Nhiễm khuẩn tiết niệu do E. coli đề kháng quinolon tiết β-Lactamase - ESBL

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 27 авг 2024
  • Bình bệnh án: Nhiễm khuẩn tiết niệu do E. coli đề kháng quinolon tiết β-Lactamase - ESBL (beta-lactamase phổ rộng)
    ----------------------------------------
    Bệnh nhân nữ, 38 tuổi.
    Tiền sử:
    + Nhọt, điều trị Amoxicillin/kali clavulanate trong 5 ngày. Cách đây 2 tháng.
    + Viêm họng cấp, điều trị với cefixime trong 10 ngày. Thời gian: cách đây 1 tháng.
    + Nhiễm khuẩn tiết niệu, đã điều trị trước đó với:
    TMP/SMZ trong 7 ngày (đợt 1).
    Ciprofloxacin trong 7 ngày (đợt 2).
    Levofloxacin trong 7 ngày (đợt 3).
    Khám:
    - Tiểu buốt, tiểu dắt, không có tiểu máu, mủ.
    - Đau nhẹ vùng khớp mu khi nhịn tiểu.
    - Không sốt.
    - Rung thận (-)
    - Bập bềnh thận (-)
    - Chạm thận (-)
    - Điểm đau niệu quản (-).
    Cận lâm sàng: Không có gì bất thường.
    Ngoại trừ Creatinine huyết tăng nhẹ 1,2 mg/dl (0,5 - 1,1 mg/dl)
    Chẩn đoán: Viêm bàng quang không có biến chứng
    --------------------------------------------------
    Từ kết quả cấy kháng sinh đồ cho thấy: E. coli đề kháng với các cephalosporin nhưng lại nhạy cảm với β-Lactamase inhibitor (acid clavulanic, sulbactam, tazobactam).
    → Có thể dự đoán là ESBL loại A.
    Giải thích: Vì β-Lactamase loại A nhạy cảm với chất ức chế β-Lactamase có trên thị trường (sulbactam, acid clavulanic, tazobactam) ngoại trừ KPC (K. pneumoniae carbapenemase).
    Trong khi β-Lactamase loại B và C kháng với sulbactam, loại D thì ±.
    Dự đoán là ESBL (extended-spectrum β-lactamase) do kháng lại các cephalosporin nhưng lại nhạy với carbapenem.
    Lưu ý: Vi khuẩn tiết ESBL thường kháng cao với TMP/SMZ, macrolid, kháng trung gian với quinolon (ciprofloxacin, levofloxacin) và kháng cả aminosid. Trường hợp cấy ở trên là ngoại lệ, nhạy cảm với aminosid.
    ------------------------------------------
    Kết thúc: Lựa chọn ampicillin/sulbactam.
    Dặn dò: Uống thuốc trước khi ăn. Ampicillin có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với 1 số người.
    Uống đủ nước, nước tiểu ít nhất 1,5 lít/24h và không nhịn tiểu quá 6 giờ là một yếu tố quan trọng giúp điều trị và dự phòng nhiếm khuẩn.
    Toan hóa nước tiểu là 1 yếu tố tốt giúp điều trị nhiễm khuẩn.

Комментарии • 9

  • @loanmai3904
    @loanmai3904 4 года назад +1

    Hi vọng ad ra nhiều video phân tích đơn như thế này nữa. Cảm ơn ad nhiều ạ

  • @bichhoang573
    @bichhoang573 4 года назад

    Cảm ơn add ạ
    Thông tin rất hữu ích

  • @tanhuyvo9356
    @tanhuyvo9356 4 года назад

    Ad có tài liệu nào viết về kháng sinh như thế này ko, thấy ad phân tích hay quá

  • @vytran-hb1bx
    @vytran-hb1bx 4 года назад

    Thanks ad nhiều ạ

  • @ThanhHoaofficial
    @ThanhHoaofficial Год назад

    Chào anh

  • @manhcuongnguyen9730
    @manhcuongnguyen9730 4 года назад

    Với sao dĩ nhiên là uống ami/sul trước ăn vậy bạn,tăng hấp thu a?

  • @manhcuongnguyen9730
    @manhcuongnguyen9730 4 года назад

    Sao k dùng nitrofurantoin cho nam giới vậy,mình nghe k rõ được.

    • @rename_525
      @rename_525 Год назад

      Mặc định Nam nhiễm trùng tiểu thì phức tạp r bạn mà phức tạp thì làm sao có nitro trong phác đồ

  • @namang2030
    @namang2030 3 года назад

    tôi nghe thấy tiếng lợn kêu và gà gáy