Thai 26: Cách giảm tình trạng chuột rút ở mẹ | Sự phát triển của thai nhi 26 tuần | Bs. Lê Hữu Thắng

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 7 окт 2024
  • SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI Ở TUẦN THỨ 26
    Những chú ý nổi bật trong giai đoạn này đó là tình trạng chuột rút ở Mẹ bầu và hiện nấc cụt của Bé. Để hiểu rõ hơn về 2 vấn đề này, Ba mẹ cùng Momby theo dõi video sau để biết thêm nhiều thông tin nhé!
    1. Tình trạng chuốt rút ở mẹ bầu
    Chuột rút là hiện tượng thường gặp ở bà bầu, nhất là khi mang thai 3 tháng cuối. Chuột rút thường không gây nguy hiểm và thường tự hết sau khi sinh em bé. Tuy nhiên nó gây đau nhức cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt của người mẹ.
    a. Nguyên nhân
    Những nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai gồm có:
    Thai nhi ngày càng lớn khiến trọng lượng cơ thể mẹ cũng tăng lên, gây áp lực lớn đến các cơ bắp chân.
    Tử cung to ra gây chèn ép lên các mạch máu, dây thần kinh.
    Trong tam cá nguyệt thứ hai, một nguyên nhân phổ biến của chuột rút là đau dây chằng tròn.
    Chuột rút còn có thể do cơ thể mẹ bị thiếu nước, rối loạn điện giải.
    Vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi cần nhiều canxi để phát triển hệ xương, nếu không cung cấp đủ, cơ thể người mẹ sẽ tự rút bớt canxi để truyền cho bé, dẫn đến sự thiếu hụt canxi ở mẹ, điều này sẽ góp phần gây ra những cơn co cứng ở người mẹ.
    b. Cách phòng ngựa tình trạng chuột rút ở mẹ bầu
    Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Mẹ bầu làm việc tại văn phòng tranh thủ thời gian co duỗi bắp chân và vận động hai chân sau mỗi giờ làm việc.
    Tránh làm việc mệt nhọc. Duy trì thói quen vận động nhịp nhàng và điều độ.
    Tập thể dục khi mang thai với các bài tập nhẹ như yoga, đi bơi, đi bộ,… giúp lượng máu và quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ diễn ra thuận lợi hơn.
    Thực hiện các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng từ vùng đùi đến bắp chân, bàn chân và các ngón chân để làm tăng quá trình lưu thông máu.
    Gác chân lên gối cao (mềm) khi nằm ngủ. Nên nằm nghiêng bên trái để máu lưu thông khắp cơ thể, đặc biệt là vùng bắp chân.
    Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể theo từng giai đoạn của thai kỳ, từ 800- 1500mg canxi nguyên tố/ngày.
    c. Cách khắc phục tình trạng chuột rút
    Trong thực đơn hàng ngày, các mẹ bầu cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu kali, magiê, đặc biệt là canxi (thịt,cá, trứng, rau - củ - quả, đặc biệt là chuối, nho khô, lê…).
    Uống nhiều nước, tốt nhất nên bổ sung mỗi ngày từ 2 - 2,5 lít nước để hạn chế tình trạng mất nước.
    Nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Luôn để tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
    Tắm bằng nước ấm. Ngâm chân trong nước nóng được pha với ít muối và gừng để tránh bị chuột rút vào ban đêm.
    Khi nhận thấy bất cứ nghi ngại gì về dấu hiệu chuột rút trong lúc mang thai với cơn đau tiếp diễn kèm theo đau và sưng chân, chạm vào có cảm giác nóng xung quanh, cần đến ngay các cơ sở y tế để được sự trợ giúp kịp thời của các y - bác sĩ nguy cơ bị đông máu thay vì chuột rút. Riêng trong trường hợp chuột rút ở bụng cần chú ý vì có khả năng sẩy thai.
    2. Hiện tượng nấc cụt ở Bé
    a. Nấc cụt ở thai nhi là gì?
    Nấc cụt là một hiện tượng sinh lý bình thường của thai nhi. Mọi em bé đều có thể bị nấc cụt. Đây được coi là một mốc phát triển trong quá trình lớn lên của thai. Bà bầu có thể cảm nhận được em bé đang bị nấc cụt. Nếu không để ý kĩ mẹ sẽ nhầm với các cử động của thai nhi.
    b. Thai nhi thường gặp nấc cụt khi nào?
    Bạn có thể bắt đầu cảm nhận được thai nhi nấc cụt vào khoảng tam cá nguyệt 2 và 3. Không phải tất cả thai nhi đều có nấc cụt, do đó không có gì lạ nếu bạn không cảm nhận được hoạt động này của thai.
    c. Điều gì khiến thai nhi nắc cụt trong thai kỳ?
    Khoa học chưa hiểu rõ tại sao thai nhi lại nấc cụt trong tử cung. Động tác nấc cụt của thai cũng tương tự như ở trẻ em và người lớn. Không phải tất cả thai nhi đều có nấc cụt, trong khi đó một số thai lại nấc cụt khá thường xuyên. Một giả thiết cho rằng, nấc cụt liên quan đến sự phát triển và trưởng thành phổi của thai. Tuy nhiên, điều này chưa được chứng minh.
    Hãy theo dõi video sau, để nhận được một số lời khuyên từ Bác sĩ về những lưu ý và điều Mẹ cần làm ở tuần thứ 26 nhé!
    _____________
    ➡️MOMBY mời Ba mẹ tiếp tục theo dõi qua video này nhé! Tất cả những thắc mắc của ba mẹ sẽ được Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Hữu Thắng - bệnh viện Hùng Vương chia sẻ ở video dưới đây với những hình ảnh minh họa vô cùng sinh động, dễ hiểu ba mẹ nhé!
    ➡ Ba Mẹ có thể theo dõi đầy đủ nội dung và kiến thai kỳ suốt 40 TUẦN THAI tại Fanpage và RUclips chính thức của Momby: • Nhật Ký 40 Tuần Thai
    = = = = = = = = = = = = = = = = =
    Momby - ứng dụng dành cho Ba Mẹ bầu và Ba Mẹ bỉm được Bác sĩ Sản khoa/Nhi khoa đồng xây dựng và khuyên dùng.
    👉 #MOMBY đã có mặt trên Appstore và Googleplay rồi ba mẹ nhé, cùng tải Momby nào: momby.page.lin...
    #momby #ứng_dụng_dành_cho_ba_mẹ_bầu_và_ba_mẹ_bỉm
    #trợ_lý_thông_minh_Doti #trợ_lý_thai_kỳ
    #thai_tuần_26 #thai_nhi_tuần_26
    #bầu_tuần_26 #mang_thai_tuần_26
    #thai_nhi_26_tuần #thai_nhi_26_tuần_tuổi
    #thai_26_tuần #bầu_26_tuần
    #bụng_bầu_26_tuần #siêu_âm_thai_26_tuần_tuổi
  • ХоббиХобби

