Kỹ thuật & kinh nghiệm chụp ảnh đêm

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 30 июл 2024
  • YÊU CẦU VỀ THIẾT BỊ
    - Trong mô hình tam giác phơi sáng lần lượt gồm khẩu độ - tốc độ - ISO, để có một tấm ảnh đủ sáng trong môi trường ánh sáng yếu, chúng ta cần có lượng ánh sáng đi vào ống kính nhiều nhất có thể nên cần những ống kính có khẩu độ mở lớn (fast lens) từ f/2.8 trở lên, cần chụp ở tốc độ thấp nhất có thể và cần những máy ảnh có cảm biến nhạy sáng cao và khử nhiễu tốt nhất có thể. Các ống kính zoom nhãn đỏ của Fujifilm có khẩu độ mở toàn dải tiêu cự f/2.8 to nặng và đắt tiền giờ đây sẽ phát huy hết tác dụng nhưng còn tốt hơn nữa nếu chúng ta sử dụng các ống kính một tiêu cự sẽ có khẩu độ mở lớn hơn như f/2, f/1.4 và thậm chí f/1.2 hoặc f/1. Ống kính cũng cần khả năng bắt nét nhanh trong điều kiện thiếu sáng cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết để chúng ta có thể chớp được khoảnh khắc thú vị nhưng diễn ra rất nhanh.
    - Khi tốc độ chụp xuống thấp hơn khả năng tối thiểu có thể cầm máy thì chúng ta cần 1 chân máy chắc chắn và tốt nhất cần thêm một dây bấm mềm hoặc chụp không dây qua các app trên smartphone.
    KỸ THUẬT CHỤP ĐÓNG BĂNG CHỦ THỂ
    - Trong môi trường thiếu sáng, chúng ta cần nắm rõ cách hoạt động tương tác lẫn nhau của tam giác phơi sáng để tối ưu được mức ISO không vượt quá mức 6400 trên hầu hết các máy Fujifilm x series để đảm bảo chất lượng ảnh ở mức độ chấp nhận được, bằng cách sử dụng tối đa khẩu độ mở của ống kính và cố gắng chụp ở tốc độ thấp nhất có thể cho kỹ thuật đóng băng chủ thể. Ví dụ tấm ảnh thả hoa đăng trên sông Như Ý này được chụp lúc 6 rưỡi tối khi bầu trời bắt đầu chuyển sang giờ xanh với khẩu độ mở lớn nhất của ống kính Carl Zeiss Touit 12mm là f/2.8 với tốc độ chỉ là 1/60” nên ISO là 3200 mà vẫn đảm bảo đóng băng và nét. Nếu ra một quyết định an toàn để đảm bảo đóng băng chuyển động ở tốc độ 1/120” hoặc nhanh hơn, ta sẽ có một tấm ảnh tương tự nhưng với ISO là 6400 hoặc cao hơn và điều chắc chắn là chất lượng ảnh sẽ nhiễu và không bằng được tấm ảnh này. Với những ống kính có khẩu độ mở lớn hơn như f/1.4 sẽ dễ thở hơn khi chúng ta có thêm 2 stop ánh sáng so với f/2.8 và có thể tự tin đặt tốc độ 1/125” hoặc 1/250” mà không gặp sự lo ngại về mức ISO quá cao.
    - Để có một tấm ảnh đẹp nhất, chúng ta nên chụp vào giờ xanh khi bầu trời vẫn còn le lói ánh sáng xanh của bầu trời chiếu rọi vào vạn vật nên sẽ giảm độ tương phản với những ánh đèn thành phố sẽ dễ chụp hơn và giữ được nhiều chi tiết ở các vùng sáng highlight. Điểm yếu của thời điểm này chính là bầu trời chuyển sắc liên tục và các máy ảnh kỹ thuật số hiện nay dù rất hiện đại và tự động điều chỉnh nhiệt độ màu rất chính xác vào ban ngày nhưng thường hay bị sai vào thời điểm giờ xanh. Do đó, chúng ta nên chụp ảnh Raw để có thể dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ màu chính xác trong quá trình hậu kỳ.
    KỸ THUẬT CHỤP PHƠI SÁNG DÀI
    - Một trong những kỹ thuật chụp đêm phổ biến nhất chính là chụp ảnh phơi sáng dài để có những hiệu ứng “dòng sông ánh sáng” khi những ánh sáng của đèn xe di chuyển trên đường được ghi nhận liền mạch tạo thành những dòng chảy ánh sáng rất đặc biệt mà mắt chúng ta không trải nghiệm được. Tùy thuộc vào số lượng xe và tốc độ di chuyển trên đường hoặc quãng đường di chuyển dài ngắn khác nhau mà chúng ta cần thời gian phơi sáng khác nhau để đạt được mục tiêu của tấm ảnh. Tôi chỉ cần chụp 20” trên một đoạn đường Văn Cao đông đúc ở Hà Nội để có vệt sáng dài thế này, nhưng phải cần đến thời gian 120” (tức là 2 phút) cho cung đường đèo ở dốc Thẩm Mã, Hà Giang; hoặc thậm chí tôi phải chụp với thời gian tới 900” (tức là 15 phút) để có thể ghi nhận được dòng sông ánh sáng khi chụp ở cung đèo Tà Nung, Đà Lạt trong một tối giáp Tết vắng người.
    - Ở chế độ này, chúng ta hoàn toàn có khả năng tối ưu được ít nhất là 2 yếu tố của tam giác phơi sáng là chụp ở khẩu độ ngọt (sweet spot) với mức ISO là ISO cơ sở của máy ảnh. Sử dụng ống kính zoom thậm chí có thể tạo ra hiệu ứng phóng đại ánh sáng các ô cửa nhà cao tầng lạ mắt thế này khi zoom in trong quá trình phơi sáng.
    - Kỹ thuật chụp phơi sáng dài còn ứng dụng để tạo thành một mặt nước phẳng lặng và soi bóng những chủ thể lung linh huyền ảo.
    KỸ THUẬT CHỤP ẢNH CHÂN DUNG
    Chụp ảnh chân dung với ánh sáng tự nhiên trên phố hoặc đặc biệt là trên sân khấu vẫn có thể thực hiện được dễ dàng nhưng ảnh rất dễ bị ám đủ loại màu sắc của các loại đèn màu nên khó có thể có 1 bức chân dung tuyệt vời. Chụp ảnh trong nhà hoặc trong studio với ánh sáng chiếu sáng đơn giản như màu trắng hoặc vàng thì sẽ dễ dàng hơn. Tối ưu nhất vẫn là sử dụng đèn chớp flash rời với 1 hoặc nhiều hơn một đèn chắc chắn sẽ có những bức chân dung đẹp nhưng kỹ thuật off-camera flash là một câu chuyện dài và tôi sẽ phải chia sẻ ở một video riêng biệt.
    Kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng lâu (dài)
    • Kỹ thuật chụp ảnh phơi...
    0:00 Đặt vấn đề
    1:18 Giới thiệu kênh
    1:36 Yêu cầu về thiết bị
    3:29 Kỹ thuật chụp đóng băng chuyển động
    6:24 Kỹ thuật chụp phơi sáng dài
    8:14 Kỹ thuật chụp chân dung
    #photography #fujifilm #nightphotography #mavic2pro
  • ХоббиХобби

