LỄ TẮM PHẬT MÙA PHẬT ĐẢN PL: 2568 - DL: 2024 TẠI CHÙA BỬU HẢI,PLEIKU, GIA LAI

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 15 окт 2024

Комментарии • 26

  • @chaunguyen243
    @chaunguyen243 5 месяцев назад +1

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

  • @nguyenthuy3958
    @nguyenthuy3958 5 месяцев назад +1

    Nam mô ADi ĐÀ PHẬT ADi ĐÀ PHẬT ADi ĐÀ PHẬT ADi ĐÀ PHẬT

  • @ThaiBaoBach-hg9cv
    @ThaiBaoBach-hg9cv 5 месяцев назад +1

    A di đà phật
    A di đà phật
    A di đà phật.

  • @XuânnghiêmBùi
    @XuânnghiêmBùi 5 месяцев назад

    Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật

  • @SơnNguyễnThị-e2c
    @SơnNguyễnThị-e2c 5 месяцев назад +1

    Nam mô A Di Đà Phật

  • @lienai7962
    @lienai7962 5 месяцев назад +1

    A DI ĐÀ PHẬT

  • @HIENNGUYENTHI-gv3us
    @HIENNGUYENTHI-gv3us 5 месяцев назад +1

    A Di Đà Phật!

  • @CucHuynh-t9n
    @CucHuynh-t9n 5 месяцев назад +1

    A di đà phật

  • @loveone6090
    @loveone6090 5 месяцев назад +1

    A di da phat

  • @TinhanhnguyenBui
    @TinhanhnguyenBui 4 месяца назад

    Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo
    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    Nam Mô Pháp :
    + Dhammacakkappavattanasutta - Bài Kinh Chuyển Pháp Luân : ( đoạn 2 ) :
    Nam Mô Tăng.
    Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
    Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.
    Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn ấy, Đức A Ra Hán, Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
    10. ‘Idaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasacca’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikātabba’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikata’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
    ( " Đây là Thánh đế về sự diệt khổ ", này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về sự diệt khổ ấy cần được chứng đạt/ngộ’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về sự diệt khổ ấy đã được chứng đạt/ngộ’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. )
    11. ‘Idaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasacca’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvetabba’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvita’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
    ( " Đây là Thánh đế về phương pháp dẫn đến sự diệt khổ " , này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về phương pháp dẫn đến sự diệt khổ ấy cần được tu tập/thực hành’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về phương pháp dẫn đến sự diệt khổ ấy đã được tu tập/thực hành’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.)
    12. ‘Yāvakīvañca me, bhikkhave, imesu catūsu ariyasaccesu evaṃ tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ na suvisuddhaṃ ahosi, neva tāvāhaṃ, bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇa-brāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya ‘anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddho’ti paccaññāsiṃ.
    ( Này các tỳ-khưu, chừng nào tri kiến như thật về ba luân, mười hai trạng thái trong Bốn đế này của Ta chưa được khéo thanh tịnh; chừng/khi ấy, này các tỳ-khưu, ta không tuyên bố/nói rằng: ‘Đã chánh giác vô thượng chánh đẳng giác’ trong thế giới gồm cả Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với các sa-môn và bà-la-môn, và với chư Thiên và nhân loại. )
    13. ‘Yato ca kho me, bhikkhave, imesu catūsu ariyasaccesu evaṃ tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ suvisuddhaṃ ahosi, athāhaṃ, bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya ‘anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddho’ti paccaññāsiṃ. Ñāṇañca pana me dassanaṃ udapādi - ‘akuppā me vimutti, ayamantimā jāti, natthidāni punabbhavo’’ti. Idamavoca bhagavā. Attamanā pañcavaggiyā bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.
    ( Này các tỳ-khưu, chừng nào tri kiến như thật về ba luân, mười hai trạng thái trong Bốn đế này của Ta được khéo thanh tịnh; khi ấy, này các tỳ-khưu, ta tuyên bố/nói rằng: ‘Đã chánh giác vô thượng chánh đẳng giác’ trong thế giới gồm cả Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với các sa-môn và bà-la-môn, và với chư Thiên và nhân loại. Hơn nữa, tri kiến đã khởi sanh cho ta: ‘Có sự giải thoát bất động cho ta, đây là sự sanh cuối cùng, giờ đây không còn tái sanh nữa’. Thế Tôn đã nói lên điều này. Nhóm năm vị tỳ-khưu được hài lòng, hoan hỷ lời dạy của Thế Tôn. )
    14. Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne āyasmato koṇḍaññassa virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhuṃ udapādi - ‘yaṃ kiñci samudayadhammaṃ, sabbaṃ taṃ nirodhadhamma’nti.
    ( Lại nữa, khi lời dạy này đang nói ra, pháp nhãn hoàn hảo vô cấu đã khởi sanh cho tôn giả Koṇḍañña như vầy : " Bất cứ cái gì là sanh/tập pháp, tất cả cái ấy là diệt pháp. " ).
    ......