Комментарии • 4

  • @japan56789
    @japan56789 11 месяцев назад +1

    Tuần 26, em bé của mẹ đạp bụng dưới nhiều hơn❤🎉🎉

    • @MombyOfficial
      @MombyOfficial  10 месяцев назад

      Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm đến những thông tin mà video mang lại. Đừng quên subscribe và follow kênh để theo dõi những thông tin mới nhất về chủ đề mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh của Momby ba mẹ nhé!
      - Link tải app: momby.page.link/youtubeMomby
      - Website: momby.vn/

  • @phuongthaotran6488
    @phuongthaotran6488 5 месяцев назад

    👍

    • @MombyOfficial
      @MombyOfficial  3 месяца назад

      Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi kênh @Momby Official. Bạn đừng quên đăng ký kênh và bật thông báo để không bỏ lỡ bất kỳ video nào về chủ đề "Nhật ký 40 tuần thai".
      Bên cạnh đó, nếu bạn quan tâm đến những kiến thức y khoa khác trong hành trình nuôi con, mời bạn tải ứng dụng Momby để được kết nối trực tiếp với các chuyên gia y tế và bác sĩ đầu ngành miễn phí nhé!
      Ứng dụng Momby đã có mặt trên Android và iOS, bạn có thể tải ứng dụng tại:
      - iOS: apps.apple.com/us/app/momby-c%C3%B9ng-con-kh%C3%B4n-l%E1%BB%9Bn/id1506895470
      - Android: play.google.com/store/apps/details?id=com.momby
      Ngoài ra, bạn có thể kết nối với Momby trên các nền tảng:
      - Website: momby.vn/
      - Fanpage: facebook.com/momby.official/
      - Tiktok: www.tiktok.com/@mombyofficial
      - RUclips: www.youtube.com/@MombyOfficial
      - Instagram: instagram.com/momby.official?