Комментарии • 19

  • @LHV_90
    @LHV_90 10 месяцев назад +3

    Mình mới chơi, từ khi chuyển sang Fuji hầu hết kiến thức mình học từ kênh của anh, anh truyền đạt một cách nghiêm túc, dễ hiểu và có chiều sâu. Rất cảm ơn a

  • @Amangantv1809
    @Amangantv1809 10 месяцев назад

    Cảnh đẹp quá bạn ơi kỹ thuật chụp ảnh ban đêm của bạn rất là rõ nét quá luôn bạn ơi cảm ơn bạn đã chia sẻ video hay chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc nhé 👍

  • @quochuyngovn
    @quochuyngovn 10 месяцев назад

    Nội dung video rất hay.
    Thanks bác Thắng

  • @phuongayne5321
    @phuongayne5321 10 месяцев назад +1

    cảm ơn anh, kiến thức chụp ảnh bổ ích quá

  • @sumo2207
    @sumo2207 10 месяцев назад +1

    Quá hay a Thắng ơi 👍

  • @nhanhuynh7622
    @nhanhuynh7622 10 месяцев назад

    Cảm ơn anh rất nhiều, kênh hữu ích quá

  • @tho7mau315
    @tho7mau315 10 месяцев назад

    Hay quá anh ơiiii

  • @Doraemonkis
    @Doraemonkis 10 месяцев назад

    )))😮😮cảm ơn anh

  • @tunguyendinh9795
    @tunguyendinh9795 10 месяцев назад

    Chiều tối nay em phải vác máy ra thực hành theo mới đc.

  • @tuyen_man
    @tuyen_man 10 месяцев назад

    sau video này a làm thêm milky way với startrail luôn nha :D

  • @DuongThanhHang-wb3on
    @DuongThanhHang-wb3on 8 месяцев назад

    em hay xuống hn tập chụp , anh ở đoạn nào hn vậy ạ

  • @huyuong6922
    @huyuong6922 10 месяцев назад +1

    Chào ad ạ . E theo dõi kênh khá lâu rồi .cho em hỏi em đang phân vân giữa kít 18-55 và viltrox85 f1.8ii thì chiếc nào đa dụng hơn ạ .em muốn chụo chân dung mà quay phim ạ . Mong ad trả lời . Em cảm ơn ạ

    • @ThangFujifilm
      @ThangFujifilm  10 месяцев назад

      1. Ống zoom có nhiều tiêu cự nên luôn đa dụng hơn ống Prime với chỉ 1 tiêu cự.
      2. Chụp chân dung và quay cận cảnh xóa phông thì nên mua Viltrox 75mm f/1.2 hơn nhiều

  • @ThanhNguyen-ew3to
    @ThanhNguyen-ew3to 8 месяцев назад

    Anh ơi em dùng fujifim xt20 với len XC 15-45 chỉnh sao chụp nó cũng tối thui vậy a.Em mới chơi nên k biết mong ai tl giúp với ạ

    • @ThangFujifilm
      @ThangFujifilm  8 месяцев назад

      Bạn chưa nắm được kiến thức cơ bản rồi, có cả 1001 nguyên nhân làm sao trả lời bạn được!

  • @hungthieuquang8854
    @hungthieuquang8854 9 месяцев назад +1

    Em có một thắc mắc là nếu để f mở lớn nhất ở 1.4 chẳng hạn thì dof rất mỏng thì làm sao để nét dc toàn bộ ảnh ạ?

    • @ThangFujifilm
      @ThangFujifilm  9 месяцев назад

      Dof không chỉ phụ thuộc vào khẩu độ mở mà còn tiêu cự và khoảng cách tới chủ thể!

    • @quanghoangminh87
      @quanghoangminh87 8 месяцев назад

      @@ThangFujifilmcảm ơn anh

    • @ytbplay2
      @ytbplay2 4 месяца назад

      Đứng xa chủ thể thì dof sẽ dầy lên