Nam Hoa Kinh -Trang Tử - Chương 16 : Thiện Tính ( Sửa Tính ) - Dịch Giả : Nguyễn Hiến Lê
HTML-код
- Опубликовано: 5 фев 2025
- Nam Hoa kinh
Tác phẩm văn học Trung Quốc do Trang Chu viết
Trang Tử, hay còn được biết đến rộng rãi hơn trong tiếng Việt với tên gọi Nam Hoa kinh, là một tác phẩm triết học, văn học Trung Quốc cuối thời Chiến Quốc (476-221 TCN) thường được cho là do Trang Chu viết. Tác phẩm chứa đựng nhiều điển tích và ngụ ngôn diễn đạt tư tưởng thái thậm vô vi của Đạo gia. Nam Hoa kinh cùng với Đạo đức kinh là hai tác phẩm quan trọng nhất của Đạo giáo.
Nam Hoa kinh là một tập hợp các giai thoại, ngụ ngôn, trọng ngôn và chi ngôn được thể hiện bằng thủ pháp nghệ thuật đặc sắc. Các giai thoại và ngụ ngôn trong Nam Hoa kinh trình bày quan điểm tư tưởng triết lí nhân sinh, cũng như cách nhìn nhận của con người về thị phi, thiện ác, sinh tử và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trong khi các triết gia Trung Quốc khác thường chú trọng tới vấn đề luân thường đạo lý hay trách nhiệm của mỗi cá nhân thì Trang Chu lại đề cao sự vô vi, hướng con người tới cảnh giới tiêu diêu tự tại để đắc Đạo.
Tuy thường được biết đến với vai trò của một tác phẩm triết học, song Nam Hoa kinh được đánh giá là một trong những áng văn chương vĩ đại nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc, được Kim Thánh Thán liệt vào hạng nhất trong lục tài tử thư và được các học giả hiện đại xem là "tác phẩm quan trọng nhất thời Tiên Tần trong ngành nghiên cứu văn học Trung Quốc". Là một tuyệt tác ở cả mặt triết học lẫn văn học, Nam Hoa kinh có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều tác giả Trung Quốc và các nước đồng văn trong suốt 2.000 năm lịch sử. Nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Tư Mã Tương Như, Tư Mã Thiên thời Tây Hán, Nguyễn Tịch, Đào Tiềm thời Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều (222-589), Lý Bạch thời Đường (618-907), Tô Đông Pha và Lục Du thời Tống (960-1279), hay Nguyễn Trãi thời Lê Sơ (1428-1527) ở Việt Nam và Matsuo Bashō thời Edo (1603-1868) ở Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Nam Hoa kinh.
Lịch sử
Tác giả và lịch sử nội dungi
Nam Hoa kinh thường được cho là do Trang Chu, cũng được gọi là Trang Tử, thời Chiến Quốc viết. Những sự tích truyền lại về cuộc đời Trang Chu thưởng rất mơ hồ. Ông được cho là sinh vào khoảng năm 369 TCN tại đất Mông (蒙), nước Tống (Thương Khâu, Hà Nam ngày nay) và qua đời vào khoảng năm 301, 295, hoặc 286 TCN. Trang Chu có lẽ đã từng sinh sống một thời gian tại nước Sở và sau đó là tại kinh đô Lâm Truy của nước Tề.[Tuy tiểu sử của ông được Tư Mã Thiên ghi chép lại trong "Trang Tử liệt truyện" của Sử ký, nhưng hầu hết thông tin về ông trong tác phẩm này dường như cũng chỉ được rút ra từ chính các điển tích trong Nam Hoa kinh.
Kể từ thời nhà Hán (206 TCN - 220), chỉ có 7 thiên đầu tiên của Nam Hoa kinh, gọi là "Nội thiên" (內篇), được xác định là do chính Trang Chu viết - một quan điểm được phần lớn học giả ngày nay chấp nhận. Tuy nhiên, việc liệu có bất kỳ thiên nào trong số 26 thiên còn lại thuộc "Ngoại thiên" (外篇) và "Tạp thiên" (雜篇) do Trang Chu viết hay không vẫn luôn là một đề tài tranh luận trong giới nghiên cứu. Các học giả Trung Quốc từ thời nhà Tống đã xác định rằng một phần của tác phẩm có thể không phải do Trang Chu viết mà là do hậu thế thêm vào. Tuy không chắc chắn về tác giả của các thiên thuộc các phần "Ngoại thiên" và "Tạp thiên" song hầu hết các học giả đều chấp nhận rằng toàn bộ 33 thiên của Nam Hoa kinh đều có niên đại từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 2 TCN.
Hình thái của Nam Hoa kinh trước thời nhà Hán vẫn còn là một bí ẩn, nhưng những ảnh hưởng của Nam Hoa kinh trong các tác phẩm triết học cuối thời Chiến Quốc như Quản Tử, Hàn Phi Tử, Hoài Nam Tử hay Lã thị Xuân Thu đã phần nào cho thấy sức ảnh hưởng của tác phẩm này tại hai nước Tề và Sở trong thế kỷ 3 TCN. Trong Sử ký, Tư Mã Thiên có nói rằng "sách Nam Hoa kinh có hơn mười vạn chữ", đồng thời cũng liệt kê một số thiên như "Ngư phủ", "Đạo chích", "Khư Khiếp", "Cang Tang Sở" nhưng không nhắc đến hai thiên quan trọng là "Tiêu dao du" và "Tề vật luận". Trong Hán Thư, Ban Cố ghi rằng Nam Hoa kinh gồm 52 thiên, được nhiều học giả xem là hình thái gốc của tác phẩm. Một vài dị bản khác của Nam Hoa kinh vẫn còn tồn tại tới tận thời nhà Đường (618-907), song một phiên bản ngắn hơn, phổ biến hơn gồm 33 thiên do Quách Tượng đời Tây Tấn chú giải mới chính là nguồn gốc của phiên bản lưu truyền ngày nay.
Năm 742, Đường Huyền Tông xuống chiếu sắc phong cho Trang Chu làm "Nam Hoa Chân nhân" (南華真人) và ban tên cho bộ sách của ông là Nam Hoa chân kinh (南華真經), chính thức liệt tác phẩm vào hàng kinh điển của Trung Hoa cổ đại. Tuy nhiên, phần lớn Nho gia Trung Quốc đều không xem 3Nam Hoa kinh là một "kinh" (經) thực sự do nó không phải là một tác phẩm Nho giáo
#trangtu #namhoakinh #buddhistart #phuongdong #triethoc #nguyenhienle #troi #thien #tinh