Đại học có quan trọng không, có nên bỏ học

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 20 янв 2025

Комментарии • 83

  • @motconnguoi5708
    @motconnguoi5708 3 месяца назад +1

    CÓ ĐÚNG CÓ SAI

  • @nguyennghialan
    @nguyennghialan Год назад +13

    nhiều năm về trước mình có tuyển lứa 88 tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân. Nhóm đó khá nhanh nhẹn, được một thầy học ở Anh về định hướng dìu dắt nên các em rất năng động chịu khó tiếp cận với cái mới. Sau này khi tôi đi định cư, cũng giới thiệu, ủng hộ các em đi học tiếp, giờ đều khá cả. Nói chung, viên ngọc được mài giũa sẽ nhanh có giá trị

  • @beback27
    @beback27 Год назад +4

    Khẳng định luôn. Đại học là cái móng nhà để xây cái nhà. Tuỳ bản thân mỗi người xây cái móng chắc hay yếu. Dựa trên cái móng để phát triển theo chuyên môn hoặc rẽ hướng, làm tay ngang.

    • @KhanhNguyen-vw4pc
      @KhanhNguyen-vw4pc 2 месяца назад

      Trung học phổ thông mới là cái móng, còn bậc đại học là chuyên về quản trị và nghiên cứu, cái khó là các trường đh ở vn đào tạo ko đúng với thực tiễn nghành nghề, nạn bằng giả, nạn học chơi chơi cũng tốt nghiệp, và cuối cùng là có quá nhiều trường đh ở vn bằng cấp ko có giá trị

  • @quoctruongduong9214
    @quoctruongduong9214 Год назад +8

    Theo mình thì bằng đại học vô cùng quan trọng. Đầu tiên phải nói tới là thời sinh viên, nổi tiếng với bài "Cây đàn sinh viên" của Mỹ Tâm. Ngồi ngẫm nghĩ về thời sinh viên bao nhiêu là ngậm ngùi. Thứ 2 bằng cấp vô cùng quan trọng, những người không có bằng mà giàu thì ít, hoặc quan hệ, hoặc gia đình khá giả, hoặc là nghị lực hơn người. Đa số mọi người nói ra ngoài xã hội đi làm sẽ có kinh nghiệm hơn cái bằng, nhưng chỉ biết một mà không biết mười. Cái bằng như giấy thông hành để mn vô cty, làm vị trí mọi người mong muốn. Như bạn có bằng điện thì vô làm hệ thống điện trong công ty, bạn không có bằng không ai cho bạn đúng vô để mà có kinh nghiệm đâu. Cái thứ 2 nữa là nhưng người có bằng đại học không có nghĩa là đi ra ngoài làm sẽ không có kinh nghiệm như những bạn không học. Thứ 3 học đại học chỉ 4 năm, còn đi làm là làm cả đời.

  • @nguyenhien0215
    @nguyenhien0215 Год назад +1

    Ở vn, nơi cái gì cũng đòi bắng cấp, một thứ hình thức k thể thiếu, nên k có cái bằng lận lưng thì thua, mặc dù có bằng cấp cũng chưa chắc là có kiến thức gì, bởi vậy ai cũng phải có cái bằng, mua cũng đc, vì có bằng mới qua đc vòng giữ xe, qua vòng giữ xe rồi tới vòng quan hệ và tiền tệ

  • @anbao8725
    @anbao8725 2 года назад +5

    Thật sự lúc trc em cũng nghĩ 1 năm đi làm.
    Sau khi đi làm tìm việc thì đập vào mặt là yêu cầu bằng cao đẳng đại học trở lên

    • @bocphottaichinh
      @bocphottaichinh  2 года назад +1

      Nhiều vị trí không cần bằng cấp nhưng thường là lương thấp và rất khó thăng tiến. Như trước đây có trào lưu học multimedia. Nhưng thực tế là nếu không có bằng thì chỉ có thể làm thợ Adobe chứ không thể tạo sản phẩm. Vì nó cần nhiều thứ hơn.

    • @anbao8725
      @anbao8725 2 года назад

      @@bocphottaichinh thà mình học 1 nghề chính tự học thêm 1 2 kĩ năng phụ còn hơn học 3 4 kỹ năng nhưng k cod kĩ năng nào thạnh thạo

    • @marstv8353
      @marstv8353 2 года назад

      Bạn có thể học lấy chứng chỉ nha, vừa tiết kiệm thời gian, và bạn có thể làm để lấy kinh nghiệm, chứ hc đại học mà có bằng marketking, quản trị kinh doanh nó ko xét nhiều bằng mà xét kinh nghiệm, văn phòng thì bạn hc tốt tin hc là ok

  • @anadhdguy8101
    @anadhdguy8101 2 года назад +7

    Cảm ơn ad đã nói tiếng lòng của em và của một số người khác về chuyện bằng cấp khi mà nhiều chuyên gia đọc lệnh hay bảo bằng cách không quan trọng nhưng cũng ko phủ nhận những kinh nghiệm thực chiến bên ngoài. Mong ad ra.nhiều vid về tài chính và kinh tế hơn 🥰

