Bệnh tăng bạch cầu ái toan là gì | Bác Sĩ Của Bạn || 2021

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 10 май 2021
  • Bệnh tăng bạch cầu ái toan là gì | Bác Sĩ Của Bạn || 2021
    Hãy cùng Bác sĩ của bạn và BS CKI Ngô Văn Tân ( Chuyên khoa huyết học) tìm hiểu về bệnh tăng bạc cầu ái toan là gì.
    Tăng bạch cầu ái toan (eosinophil) là tình trạng các tế bào bạch cầu ái toan trong máu, trong mô hoặc một số tạng tăng lên một cách bất bình thường.
    Tình trạng này cũng có thể là quá trình hình thành bạch cầu ái toan bị rối loạn, hoặc là tích tụ bất thường hay thiếu hụt một loại bạch cầu nào đó.
    Khi loại bạch cầu này tăng lên thường liên quan đến đáp ứng điều hòa miễn dịch, xảy ra ở nhiều quá trình bệnh lý, bao gồm phản ứng viêm, dị ứng, ung thư và nhiễm ký sinh trùng.
    Tăng bạch cầu ái toan là một biểu hiện của vấn đề về huyết học cần được tìm hiểu và chẩn đoán. Một số nguyên nhân sau có thể làm tăng bạch cầu ái toan:
    Do dị ứng: viêm mũi dị ứng, dị ứng cơ địa, hen phế quản.
    Do các rối loạn ở bệnh da: bệnh Pemphigus, dạng nốt như Pemphigus, viêm nút động mạch (Polyarteritis Nodosa).
    Do nhiễm trùng các bệnh nhiệt đới, đặc biệt là ký sinh trùng: giun xoắn (Trichinosis), nấm Aspergillus, bệnh Hydatidosis, giun mạch Angiostrongylus, giun đũa A.lumbricoides, giun Capillaria spp, ấu trùng sán lợn (Cysticercosis), sán dải Echinococcus, sán lá gan lớn (Fascioliasis), giun chỉ (Filariasis), giun đầu gai (Gnathostomiasis), sán lá phổi (Paragonimiasis), sán máng (Schistosomiasis), giun lươn (Strongyloidiasis), giun đũa chó (Toxocara canis), giun tóc Trichuris trichiura.
    Do nhiễm vi khuẩn: sốt hồng ban (Scarlet Fever), bệnh phong (Leprosy).
    Do các bệnh lý mạch máu hoặc liên quan đến sợi collagen: viêm khớp dạng thấp (RA - Rheumatoid Arthritis), viêm quanh động mạch (Periarteritis), lupus ban đỏ hệ thống (SLE - Systemic Lupus Erythematosus), hội chứng đau cơ tăng bạch cầu ái toan (EMS - Eosinophilia-Myalgia Syndrome).
    Do sử dụng thuốc hoặc xạ trị: liệu pháp tia xạ, thuốc Aspirin, Chlorpropamide, Erythromycin, Imipramine, Methotrexate, Nitrofurantoin, Procarbazine, Sulfonamides.
    Do rối loạn tăng sinh tủy và các bệnh ác tính khác: bệnh tăng bạch cầu tủy bào mạn tính (CML), u lympho Hodgkin, u lympho Non-Hodgkin, bệnh đa hồng cầu, xơ hóa tủy xương (Myelofibrosis).
    Do nguyên nhân khác: viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan (EG - Eosinophilic Gastroenteritis), bệnh Sarcoidosis, bệnh Addison, hội chứng Loeffler.
    Phân loại theo đặc tính nguyên nhân
    Tăng bạch cầu ái toan ngoại biên có thể được chia làm 3 loại là: tăng nguyên phát, thứ phát và tự phát.
    Tăng nguyên phát: thường gặp trong những bệnh lý máu ác tính như rối loạn sinh tủy mạn tính, ung thư bạch cầu cấp.
    Tăng thứ phát: thường do nhiễm ký sinh trùng, bệnh cảnh tình trạng dị ứng, tự miễn, ngộ độc, thuốc men, rối loạn nội tiết .
    Tăng tự phát: được chẩn đoán khi loại trừ tăng nguyên phát và thứ phát.
    Tăng bạch cầu ái toan liên quan với các bệnh dị ứng.
    Tăng bạch cầu ái toan với tổn thương thâm nhiễm phổi.
    Nhiễm HIV và bệnh lý suy giảm miễn dịch.
    Tăng bạch cầu ái toan do nhiễm ký sinh trùng: chủ yếu là ký sinh trùng đa bào. Mức độ tăng nhiều hay ít phản ánh tình trạng xâm nhập mô của ký sinh trùng.
    Tăng bạch cầu ái toan liên quan đến các bệnh về da.
    Tăng bạch cầu ái toan kèm tổn thương nhiều cơ quan.
    U dưỡng bào.
    Hội chứng tăng bạch cầu ái toan tự phát.
    Ung thư bạch cầu ái toan cấp.
    U Lympho.
    Bệnh tắc nghẽn động mạch
    Suy giảm miễn dịch.
    Chỉ số bình thường của bạch cầu ái toan là khoảng từ 50 - 500 tế bào/microlit máu và có tỷ lệ là khoảng 2 - 11%.
    Tăng bạch cầu ái toan trong máu là khi số lượng bạch cầu ái toan lớn hơn 450 tế bào/microlit máu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đều dùng ngưỡng 350 - 500 tế bào và cho đây là mức bình thường.
    Nếu tăng tỷ lệ bạch cầu ái toan nhưng không tăng số lượng tuyệt đối (do giảm các dòng bạch cầu khác) có thể gây nhầm lẫn trong chẩn đoán.
    Số lượng bạch cầu ái toan thay đổi trong ngày, thường cao vào buổi sáng sớm và thấp vào buổi trưa.
    Số lượng bạch cầu ái toan cũng cao hơn ở trẻ trong giai đoạn chu sinh và giảm dần đi khi trẻ lớn dần.
    Khi có thai thì bạch cầu ái toan giảm nhưng khi chuyển dạ thì gần như biến mất khỏi máu ngoại vi.
    Sử dụng một số thuốc hoặc chế phẩm có thể tác động và làm thay đổi chỉ số bạch cầu ái toan trong máu.
    Bác sĩ của bạn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa. Các bài viết của Bác Sĩ Của Bạn chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
    #bacsicuaban #bachcauaitoan #bachcau

Комментарии • 7

  •  2 года назад +4

    Những thông tin chương trình Bác Sĩ Của Bạn cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

  • @tienhathi5165
    @tienhathi5165 Год назад +1

    Cám ơn Bác sĩ đã chia sẻ bài viết này . thật tuyệt vời và rất ý nghĩa chúc Bác sĩ nhiều SK

  • @xanhdienmay306
    @xanhdienmay306 7 месяцев назад

    ❤biết ơn chương trình và bác sĩ

  • @nguyeninh4175
    @nguyeninh4175 Год назад

    Nói dẻo rõ

  • @kimhue3796
    @kimhue3796 2 года назад

    Cảm ơn bác sỹ đã tư vấn

  • @thuhuongmai40
    @thuhuongmai40 9 месяцев назад

    bach cấu cao 1.56

  • @kimhue3796
    @kimhue3796 2 года назад

    Có thuốc gì đấy lùi bệnh ko a