  • @TinhanhnguyenBui
    @TinhanhnguyenBui 4 месяца назад

    Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo
    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    Nam Mô Pháp :
    + Dhammacakkappavattanasutta - Bài Kinh Chuyển Pháp Luân : ( đoạn 3 ) :
    Nam Mô Tăng.
    Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
    Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.
    Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn ấy, Đức A Ra Hán, Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
    15. Pavattite ca pana bhagavatā dhammacakke bhummā devā saddamanussāvesuṃ - ‘etaṃ bhagavatā bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmi’nti.
    ( Lại nữa, khi pháp luân được Thế Tôn chuyển vận, chư Thiên địa cầu đã thốt lên rằng: ‘Pháp luân vô thượng mà chưa từng được sa-môn hoặc bà-la-môn hoặc Thiên nhân hoặc Ma vương hoặc Phạm thiên hoặc bất cứ ai ở đời chuyển vận, đã được chuyển vận bởi Thế Tôn (khi ngài trú) tại Vườn Nai, ở Isipatana, trong xứ Bārāṇasī’. )
    Bhummānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā cātumahārājikā devā saddamanussāvesuṃ - ‘etaṃ bhagavatā bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ, appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmi’nti.
    ( Sau khi nghe tiếng của chư Thiên địa cầu, chư Thiên cõi Tứ đại thiên vương đã thốt lên rằng: ‘Pháp luân vô thượng mà chưa từng được sa-môn hoặc bà-la-môn hoặc Thiên nhân hoặc Ma vương hoặc Phạm thiên hoặc bất cứ ai ở đời chuyển vận, đã được chuyển vận bởi Thế Tôn (khi ngài trú) tại Vườn Nai, ở Isipatana, trong xứ Bārāṇasī’. )
    Cātumahārājikānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā tāvatiṃsā devā saddamanussāvesuṃ - ‘etaṃ bhagavatā bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmi’nti.
    ( Sau khi nghe tiếng của chư Thiên cõi Tứ đại thiên vương, chư Thiên cõi Đao-lợi/Ba mươi ba đã thốt lên rằng: ‘Pháp luân vô thượng mà chưa từng được sa-môn hoặc bà-la-môn hoặc Thiên nhân hoặc Ma vương hoặc Phạm thiên hoặc bất cứ ai ở đời chuyển vận, đã được chuyển vận bởi Thế Tôn (khi ngài trú) tại Vườn Nai, ở Isipatana, trong xứ Bārāṇasī’. )
    Tāvatiṃsānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā yāmā devā saddamanussāvesuṃ - ‘etaṃ bhagavatā bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmi’nti.
    ( Sau khi nghe tiếng của chư Thiên cõi Đao-lợi, chư Thiên cõi Dạ-ma đã thốt lên rằng: ‘Pháp luân vô thượng mà chưa từng được sa-môn hoặc bà-la-môn hoặc Thiên nhân hoặc Ma vương hoặc Phạm thiên hoặc bất cứ ai ở đời chuyển vận, đã được chuyển vận bởi Thế Tôn (khi ngài trú) tại Vườn Nai, ở Isipatana, trong xứ Bārāṇasī’. )
    Yāmānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā tusitā devā saddamanussāvesuṃ - ‘etaṃ bhagavatā bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmi’nti.
    ( Sau khi nghe tiếng của chư Thiên cõi Dạ-ma, chư Thiên cõi Đâu-suất đã thốt lên rằng: ‘Pháp luân vô thượng mà chưa từng được sa-môn hoặc bà-la-môn hoặc Thiên nhân hoặc Ma vương hoặc Phạm thiên hoặc bất cứ ai ở đời chuyển vận, đã được chuyển vận bởi Thế Tôn (khi ngài trú) tại Vườn Nai, ở Isipatana, trong xứ Bārāṇasī’. )
    Tusitānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā nimmānaratī devā saddamanussāvesuṃ - ‘etaṃ bhagavatā bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmi’nti.
    ( Sau khi nghe tiếng của chư Thiên cõi Đâu-suất, chư Thiên cõi Hoá Lạc đã thốt lên rằng: ‘Pháp luân vô thượng mà chưa từng được sa-môn hoặc bà-la-môn hoặc Thiên nhân hoặc Ma vương hoặc Phạm thiên hoặc bất cứ ai ở đời chuyển vận, đã được chuyển vận bởi Thế Tôn (khi ngài trú) tại Vườn Nai, ở Isipatana, trong xứ Bārāṇasī’. )
    Nimmānaratīnaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā paranimmitavasavattī devā saddamanussāvesuṃ - ‘etaṃ bhagavatā bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmi’nti.
    ( Sau khi nghe tiếng của chư Thiên cõi Hoá lạc, chư Thiên cõi Tha hoá tự tại đã thốt lên rằng: ‘Pháp luân vô thượng mà chưa từng được sa-môn hoặc bà-la-môn hoặc Thiên nhân hoặc Ma vương hoặc Phạm thiên hoặc bất cứ ai ở đời chuyển vận, đã được chuyển vận bởi Thế Tôn (khi ngài trú) tại Vườn Nai, ở Isipatana, trong xứ Bārāṇasī’. )
    Paranimmitavasavattīnaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā brahmakāyikā devā saddamanussāvesuṃ - ‘etaṃ bhagavatā bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmi’nti.
    ( Sau khi nghe tiếng của chư Thiên cõi Tha hoá tự tại, chư Phạm chúng thiên đã thốt lên rằng: ‘Pháp luân vô thượng mà chưa từng được sa-môn hoặc bà-la-môn hoặc Thiên nhân hoặc Ma vương hoặc Phạm thiên hoặc bất cứ ai ở đời chuyển vận, đã được chuyển vận bởi Thế Tôn (khi ngài trú) tại Vườn Nai, ở Isipatana, trong xứ Bārāṇasī’. )
    16. Itiha tena khaṇena tena muhuttena yāva brahmalokā saddo abbhuggacchi. Ayañca dasasahassilokadhātu saṅkampi sampakampi sampavedhi, appamāṇo ca uḷāro obhāso loke pāturahosi atikkama devānaṃ devānubhāvan’ti.
    ( Ở đây, trong sát-na ấy, khoảnh khắc ấy, tiếng như vậy đã vang tới tận Phạm thiên giới. Và mười ngàn cõi giới này đã rung lắc, chuyển động, và bị rung chuyển dữ dội; một hào quang vô lượng và tuyệt hảo đã xuất hiện trên thế gian, vượt quá thiên lực của chư Thiên. )
    17. Atha kho bhagavā imaṃ udānaṃ udānesi - ‘aññāsi vata, bho, koṇḍañño, aññāsi vata, bho, koṇḍañño’ti! Iti hidaṃ āyasmato koṇḍaññassa ‘aññāsikoṇḍañño’ tveva nāmaṃ ahosīti.
    ( Rồi Thế Tôn đã nói lên lời này: ‘Ôi này chư hiền, Koṇḍañña đã giác ngộ! Ôi này chư hiền, Koṇḍañña đã giác ngộ! Như vậy, đã có danh hiệu ‘Aññāsikoṇḍañña’ này cho tôn giả koṇḍañña. ) Dhammacakkappavattanasuttaṃ niṭṭhitaṃ. (Kinh Chuyển Pháp Luân đã kết thúc.).