  • @anadhdguy8101
    @anadhdguy8101 2 года назад +32

    Nhiều người hay mông mơ về Bill Gates là ko bỏ ĐH mở Microsoft nhưng đâu có ai biết rằng nhà Bill Gates thuộc hàng có điều kiện cộng thêm mẹ ông quan hẹ rộng với IBM với lại ông thật sự tài năng và giỏi thì mới có cửa vào Harvard và nếu IBM không thả Microsoft ra thì chắc chắc ta đã không có biết nhiều thông tin của ông so với chủ tịch của IBM

    • @thuantrinh8641
      @thuantrinh8641 2 года назад +2

      đúng nhưng ở vn 1 số ngành k cần đến bằng đâu b như chúng tôi làm lập trình nếu k làm cho những cty thuộc nhà nước hoặc ngân hàng bằng nó trở nên vô nghĩa nhưng vc học đại học nó cho mình nhiều trải nhiệm ở tuổi trẻ còn kiến thức trên trg nó rộng k tập trung vc mình theo đâu nên nó k thể so với khi b học 1 khóa ngắn hạn hơn nếu những người lớn tuổi thì học nghề đi làm vẫn ok hơn là chọn học 4 đến 5 năm đh còn những ngành nghề kinh tế thì bằng đh là bắt buộc r nó phụ thuộc b chọn ngành ngề gì thôi

    • @longphamzzz
      @longphamzzz Год назад +1

      @@thuantrinh8641tại sao những ngành kte bằng đại học lại bắt buộc vậy. mình tưởng ngược lại

    • @lord-of-the-shinobi-world
      @lord-of-the-shinobi-world Год назад

      Bill Gates bỏ học là bỏ học ở Harvard.
      Ở Việt Nam, bỏ học ở mấy cái trường như Bách Khoa thì chỉ có muôn đời đi ăn cám

  • @Nhanhlanrung9
    @Nhanhlanrung9 2 года назад +4

    Tui đó đang học đại học xong buồn quá xin bảo lưu di nghĩa vụ. Xong về tiếp tục học và làm bán tgian kiếm sống. Thấy thật sự ko học thì đối với 1 ng ko quan hệ ko tiền bạc ko quá xuất sắc đó sẽ là 1 ân hận cả đời sau này. Ko cần thiết phải buộc học dh, cao đẳng trung cấp gì cũng đc nhưng phải thành thạo

  • @jjjj-ux4od
    @jjjj-ux4od Год назад +4

    Kênh này của người thực sự yêu nước ❤

  • @discoveryworld5276
    @discoveryworld5276 Год назад +2

    Đại học đừng quá quan trọng. Đó là thời gian bạn học một nghề.🎉🎉🎉
    . học tập là suốt đời.. giáo dục đại học ở vn cơ bản là giáo điều. Yếu tính thực dụng.. thiếu thực hành kỹ năng nên không đáp ứng được yêu cầu công việc.. đó là chưa kể đại học bị kìm kẹp lối mòn tư tưởng. Khác biệt với những bạn đi làm sớm.. sau đó tự học hỏi.. chính việc thực hành trước rồi học sau mới là cách học đúng.. lúc đó tâm ta mở ra để đón nhận. Tạo thành kỹ năng công việc..
    Kênh nói khá đúng về nhiều vấn đề nhưng cũng có một số vấn đề bản chất chưa nắm rõ..

  • @ngoctruong7360
    @ngoctruong7360 2 года назад +15

    Bằng cấp không quan trọng,nhưng đa số những người không có bằng cấp thì phải làm việc chân tay,khó có cơ hội thăng tiến.

    • @bocphottaichinh
      @bocphottaichinh  2 года назад +7

      Nếu không có bằng cấp thì vẫn phải tự lọc. Chỉ là rất khó để thuyết phục người khác tin tưởng mình thôi. Nhưng khi thấy năng lực thì người ta không bận tâm đến mình học trường gì nữa.

  • @nguyen19sg
    @nguyen19sg Год назад +5

    Bạn chỉ đúng khi ở xã hội vn thôi, mà chỉ 9% sinh viên có việc làm đúng nghành nghề thì nên hỏi lại có nên đầu tư vào việc học kg?

  • @SuperFerz
    @SuperFerz 7 месяцев назад

    Udemy đã thay đổi logo từ lâu rồi ad ơi...

  • @tanat9259
    @tanat9259 Год назад

    bằng đh chỉ là cái chìa khoá để gõ cửa nhà tuyển dụng

  • @x263919
    @x263919 Год назад +1

    Đương nhiên là quan trọng rồi, mấy thằng nói không quan trọng, không có bằng nhưng cũng có việc làm thì mấy thằng con ông cháu cha😂

