Theo tôi thì Ngài Thích Ca đã nhập toàn giác, nên khi còn tại thế ngài thường xưng là Như Lai mà Như Lai cũng đồng nghĩa là Thượng Đế... Trong các bộ kinh của đại thừa có miêu tả Như Lai là vô hình, vô tướng, vô thanh, vô sắc....Trong kinh kim cang có viết: "Nhược dĩ sắc kiến Ngã, dĩ âm thanh cầu Ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai." Đây là tướng của Đấng tạo hóa, năng lực biến hóa vô biên không gì là không có. Trong 260 từ tâm kinh Bát có viết " Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc.." Trong câu này Không là nghĩa Như Lai, Là nghĩa Thượng Đế...Như vậy có nghĩa là dời Như lai chẳng có chúng sinh, dời chúng sinh chẳng có Như Lai, Chúng sinh cũng chính là Như Lai, Như Lai cũng chính là chúng sinh. Như Lai là cõi Không có không gian nên có mặt ở mọi, nơi, mọi cõi giới, không có thời gian nên chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng sinh diệt nên trường tồn bất biến, thường định, thường hằng..có mặt trong tất cả chúng sinh, trong muôn loài, vũ trụ, vạn vật...vì tâm còn vô minh, mê muội, chấp ngã nên chưa thể nhận biết được hạt giống quý báu này. Trong một số tài liệu Phật giáo khi luận giải kinh vì chấp trước nên thường cho rằng Phật Tổ Như Lai cũng chính là Phật Thích Ca vì thấy Ngài xưng là Như Lai, điều này vô cùng tệ hại vì dẫn đến nhiều người cho rằng Phật giáo là hoang đường, thiếu biện chứng khoa học...sự thực Như Lai trong kinh của Phật giáo là hàm nghĩa chỉ tới sự giác ngộ (ngộ ra cái Giác) đến Đấng tạo hóa, Thượng Đế, là siêu Trí tuệ, là Trí tuệ Phật, vô lượng vô biên, rộng lớn, không thể nghị bàn, còn Ngài Thích Ca Mâu ni cũng như chúng sinh, Ngài đã từng nói " Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành" sự khác biệt duy nhất là Ngài đã tu hành thành đạo, cái giả ngã đã nhập vào chân ngã, trí tuệ Ngài đã nhập hoàn toàn vào Trí Tuệ Phật, khi đó thân Ngài là thân Phật, tuệ Ngài là tuệ Phật..Trước khi Ngài Thích Ca được sinh ra Phật đã có rồi, Nhu lai đã có rồi, vậy sao có thể nói ngài với Như Lai là một, nhưng tuy nhiên hai lại là một vì khi thành đạo rồi chẳng còn Thái tử Tất Đạt Đa nữa, cũng chính vì điểm này mà dễ dẫn đến nhầm lẫn. Từ tất cả những vấn đề ở trên ta có thể đi đến kết luận rằng sau khi nhập diệt Đức Thích ca Mâu Ni nói riêng, các vị Phật, các Đấng toàn giác nói chung, không hề dời thế giới này một sát na cho đến trăm, nghìn phần sát na, Ngài đã thoát li sanh tử, biến hiện khắp nơi, trong vạn vật, mọi cõi giới, bất kì lúc nào, đâu chỉ có vào một ngày nào đó hàng năm.. vì chúng sinh mang tâm chấp, quên nhớ, vô thường nên có cụ thể một ngày nào đó để nhắc nhở chúng sinh mà thôi..Vạn Pháp đều là phương tiện... dời Giả chẳng Chân, dời Chân chẳng Giả... Xin trân thành cảm ơn toàn thể Quý vị! Chúc Quý vị Tâm thành viên mãn!...
Theo tôi thì Ngài Thích Ca đã nhập toàn giác, nên khi còn tại thế ngài thường xưng là Như Lai mà Như Lai cũng đồng nghĩa là Thượng Đế... Trong các bộ kinh của đại thừa có miêu tả Như Lai là vô hình, vô tướng, vô thanh, vô sắc....Trong kinh kim cang có viết: "Nhược dĩ sắc kiến Ngã, dĩ âm thanh cầu Ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai." Đây là tướng của Đấng tạo hóa, năng lực biến hóa vô biên không gì là không có. Trong 260 từ tâm kinh Bát có viết " Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc.." Trong câu này Không là nghĩa Như Lai, Là nghĩa Thượng Đế...Như vậy có nghĩa là dời Như lai chẳng có chúng sinh, dời chúng sinh chẳng có Như Lai, Chúng sinh cũng chính là Như Lai, Như Lai cũng chính là chúng sinh. Như Lai là cõi Không có không gian nên có mặt ở mọi, nơi, mọi cõi giới, không có thời gian nên chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng sinh diệt nên trường tồn bất biến, thường định, thường hằng..có mặt trong tất cả chúng sinh, trong muôn loài, vũ trụ, vạn vật...vì tâm còn vô minh, mê muội, chấp ngã nên chưa thể nhận biết được hạt giống quý báu này. Trong một số tài liệu Phật giáo khi luận giải kinh vì chấp trước nên thường cho rằng Phật Tổ Như Lai cũng chính là Phật Thích Ca vì thấy Ngài xưng là Như Lai, điều này vô cùng tệ hại vì dẫn đến nhiều người cho rằng Phật giáo là hoang đường, thiếu biện chứng khoa học...sự thực Như Lai trong kinh của Phật giáo là hàm nghĩa chỉ tới sự giác ngộ (ngộ ra cái Giác) đến Đấng tạo hóa, Thượng Đế, là siêu Trí tuệ, là Trí tuệ Phật, vô lượng vô biên, rộng lớn, không thể nghị bàn, còn Ngài Thích Ca Mâu ni cũng như chúng sinh, Ngài đã từng nói " Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành" sự khác biệt duy nhất là Ngài đã tu hành thành đạo, cái giả ngã đã nhập vào chân ngã, trí tuệ Ngài đã nhập hoàn toàn vào Trí Tuệ Phật, khi đó thân Ngài là thân Phật, tuệ Ngài là tuệ Phật..Trước khi Ngài Thích Ca được sinh ra Phật đã có rồi, Nhu lai đã có rồi, vậy sao có thể nói ngài với Như Lai là một, nhưng tuy nhiên hai lại là một vì khi thành đạo rồi chẳng còn Thái tử Tất Đạt Đa nữa, cũng chính vì điểm này mà dễ dẫn đến nhầm lẫn. Từ tất cả những vấn đề ở trên ta có thể đi đến kết luận rằng sau khi nhập diệt Đức Thích ca Mâu Ni nói riêng, các vị Phật, các Đấng toàn giác nói chung, không hề dời thế giới này một sát na cho đến trăm, nghìn phần sát na, Ngài đã thoát li sanh tử, biến hiện khắp nơi, trong vạn vật, mọi cõi giới, bất kì lúc nào, đâu chỉ có vào một ngày nào đó hàng năm.. vì chúng sinh mang tâm chấp, quên nhớ, vô thường nên có cụ thể một ngày nào đó để nhắc nhở chúng sinh mà thôi..Vạn Pháp đều là phương tiện... dời Giả chẳng Chân, dời Chân chẳng Giả...
Xin trân thành cảm ơn toàn thể Quý vị! Chúc Quý vị Tâm thành viên mãn!...