dụng vốn nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh, khác hẳn với DN khác là sử dụng vốn của CSH (hiểu đơn giản là tự mình dùng tiền của mình để kinh doanh). Cho nên đầu tiên, đó là sự tách bạch về việc sử dụng vốn, dùng tài sản. sử dụng vốn NN hiệu quả. Sự tách bạch sẽ hình thành 2 đối cực, 1 người sử dụng tiền NN (TGĐ) còn 1 người giám sát tài sản NN (HĐQT)
Thứ hai, Sự kiêm nhệm diễn ra khi một người cùng lúc hai vai trò, điều này tạo ra một TGĐ có quyền lực tuyệt đối và có thể dẫn tới sự giám sát kém hiệu quả đội ngũ quản lý của HĐQT ảnh hưởng đến thành quả công ty. Với mỗi người, nếu tập trung vào trách nhiệm của mình thì sẽ mang lại thành quả cho DN, bởi vì vai trò của HĐQT là giám sát đội ngũ quản lý để bảo vệ lợi ích của các cổ đông, còn TGĐ là điều hành hoạt động DN hàng ngày.
Mình nhớ không lầm, có xem một đề tài nghiên cứu về Ảnh hưởng kiêm nhiệm tổng giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị đến hoạt động của doanh nghiệp (Kết quả nghiên cứu với đa số là các DN trong giai đoạn trưởng thành ủng hộ quan điểm của Nghị định số 71/2017/NĐ-CP về việc cấm chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ). Bài này khá là hay và Các kết quả nghiên cứu cũng phản án rõ phần nào về vấn đề kiêm nhiệm nay như : Sự kiêm nhiệm ảnh hưởng tích cực đến thành quả DN trong giai đoạn tăng trưởng của vòng đời DN; Sự kiêm nhiệm ảnh hưởng tiêu cực đến thành quả DN trong giai đoạn trưởng thành của vòng đời DN;…
Do đó, chung quy cũng là vấn đề sử dụng vốn NN hiệu quả khi đưa vào hoạt động kinh doah
Trên đây một số nội dung chia sẻ cùng bạn.
Cho em hỏi ad, năng lực quản lí là như thế nào ạ ?
Chào bạn.
Chúng ta có thể hiểu rộng như sau: Năng lực quản lý nó là kiến thức và khả năng của cá nhân ở vị trí quản lý để hoàn thành một số hoạt động hoặc nhiệm vụ quản lý cụ thể. Kiến thức và khả năng này có thể được học và rèn luyện. Tuy nhiên, chúng cũng có thể đạt được thông qua việc triển khai thực tế các hoạt động và nhiệm vụ được yêu cầu. Nó thể hiện qua như: tạo ra 1 môi trường làm việc tốt, hiểu nhân viên, thúc đẩy tập thể phát triển, kỹ năng lãnh đạo, lập kế hoạch, có kiến thức chung sâu và rộng....
Một vài thông tjn chia sẻ cùng bạn
@@phapluatonline7590 Em cảm ơn ad !
cho em hỏi, ví dụ như 15/3/2017 phát sinh khoản nợ đối với C,đến ngày 15/5/2017 A bán DNTN cho B , đến 15/6/2017 C đến đòi nợ DNTN .vậy thì A hay B phải trả nợ cho C ạ
dạ cho em hỏi DNTN có vốn điều lệ không ạ? nếu có thì có quyền tăng giảm vốn điều lệ không ạ?
Chào em. DNTN có vốn điều lệ em nhé. Và theo quy định tại Điều 189 Luật doanh nghiệp 2020 hiện hành thì vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự quyết định và đăng ký dựa trên toàn bộ số vốn đầu tư và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê. Trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền điều chỉnh tăng vốn đầu tư của mình để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng giảm vốn điều lệ này thực hiện theo trình tự quy định của Luật DN.
Thân ái
Cho em hỏi với ạ: có thể sử dụng tài sản chung của vợ chồng để thành lập doanh nghiệp tư nhân không ạ? Nếu trong trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý thì giải quyết thế nào ạ?
Dạ cho em hỏi: Chủ DNTN có thể đồng thời là chủ công ty TNHH 1 thành viên không ạ? Em xin cảm ơn
Được nha bạn
Tại một địa chỉ có đồng thời đăng kí HKD và DNTN được hay không ạ ?
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn
Hiện tại pháp luật doanh nghiệp không cấm 2 loại hình doanh nghiệp này đăng ký trụ sở chính trên cùng 1 địa điểm. Nhưng các bên phải làm rõ ranh giới, trụ sở, trách nhiệm, tài sản giữa hai doanh nghiệp bạn nhé.
Bởi vì, Về bản chất thì trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp, cũng là cơ sở để khai báo thuế, quản lý thuế của cơ quan quản lý nhà nước. Pháp luật doanh nghiệp không quy định cụ thể, tuy nhiên nếu các chủ thể muốn đăng ký hai loại hình doanh nghiệp trên cùng địa chỉ thì nên có sự tách bạch về địa điểm chi tiết ( ví dụ: phòng, tầng), quyền hạn, tài sản… (như mình đề cập ở trên) để thông tin đăng ký rõ ràng, tránh gây nhầm lẫn cho cả cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và khách hàng khi tới giao dịch.
Nội dung này, bạn có thể tham khảo thêm tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Một số chia sẻ cùng bạn.
Cho e hỏi: một cá nhân thành lập doanh nghiệp tư nhân trên các địa bàn khác nhau đc k? Có cách nào để kiểm soát việc này k ạ?