  • @quangminhnguyen5004
    @quangminhnguyen5004 Год назад +1

    Mình làm sales cho 1 cty đa quốc gia tại VN.
    Tính chất công việc thiên nhiều về skill xã hội nên ai cũng có thể làm đc.
    Tuy nhiên cùng 1 tính chất công việc như nhau, nhân viên có bằng đại học đc ký hợp đồng trực tiếp với cty, tổng thu nhập cao gấp đôi, đc hưởng chế độ phúc lợi tốt nhất của cty. Còn các anh chị đồng nghiệp k có bằng, cũng làm việc y chang, nhưng phải ký hđ với third party, đc hưởng lương thấp hơn và k đc hưởng phúc lợi gì từ cty chính.
    Trong công việc hằng ngày, ai cũng hoàn thành đc. Đó là ở vị trí cấp thấp.
    Nhưng lên tới tầm manager thì đòi hỏi phải có kiến thức quản trị, chiến lược, tầm nhìn bao quát, chưa kể phải có tiếng anh ổn. Đó mới là lúc kiến thức đại học đc phát huy.
    Nên rõ ràng nhân viên có bằng đại học đc đánh giá cao hơn về khả năng phát triển dài hạn. Còn nhân viên k có bằng đại học chịu thiệt thòi hơn vì ít tiềm năng đi xa.
    Thêm nữa, co tấm bằng là 1 chuyện, quan trọng mình phải có thực học thì mới đi xa đc. Nếu có cái bằng rỗng và k update thêm kiến thức thì lâu dài cũng bị hụt hơi.

  • @XuanNguyen-kk9vd
    @XuanNguyen-kk9vd Год назад +1

    Hi con gái thank you very much happy family

  • @CauMuc
    @CauMuc Год назад

    Cái này còn tuỳ, nếu bạn có bằng nông nghiệp nhưng lại chỉ thích xin vào làm công nghệ thông tin vì quá mê mẩn với nghề đó, thì đúng là bằng nông nghiệp vứt sọt rác thật

  • @chaseroflight4879
    @chaseroflight4879 2 года назад +5

    Bỏ học tới năm 4 mình mới đi học lại, nhưng học hệ từ xa. Vì dù gì chúng ta vẫn cần 1 tấm bằng cho nhiều vấn đề khó nói.
    Sau gần 4 năm làm lại cuộc đời, giờ cũng sắp tốt nghiệp, có thêm chứng chỉ toeic 815, đang ôn tiếp để lấy thêm cái chứng chỉ viết-nói nữa, và một công việc làm cntt cũng đủ sống và có tương lai hơn.
    Nếu bạn k tài năng, thông minh, xinh đẹp để kiếm đc nhiều tiền như người ta, thì học vấn vẫn là cách để vươn mình hiệu quả nhất

    • @Mattroiluontoasang
      @Mattroiluontoasang 2 года назад

      Bằng toeic nghe - đoc là đủ rồi, chỉ cần giao tiếp và tiếp xúc khoảng 1-2 năm là nói - viết ào ào

    • @chaseroflight4879
      @chaseroflight4879 2 года назад

      @@Mattroiluontoasang trường mình yêu cầu có chứng chỉ nói viết ms đc xét tốt nghiệp

    • @alittleheart6810
      @alittleheart6810 2 года назад

      A có zalo k, cho e xin) e cũng muốn học cntt hệ từ xa

    • @Mattroiluontoasang
      @Mattroiluontoasang 2 года назад

      @@chaseroflight4879 bn học trường gì ? Một khi đã đọc và nghe đc đạt 800d toeic ròi mà còn bắt có bằng nói nữa là chắc điểm bn là điểm ko phải 100% thực lực của bn rồi

    • @Dangxuan_
      @Dangxuan_ 2 года назад

      Đại học từ xa mình ít nghe nói đến quá! Học thế nào, trường nào? Chỉ ở nhà học thôi sao? Có đến trường thi gì k?

  • @calculusphysicschemaccountingt
    @calculusphysicschemaccountingt 2 года назад +1

    Ví dụ: Muốn làm bác sỹ hay mở phòng khám đều cần bằng á. Không là không làm hoặc không mở được phòng khám.

    • @DrStranger150
      @DrStranger150 2 года назад

      Ngành Y nó đặc thù vì đối tượng lao động là con người, nên bs làm sai là chịu trách nhiệm từ tiền bạc tới hình sự cho nên bắt buộc phải có bằng, từ bằng đại học tới các bằng chuyên môn như siêu âm, nội soi ..., cả luật sư cũng vậy, còn mấy ngành khác cũng tùy.

    • @bocphottaichinh
      @bocphottaichinh  2 года назад

      Những ngành đặc thù cần bằng cấp để làm việc - như bác sĩ, kỹ sư, nha sĩ, luật sư - thì bắt buộc phải có, nếu không thì không thể nào chen chân vô được. Còn với những vị trí khác thì không. Nếu không học ở trường thì vẫn phải tự học.

  • @NgọcNguyễn-k5w7t
    @NgọcNguyễn-k5w7t Год назад +1

    Nếu học đẳng liên thông đại học được không

  • @tuhocboxing
    @tuhocboxing Год назад +1

    cảm ơn Team nhen 🥰

  • @haotrau6464
    @haotrau6464 Год назад

    bằng cấp chỉ quang trọng khi ở nước ngoài

  • @KidLovely123
    @KidLovely123 Год назад +2

    năm nay sắp tốt nghiệp, sau mấy năm học, điều mà trường để lại trong tôi hai thứ:
    Tích cực:
    -Bạn thực sự nỗ lực, chăm chỉ để có kết quả tốt.
    -Bạn gặp được giảng viên thực sự tâm huyết.
    Tiêu cực:
    - Muốn được điểm cao, bạn áp dụng các cách sau đây: đi chéo bài, gian lận, nịnh giáo viện, và đi tiền(nhiều vđ).
    Tôi gặp tiêu cực nhiều hơn tích cực.
    Nên ở thời điểm này mà nói, bằng đại học với tôi không có ý nghĩa nhiều nữa.

