(4) Hồi ký: Võ Minh - loạt đạn AK 5 tên địch đổ gục giãy giụa kêu la

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 13 сен 2024
  • Tôi - Một thành viên trong Hội Cựu chiến binh của trung đoàn 2 7 mốt miền Đông Nam bộ anh hùng. Cách đây 36 năm, nếu tính chính xác là từ ngày 9 tháng 11 năm 1971, gần 3 ngàn cán bộ chiến sĩ trung đoàn chúng tôi, chủ yếu từ các miền quê Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và một số nữa là ở các tỉnh khác, rời miền Bắc hậu phương, hành quân cuốc bộ vượt dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, để bổ sung lực lượng chiến đấu cho chiến trường miền Đông Nam bộ.
    Suốt cả một chặng đường dài hành quân, với bao vất vả, khó khăn, gian khổ. Lội suối, trèo đèo, vượt qua những con dốc cao dựng đứng. Tập kích, phục kích, chống càn, chốt chặn, công đồn địch đều từng nếm trải. Bao miền đất lạ chúng tôi đã qua, có rất nhiều đồng đội thân yêu nằm lại đó.
    Chiến tranh quá khắc nghiệt, nó đã ngốn đi không biết bao nhiêu con người và sức lực của chúng ta. Chúng tôi muốn quên đi, muốn chôn nó chặt sâu vào dĩ vãng. Mới ngày nào đó, cả trung đoàn 2 7 mốt cùng hành quân vào chiến trường. Quân đi nườm nượp chen kín mặt đường Trường Sơn. Nhìn về phía trước, phía sau vẫn không thể nào thấy được người đi đầu hay đi cuối đoàn quân.
    Quân số lúc đó gần ba nghìn người. Thế mà giờ đây, ngồi điểm lại, không biết có còn được ba trăm người nữa không? Dẫu biết rằng: Sau gần bốn chục năm, có rất nhiều người do vết thương tái phát, hay di chứng của những cơn sốt rét giữa rừng Trường Sơn hoặc một lý do nào đấy đã đưa họ về thế giới bên kia vĩnh hằng. Để về cùng với tổ tiên, về với những người đồng đội, đã mãi mãi nằm lại ở nơi chiến trường xa mà chưa hề được hưởng một giây phút của ngày toàn thắng, hoà bình, thống nhất đất nước.
    Nhưng vẫn còn đó, những người bố, người mẹ và những thân nhân của những người đã hy sinh, cả cuộc đời còn lại vẫn khắc khoải trông chờ những đứa con rứt ruột đẻ ra, nuôi khôn lớn, đã ra đi mãi mãi không về. Ngay với tôi, có hai người bạn thân thiết là Trần Ngọc Nam và Trần Văn Hồng, cùng học một lớp thời phổ thông, cùng nhập ngũ một ngày, cùng một đơn vị đi vào chiến trường, vừa mới tham gia chiến trận được một thời gian ngắn, hai anh đã nằm lại trên mảnh đất chiến trường, không còn cơ hội để trở về gặp lại bố mẹ và những người thân nữa. Không thực hiện được lời hứa của mình và lời nguyện ước, mong đợi của người cha, người mẹ trong lần gặp cuối cùng, kể từ ngày chia tay các anh trước lúc lên đường ra tuyến lửa:
    - Các con ra đi, chân cứng, đá mềm. Hãy nhớ trở về với bố mẹ! Bố mẹ ở nhà sẽ đợi chờ con!
    Thế mà, các anh đã ra đi mãi mãi, để cho bố mẹ già tuổi đã ngoài tám, chín mươi, còn mang trên mình những căn bệnh hiểm nghèo, vẫn nén chịu bao đau đớn, gồng mình khắc khoải được sống, mong ngóng chờ đợi đứa con của mình trở về…
    Như bố anh Hồng lúc chuẩn bị về với tổ tiên, ông đã cố gắng gượng một chút sức lực còn lại, gọi vợ và các con đến, chỉ để trăng trối một nguyện ước cuối cùng:
    - Tổ tiên, ông bà đã đến gọi về, bố không còn có điều kiện chờ thêm được nữa. Bà nó và các con cố mà tìm thằng Hồng về nhé…
    "Về đi anh!... về cho mẹ yên lòng". Giờ đây, trong ba đứa chỉ còn lại một mình tôi được may mắn trở về sau cuộc chiến, tuy còn phải mang theo mình bảy mảnh đạn đang nằm trong đầu và một số nữa nằm rải rác trong người.
    Mới ngày nào đấy, đồng đội của tôi còn ngồi chật cả một toa tàu chở hàng, từ ga Cầu Giát vào Vinh, trên con đường đi vào mặt trận. Giờ đây, khi kiểm lại chả còn được nhiều người nữa? Nếu như bây giờ chúng tôi tập hợp để lại ngồi vào trong toa tàu ngày ấy, sẽ lọt thỏm vào không gian mênh mông đó.
    Đơn vị do tôi trực tiếp chỉ huy thời đó có 26 người, chủ yếu thuộc vùng quê huyện Nga Sơn, Thanh Hoá, số còn lại ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên… Cuối tháng 2 năm 1 nghìn 974, tôi bị thương phải xa anh em ra miền Bắc điều trị, mấy năm gần đây, mới có điều kiện đi về các địa phương và nhờ các Cựu chiến binh nơi đó tìm lại các anh. Vậy mà…!
    Đặc biệt, có mười một người trong cùng một xã Nghi Yên (Nghi Lộc, Nghệ An). Đó là các bạn: Định, Phong, Trúc, Nghiêm, Trung, Thanh, Thái, Nhung, Cam, Luyện, Thiện cùng với chúng tôi ở trong toa tàu ra trận ngày nào. Sau cuộc chiến chỉ còn có hai anh được trở về, mà thực ra bây giờ chỉ còn có một.
    Người còn lại là Cựu chiến binh Hoàng Văn Trung, đã để lại ở chiến trường năm nào một cánh tay. Cuộc sống đời thường của anh quá nhiều khó khăn, giờ lại càng thêm vất vả, nhưng không khuất phục và đầu hàng đói nghèo, tự mình cố gắng vượt lên, để giành chiến thắng.

Комментарии • 5

  • @lyvuthi8554
    @lyvuthi8554 5 месяцев назад +3

    Vô cùng thương tiếc và biết ơn các anh những người con ưu tú của dân tộc. Mong rằng đất nước ta sẽ không còn cảnh đau thương, tàn khốc này nữa.

  • @user-ex3lu3ln6p
    @user-ex3lu3ln6p 5 месяцев назад +1

    thương các anh quá chiến đấu dũng cảm hy sinh anh dũng cảm ơn các anh hùng liệt sĩ để cho chúng ta có cuộc sống hòa bình hôm nay

  • @CAOSON-y7o
    @CAOSON-y7o 5 месяцев назад +2

    CÔNG ƠN BỘ ĐỘI LIỆT SỸ ...MÃI MÃI TRONG LÒNG DÂN TỘC

  • @ThiNguyen-pw5qh
    @ThiNguyen-pw5qh 4 месяца назад

    K co các ah lấy dau ra cuộc sống ngày hôm nay đổi doi nho ổn các ah

  • @vanamao1568
    @vanamao1568 5 месяцев назад

    Cán bộ hưu yếu quá