Làm thế nào để thiết kế doanh nghiệp? | Vietnam Entrepreneurs

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 11 сен 2024
  • Trò chuyện với anh Trần Xuân Hải, Sáng lập Missionizer, Huấn luyện Thiết kế Doanh nghiệp về chủ đề Business Design
    Mọi phản hồi, liên hệ quockhanhshow@gmail.com #vietsuccess

Комментарии • 24

  • @mammieooigiainhongphucmaxi371
    @mammieooigiainhongphucmaxi371 6 месяцев назад

    ❤🎉❤

  • @haitranxuan
    @haitranxuan 7 лет назад +9

    Xin chào bạn Chuong Mai, rất cảm ơn bạn đã dành thời gian comment sâu. Tôi rất thích comment của bạn. Riêng về động lực nội (intrinsic motivation) không có nhiều sách, tài liệu nói đến. May mắn thay có 1 tài liệu khá sâu bàn về chủ đề này là cuốn Drive của Daniel Pink (Alphabooks có dịch với 2 tựa - tựa cũ là Động lực 3.0 - tựa mới là Động Lực Lèo Lái Hành Vi). Bạn cũng có thể xem bài nói chuyện của tác giả tại TED www.ted.com/talks/dan_pink_on_motivation (có phụ đề tiếng Việt). Do cách tiếp cận của tôi có khác các cách của Business Design/Design Thinking khác cộng thêm tham vọng muốn huấn luyện cả "bộ" này cho mọi người nên thực tế tôi trộn kiến thức của khá nhiều ngành, môn học (tâm lý học hành vi, tâm lý học tích cực, truyền thông, design, tư duy hệ thống, quản lý, quản lý dự án...). Cách tiếp cận của tôi là đi từ 1/ Thấu hiểu Con Người (tâm lý học hành vi...) đến 2/ Thiết kế Hệ Thống và sau cùng 3/ Xây dựng Ngọn Cờ (trong đó Ngọn cờ là những mục tiêu chiến lược đường dài - là sức hút của doanh nghiệp). Cách của tôi trộn cách tiếp cận của Design Thinking với Management truyền thống giống tác giả Roger Martin trong The Design of Business nhưng đào sâu hơn về tâm lý con người. Hy vọng chia sẻ của tôi giúp sáng tỏ hơn những cách làm mới và giúp đoạn trao đổi rõ ý hơn :)

    • @AnhNguyen-cx5bm
      @AnhNguyen-cx5bm 6 лет назад

      Chào chú, cháu cũng rất quan tâm đến chủ đề về intrinsic motivatiom và đã từng đọc hai cuốn về tạo động lực và cuốn phi lí trí như chú nói trong video. Theo như cháu đc học một môn có liên quan đến chủ đề này về self-determind theory, một người cảm thấy có động lực để thực hiện hành vi khi họ cảm giác học được làm chủ hoặc tham gia tác động đến việc thực hiện hành vi, cái đó có giống như một trong những nhân tố tạo ra intrinsic motivation - autonomy như chú nói không? Hai là, theo lí thuyết về self concordance được phát triển từ self determination thì một ng thực hiện hành vi một cách bền bỉ khi lí do thực hiện hành vi đó gắn với điều họ thích hay core value của họ. Vậy trường hợp này nếu interest (sự hứng thú) hay core value (nguyên lí sống của họ) là external factor reward ( hướng đến phần thưởng từ tác nhân bên ngoài) làm sao nhà quản lí có thể thay đổi interest hay core value của họ gắn với động lực nội tại trong khi 2 thứ đó rất khó thay đổi vì nó được hình thành kiên cố từ khi họ còn bé đến lúc trưởng thành?

    • @kimthao2011
      @kimthao2011 3 года назад

      Tks anh

  • @vitran6022
    @vitran6022 3 года назад

    Nghe tới cuối cùng luôn, a Kh hỏi lại rất nhiều lần làm cách nào để biết được nhu cầu bên trong thì ko thấy tl, ko hỉu..

  • @dailyobservant
    @dailyobservant 7 лет назад +4

    Chủ đề hay mà nghe mệt quá. Nghe giảng bài là cách tiếp cận đi ngược lại cái động lực lắng nghe từ bên trong của tôi. Thiết kế doanh nghiệp đến từ sự tiếp cận con người liên quan đến mô hình doanh nghiệp trong thực tế hơn là phương pháp giả thuyết và kiểm định bằng các phương pháp trắc lượng nghiên cứu thống kê. Động lực nội cần được hiểu như là ham muốn nhất thời của mỗi cá nhân có tồn tại hay không? và những nhu cầu lâu dài của mỗi cá nhân cần điều kiện gì? Khi đấy doanh nghiệp cần xác định những tài nguyên mà tổ chức có khả năng đáp ứng nhằm điều chỉnh mục tiêu của mỗi cá nhân tiệm cận với mục đích chung của tổ chức kinh doanh.
    Những ý tưởng vượt trội đến từ khả năng tìm ra được cách thức thực hiện riêng biệt hoặc từ sự cải tiến của phương pháp hiện có. Quy luật ở đây là tự nhiên đến từ hành vi tâm lý mỗi cá nhân. Các nhóm cá nhân có hành vi tâm lý phù hợp sẽ tạo ra nhiều tương tác cần thiết cho sự phát triển. Điểm đáng lưu ý là "phù hợp" đôi khi lại bị các định kiến của các cá nhân quản lý cho là không phù hợp, đặc biệt là khi xung đột diễn ra giữa các cá nhân.
    Việc tạo động lực như ví dụ cà rốt - cây gậy thì thật ra khi lãnh đạo nhận thấy cần có kích thích cho nhân sự thì đôi khi người cần kích thích lại chính là các nhà quản lý, họ tiếp nhận tín hiệu kích thích để tạo ra kích thích. Chủ đề này đến từ kết luận của chuyên gia khả năng tiếp nhận của mỗi cá nhân là khác nhau và tôi cũng đồng ý với kết luận này.
    Điều quan trọng là việc tất cả các lập luận về chủ đề này chỉ là lý thuyết và sự tiếp cận. Mỗi hoàn cảnh lại cần có sự quản lý nghiên cứu chứng minh (Evidence-Based Management or EBM).