  • @dattaicha3978
    @dattaicha3978 Год назад

    Mơ màng .tỉnh xong hết cha mi ròi

  • @lostiam2650
    @lostiam2650 Год назад

    không có bằng thì chỉ thường làm lao động phổ thông

  • @thuyếtQ
    @thuyếtQ Год назад +1

    Không cảm thấy có lợi ích thì không cần thiết phải lam

  • @bluecat121
    @bluecat121 2 года назад +9

    Cá nhân mình cũng có bằng đh nhưng lại thấy bằng cấp không quan trọng bằng kỹ năng và các mối quan hệ. Những việc mình từng làm đều không quan trọng bằng cấp (mình làm dịch vụ , du lịch và viết lách) cũng chẳng liên quan gì đến ngành học. Đến giờ mình chỉ còn viết content thôi nhưng lương cũng khá ok và cũng thấy tương lai. Nói chung nếu chọn lại mình sẽ chọn bỏ đại học. (Đây là câu chuyện dưới góc nhìn cá nhân của người không có quan hệ xã hội nhiều và không có tham vọng như mình thôi.)

    • @luxspt5940
      @luxspt5940 2 года назад +1

      Mình cũng chả có bằng cấp gì. Mình làm việc ở tại nhà mình luôn , không phải đi ra ngoài xã hội , ko phải và chạm , ko phải tuân theo quy củ của bất kỳ ai hay tổ chức nào cả , công việc nhẹ nhàng , ngồi chơi cả ngày mà ngày nào cũng nhẹ nhàng kiếm được khoảng 200 $ , có ngày thì được khoảng 1000 $ , trong tương lai gần sẽ còn tăng cao hơn nữa . Nói chung mình rất mãn nguyện với cuộc sống ko bằng cấp.Tự do, tự tại , mình tự làm chủ cuộc đời mình.

    • @HoangNguyen-xu8oy
      @HoangNguyen-xu8oy Год назад

      ​@@luxspt5940bạn làm gì vậy ạ

    • @minhtuannguyen4699
      @minhtuannguyen4699 Год назад

      ​@@HoangNguyen-xu8oynó làm nghề, làm con của ba má nó,ngày nào má nó vui thì cho 1000k buồn thì cho 200k

  • @nhathoangtran4195
    @nhathoangtran4195 Год назад

    Quá thực tế

  • @Dangxuan_
    @Dangxuan_ 2 года назад +1

    Mình đậu đại học, vì gia đình khó khăn nên không học!. Mẹ mình không ủng hộ, nói ra trường làm cho nhà nước lương thấp. Ngoài học đại học ra còn có thể học gì bây giờ! Nhieu người nói học đại học sẽ giàu, việc nhẹ sung sướng có thật vậy k?

    • @EastLife2000
      @EastLife2000 2 года назад +2

      Mình có thể trả lời đại khái cho những vấn đề của bạn:
      1. Việc bạn quyết định không học đại học khi bạn có năng lực để vào 1 trường đại học, sẽ là 1 sự tiếc nuối lớn. Đại học sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm mà bạn sẽ không thể tìm thấy lần nào nữa trong suốt phần đời còn lại.
      2. Nếu gia đình bạn khó khăn đến mức phải gồng lên nếu muốn đủ điều kiện tài chính cho bạn đi học, thì cũng dẹp luôn cái suy nghĩ đi làm nhà nước đi. Nhà nước lương trên giấy tờ lúc nào cũng thấp, nhưng họ không sống bằng lương mà bằng lậu (những nguồn thu nhập khác). Và để chạy được một vị trí vào nhà nước, bạn cần bằng đại học + mối quan hệ + tiền (nhẹ nhàng cũng hàng chục, hàng trăm triệu). Nên nếu không đủ tiền để trả học phí đại học, thì điều này là bất khả thi.
      3. Ngoài đại học ra bạn có thể học thêm các chứng chỉ khác cực kì quan trọng bây giờ như ngoại ngữ (tiếng Anh, Nhật, Trung), tin học văn phòng (Word, Excel, PowerPoint) và kĩ năng nghề nghiệp bạn đam mê/không đam mê nhưng có khả năng học và làm việc.
      4. Học đại học không hứa hẹn 100% bạn sẽ giàu có, sung sướng hay có việc nhẹ lương cao. Tỉ lệ cử nhân thất nghiệp giờ cực cao, nên học đại học là 1 món đầu tư mạo hiểm về thời gian, tài chính và cả tương lai. Nếu không chắc chắn thì bạn phải trả lời được là bạn có dám đầu tư không, và bạn có học nổi không. Trong quá trình học, sẽ có lúc bạn chán nản, cuộc sống tự lập làm bạn phân tâm, sa đà vào yêu đương trai gái, rượu chè cờ bạc, những thú vui ngoài xã hội khiến bạn nợ môn, chán học, khi đó bạn có đủ năng lực để vực dậy học lại và quyết tâm ra trường hay sẽ bỏ dở đại học, vứt đi tiền của bố mẹ đã đầu tư chỉ vì bạn lầm đường. Có rất nhiều vấn đề, nếu bạn đủ khả năng thích ứng thì hãy học đại học, còn không thì thôi. Bạn phải vào đời và không có hành trang đại học, nhiều khi vì thiếu kiến thức bạn sẽ có quyết định sai lầm, và cuộc đời bạn sẽ rẽ theo hướng khác.