Chào em
Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020: “Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh”; “Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần”.
Về quản lý: Hiện tại nhà nước đã áp dụng đồng bộ cơ sở dữ liệu dùng chung trên toàn quốc, Bộ KHĐT, Tài Chính và các cơ quan khác đồng bộ cơ sở dữ liệu thông tin doanh nghiệp, thuế,... và thấy dễ nhất đó là hệ thống DN được quản lý trên cổng thông tin điện tử quốc gia. Cho nên đây cũng chính là công cụ để kiểm soát chéo giữa các cơ quan quản lý NN cũng như tổ chức, cá nhân.
Một vài chia sẻ cùng em
Thân ái
@@phapluatonline7590😅
Ls cho em hỏi : Luật doanh nghiệp 2020 quy định về trình tự, thủ tục thành lập đối với mọi doanh
nghiệp thành lập tại Việt Nam là đúng hay sai ạ ?
Chào bạn, liên quan đến câu hỏi của bạn, mình xin chia sẻ một số ý như sau:
Nếu theo đúng câu từ của bạn nêu ra, là quy định về trình tự, thủ tục thành lập đối với mọi doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam Thì câu hỏi này là đúng,
Nhưng nếu nói là tổ chức kinh tế thì lại sai (vì hợp tác xã, hợp tác công tư PPP,… lại điều chỉnh tại các Luật riêng).
Nhưng nếu xét cho cùng thì Luật mang tính chất tổng quan vẫn là Luật doanh nghiệp. Các luật khác sẽ quy định cụ thể hơn về hình thức, quy trình để lập dự án, xin giấy phép các ngành nghề có điều kiện,… Và sau khi xong các thủ tục này cũng quay trở lại thành lập DN theo các quy định, trình tự thủ tục theo Luật Hợp tác xã hay DN theo các mô hình doanh nghiệp chính: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Doanh nghiệp cổ phần, Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp hợp danh.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ cùng bạn
@@phapluatonline7590 dạ em cảm ơn ạ
Ad cho mình hỏi là trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân thuê người khác làm việc thì doanh nghiệp tư nhân có ít nhất một người quản lý doanh nghiệp là đúng hay sai ạ. Cho e xin cspl. Em cảm ơn ạ
chào bạn.
Câu hỏi của bạn. Theo mình hiểu sở cứ để trả lời nó sẽ căn cứ theo điều 190 của Luật DN. Cho nên ít nhất một người quản lý đó chính là chủ DNTN hoặc thuê người quản lý thay.
Điều 190. Quản lý doanh nghiệp tư nhân
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ls cho em hỏi: doanh nghiệp tư nhân đầu tư vốn và chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tư vốn có giống nhau ko ạ? Nếu nó khác nhau thì doanh nghiệp tư nhân đầu tư vốn vào công ty hợp danh được ko ạ? Và chủ doanh nghiệp tư nhân vốn đầu tư vào công ty hợp danh được ko ạ?
Chào bạn
Liên quan đến câu hỏi của bạn, mình chia sẻ một vài ý như sau:
1. Vốn đầu tư DNTN và vốn chủ DNTN
doanh nghiệp tư nhân đầu tư vốn và chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tư vốn -> Hai khái niệm này khác nhau bạn nhé (Ví dụ: Mình gọi DNTN này là DNTN X)
Doanh nghiệp tư nhân đầu tư vốn đó là số vốn của DNTN X được chủ doanh nghiệp tư nhân đăng ký từ lúc thành lập DN, Hiểu đơn giản nó là vốn điều lệ ấy. Còn Chủ DNTN đầu tư vốn có nghĩa là số tiền người chủ này bỏ ra đầu tư nằm ngoài số tiền của DNTN X trên kia. (Tức là có 1 cái gì đó tách bạch với vốn của DNTN X)
2. Nếu nó khác nhau thì doanh nghiệp tư nhân đầu tư vốn vào công ty hợp danh được ko ạ?
Theo quy định của Luật DN, cụ thể tại điều 188: Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Như vậy, DNTN không được đầu tư vốn vào công ty hợp danh.
3. chủ doanh nghiệp tư nhân vốn đầu tư vào công ty hợp danh được ko?
Theo quy định của Luật DN, cụ thể tại điều 188: Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Pháp luật chỉ hạn chế chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh vì chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của DNTN, chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của hộ kinh doanh và thành viên công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của công ty hợp danh. Do đó, nếu để DNTN đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh sẽ gây rủi ro cho các chủ thể tham gia quan hệ kinh doanh với DNTN, công ty hợp danh, hộ kinh doanh; và khi giải quyết trách nhiệm tài sản của các DNTN, công ty hợp danh hay hộ gia đình sẽ gây ảnh hưởng đến các chủ thể khác.
Tuy nhiên, pháp luật không cấm chủ DNTN góp vốn vào công ty Hợp danh vì thành viên góp vốn công ty Hợp danh chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về mọi hoạt động của công ty trong số vốn đã góp. Do đó, chủ DNTN chỉ có được quyền góp vốn vào công ty Hợp danh với tư cách là thành viên góp vốn.
Một vài thông tin chia sẻ cùng bạn
@@phapluatonline7590 em xin cảm ơn ạ
Ls cho e xin file word bài này được không ạ
Được em. Em gửi email nhé. Mình reply lại cho em
@@phapluatonline7590 cho em xin file này với được ko ạ
❤🎉