    • @AnhNguyen-cx5bm
      @AnhNguyen-cx5bm 6 лет назад +1

      gửi bạn. Những chủ đề khách mời đề cập đến đều đúng cả và được kiểm chứng nhất là về intrinsic motivation nếu bạn đọc cuốn drive the surprise truth about what motivated us alphabook đã xuất bản và kèm theo cuốn flow bạn sẽ thấy các doanh nghiệp hiện đại ngày nay như google facebook được phân tích trong sách quả thực là đã có áp dụng. tuy nhiên mặc cho Châu Âu, Châu Mỹ đã thực nghiệm vấn đề này lâu rồi để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì tại Việt Nam còn rất mới mẻ vì họ làm theo định kiến quản trị nhân sự từ xưa và k chịu chuyển mình đón nhận cái mới như khách mời nói, ta không thể trông chờ kết quả tốt hơn khi vẫn mãi thực hiện hành vi cũ. nếu bạn có hứng thú muốn tìm hiểu liệu những lập luận của tác giả có hợp lí, tìm đọc sách liên quan đến chủ đề. bạn có thể tham khảo thêm một số lí thuyết về cognitive evaluation theory, equality theory hay two factors theory đây đều là các theory mới về thường hay ứng dụng để tạo động lực cho nhân viên thay vì bám theo tháp nhu cầu của Maslow hay theory X theory Y. cây gậy và củ cà rốt. Mong bạn nếu là nhà quản lí sẽ có cái nhìn cởi mở hơn về cách quản lí con người.

  •  4 года назад

    Có thể do cao siêu quá hay do cách diễn đạt mà mọi cố gắng để nghe hiểu của tôi không còn ! Quá khó. Dù sao cũng cảm ơn các anh !

  • @nguyenthinh6842
    @nguyenthinh6842 4 года назад

    Quá hay và sâu sắc anh ạ Hai Xuan Tran

  • @trungtamhoctiengnhatcosmos9310
    @trungtamhoctiengnhatcosmos9310 7 лет назад +1

    Business Design thật là tuyệt vời!

  • @Thishowwerollintheshire
    @Thishowwerollintheshire 7 лет назад

    Mình rất thích khái niệm này. Rất mới ở Việt Nam.

  • @anhtuanpham8890
    @anhtuanpham8890 4 года назад

    Thanks, Mr. Khánh

  • @ucminhpham8795
    @ucminhpham8795 6 лет назад

    Chào anh Hải, mình nghe kể về khoá học business design của anh, nhưng tìm kiếm trên google lại chưa thấy, anh có thể chia sẻ thêm về khoá học này và nơi đăng ký được không ạ. Chúc anh tuần mới tràn đầy năng lượng!

  • @trinhkhoi5227
    @trinhkhoi5227 4 года назад

    Ok anh Khánh.

  • @phuonghiptv2498
    @phuonghiptv2498 4 года назад

    Khái niệm rất ngắn gọn và vô cùng khó hiểu ...

  • @libongbi1
    @libongbi1 5 лет назад

    A Khánh rất cố gắng khơi gợi nhưng A Hải lý thuyết nhiều quá.

  • @butnguyen1964
    @butnguyen1964 5 лет назад

    Rất lý thuyết suông, có vẽ có một chút xíu phù hợp với doanh nghiệp bé tí thôi. Chứ doanh nghiệp cổ phần to, doanh nghiệp lớn, thiết kế coi trọng vào cảm xúc/con người thì thôi rồi, cổ đông nó đâm cho khi mà số má, báo cáo tài chính không đẹp.

  • @visaepidichvuxinvisahochim3413
    @visaepidichvuxinvisahochim3413 7 лет назад

    Nghe xong ko hiểu cái gì ^^

  • @quangnhat2493
    @quangnhat2493 5 лет назад

    ông chú nói chuyện khó hiểu quá em bó tay phần này

  • @uyenang3003
    @uyenang3003 5 лет назад

    Giọng nghe đã chán, diễn giải dài dòng. A Khánh chắc cũng lùng bùng khi nghe ông Hải này nói.

  • @tanhungjack7582
    @tanhungjack7582 3 года назад

    quá tệ

  • @peternguyen282
    @peternguyen282 7 лет назад

    It doesn't make sense