  • @khanhhungtran3742
    @khanhhungtran3742 2 года назад +6

    Cảm ơn bài chia sẻ quan điểm của ad. Mình cũng muốn chia sẻ một chút. Cảm quan cá nhân nhận thấy bài viết nói rất đúng về giá trị của tấm bằng Đại học nhưng mà là về giá trị của tấm bằng trong góc nhìn của một nhà tuyển dụng và dưới những định kiến đánh giá của xã hội. Còn nếu xét riêng về giá trị cốt lõi của việc học Đại học là cung cấp và đào tạo kiến thức cũng như kỹ năng cho sinh viên thì mình thấy một tấm bằng Đại học nói chung không xứng đáng với 4 năm bỏ ra. Bản thân là mình chỉ một sinh viên chưa học hết năm 4 đã tạm dừng việc học (do mình di dân theo gia đình nên đành phải bỏ ngang nếu không lúc đấy có khi mình cũng cố gắng hoàn thành). Mình theo chuyên ngành quản trị Marketing, thú thật cảm giác đến với đại học đầu tiên của mình là sự thất vọng rất nhiều, những gì mình được cung cấp và đào tạo trong suốt 4 năm hầu hết là vô bổ. Đúng vậy, mình xin phép dùng từ vô bổ. Để mình giải thích.
    Thứ nhất, mình và rất nhiều bạn bè cùng lẫn đa các ngành nghề kinh tế trong trường đều nhận định chung rằng hầu hết lượng kiến thức mình được nhà trường cung cấp đa phần là những kiến thức khá là "rộng", đến mức mơ hồ và chung chung (4 năm học Sale&Marketing, mình và bạn bè rất mông lung và đều không hình dung được tính ứng dụng cụ thể của Marketing trong những vị trí công việc thực tiễn). Trong một số môn cụ thể tuy chỉ tập trung dạy một kỹ năng nhất định nhưng mình nhận thấy vẫn chưa thật sự đào tạo cho đến nơi đến trốn. Tất cả đều chỉ như dạy cho biết qua, chứ hoàn toàn không thực sự hiểu và giúp sinh viên tự thực hiện được dù đó là những kỹ năng đơn giản mà hoàn toàn có thể ra ngoài các trung tâm ngoại vi học khóa 1-3 tháng là thông thạo với chi phí thấp hơn nhiều lượng tín chỉ cho cả môn. Trong trường hợp này ĐH thật sự gây lãng phí thời gian, sức lực và tiền bạc của người học khi không đem lại hiệu quả mà thời gian buộc bỏ ra quá lại quá lằng nhằng.
    Thứ hai, như ad có nhắc, tính ứng dụng thực chiến và độ cập nhật kiến thức trong giáo trình giảng dạy của Đại học quá là chậm so với nhu cầu thực tế ngoài xã hội (mặc dù trường tôi không đến nổi tệ, cũng đạt top ở nhiều mặt trong nước, giáo trình được cho là tham khảo và mua trực tiếp từ những trường danh tiếng đầu ngành ở Âu châu và Mỹ, bản thân tôi cũng học chương trình chất lượng cao liên kết với ĐH ngoài nước, mình xin phép được giấu tên trường). Về việc này bản thân mình nhận thấy mình không hoàn toàn nhận được tương xứng với những danh tiếng khoa trương và thổi phòng của trường mình nói riêng và nhiều bạn bè quen biết ở các trường khác cũng có cùng cảnh ngộ nói chung nên mình thật sự thất vọng về cách các trường Đại học tô vẽ hoa mỹ để "lùa gà" bằng cái bảng vàng rỗng tuếch rồi hậu quả sinh viên ra trường toàn phải tự apply học lại kỹ năng cơ bản để tìm việc trái ngành.
    Thứ ba, việc đánh giá chất lượng sinh viên của bậc Đại học y hệt cấp hai và cấp ba. Vẫn kiểu học thuộc qua môn là chính làm mình phát ngán. Chưa kể nếu thành thật với nhau, những ai từng học qua ĐH đang đọc hãy cho mình biết, những điểm số qua môn mà các bạn có được có thật sự xuất phát từ năng lực bản thân, hay bằng nhiều cách khác. Nói thật là mình chứng kiến khá nhiều những gian lận, mánh khóe để lợi dụng bạn bè cũng như qua mặt thầy cô, có cả cán bộ nhà trường mắt nhắm mắt mở mà có được một bảng điểm tuyệt đẹp. Dễ nhất là khi nhìn dạo quanh một lớp, cùng học với nhau 3 4 năm trời, năng lực của từng người không ai là rõ hơn được những người bạn cùng lớp, cùng tiếp xúc cùng va chạm có đúng không, nên nói câu công bằng, có khi nào bạn tự thử đánh giá năng lực của bạn mình rồi đối chiếu thử với điểm số của tụi nó chưa. Đứa làm được việc cũng có học dốt, đứa ăn bám cũng có thể ra bằng giỏi, chuyện bình thường đúng không. Như thế, giả định sau này bạn là nhà tuyển dụng, bạn có còn tin vào tấm bằng nữa không. Nói tới tấm bằng phải công nhận là mình cảm tính, mình không tin vào tờ giấy đó nữa là từ đây.
    Nói chung kể nhiều không hết được, tóm gọn ý riêng của mình là như này. Đại học có giúp ích cho mình không, trả lời có nhưng không trực tiếp giúp, nói đúng hơn là đối với mình ĐH chỉ giúp tạo ra môi trường để mình có cơ hội thay đổi và va chạm nhẹ nhàng với cuộc sống từ tỉnh bước ra Thành phố, giúp mình có một tập thể cộng đồng cùng gắn bó và trao dồi mọi thứ từ kỹ năng sống đến kiến thức lẫn tinh thần cũng như xây dựng các mối quan hệ nền tảng là bạn bè và lớp học, giúp mình có khoảng thời gian vừa đủ áp lực chứ không căng thẳng như đi làm, giúp mình có một vùng đệm trước ngưỡng tự lập để thoải mái chọn lọc thay đổi và thích nghi dần để định hình bản thân,..
    Thêm tí, nếu phải chọn một ai để đổ lỗi cho sự thực dụng bằng cấp thì mình xin ý kiến cá nhân trước tiên là do định kiến xã hội ăn theo xu hướng hào quang của tấm bằng Đại học. Thẳng thắng với nhau là có nhất thiết học xong cấp ba là nhà nhà kéo nhau đi học ĐH không, tại sao không trải nghiệm tìm hiểu rồi va chạm với công việc mà mong muốn vài năm, lúc đấy có phải nhận thức và tầm nhìn cũng rõ ràng hơn không, nếu thấy đã chọn đúng và mong muốn đầu tư thêm lần học vấn cho đường dài thì có phải có thêm định hướng có thêm động lực nghiêm túc cho việc học hơn không, chưa kể lúc đấy cũng gọi là có tí kinh tế để trang trải và cũng có tí vốn sống vững chãi hỗ trợ việc học vô cùng. Cứ người tự sỉ, kẻ lại sân si thành ra chả ai dám làm điều cần làm lại toàn đi theo lối mòn tư duy. Tiếp đến là mấy ông tuyển dụng, đồng ý không ai dư giả thời gian để mà kiên nhẫn thẩm định hết năng lực cho từng đối tượng được nhưng mà cũng đâu nhất thiết là chỉ phụ thuộc mãi một tờ giấy tự tìm mô hình đánh giá hiệu quả hơn đi chứ mấy ông tuyển xong vài tháng không được việc mấy ông lại đuổi rồi tìm người mới như thế không tốn công, tốn của, tốn tài nguyên công ty hơn à, hay tuyển dụng giờ chỉ thích nuốt dễ tránh khó, thích đánh giá nhanh mỳ ăn liền để rồi dẫn đến hệ quả Trường lớp chạy theo chỉ tiêu "sản xuất" đại trà ra những tấm bằng đúng chuẩn nhưng vòng đời sử dụng ngắn ngủi. pp