  • @TinhanhnguyenBui
    @TinhanhnguyenBui 4 месяца назад

    Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo
    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    Nam Mô Pháp :
    + Dhammacakkappavattanasutta - Bài Kinh Chuyển Pháp Luân : ( đoạn 1 ) :
    Nam Mô Tăng.
    Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
    Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.
    Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn ấy, Đức A Ra Hán, Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
    1. Anuttaraṃ abhisambodhiṃ, sambujjhitvā tathāgato; paṭhamaṃ yaṃ adesesi, dhammacakkaṃ anuttaraṃ. Tathāgato anuttaraṃ abhisambodhiṃ sambujjhitvā yaṃ paṭhamaṃ anuttaraṃ dhammacakkaṃ adesesi.
    ( Sau khi đã giác ngộ Chánh trí tối thượng, đức Như Lai đã thuyết pháp luân vô thượng lần đầu tiên. ) Sau khi đã giác ngộ, Chánh giác trí tối thượng, Thế Tôn thuyết lần đầu, Về Pháp luân tối thượng.
    2. Sammadeva pavattento, loke appaṭivattiyaṃ; yathākkhātā ubho antā, paṭipatti ca majjhimā. Loke appaṭivattiyaṃ sammadeva pavattento ubho antā majjhimā paṭipatti ca yathākkhātā.
    ( Khi đang chuyển vận (pháp ấy) chưa từng có trên đời, ( Đức Như Lai ) đã nói về hai phần cực đoan và phương pháp Trung đạo. ) Khi chuyển vận Pháp ấy, Chưa hề có trên đời, Thế Tôn đã nói về Hai cực đoan, trung đạo.
    3. Catūsvāriyasaccesu catūsu, visuddhi-ñāṇa-dassanaṃ; desitaṃ dhammarājena, sammāsambodhi-kittanaṃ. Catūsvāriyasaccesu dhammarājena desitaṃ visuddhi-ñāṇa-dassanaṃ sammāsambodhi-kittanaṃ.
    ( Đấng Pháp vương đã nói về tri kiến thanh tịnh trong Tứ đế, xin tán dương sự chánh giác ấy. ) Bậc Pháp vương đã thuyết, Về tri kiến thanh tịnh, Trong bốn loại Thánh đế, Xin tán dương trí ấy.
    4. Nāmena vissutaṃ suttaṃ, dhammacakkappavattanaṃ; veyyākaraṇa-pāṭhena, saṅgītan-tam-bhaṇāmase. ‘Dhammacakkappavattanaṃ’ nāmena veyyākaraṇapāṭhena saṅgītaṃ vissutaṃ suttaṃ, taṃ bhaṇāmase.
    ( Chúng ta hãy tụng đọc bài kinh nổi tiếng được kết tập bằng đoạn kinh ký thuyết với tên gọi " Dhammacakkappavattana " . ) Chúng ta hãy tụng đọc, Kinh nổi tiếng với tên, " Sự chuyển vận Pháp luân, " Được kết tập, truyền lại, Bằng đoạn kinh ký thuyết.
    5. Evamme sutaṃ. Ekaṃ samayaṃ bhagavā bārāṇasiyaṃ viharati isipatane migadāye. Tatra kho bhagavā pañcavaggiye bhikkhū āmantesi - Dveme, bhikkhave, antā pabbajitena na sevitabbā. Katame dve? Yo cāyaṃ kāmesu kāmasukhallikānuyogo hīno gammo pothujjaniko anariyo anatthasaṃhito, yo cāyaṃ attakilamathānuyogo dukkho anariyo anatthasaṃhito. Ete kho, bhikkhave, ubho ante anupagamma majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.
    ( Tôi đã được nghe như vầy. Một thời/thuở nọ, đức Thế Tôn trú tại Vườn Nai, ở Isipatana, trong xứ Bārāṇasī. Rồi ở đó, Thế Tôn đã gọi nhóm 5 vị tỳ-khưu: ‘Này các tỳ-khưu, có hai cực đoan này mà bậc xuất gia không nên hành theo.’ Hai (cực đoan ấy) là gì? Sự say đắm trong phiền não dục lạc, thấp hèn, thường tình, thuộc phàm phu, không thuộc Thánh nhân, không đem đến lợi ích; và sự tự hành hạ khiến đau khổ, không thuộc Thánh nhân, không đem đến lợi ích. Này các tỳ-khưu, sau khi từ bỏ hai cực đoan ấy, phương pháp Trung đạo khiến tác thành mắt, tác thành trí mà được Như Lai chánh giác (sẽ) dẫn đến sự an tịnh, thắng trí, giác ngộ, và Níp-bàn. )
    6. ‘Katamā ca sā, bhikkhave, majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati? Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṃ - sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto sammāājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi. Ayaṃ kho sā, bhikkhave, majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.
    ( Này các tỳ-khưu, gì là phương pháp Trung đạo ấy khiến tác thành mắt, tác thành trí mà được Như Lai chánh giác (sẽ) dẫn đến sự an tịnh, thắng trí, giác ngộ, và Níp-bàn? Chính là Thánh đạo này gồm tám phần, tức là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định. Này các tỳ-khưu, đây là phương pháp Trung đạo ấy khiến tác thành mắt, tác thành trí mà được Như Lai chánh giác (sẽ) dẫn đến sự an tịnh, thắng trí, giác ngộ, và Níp-bàn. )
    7. ‘Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhaṃ ariyasaccaṃ - jātipi dukkhā, jarāpi dukkhā, byādhipi dukkho, maraṇampi dukkhaṃ, appiyehi sampayogo dukkho, piyehi vippayogo dukkho, yampicchaṃ na labhati, tampi dukkhaṃ - saṃkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā honti. Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ - yāyaṃ taṇhā ponobbhavikā nandirāgasahagatā tatratatrābhinandinī, seyyathidaṃ - kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā. Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ - yo tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo. Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ - ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṃ - sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto sammāājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi.
    ( Lại nữa, này các tỳ-khưu, đây là Thánh đế về khổ - sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, gần những vật/người đáng ghét là khổ, xa những vật/người đáng yêu là khổ, muốn cái gì mà không được thì cũng là khổ - tóm lại, năm uẩn bị chấp thủ/ngũ thủ uẩn là khổ. Lại nữa, này các tỳ-khưu, đây là Thánh đế về nhân sanh Khổ - Trong ai còn tham ái dẫn đến tái sanh, câu hỷ/khởi sanh cùng với hỷ và tham, vui thích kiếp này kiếp kia, tức là - Dục ái, hữu ái và phi hữu ái. Lại nữa, này các tỳ-khưu, đây là Thánh đế về sự diệt khổ - Ai mà có sự đoạn diệt, ly tham hoàn toàn, sự xả ly, sự dứt bỏ, sự giải thoát và sự không chấp trước đối với tham ái ấy. Lại nữa, này các tỳ-khưu, đây là Thánh đế về phương pháp dẫn đến đoạn tận khổ - Chính là Thánh đạo này gồm tám phần, tức là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định. )
    8. ‘Idaṃ dukkhaṃ ariyasacca’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññeyya’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññāta’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
    ( " Đây là Thánh đế về khổ ", này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về khổ ấy cần được thấu triệt/biến tri’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về khổ ấy đã được thấu triệt/biến tri’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ) Ñāṇa: saccañāṇa (sự thật trí), kiccañāṇa (tác dụng trí), và katañāṇa (tác thành trí)
    9. Idaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasacca’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahātabba’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahīna’nti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.
    ( " Đây là Thánh đế về nhân sanh khổ ", này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về nhân sanh khổ ấy cần được đoạn trừ’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. ‘Lại nữa, đây là Thánh đế về nhân sanh khổ ấy đã được đoạn trừ’, này các tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe (khiến) nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.)
    ......

