Cột lọc khử phèn mặn dùng loại vỏ inox hay composite

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 18 сен 2024
  • Như video trước có đề cập composite như một cái bể lắng khư thu nhỏ, thì các bạn hình dung nếu xây cái bể xử lý thế này thì nó vừa tốn diện tích chi phí mà tính hiệu quả không cao, vì vậy cột composite ra đời nó như cái bể thu nhỏ nhưng hiệu quả và kinh tế hơn rất nhiều lần.
    Như tôi dã nói về các hệ khử lọc ở video trước, đáng lẽ ra tôi chỉ giới thiệu về các hệ lọc nhưng vì sao lại thêm cái composite vào là vì hệ composite như tôi đã nói nó khác các hệ lọc kia nhưng nó được xem là phần không tể thiếu trong quy trình xử lý nước giếng khoan, nước nhiễm phèn... và nó cũng được xem là hệ tiền xử lý cho ra nước để các hệ lọc sau đó tiếp tục quy trình lọc nếu cần thiết. Vì các bộ lọc tổng, lọc nước uống...sẽ bị hỏng ngay nếu dùng nước nhiễm phèn bơm thẳng vào. Composite thì cũng có nhiều loại, như loại một cột dùng lọc thô, 2 cột hay 3 cột dùng cho nước giếng khoan nhiễm phèn...
    Nước giếng khoan nếu nhiễm phèn đó sẽ là loại nước gây ố vàng và ăn mòn rất mạnh với quần áo, kim loại gỉ sét hết bao gồm cả inox 304 cũng ố và gỉ sét. Chính vì thế nếu không có hệ tiền xử lý composte thì các hệ lọc sau tan nát hư hỏng hết.
    Trên thị trường hiện nay có 2 loại cột bằng inox và loại bằng composite truyền thống, mỗi loại đều có ưu điểm và khuyến điểm riêng.
    Loại cột composite truyền thống thì dễ vệ sinh do lớp vỏ trơn láng không bám bụi bẩn, không bị ăn mòn gỉ sét như đã nói ở trên. Nhược điểm là thay thế vật khó khăn hơn, nếu để ngoài trời nắng lâu thì phần nhựa theo năm tháng sẽ bị giòn và vỡ đồng thời nắng chiếu xuyên qua lớp vỏ bình cũng góp phần gây rong rêu bên trong cột lọc đồng thời lưới lọc cản bên trong bằng nhựa sau thời gian dùng cũng dễ gãy, vì vậy hiểu được nhược điểm của nó mà tránh để sử dụng lâu dài.
    Loại cột INOX thì khắc phục các nhược điểm của cột làm bằng composote truyền thống nhưng lại có vấn đề phát sinh là nó rất nặng và giá nó cao hơn nhiều, nó nặng kinh khủng luôn nha, bê vác đi đuối luôn. Đồng thời vỏ inox, thép...dể bị hen gỉ ăn mòn khi tiếp xúc với nước nhiễm phèn mặn, thay thế vậtt liệu cũng khó khăn chứ chẳng dễ dàng gì so với composote, có điều là thao tác nó không gây hỏng vỡ như cột bằng vật liệu composite thôi.
    Vì vậy, kết luật rằng dùng loại cột bằng inox hay bằng composite thì sau một thời gian sử dụng vẫn sẽ hư hỏng không bằng cách này thì bằng cách khác, việc ta có thể làm là biết được mặt hạn chế của nó mà tránh để tối đa tuổi thọ sử dụng thôi, còn việc nó hư hỏng là điều tất nhiên sẽ xảy ra, chứ không phải vấn đề cột bằng inox bằng composite nha.
    Vậy từ này giờ ta tìm hiểu về cột composite bao gồm chức năng, cấu tạo, chất liệu và câu hỏi đặt ra là nó hiệu quả khử tới đâu? Cột composite tính hiệu quả rất cao cho nước giếng khoan để khử phèn khử nặm...và nước đầu ra được dùng bình thường cho sinh hoạt.
    Nhưng con người luôn có sự đòi hỏi cao hơn và luôn muốn kết quả tốt hơn nữa thì hệ composite lúc này chỉ nên sử dụng như một hệ thống tiền xử lý nước, và nước sạch đầu ra của composite tiếp tục cho vào các hệ lọc khác, thì như vậy ta sẽ có nước siêu sạch theo đúng ý mong muốn. Còn việc đòi hỏi nước phải trong vắt khi chỉ dùng duy nhất composite thì không làm được nhé, nó chỉ là một dạng lắng khử thô.
    Cột composite còn được dùng để khử khuẩn và khử nước cứng, nhưng tính hiệu quả không cao, khử nước cứng bằng hạt cation phải thay liên tục khá vất vả, còn khử khuẩn thì kiểu như có càng tốt chứ không mong đợi nhiều.
    Như ta thấy, hệ khử, hệ lọc tuy khác nhau nhưng nó đều liên quan đến nhau, xử lý nước là một quy trình nhiều giai đoạn kết hợp lại với nhau chứ chẳng có cái nào chỉ một giai đoạn là xong tất cả mọi thứ đâu, nó liên quan đến nhau hết vì thế khi dùng phải biết dùng trong trường hợp nào.
    NÊN KẾT HỢP CẢ 2 HỆ LỌC VÀ KHỬ SẼ CHO KẾT QUẢ TỐT HƠN

Комментарии • 3

  • @vanhungngo1198
    @vanhungngo1198 6 месяцев назад +1

    Bác cho e hỏi xài 3 cột composite với lọc uf mà k có áp lực tự nhiên thì nên xài bơm 150w hay cao hơn ạ???

    • @kenhmua
      @kenhmua  6 месяцев назад

      Cũng không cần đến 150W đâu ạ, tầm 100 hay pana 125 là khỏe rồi

  • @kenhmua
    @kenhmua  Год назад +1

    Tiếp theo là Micro Filtration (MF)