    • @DrStranger150
      @DrStranger150 2 года назад

      @Trung Do trường gì ko biết chứ bên y tế tôi làm thì kiến thức đại học là nền tảng bắt buộc cho sông việc luôn 😂

    • @khanhhungtran3742
      @khanhhungtran3742 2 года назад

      @@DrStranger150 đồng ý, với những ngành đặc thù chuyên môn như ngành Y thì vẫn không gì đủ uy tín thay thế được đào tạo Đại học

    • @bocphottaichinh
      @bocphottaichinh  2 года назад

      Mình đã đọc và hiểu vì sao bạn lại có nhận xét như vậy, nhất là về ngành học marketing.
      1. Vấn đề hiện tại là có quá nhiều trường mở ra và tuyển sinh ồ ạt. Nhiều trường không có tiêu chuẩn đầu vào, chỉ cần đóng tiền là được học. Điều này làm giảm giá trị của tấm bằng rất nhiều khi đã bị thương mại hóa quá mức.
      2. Nạn “lạm phát điểm số” và “lạm phát bằng cấp” là có thật. Bây giờ đi đâu cũng thấy sinh viên và đại học, nó không còn khó và quý giá như trước đây nữa.
      3. Chương trình học chủ yếu thiên về lý thuyết hàn lâm. Học thì thấy mơ hồ, nhưng tin mình đi, sau này sẽ thấy nó hữu ích. Riêng về marketing thì nó sẽ giúp mình định hướng kế hoạch để có thể thực hiện chiến dịch từ đầu đến cuối. Nếu không nắm vững những lý thuyết đó thì rất khó phát triển lâu dài.
      4. Việc của sinh viên là phải chủ động tìm hiểu chứ nhà trường không thể nào dạy hết kiến thức được vì có quá nhiều và thay đổi liên tục.
      Khi tuyển dụng, vì có quá nhiều hồ sơ nên công ty vẫn phải lựa chọn dựa theo bằng cấp, trừ khi mình thực sự tài năng và thuyết phục họ làm ngược lại. Vì nếu không thfi lấy gì để chứng minh mình đã học gì, là ai và có tiềm năng thế nào.
      Cho nên, lên án nạn lạm phát bằng cấp, nhưng mục đích của giáo dục vẫn là để thay đổi tư duy để cải thiện con người. Không nhất thiết là phải vào đại học, trung tâm hay cao đẳng nghề cũng được. Nếu không học ở trường thì vẫn phải tự học.