  • @TinhanhnguyenBui
    @TinhanhnguyenBui 4 месяца назад

    Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Qúy Tôn Đức : Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,......Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 18 ) :
    Chương II - Hai Kệ - Phẩm Một :
    118 / Tôn Giả Utara ( Thera. 18 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Ràjagaha ( Vương Xá ), con một Bà La Môn có danh tiếng, được đặt tên là Uttara. Ngài thông suốt giáo điển Vệ đà, và có danh tiếng về gia tộc, về dung sắc, về thông minh, về đức hạnh. Vassakàra, một vị bộ trưởng có danh ở Magadha ( Ma Kiệt Đà ), thấy những thành tích của Ngài, muốn gả con gái cho Ngài, nhưng Ngài đã thiên về hạnh giải thoát nên đã từ chối và Ngài đến nghe Ngài Sàriputta ( Xá Lợi Phất ) thuyết giảng. Với lòng tin, Ngài xuất gia, làm tròn bổn phận của người Sa Di, hầu hạ Tôn Giả Sàriputta.
    Một hôm, Tôn Giả Sàriputta bị bệnh, Uttara đi tìm một y sĩ chữa bệnh, Ngài đặt bình bát Ngài trên bờ hồ để xuống hồ nước súc miệng. Một người ăn trộm, bị lính đuổi, chạy ra khỏi cửa thành, khi chạy ngang liền quăng bỏ các châu báu đánh cắp vào trong bình bát của người Sa Di và bỏ chạy. Khi các người lính đến, thấy đồ châu báu trong bình bát của Ngài liền bắt Ngài đưa đến Bà La Môn Vassakàra để trừng phạt Ngài.
    Ðức Phật nhận thấy thiền quán của Ngài đã chín muồi, nên đi đến Ngài, đặt nhẹ tay trên đầu Ngài và nói : “ Ðây là kết quả nghiệp trước của Thầy, Thầy cần phải chấp nhận nhờ sức mạnh suy tư “. Rồi Thế Tôn thuyết pháp cho Ngài, Uttara vì nhờ Đức Phật đặt nhẹ tay trên đầu, tâm tư được phấn khởi, nhờ thiền quán chín muồi, nhờ uy nghi đức độ của Bậc Ðạo Sư, Ngài cảm thọ hỷ lạc, đoạn tận các uế nhiễm, chứng sáu thắng trí. Vươn mình lên khỏi cột trụ, Ngài đứng trên hư không, hiển hiện thần thông vì lòng từ mẫn đối với kẻ khác. Trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, các vết thương của Ngài được lành hẳn khi được các Tỷ Kheo khác hỏi : “ Thưa Hiền giả, làm sao khi Hiền Giả đau khổ như vậy, Hiền Giả có thể phát triển thiền quán ? “. Ngài trả lời : “ Khi tôi thấy rõ được sự đau khổ của mình tái sanh, và tánh nhân duyên sanh của sự vật, thời sự nguy hiểm của sự đau khổ ít hơn, hiện tại không ngăn tôi phát triển thiền quán và chứng được kết quả “.
    Không có gì có mặt,
    Lại thường còn mãi mãi,
    Không có các hành gì,
    Lại thường hằng thường trú.
    Các uẩn được khởi lên,
    Ðến đời khác diệt vong.
    Biết được nguy hiểm này,
    Ta không muốn sanh hữu,
    Từ bỏ tất cả dục,
    Ta chứng lậu hoặc tận.
    119 / Tôn Giả Pindola - Bhàradvàja ( Thera. 18 ) - Đệ Nhất Rống Tiếng Rống Con Sư Tử :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh làm con của Vị giáo sĩ của Vua Udena xứ Kosambi, được đặt tên là Bhàradvàja. Sau khi học tập ba tập Vệ đà, dạy các bài chú, bài tụng rất thành công cho các thanh niên Bà La Môn, Ngài chán ngấy với công việc đang làm. Từ giã họ, Ngài đi đến Ràjagaha ( Vương Xá ), thấy chúng Tỷ Kheo được trọng vọng cúng dường, Ngài xuất gia. Với phương pháp Phật dạy, Ngài tiết độ trong ăn uống và chứng được sáu thắng trí.
    Ngài tuyên bố trước mặt Đức Bổn Sư rằng Ngài sẵn sàng trả lời tất cả những câu hỏi của Tỷ Kheo nào nghi ngờ đến con đường và kết quả, như vậy, Ngài rống tiếng rống con sư tử, Đức Phật nói về Ngài như sau : “ Trong các đệ tử của Ta rống tiếng rống con sư tử, Pindola Bhàradvàja là đệ nhất “.
    Rồi một người bạn cũ đến thăm Ngài, một Bà La Môn có tánh keo kiết. Vị Trưởng Lão khuyên bạn nên cúng dường Chúng Tăng. Vì bạn Ngài tin rằng Ngài cũng ích kỷ và nghĩ đến tư lợi, nên Ngài dùng bài kệ để giáo giới bạn Ngài :
    Nói về đời sống này,
    Không phải không có luật,
    Nhưng các món đồ ăn,
    Không có gì gần tâm
    Do có các món ăn,,
