Thai 25 tuần: Chu kỳ thức ngủ của bé | Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 25 | Bs. Lê Hữu Thắng

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 26 апр 2022
  • SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI Ở TUẦN THỨ 25
    Những chú ý nổi bật trong giai đoạn này đó là tình trạng giãn tĩnh mạch ở Mẹ bầu và chu kỳ ngủ thức của Bé. Để hiểu rõ hơn về 2 vấn đề này, Ba mẹ cũng Momby theo dõi video sau để biết thêm nhiều thông tin nhé!
    1. Tình trạng giãn tĩnh mạch
    Đó là hiện tượng những mạch máu sưng gồ lên, chằng chịt và ngoằn nghèo như những đường gân xanh, tím, xuất hiện trên các vùng da như bắp chân, âm hộ hoặc ở những nơi khác nữa. Khi mang thai, nhiều phụ nữ lần đầu tiên mắc phải tình trạng này, hoặc nếu họ đã bị trước đó thì tình trạng trở nên nặng hơn. Đi kèm với những mạng lưới chằng chịt nổi trên da này là cảm giác nặng nề và đau nhức ở chân cũng như ở vùng da xung quanh, khiến các mẹ bầu khó chịu, thậm chí mất ngủ.
    a. Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch khi mang thai?
    - Sự chèn ép của tử cung: Khi em bé trong bụng bạn càng phát triển, tử cung lớn lên sẽ càng chèn ép tĩnh mạch lớn ở bên phải cơ thể của bạn (tĩnh mạch chủ dưới), tăng áp lực trong tĩnh mạch chân. Việc giảm lưu thông máu do sự chèn ép của tử cung cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ suy giãn tĩnh mạch hơn.
    - Sự gia tăng lượng máu khi mang thai: Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể bạn tăng lên, làm tăng thêm gánh nặng cho tĩnh mạch chân.
    - Sự gia tăng của hóc- môn sinh dục nữ khi mang thai: Lượng progesterone tăng lên dẫn đến tình trạng giãn, sưng các tĩnh mạch, hình thành các tĩnh mạch hình sợi hay tĩnh mạch dạng mạng nhện.
    - Khả năng bị suy giãn tĩnh mạch của bạn sẽ cao hơn nếu các thành viên khác trong gia đình bạn mắc bệnh này. Chúng hay gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Nếu bạn đã bị suy giãn tĩnh mạch, tình trạng của bạn có xu hướng trở nên nặng hơn với mỗi lần mang thai và khi bạn lớn tuổi hơn.
    - Thừa cân, mang song thai, đa thai, hoặc thường xuyên đứng trong thời gian dài cũng có thể khiến bạn có nhiều khả năng bị suy giãn tĩnh mạch.
    b. Làm thế nào để ngăn ngừa suy giảm tĩnh mạch khi mang thai?
    Bạn có thể ngăn ngừa hoặc ít nhất là giảm thiểu chứng giãn tĩnh mạch khi mang thai nếu bạn:
    - Kiểm soát tốt cân nặng, không tăng cân quá nhiều hoặc quá nhanh.
    - Không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, mà thỉnh thoảng nên đứng dậy, đi lại xung quanh để máu huyết lưu thông.
    - Không ngồi bắt tréo chân, bởi tư thế ngồi này làm giảm lưu thông máu ở chân bạn.
    - Gác chân trên bục thấp (khoảng 15-20cm) để chân và bàn chân được nâng lên khi ngồi làm việc, giúp lưu thông máu dễ dàng hơn.
    - Tập thể dục thường xuyên với sự cho phép của bác sĩ, phù hợp với tình trạng thai của bạn nữa nhé!
    - Nằm nghiêng sang trái để giảm áp lực lên tĩnh mạch lưu thông mang máu từ chân lên đến tim.
    2. Chu kỳ ngủ thức của bé
    Nhiều mẹ băn khoăn, nếu chưa cảm nhận được con máy thì làm cách nào để biết con đang thức mà thực hành thai giáo cùng con. Đây là câu hỏi mà rất nhiều ba mẹ quan tâm và khá lúng túng trong giai đoạn đầu mang thai. Để làm sáng rõ vấn đề này, chúng ta cần phải tìm hiểu về chu kỳ thức ngủ của thai nhi.
    a. Chu kỳ ngủ thức của thai nhi không cố định
    Chu kỳ thức ngủ của thai nhi lại tùy thuộc vào tính cách của từng bé. Tuy nhiên vẫn có các đặc điểm chung ba mẹ nhé!
    - Trung bình bé sẽ ngủ khoảng 20 tiếng
    - Thời gian còn lại bé sẽ chơi đùa, hoạt động (thai máy)
    - Khi bé sinh ra, bé vẫn giữ thói quen này. 3 tháng đầu mới sinh, bé dành hầu hết thời gian để ngủ.
    b. Hiểu được chu kỳ ngủ thức của bé và cách đánh thức bé thực hành thai giáo
    Khi mẹ muốn thực hành thai giáo cùng con, hoặc khi mẹ muốn đánh thức con khi đi siêu âm. Mẹ có thể tham khảo một số mẹo sau đây nhé!
    Cách 1: Mẹ uống một cốc nước táo hoặc nước cam trước 30 phút khoảng thời gian mẹ muốn con thức. Lượng đường trong 2 loại nước ép này sẽ đánh thức bé. Tuy nhiên, mẹ không nên uống vào buổi tối vì 2 loại nước này không có lợi khi uống quá khuya.
    Cách 2: Mẹ nhẹ nhàng đi bộ cũng là cách đánh thức em bé dậy.
    Cách 3: Mẹ trò chuyện và gọi con dậy.
    Cách 4: Ấn nhẹ và bụng
    Ngoài ra khi mẹ cười hoặc ho lớn cũng khiến con thức giấc.
    Hãy theo dõi video sau, để nhận được một số lời khuyên từ Bác sĩ về những lưu ý và điều Mẹ cần làm ở tuần thứ 25 nhé!
    _____________
    ➡️MOMBY mời Ba mẹ tiếp tục theo dõi qua video này nhé! Tất cả những thắc mắc của ba mẹ sẽ được Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Hữu Thắng - bệnh viện Hùng Vương chia sẻ ở video dưới đây với những hình ảnh minh họa vô cùng sinh động, dễ hiểu ba mẹ nhé!
    ➡ Ba Mẹ có thể theo dõi đầy đủ nội dung và kiến thai kỳ suốt 40 TUẦN THAI tại Fanpage và RUclips chính thức của Momby: • Nhật Ký 40 Tuần Thai
    = = = = = = = = = = = = = = = = =
    Momby - ứng dụng dành cho Ba Mẹ bầu và Ba Mẹ bỉm được Bác sĩ Sản khoa/Nhi khoa đồng xây dựng và khuyên dùng.
    👉 #MOMBY đã có mặt trên Appstore và Googleplay rồi ba mẹ nhé, cùng tải Momby nào: momby.page.link/youtubeMomby
    #momby #ứng_dụng_dành_cho_ba_mẹ_bầu_và_ba_mẹ_bỉm
    #trợ_lý_thông_minh_Doti #trợ_lý_thai_kỳ
    #thai_tuần_25 #thai_nhi_tuần_25
    #bầu_tuần_25 #mang_thai_tuần_25
    #thai_nhi_25_tuần #thai_nhi_25_tuần_tuổi
    #thai_25_tuần #bầu_25_tuần
    #bụng_bầu_25_tuần
  • ХоббиХобби

Комментарии •