    • @minhtuannguyen4699
      @minhtuannguyen4699 Год назад

      Mấy ba có biết là học xong cấp 3 mà ko học đại học thì phải đi NVQS ko vậy,đi 2 đến 3 năm về ,thời gian và tiền đâu mà học nữa mấy ba,lúc đó cắm đầu vào cơm áo gạo tiền,suót đời làm culi nhe

  • @nhanh1291
    @nhanh1291 Год назад +1

    Tôi chọn ĐH vì tôi ko biết con đường tốt nào để đi

  • @phamtangcuong3907
    @phamtangcuong3907 Год назад

    Really good

  • @huytrinhgia6014
    @huytrinhgia6014 Год назад +2

    East Laos 😂😂

    • @bocphottaichinh
      @bocphottaichinh  Год назад +3

      Đông Lào muôn năm

    • @ThiNguyen-ud4bi
      @ThiNguyen-ud4bi Год назад

      @@bocphottaichinh Có bằng cấp ở nước "Đông Lào" sẽ rất đâu đầu khi ở trong nước của hệ thống "xã nghĩa Đông Lào" ra nước ngoài xin việc với băng cấp ở xứ "Đại Học Đông Lào" thì đâu lòng vì không ai nhận đâu, nhưng đi du học có bằng ở xứ "tư bản giẫy chết" thì 😀🎈sáng giá!

  • @ShiverFoxess
    @ShiverFoxess 2 года назад +4

    Cái video này là nguyên nhân chính tại sao nhiều em thất bại sau khi học đại học 😔

  • @jinxtravel__1988
    @jinxtravel__1988 2 года назад +2

    Chốt 1 câu : đại học là tự học , ai tự lập được thì nên còn k sẽ chơi nhiều hơn học . Vậy thôi!

    • @bocphottaichinh
      @bocphottaichinh  2 года назад +3

      Phần lớn việc học ở đại học là tự lực. Nhưng vì có chương trình, tiêu chuẩn đầu vào và giảng viên giám sát cho nên được tin tưởng hơn. Nếu không vô thì phải tự nỗ lực để chinh phục người khác.

  • @giangg3110
    @giangg3110 2 года назад +7

    Vì nhiều lý do, tôi không theo học đại học. Nhưng tôi chưa từng nhìn nhận việc học đại học không quan trọng hay gì. Mà ngược lại, tôi luôn suy nghĩ lựa chọn con đường này sẽ bấp bênh và khó khăn gấp 10 lần. Cho nên mỗi ngày tôi đều cố gắng một chút, nhưng đó là do tôi nghĩ rằng mình cần "sửa chữa" sai lầm khi không theo học đại học. Tôi cũng rất hâm mộ những người có bằng cấp giỏi. Ra ngoài xã hội được gần 2 năm rồi. Điều tôi nhận ra cũng là sự thật hiển nhiên nhất, không có bằng cấp thì gặp nhiều khó khăn nếu muốn vươn lên. Chỉ thế mà thôi.

    • @bocphottaichinh
      @bocphottaichinh  2 года назад +16

      Lạm phát đại học, không phải ai cũng cần học
      Mục đích ban đầu của đại học là nghiên cứu hàn lâm và nâng cao tư duy. Nhất là trong ngành khoa học, y tế và kỹ thuật. Nhưng trong tầm 20 năm trở lại nay, đại học đã bị thương mại hóa đến mức tấm bằng không còn quý giá như trước đây nữa.
      Đến cỡ nào? Vào những năm 1980-2000, nếu nhà nào có con đậu đại học thì càng xóm làng sẽ biết. Vì tiêu chuẩn xét chọn không phải khó mà là siêu khó. Bạn phải thi tốt nghiệp THPT, sau đó mới thi đại học. Ngay cả cao đẳng hay trung cấp thời đó đã quý lắm rồi chứ không tràn lan như bây giờ.
      20 năm gần đây thì trào lưu thương mại giáo dục nở rộ. Người ta không coi đại học là nơi để nghiên cứu hàn lâm nữa mà là ngành công nghiệp tỷ đô. Mỹ tiên phong cho xu hướng này với hàng loạt trường mở cửa đón du học sinh, mở khóa tuyển sinh để chạy doanh thu. Sau đó là Anh, Canada và Úc.
      Việt Nam cũng ăn theo với số lượng đại học được tạo ra như nấm.
      Sự khác biệt giữa đại học, cao đẳng hay trường nghề là gì? Đó là mức độ hàn lâm và nghiên cứu.
      1. Y tế, kỹ thuật, khoa học thì khó, cho nên chỉ cấp cử nhân trở lên mới đào tạo được.
      2. Còn những ngành như kinh doanh, thiết kế đồ họa, viết, nghệ thuật hay phục vụ, trước đây được đào tạo bởi cao đẳng và trường nghề. Bởi vì nó không có cái gì hàn lâm. Bây giờ các trường nhét nó vô hệ cử nhân rồi làm lãng phí thời gian.
      Chính điều này đã hạ thấp giá trị bằng đại học. Không phải ngành nào cũng cần học ở cấp cử nhân. Đa số chỉ nên dừng lại ở cao đẳng.
      Với nạn lạm phát bằng cấp ở Việt Nam hiện nay thì cử nhân cũng ngang hàng với người không học. Hậu quả nghiêm trọng là nó tạo ra một hế hệ ảo tưởng lý thuyết và bằng cấp trong khi kiến thức thật còn thua xa người học trung cấp 20 năm trước đây.
      Cho nên tùy theo việc bạn muốn theo đuổi cái gì. Quan điểm cá nhân.

