# 75 TẠI SAO CHÚNG TA BỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG? LÀM SAO KHÔNG BỊ BỆNH NÀY? DR DI

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 26 мар 2023
  • - link đăng ký kênh tại
    / @dr.diquangbuimd2510
    TẠI SAO CHÚNG TA BỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG? LÀM SAO KHÔNG BỊ BỆNH NÀY?
    1. Vậy viêm niêm mạc dạ dày tá tràng khác loét niêm mạc dạ dày tá tràng thế nào?
    o Viêm niêm mạc khi dạ dày bị tổn thương lâu ngày, kéo dài dễ chuyển qua loét.
    o Vết trợt có ở nông hơn và không liên quan đến lớp cơ niêm.
    o Loét tổn thương qua lớp cơ niêm đến lớp dưới niêm nơi nhiều mạch máu mao.
    o Viêm cấp như viêm xung huyết, phù nề … đa số điều trị lành. Có thể viêm mãn tính như viêm dạng nốt, viêm teo chuyển sản ruột, nghịch sản tổn thương kéo dài theo video 74
    o Loét dạ dày có thể gây biến chứng xuất huyết, thủng dạ dày, hẹp môn vị nặng hơn là ung thư dạ dày.
    o Loét tá tràng hiếm gây ung thư khi bị loét dạ dày.
    2. Nguyên nhân loét dạ dày tá tràng
    • Vi khuẩn Helicobacter pylori, nếu H. pylori bị diệt trừ chỉ có 10% số bệnh nhân bị bệnh loét dạ dày tái phát, so với 70% số trường hợp bệnh nhân tái phát, tham khảo video 34
    • Sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không chứa Steroid, làm phá vỡ hàng rào bảo vệ, chiếm trên 50 số trường hợp loét dạ dày.
    • Hút thuốc lá nguy cơ tạo loét, khó lành vết loét và tăng tỷ lệ tái phát.
    • Rượu bia và các loại nước uống có cồn khác
    • Chế độ ăn uống không hợp lý, sinh hoạt không điều độ: thức khuya, thường xuyên bỏ bữa sáng, ăn uống không đúng giờ giấc, ăn khuya, lười vận động…
    • Căng thẳng thần kinh, rối loạn giấc ngủ hay sau phẫu thuật, chấn thương, bỏng hay nhiễm khuẩn nặng
    • Tuổi cao vì niêm mạc dạ dày mỏng theo tuồi, nhiễm H. pylori, khó ngủ dễ bị bệnh này.
    • Bệnh tăng tiết gastrin do u gastrin (Hội chứng Zollinger-Ellison).
    • Bệnh lý khác như bệnh Crohn, bệnh tinh bột, bệnh xơ gan, suy thận…kèm theo gây loét dạ dày tá tràng .
    • Nếu viêm dạ dày tá tràng, hiếm người bị viêm dạ dày tá tràng do tự miễn, loét dạ dày tá tràng không có nguyên nhân tự miễn.
    • Trào dịch mật tổn thương dạ dày gây viêm teo, chuyển sản ruột …
    3. Nội soi Loét dạ dày
    Mô tả một ổ loét theo 6S: vị trí (site), kích thước (size), hình dạng (shape), bề mặt (surface), xung quanh (surround), giai đoạn (stage).
    4. Biến chứng
    4.1 xuất huyết tiêu hóa
    4. 2 Hẹp môn vi
    4.3 Thủng dạ dày
    4.4 Ung thư dạ dày
    *Ung thư sớm: ung thư có sự xâm lấn tại chỗ còn giới hạn ở niêm mạc và dưới niêm mạc.
    *Ung thư tiến triển: vượt quá lớp dưới niêm mạc và bắt buộc phẫu thuật.
    5. Các trường hợp nào cần nội soi theo dõi để tránh biến chứng?
    1. Các trường hợp viêm dạ dày mạn tính như viêm dạ dày dạng nốt, viêm teo niêm mạc dạ dày, chuyển sản ruột sau cắt bỏ niêm mạc dạ dày khi bị nghịch sản.
    2. Các trường viêm trợt niêm mạc dạ dày, loét dạ dày.
    3. Các trường hợp sau điều trị xuất huyết do loét dạ dày tá tràng, sau mổ do hẹp môn vị tá tràng, thủng do loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày .
    4. Không soi kiểm tra loét tá tràng sau điều trị thường qui, tuy nhiên các trường hợp loét lớn trên 2cm, tuổi trên 50, loét tái phát, loét không rõ nguyên nhân, loét có triệu chứng kéo dài.
    6. Điều trị
    6.1 Điều chỉnh lối sống
    6.2. Điều trị thuốc lành ổ loét
    6.3 Điều trị nguyên nhân gây loét, chống tái phát.
    Tuy nhiên thực tế có số người trước đây bị loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa do hay thủng da dày nhưng vài năm sau vào viện lại bị loét, xuất huyết hay thủng da dày tá tràng tái phát.
    7. Phòng ngừa loét dạ dày tá tràng:
    • Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi làm việc hợp lý.
    • Duy trì việc luyện tập thể dục thể thao hàng ngày .
    • Hạn chế căng thẳng, stress.
    • Hạn chế tối đa những đồ uống có chứa cồn.
    • Tránh lây nhiễm vi khuẩn HP, nên uống thuốc diệt trừ vi khuẩn HP khi phát hiện bị nhiễm, tham khảo video 26,28,30,32,34
    • Kiểm tra H.pylori soi dạ dày trước khi dùng kháng viêm, giảm đau, thuốc chống đông.
    • Khi cần dùng kháng viêm, giảm đau, thuốc chống đông nên dùng thuốc bảo vệ dạ dày.
    • Chú ý sau phẫu thuật lớn, chấn thương, bỏng hay nhiễm khuẩn nặng cần uống thuốc bảo vệ dạ dày .
    • Đi khám ngay khi có triệu chứng về tiêu hóa và điều trị lành loét nếu có và chống tái phát.
    • Chú ý chống trào ngược dịch mật .
    Tham khảo:
    www.msdmanuals.com: MSD MANUAL - Phiên bản dành cho chuyên gia www.uptodate.com: UPTODATE- Peptic ulcer disease: Clinical manifestations and diagnosis, Treatment and secondary prevention - 02/203 noisoi.com.vn/index.php/dao-ta... Nội soi dạ dày tá tràng, Bệnh viện Chợ Rẫy. Guideline Appropriate use of GI endoscopy, ASGE (2012)