    Thân thể được tồn tại,
    Thấy vậy, ta bộ hành,
    Tìm kiếm các món ăn.
    Bậc trí kinh nghiệm rằng :
    Thật sự là đám bùn,
    Ðảnh lễ và cúng dường,
    Xuất phát tự gia đình,
    Như mũi tên tế nhị,
    Rất khó nhổ được ra,
    Cũng vậy với kẻ ngu,
    Cung kính khó từ bỏ.
    120 / Tôn Giả Valliya ( Thera. 18 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi ( Xá Vệ ), con một Bà La Môn tên tuổi, được đặt tên là Valliya. Khi đến tuổi trưởng thành, làm chủ được các căn, Ngài làm bạn với người có giới đức. Rồi Ngài đi đến Thế Tôn, khởi lòng tin, xuất gia, phát triển thiền quán, chứng quả A La Hán. Nghĩ đến quá khứ với các sự vật thế tục, ham muốn, và như thế nào nhờ Thánh đạo, Ngài thoát ly các chi phối ấy, Ngài nói lên chánh trí của Ngài :
    Trong chòi nhỏ, năm cửa,
    Có con khỉ đi vào,
    Loanh quanh từng cửa một,
    Nó va chạm từng giây !
    Này khỉ, hãy dừng lại !
    Chớ có chạy như vậy,
    Ngươi không còn như trước,
    Trí tuệ cầm giữ ngươi,
    Ngươi đâu còn có thể,
    Ði xa như trước được.
    121 / Tôn Giả Gangàtiriya ( Thera. 18 ) :
    Trong thời Đức Phật tại thế, Ngài sanh ở Sàvatthi làm con một thị dân, được đặt tên là Datta. Trong đời sống thế tục, vì ngu si Ngài phạm lỗi lầm, biết được lỗi lầm của mình, Ngài sanh sầu khổ và xuất gia. Hối hận vì hành vi của mình, Ngài chọn đời sống khổ hạnh, ở trên bờ sông Hằng, làm một chòi lá để ở; do vậy, Ngài được gọi là Gangàtiriya ( người ở trên bờ sông Hằng ). Ngài nguyện không nói với một ai, như vậy cả năm, Ngài không thốt ra một lời nào. Trong năm thứ hai, một nữ nhân trong làng thường cúng dường Ngài, muốn biết Ngài có câm hay không khi dâng sữa cúng dường, làm đổ sữa ra ngoài. Ngài mới nói : “ Thôi vừa rồi, bà chị “. Nhưng đến năm thứ ba, Ngài chứng quả A La Hán, Ngài nói lên chánh trí của Ngài ngang qua lời bài kệ, tán thán hạnh cũ của Ngài :
    Trên bờ sông Hằng Hà,
    Dùng ba lá thốt nốt,
    Ta dựng lên cho ta
    Một chòi lá nho nhỏ,
    Bát ta là cái ghè,
    Dùng cúng sữa người chết,
    Còn y áo của ta
    Lượm chắp từ đống rác.
    Suốt hai năm sống vậy.
    Ta chỉ nói một chữ,
    Trong khoảng năm thứ ba,
    Khối si ám tan tành.
    122 / Tôn Giả Ajina ( Thera. 18 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Sàvatthi, trong gia đình một Bà La Môn nghèo, và khi sanh Ngài được đặt trong một tấm da dê rừng, do vậy được đặt tên là Ajina. Sống trong sự bần cùng, Ngài chứng kiến uy nghi đức độ của Đức Phật khi tinh xá Kỳ Viên được dâng cúng. Khởi lòng tin, Ngài xuất gia và không bao lâu, chứng được pháp Thượng nhân, khi chứng được quả A La Hán, vì nghiệp duyên quá khứ, Ngài không được cung kính và biết đến. Một số Sa Di không biết khinh thường Ngài, Ngài làm họ dao động với bài kệ :
    Nếu chứng được Ba minh,
    Ðoạn tử, không lậu hoặc,
    Vị ấy vẫn có thể,
    Không được người biết đến,
    Và kẻ ngu không biết,
    Có thể sanh khinh thường.
    Khi người ấy nhận được
    Ðồ ăn uống cúng dường,
    Dẫu cho có ác pháp,
    Vẫn được họ kính trọng.
    123 / Tôn Giả Melajina ( Thera. 19 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Benares ( Ba La Nại ), trong gia đình một hoàng tộc, tên là Melajina, học giỏi và hạnh đức có tiếng khắp trong nước. Khi Thế Tôn ở Ba La Nại, tại Isipatana ( Chư Tiên đọa xứ ), Melajina đến nghe Ngài thuyết pháp, khởi lòng tin, xuất gia và chứng quả A La Hán. Khi các Tỷ Kheo hỏi làm sao Ngài chứng được pháp Thượng nhân, Ngài rống lên tiếng rống con sư tử :
    Khi ta nghe Chánh pháp,
    Bậc Ðạo Sư thuyết giảng,
    Ta thắng tri nghi hoặc,
    Bậc toàn trí, toàn thắng.
    Ðối vị trưởng lữ đoàn,
    Với vị đại anh hùng,
    Trong các bậc đánh xe
    Bậc tối thắng vô thượng,
    Ðối con đường, lộ trình
    Ta không có nghi hoặc.
    ......

