Họa Diệt Môn Ngũ Tử Tư Thế Sở Quốc Sang Phò Ngô | Xuân Thu | Lịch Sử Trung Quốc

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 9 фев 2025
  • ✅ Bối cảnh lịch sử: tình hình nước Sở sau sự kiện “Minh ước Tấn Sở” năm 546 TCN. Nguyên nhân dẫn đến họa diệt môn, Ngũ Tử Tư thế Sở quốc sang phò Ngô.
    1 năm sau sự kiện "Minh ước Tấn Sở". Năm 545 TCN, Sở Khang vương mất, con là Hùng Viên kế vị. Sở Khang vương có 4 người em là Hùng Vi, Hùng Bỉ, Hùng Hắc Quang và Hùng Khí Tật. Hùng Viên giữ ngôi được 4 năm. Năm 541 TCN, Hùng Vi giết chết Hùng Viên, soán đoạt ngôi vua của cháu. Nước Sở từ đây rơi vào cuộc chiến tranh giành vương vị.
    Trong vòng 12 năm, từ năm 541 TCN đến năm 529 TCN, ngôi vua nước Sở đã thay đổi đến 4 lần, theo thứ tự là. Sở Giáp Ngao Hùng Viên, Sở Linh vương Hùng Vi, Sở Ti Ngao Hùng Bỉ, và Sở Bình vương Hùng Khí Tật.
    Năm 530 TCN. Hùng Khí Tật lập mưu chia rẽ và giết chết 3 người anh là. Sở Linh vương Hùng Vi, Sở Ti Ngao Hùng Bỉ, cùng Lệnh doãn Hùng Hắc Quang. Qua năm 529 TCN, Hùng Khí Tật tự lập làm vua, tức Sở Bình vương.
    Năm 528 TCN., Sở Bình vương ham mê nữ sắc, đoạt vợ của con là thái tử Hùng Kiến. Năm 522 TCN., vì chuyện thái tử Kiến, thái phó Ngũ Xa bị thiếu phó Phí Vô Cực hãm hại dẫn đến họa diệt môn. Duy nhất chỉ có người con thứ của Ngũ Xa là Ngũ Viên trốn thoát.
    Ngũ Viên có biểu tự là Tử Tư. Ngũ Tử Tư lặn lội đến Tống gặp phế thái tử Kiến. Một người có mối thù diệt môn, một người có mối hận đoạt vợ, đều là bị Sở Bình vương và Phí Vô Cực hãm hại. Không được bao lâu thì Tống xảy ra nội chiến, Ngũ Tử Tư và Hùng Kiến phải rời nước Tống chạy sang nước Trịnh.
    Năm 520 TCN, Hùng Kiến không nghe lời khuyên của Ngũ Tử Tư mà hợp với người Tấn, mưu đồ chiếm nước Trịnh. Sự việc bại lộ, Hùng Kiến bị giết chết. Ngũ Tử Tư biết không thể ở nước Trịnh được nữa nên quyết định sang nước Ngô. Trên đường đi, Ngũ Tử Tư bị bệnh lại hết lộ phí, phải xin ăn ngoài đường. Qua bao gian nan khó khăn, cuối cùng cũng đến nước Ngô. Ngũ Tử Tư yết kiến tướng bang Cơ Quang và được tin dùng.
    ✅ Trong phần này, chúng ta thấy rằng, Ngũ Tử Tư là người đại trí và biết tri ân đồ báo. Sở Bình vương và Phí Vô Cực sát hại toàn gia tộc, ông lòng mang đại hận mà báo thù nước Sở. Trịnh Định công là người cưu mang lúc nguy khốn, ông đã khuyên Hùng Kiến không nên chiếm đoạt nước Trịnh. Có thể nói, Ngũ Tử Tư vẫn giữ được bản tâm, không vì đạt mục đích mà từ mọi thủ đoạn, không bị hận thù che mờ lý trí, mà là một người ân oán phân minh.
    ✅ Chủ đề ở phần sau sẽ đề cập đến việc Ngũ Tử Tư phò tá Cơ Quang đăng vị, tức Ngô vương Hạp Lư. Và 1 sự kiện ảnh hưởng đến tương lai nước Ngô sau này, chính là việc Ngũ Tử Tư đến ngoại thành Cô Tô mời Tôn Vũ hạ sơn, cùng ông cải cách chính sự, tăng cường quân lực nước Ngô trước khi phạt Sở báo thù.
    Nếu thấy hay và bổ ích. Hãy ủng hộ bằng cách đăng ký kênh các bạn nhé !!!
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------
    #họadiệtmôn #sởbìnhvương #ngũtửtư
    #sở #ngũxa #phívôcực
    #ngô #cơquang #hạplư
    #phấndương #thânbaotư #hùngkiến
    #tần #tống #trịnh
    © Bản quyền thuộc về Sử Say Sưa
    © Copyright by Sử Say Sưa

Комментарии • 8

  • @ThaiTran-rp3fm
    @ThaiTran-rp3fm 7 месяцев назад +2

    Kênh rất chi tiết ❤ cảm ơn ad nhiều

    • @SaySuaSu
      @SaySuaSu  7 месяцев назад

      Cảm ơn bạn đã ủng hộ !

  • @sangtieu9190
    @sangtieu9190 9 месяцев назад +3

    Một đời trung hậu, trung thành với giang sơn mà bị chết thảm vậy. Tui mà là Ngũ Tử Tư( Ngũ Viên) tui sẽ đem xương cốt của cặp quân thần này nghiến ra rồi đổ xuống biển

    • @honghoang4711
      @honghoang4711 9 месяцев назад

      Đào mồ quật xác cũng ác lắm rồi..

    • @SaySuaSu
      @SaySuaSu  7 месяцев назад

      kaka. Thế mới có chuyện Ngũ Tử Tư quật mộ Sở Bình vương sau này.

  • @HuyNguyen-b4j5c
    @HuyNguyen-b4j5c 8 месяцев назад +1

    16 đâu ạ

    • @SaySuaSu
      @SaySuaSu  7 месяцев назад

      16 đây bạn ruclips.net/video/PpMdYqaC4kw/видео.html
      Cảm ơn bạn đã ủng hộ !

  • @Kurobakaito21th6
    @Kurobakaito21th6 9 месяцев назад +1

    Phí vô cực như phí vô cac