Комментарии • 7

  • @HauNguyen-jp4qv
    @HauNguyen-jp4qv Год назад

    Cảm ơn sự nhiệt tình của bác. Vừa có tâm vừa giải thích vừa dể hiểu, bầu giờ ít có bác sỹ nào có tâm huyết và nhiệt tình như bác, con đi khám bác sỹ rất vô tình, khám qua loa, ăn uống thì không căn dặn bệnh nhân như thế nào. Chỉ bán thuốc và uống, mỗi lần đi khám và nội soi như vậy nhà xa. Mất thời gian công việc, và rất nhiều tiền bác ạ. Con chúc bác nhiều sức khỏe ra nhiều video ý nghĩa như vậy để con và người dân việt nam mình rất cần ạ ❤️

  • @tiffanyle9241
    @tiffanyle9241 Год назад

    Nhờ xem các clip về tiêu hoá của bác mà cả nhà em biết ý thức về ăn uống, cảm ơn và chúc bác luôn mạnh khỏe để giúp cộng đồng bảo vệ sức khỏe!

  • @thanhho3950
    @thanhho3950 Год назад

    Những video của bác si toàn kiến thức bo ích và rất cần thiết cho công đồng, cảm ơn bác si rất nhiều.

  • @hoaphamthi3410
    @hoaphamthi3410 Год назад

    Dạ, cảm ơn sự giải thích, nhắc nhở của Bác sỹ

  • @copphanvan7302
    @copphanvan7302 8 месяцев назад

    Kính chúc SK bác sĩ, like 🎉

  • @loipham5718
    @loipham5718 Год назад

    Cảm ơn bác sĩ

  • @copphanvan7302
    @copphanvan7302 8 месяцев назад

    Like