  • @TinhanhnguyenBui
    @TinhanhnguyenBui 5 месяцев назад

    Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo
    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    ( Mỗi người hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là thường trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ tuyệt đối “; Phật giác ngộ là tự mình, do trí “ vô sư, chứ không hải trí hữu sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của tất cả các Pháp mà giác ngộ vì “ tất cả các Pháp đều là Phật Pháp “, “ Như Lai là nghĩa các Pháp như như “; “ Tất cả chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều có Phật tánh “; “ Tất cả các Pháp đều vận hành theo lý “ Duyên sinh “, “ Nhân qủa “, “ Phước nghiệp “……; ……).
    Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật.
    Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
    Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả.
    Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả.
    + Chúng con xin nguyện : “ Lấy Giới Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới Luật “
    Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả.
    + Chúng con cố gắng giữ cho Thân, Khẩu, Ý được thanh tịnh, tỉnh thức trong từng sát na, hơi thở.
    Nam Mô Luận Nghị ( Hùng Biện ) Đệ Nhất Đại Ca Chiên Diên ( Mahā Kaccāna, Maha Kaccayana, Katyayana ) Tôn Giả.
    Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Đại Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Tôn Giả.
    Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Bồ Tát.
    ( ……Dù Cha ra sao vẫn luôn là đấng sinh thành - Dù Mẹ làm sao cũng luôn mang nặng đẻ đau ……).
    Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành :
    + Nam Mô Đại Thừa Pháp Bảo Tôn Kinh Kinh Phật Thuyết Kinh Vạn Phật
    Nam Mô Tăng.
    Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
    Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi, Thầy Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thiền Hạ Tâm và Các Qúy Tôn Đức Khác :
    + Chín mươi mốt kiếp về quá khứ, có Đức Phật tên Tỳ Bà Thi Như Lai, Phật thọ số tám mươi ngàn kiếp. Phật sanh vào nhà Sát Đế Lợi, Phật họ Câu Lân, Phật dưới cây Ba Tra La đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có ba nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử Thinh Văn thứ nhất một tên Kiết Sa, hai tên Khán Trà. Phật có thị giả tên Vô Ưu, Phật có con tên Thành Âm. Phật có Cha tên Bàn Đầu, Mẹ tên Bàn Đầu Ý, thành tên Bàn Đầu.
    忍辱爲第一; 佛說無爲最; 不以剃鬚髮; 害他爲沙門
    Nhẫn nhục vi đệ nhất; Phật thuyết vô vi tối; Bất dĩ thế tu phát; Hại tha vi sa môn.
    Tạm dịch : Nhẫn nhục là bậc nhất; Niết bàn là tối thượng; Xuất gia não hại người; Không xứng danh Sa môn.
    + Ba mươi kiếp về quá khứ, có Đức Phật tên Thi Khí Như Lai, Phật thọ số sáu mươi ngàn kiếp. Phật sanh vào nhà Sát Đế Lợi, Phật họ Câu Lân, Phật dưới cây Phân Đà Lợi đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có ba nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử Thinh Văn thứ nhất một tên Tinh Tú, hai tên Thượng. Phật có thị giả tên Ly Úy, Phật có con tên Bất Khả Lượng. Phật có Cha tên Câu Na, Mẹ tên Thắng, thành tên A Lầu Na Bạt Đề.
    若眼見非邪; 者不座牀亦復然; 執志爲專一; 是則諸佛敎
    Nhược nhãn kiến phi tà; Tọa sàng diệc phục nhiên; Chấp chí vi chuyên nhất; Thị tắc chư Phật giáo
    Dịch nghĩa : Như mắt thấy sai quấy; Chỗ nằm ngồi cũng vậy; Giữ chí cho chuyên nhất; Là lời chư Phật dạy.
    + Ba mươi kiếp về quá khứ, có Đức Phật tên Thi Khí Như Lai, trong kiếp đó lại có Tỳ Xá Phù Như Lai, Phật thọ số hai ngàn kiếp. Phật sanh vào nhà Sát Đế Lợi, Phật họ Câu Lân, Phật ở dưới cây Ta La đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có hai nhóm Thinh Văn. Phật có thị giả tên Tịch, Phật có con tên Thiện Trí. Phật có Cha tên A Lầu Na Thiên Tử, Mẹ tên Xứng Ý, thành tên Tùy Ý.
    不 害 亦 不 非; 奉 行 於 大 戒; 於 食 知 止 足; 座 牀 亦 復 然; 執 志 爲 專 一; 是 則 諸 佛 敎
    Bất hại diệc bất phi; Phụng hành ư đại giới; Ư thực tri chỉ túc; Tọa sang diệc phục nhiên; Chấp chí vi chuyên nhất; Thị tắc chư Phật giáo
    Tạm dịch : Không hại, không sai trái; Luôn hành trì đại giới; Ăn uống biết dừng đủ; Chỗ nằm ngồi cũng vậy; Giữ chí cho chuyên nhất; Là lời chư Phật dạy.
    + Trong kiếp Hiền có Phật Câu Lưu Tôn, Phật thọ số mười bốn tiểu kiếp. Phật sanh vào nhà Bà La Môn, Phật họ Ca Diếp, Phật ở dưới cây Ưu Đầu Bạt Đề đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có một nhóm Thinh Văn,……Phật có thị giả tên Trí, Phật có con tên Thượng. Phật có Cha tên Công Đức, Mẹ tên Quang Bỉ Thiên Tử Vô Úy, thành tên Vô Úy.
    譬如蜂採花; 其色甚香潔; 以味惠施他; 道士遊聚落; 不誹謗於人; 亦不觀是非; 但自觀身行; 諦觀正不正
    Thí như phong thái hoa; Kỳ sắc thậm hương khiết; Dĩ vị huệ thí tha; Đạo sĩ du tụ lạc
    Bất phỉ báng ư nhân; Diệc bất quán thị phi; Đản tự quán thân hành; Đế quán chánh bất chánh
    Tạm dịch : Như ong hút mật hoa; Hương sắc hoa càng thắm; Đem vị ban cho người; Tỳ kheo vào làng xóm
    Không phỉ báng một ai; Thị phi chẳng nhìn đến; Chỉ xét hành vi mình; Có đoan chính hay không.
    + Trong kiếp HIền có Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phât thọ số ba mươi tiểu kiếp. Phật sanh vào nhà Bà La Môn, Phật họ Ca Diếp, Phật ớ dưới cây Thi Lợi Sa đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có một nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử thinh Văn thứ nhất một tên là Hượt ( sống ), hai tên là Tỳ Đầu La. Phật có thị giả tên Thân ( gần ), Phật có con tên Thắng. Phật có Cha tên Hỏa Đức, Mẹ tên Nan Thắng Thiên Tử Trang Nghiêm, thành tên Trang Nghiêm.
    執志莫輕戲; 當學尊寂道; 賢者無愁憂; 當滅志所念
    Chấp chí mạc khinh hý; Đương học tôn tịch đạo; Hiền giả vô sầu ưu; Đương diệt chí sở niệm
    Tạm dịch : Giữ tâm chớ khinh đùa; Cần học đạo tịch diệt; Hiền giả không sầu lo; Quyết tâm diệt sở niệm.
    + Trong kiếp Hiền có Phật Ca Diếp, Phật thọ số hai mươi tiểu kiếp. Phật sanh vào nhà Bà La Môn, Phật họ Ca Diếp, Phật ở dưới cây Ni Câu Luật đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có một nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử Thinh Văn thứ nhất một tên là Du Na, hai tên là Phạ La Đọa. Phật có thị giả tên Ca Thiên, Phật có con tên Đạo Sư. Phật có Cha tên Tịnh Đức, Mẹ tên Thiện Tài Thiên Tử Tri Sử, thành tên Tri Sử ( thành Ba La Nại ).
    一切惡莫作; 當奉行其善; 自淨其志意; 是則諸佛敎
    Nhất thiết ác mạc tác; Đương phụng hành kỳ thiện; Tự tịnh kỳ chí ý; Thị tắc chư Phật giáo
    Tạm dịch : Đừng làm các điều ác; Vâng làm các điều thiện; Giữ tâm ý trong sạch; Là lời chư Phật dạy.
    + Trong kiếp Hiền có Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật thọ số chỉ trong vòng một trăm năm. Phật sanh vào nhà Sát Đế Lợi, Phật họ Cù Đàm, Phật ở dưới cây A Thuyết Tha đặng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật có một nhóm Thinh Văn. Hàng Đệ tử Thinh Văn thứ nhất một tên là Xá Lợi Phất ( trí tuệ đệ nhất ), hai tên là Mục Kiền Liên ( thần thông đệ nhất ). Phật có thị giả tên Khánh Hỷ ( A Nan Đà ), Phật có con tên La Hầu La. Phật có Cha tên Du Đầu Đàn ( Tịnh Phạn Vương ), Mẹ tên Ma Ha Ma Da, thành tên Ca Tỳ La.
    護口意清淨; 身行亦清淨; 淨此三行迹; 修行仙人道
    Hộ khẩu ý thanh tịnh; Thân hành diệc thanh tịnh; Tịnh thử tam hành tích; Tu hành tiên nhân đạo
    Tạm dịch : Giữ miệng, ý thanh tịnh; Thân hành cũng trong sạch; Ba nghiệp đều thanh tịnh; Đạo Như Lai tu hành.