    • @lalin5544
      @lalin5544 2 года назад +2

      @@bocphottaichinh cho em hỏi em đang học năm nhất ngành ngôn ngữ Trung nhg em cảm thấy rất phí thời gian khi bắt buộc phải học những môn ko cần thiết vậy em có nên bảo lưu để chọn hướng đi học cao đẳng hay trung cấp ko ạ

    • @quanghoang241
      @quanghoang241 Год назад +2

      ⁠​⁠​⁠​⁠​⁠​⁠@@lalin5544 8 tháng rồi, bạn chưa bỏ học chứ, mình nghĩ không nên đâu, trung cấp hay cao đẳng gì thì cũng đều phải học mấy môn phụ đó hết

    • @lalin5544
      @lalin5544 Год назад +3

      @@quanghoang241 em chọn con đường khác rồi ạ

    • @__gacha_2313
      @__gacha_2313 Год назад

      ​@@bocphottaichinhxin chào bạn.Tôi có thể liên hệ với bạn qua phương tiện nào? bạn có thể cho tôi địa chỉ liên hệ không?

  • @VuaTommy
    @VuaTommy 2 года назад +1

    Bước đầu có bằng cấp dễ tiếp cận hơn so với người không bằng

    • @bocphottaichinh
      @bocphottaichinh  2 года назад +3

      Bước đầu luôn là quan trọng nhất. Đó là vì sao những bạn tốt nghiệp từ trường top luôn có lợi thế hơn. Nhưng về sau, khi làm việc vài năm, thì người ta ít quan tâm tới bằng cấp mà chỉ đánh giá năng lực.

  • @HuyQuoc-el9wc
    @HuyQuoc-el9wc Год назад +1

    tuỳ theo nghành thôi, trừ các nghành kỹ thuật, bác sĩ, kiến trúc.... còn các bằng cấp còn lại có thể tự học trên mạng, kiến thức còn mới hơn và hay hơn. cái qan trọng là b có kỹ luật cá nhân và ý chí trog đầu k. vì học giỏi chưa chắc làm giỏi, làm giỏi chưa chắc giàu có, giàu có chưa chắc học giỏi😂

  • @hieule-tw5cg
    @hieule-tw5cg Год назад +1

    Theo suy nghĩ của mình thì ở Việt Nam bằng cấp chỉ mang tính biểu tượng, thành tích chứ ko mang tính thực tiễn! Và nó sẽ ko quan trọng bằng kiến thức của bạn có được đằng sau cái bằng là gì! Có nghĩa là nếu bạn muốn có bằng và thậm chí bằng loại khá giỏi, bạn vẫn sẽ có được bằng nhiều cách khác nhau chứ ko hẳn là phải cố công học tập! Nhưng kiến thức của bạn hoàn toàn rỗng tuyếch thì cũng như không! Ở Việt Nam đang có một dạng lạm phát, đó là lạm phát sinh viên ra trường loại giỏi khi ra trường chiếm tỷ lệ khá cao 70-80%, cao hơn hẳn so với 10-20% của các trường nổi tiếng của Mỹ, Úc, Canada! Vậy tại sao sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp, vẫn đi làm trái ngành, thu nhập mang lại nhờ bằng cấp cũng ko cao!? Một đất nước với thế hệ trẻ tài ba, giỏi giang như vậy đáng lẽ phải phát triển vượt bậc lâu rồi chứ, tại sao vẫn cứ ì ạch và vẫn loay hoay tìm hướng phát triển!? Có ai lý giải dc những nghịch lý đó ko!?

  • @discoveryworld5276
    @discoveryworld5276 Год назад

    Vấn đề là người ta trả tiền cho bạn theo giá trị bạn tạo ra.. chứ không phải vì bằng của bạn..

  • @lucluongak47
    @lucluongak47 Год назад

    *Quy luật giữa cung và cầu thôi bạn. Cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ còn chạy grab cả ngày lẫn đêm thì cái bằng đại học có giá trị gì. Chưa kể ở Việt Nam thì "trí tuệ" xếp hàng thứ 4 trong "Hậu duệ, quan hệ, tiền tệ, trí tuệ, trì trệ". Phải có quan hệ, tiền tệ thì còn nói chuyện được, không thì vứt bằng ĐH vào sọt rác. Nếu đi làm công nhân không kinh nghiệm mà có bằng ĐH là bị loại từ vòng gửi xe.*

  • @deusvult3584
    @deusvult3584 Год назад

    cần gì có bằng, chỉ cần có thẻ...đảng !là giàu to ,còn bằng đại học đi lái taxi hay xuất khẩu lao nô ?

  • @DucNguyen-uc4lk
    @DucNguyen-uc4lk Год назад +4

    Như bác hồ kính yêu chẳng học hành có bằng cấp gì (vô học) nhưng trẻ em ai cũng được dạy là " phải học theo gương bác "