  • @HUONGNGUYEN-od1db
    @HUONGNGUYEN-od1db 5 месяцев назад +2

    A Di Đà Phật!

  • @TinhanhnguyenBui
    @TinhanhnguyenBui 4 месяца назад

    Trưởng Lão Tăng Kệ - Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Qúy Tôn Đức : Thị Giả, Tôn Giả, Đại Trưởng Lão, Trưởng Lão, Hòa Thượng, Sư, Sư Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu, Ni Trưởng, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ kheo Ariyasilo, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tu Nữ, Tăng Đoàn, Tinh Xá, Phật Tử, Tứ Chúng,......Của Phật Giáo Nam Tông, Theravada, Bắc Tông : ( đoạn 19 ) :
    Chương II - Hai Kệ - Phẩm Một :
    124 / Tôn Giả Ràdha ( Thera. 19 ) :
    Trong thời Đức Phật tại thế, Ngài sanh ở Ràjagaha ( Vuơng Xá ), là người Bà La Môn. Trong khi Ngài lớn tuổi, Ngài không làm được bổn phận của Ngài. Không được chấp nhận, Ngài đi đến Thế Tôn, nói lên những ước muốn của Ngài. Bậc Ðạo Sư thấy được những điều kiện căn bản được đầy đủ, nên bảo Sàriputta chấp nhận Ngài xuất gia. Không bao lâu, Ngài chứng quả A La Hán. Sau đó, Ngài sống gần bên Bậc Ðạo Sư, trở thành một vị thuyết giảng đột xuất nhờ những lời thuyết giảng của Bậc Ðạo Sư. Một hôm, thấy rõ vì sao không khéo tự huấn luyện chế ngự khiến các dục vọng có thể sanh khởi, Ngài nói lên bài kệ để khích lệ giáo giới :
    Như mái nhà vụng lợp,
    Mưa dễ thấm ướt vào,
    Cũng vậy, tâm vụng tu
    Tham ái được xâm nhập.
    Như mái nhà khéo lợp
    Mưa không thể thấm vào,
    Cũng vậy, tâm khéo tu
    Tham ái không xâm nhập.
    125 / Tôn Giả Suràdha ( Thera. 19 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh làm em trai của Vị Ràdha, vâng theo gương của người anh, Ngài xuất gia và chứng quả A La Hán. Ðể nêu rõ sự hướng dẫn các giới luật, Ngài nói lên chánh trí của mình như sau :
    Sanh của ta đã tận,
    Chiến thắng dạy, làm xong,
    Lưới danh được đoạn diệt,
    Gốc sanh hữu nhổ lên.
    Mục đích hạnh xuất gia,
    Bỏ nhà, sống không nhà,
    Ðích ấy đã đạt được,
    Mọi kiết sử, diệt xong.
    126 / Tôn Giả Gotama ( Thera. 19 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Ràjagaha ( Vương Xá ), trong một gia đình Bà La Môn, được đặt tên là Gotama. Khi còn trẻ, Ngài giao du với kẻ không tốt, bao nhiêu tài sản Ngài cho một kỹ nữ. Hối hận nếp sống bất chính của mình, Ngài mơ thấy hình ảnh Bậc Ðạo Sư đang ngồi, với tâm tư hiểu biết tâm trạng của Ngài. Bậc Ðạo Sư biết được tiến bộ của Ngài, sự thành tựu các nhân duyên thiết yếu, nên thuyết pháp cho Ngài. Ngài khởi lòng tin, xuất gia, chứng quả A La Hán, khi con dao đụng đến tóc Ngài, khi Ngài đang thọ hưởng lạc thiền định và quả giải thoát. Một cư sĩ hỏi Ngài về tài sản của Ngài, Ngài thú nhận Ngài sống không được nghiêm túc, sống phi Phạm hạnh, và với sự trong sạch hiện tại không có dục vọng, Ngài nói lên chánh trí của Ngài :
    Bậc ẩn sĩ nằm ngủ,
    Sống an lạc hạnh phúc,
    Họ không bị nữ nhân,
    Trói buộc và chi phối.
    Nữ nhân, phải luôn luôn
    Phòng hộ và chế ngự.
    Sự thật về nữ nhân,
    Thật khó được chấp nhận.
    Hỡi này các dục vọng,
    Ta quyết giết các ngươi,
    Nay chúng ta đối ngươi,
    Không còn gì nợ nần,
    Chúng ta nay đi đến
    Cảnh giới gọi Niết Bàn,
    Ði đến tại chỗ ấy
    Không còn có sầu muộn.
    127 / Tôn Giả Vasabha ( Thera. 19 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh ở Vesàli, con Vị Vua địa phương Licchavì. Ðược cảm hóa bởi uy nghi đức độ của Đức Phật khi Ngài đến thăm Vesàli, Ngài xuất gia, không bao lâu chứng quả A La Hán. Biết ơn những ai ủng hộ Ngài, Ngài không có từ chối những vật dụng được cúng dường và hưởng thọ các vật cúng dường ấy. Người thường dâng cho Ngài thích thọ hưởng, nhưng Ngài không để ý những lời phê bình ấy.
    Gần Ngài có một Vị Tỷ Kheo giả dối, lừa gạt quần chúng bằng cách giả dối sống thiểu dục tri túc, do vậy được quần chúng tôn trọng. Rồi thiên chủ Sakka ( Ðế Thích ) thấy được sự giả dối này, đi đến Trưởng Lão Vasabha hỏi : “ Thưa Tôn Giả, kẻ giả dối kia sao lại làm vậy ? “. Ngài trả lời với bài kệ, chỉ trích kẻ ác bất thiện kia :
    Trước nó giết tự ngã,
    Sau nó giết người khác,
    Họ khéo giết tự ngã,
    Như chim mồi, mồi chim.
    Không phải Bà La Môn,
    Với dung sắc bên ngoài,
    Bà La Môn chính thống,
    Phải dung sắc bên trong,
    Với ai, làm ác nghiệp,
    Người ấy là hắc nhân,
    Là chồng của Sujà.
    Chương II - Hai Kệ - Phẩm Phẩm Hai :
    128 / Tôn Giả Mahàcunsa ( Thera. 20 ) :
    Trong thời Đức Phật tại thế, Ngài sanh ở nước Magadha ( Ma Kiệt Đà ), làng Nàlaka, con của nữ Bà La Môn Rùpusàri và em trai của Sàriputta. Ngài theo gương anh, xuất gia, và sau một thời gian tinh cần tu hành, chứng đuợc quả A La Hán. Phấn khởi với quả chứng của mình và đời sống viễn ly, Ngài nói lên bài kệ :
    Khéo nghe, nghe tăng trưởng,
    Nghe tăng trưởng, phát tuệ,
    Nhờ tuệ biết ý nghĩa,
    Nghĩa được biết, lạc đến.
    Hãy trú chỗ xa vắng,
    Hãy sống, thoát kiết sử,
    Tại đấy, hỷ chưa đạt,
    Hãy sống giữa chúng Tăng,
    Tự ngã được chế ngự,
    An trú trong chánh niệm.
    129 / Tôn Giả Jotidàra ( Thera. 20 ) :
    Trong thời Đức Phật tại thế, Ngài sanh làm con một Bà La Môn giàu có, ở xứ Pàdiyattha, được đặt tên là Jotidàsa. Khi đến tuổi trưởng thành, một hôm, Ngài thấy Tôn Giả Ðại Ca Diếp ( Mahà Kassapa ) đi khất thực, Ngài đón Tôn Giả tại nhà và nghe Tôn Giả thuyết pháp. Trên một ngọn đồi gần làng, Ngài dựng lên một tinh xá lớn cho Tôn Giả, cúng dường Tôn Giả bốn vật dụng cần thiết. Bị xúc động với lời dạy của Tôn Giả, Ngài xuất gia và không bao lâu chứng được sáu thắng trí. Sau mười năm, Ngài học ba Tạng, đặc biệt là Luật tạng, hầu hạ Tăng chúng và đi Sàvatthi cùng với một số đông Tỷ Kheo để yết kiến Đức Phật. Trên đường đi, Ngài đi đến vườn của một ẩn sĩ, thấy một Bà La Môn hành trì khổ hạnh năm pháp Ngài hỏi : “ Này Bà La Môn, sao Ông không đốt với một thứ lửa khác ? “. Vị Bà La Môn tức giận trả lời : “ Này kẻ trọc đầu kia, ngọn lửa khác là gì ?”. Trưởng Lão trả lời :
    Sân, tật đố, ác hạnh
    Mạn, kiêu và tranh chấp,
    Tham ái và vô minh,
    Lòng ưa muốn tái sanh,
    Những pháp này đốt cháy,
    Thiêu đốt cả thân ông.
    Rồi ngài thuyết pháp cho người ấy, và tất cả những người tin vào Phạm thiên xin Ngài được xuất gia. Khi từ giã Sàvatthi, Ngài đến thăm gia đình cũ của Ngài và giáo giới các bà con như sau :
    Những ai dùng dây thừng,
    Hành cướp giật nhiều cách,
    Những dân họ hung bạo,
    Làm não hại người khác,
    Như vậy, họ gieo hại,
    Vì nghiệp không tiêu mất.
    Người nào làm nghiệp gì,
    Nghiệp thiện hay nghiệp ác,
    Họ thừa tự nghiệp ấy,
    Loại nghiệp họ đang làm.
    130 / Tôn Giả Herannakàni ( Thera. 20 ) :
    Trong thời Đức Phật hiện tại, Ngài sanh làm con một tay sai của Vua Kosala và cầm đầu bọn cướp. Khi Phụ thân Ngài mất, Ngài thừa tự chức vụ ấy. Ðược cảm hóa khi chứng kiến lễ Đức Phật tiếp nhận Jetavana ( Kỳ Viên ), Ngài cho người em trai thế chức vụ. Ngài xuất gia, không bao lâu chứng quả A La Hán. Rồi Ngài tìm cách khuyên em Ngài từ bỏ nghề cũ, và thấy em Ngài thích thú nghề của mình, Ngài khích lệ em với bài kệ như sau :
    Ðêm ngày chạy, trôi qua,
    Mạng sống bị tổn giảm
    Tuổi thọ người hủy diệt,
    Như nước dòng suối con.
    Kẻ ngu làm ác hạnh,
    Không hiểu việc mình làm,
    Về sau bị khổ đau,
    Khi ác nghiệp chín muồi.
    Nghe lời khuyên của Ngài, người em xin phép Vua nghỉ việc, xuất gia và không bao lâu được giải thoát.
    ......