MỤC LỤC THAM KHẢO 0:00 Đặt vấn đề "thượng đẳng thế hệ" và các lý thuyết phản bác khác 3:43 Giới thiệu "Xã hội học Thế hệ" (Sociology of Generations) 9:43 Áp dụng lý thuyết tại Việt Nam *** Sau vụ việc thương tâm của một trẻ lớp 10 tại Việt Nam, các lập luận "thượng đẳng thế hệ" cho rằng chỉ có thế hệ của mình mới là gian khó nhất, gặp nhiều trở ngại nhất nhưng có năng lực và ý chí nhất để vượt qua... tiếp tục trở lại hoành hành mạng xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong hằng hà sa số các trường hợp tư duy này được sử dụng. Vậy "thế hệ" là gì? Triết học và xã hội học trong lịch sử xem xét vấn đề thế hệ ra sao? Lý thuyết Thế hệ (Theory of Generations) của Karl Mannheim có thể giúp chúng ta giải đáp những tranh cãi về sự "yếu đuối hoá" của các thế hệ đi sau? Hay câu chuyện nằm ở một vấn đề khác?
Em đã phải xem đi xem lại video này rất nhiều lần và suy ngẫm rất nhiều về dòng chảy thời gian và sự vận động của cấu trúc xã hội, trật tự kinh tế mới... Có quá nhiều thứ phải suy nghĩ ở đây. Cảm ơn anh rất nhiều vì đã chia sẻ nội dung này! Em sẽ còn phải xem lại nhiều lần nữa video này!
wao, mới 4 ngày lại có thêm clip mới, quá đã! Clip rất hay, thuyết phục! Mỗi thế hệ có những khó khăn, thách thức khác nhau. Nếu cho rằng thế hệ sau này chỉ "có ăn với học ko mà ko nên thân" thì ko công bằng! Áp lực học hành, sự nghiệp, lạm phát, cơ hội, sở hữu nhà,... đều rất khác so với ngày xưa!
@@hhplvn4956 Hỏi thật nhé, nếu người tự tử là người thân hay ai đó thân thiết với bạn, bạn còn mừng không? (Câu hỏi không mang tính công kích, chit mang tính tò mò thôi).
Là kiểu sv thời nay suy nghĩ đó bạn.qua thời sv mới chín chắn nhận ra điều bạn nói.bạn mà nói ko đúng ý thì 500 anh em sẽ mang thư viện ra để debate với bạn luôn.và cho tới khi bạn bỏ chạy
Mình dân 8x lâu lây lên youtube nghe lại mấy bài hát cũ những năm 2000 thì thường xuyên thấy các cmt như "nhạc ngày xưa vẫn hay nhất", "nhạc trẻ bây giờ không thể bằng nhạc lúc xưa",... Nhưng vào những năm đó thế hệ cha mẹ của mình thì chửi suốt khi nghe những bài đó, thậm chí mình nhớ lúc đó có báo còn nói là nhạc rác. Ở miền Tây thế hệ 6x, 7x thì bolero và cải lương vẫn là nhất. Lúc đó thì mỗi lần nghe bolero, cải lương là mình nổi hết da gà da vịt. Nhưng giờ đã lên hàng 3 suy nghĩ thoáng hơn, thoát đc cái tư duy thượng đẳng thế hệ thì mình lại cảm thấy bolero và cải lương có cái hay riêng của nó. Nhạc trẻ bây giờ cũng nhiều bài rất hay chứ đâu phải chỉ nhạc những năm 2000 là số 1. Tương tự như vậy, suy nghĩ của mình cũng thay đổi khá nhiều so với 1 năm về trước. Mình làm giáo dục nên thấy rất nhiều hs bị trầm cảm hoặc dị ứng thì thấy sao tụi nhỏ giờ yếu đuối quá, tụi mình ngày xưa thậm chí còn chưa nghe tới mấy khái niệm này. Nhưng khi so sánh với xã hội, môi trường, vật chất xung quanh tụi nhỏ bây giờ thì đúng là quá khác so với tụi mình, không thể lấy thế giới quan của mình làm chuẩn để đánh giá tụi nhỏ được.
Người ta nói đúng mà. Nhạc xưa hay và hát rõ chữ nên thấm vô người dễ. Khi nghe nhạc xưa là hình dung ra được tình huống và hình ảnh, giúp con người phát triển trí tưởng tượng. Nhạc bây giờ giờ cũng không thấy được điều đó, đa phần câu từ thể hiện cảm xúc cá nhân hơn.
Chính xác ko thể lấy quan điềm thế hệ mình làm chuẩn để đánh giá thế hệ sau đc , cá nhân mình thấy mỗi độ tuổi sẽ có 1 suy nghĩ quan điểm khác đi, và thế hệ trẻ bây giờ học hành khá nhiều nên áp lực là dĩ nhiên nên thông cảm và tìm cách động viên hơn là chỉ trích
"Mỗi giai đoạn có những thách thức hết sức khác nhau và đối mặt với những khủng hoảng hết sức khác nhau và từ đó, định hình lên cái triết lý sống, cái tầm nhìn và thậm chí là khung hiểu biết rất khác nhau giữa những thế hệ. Là một người trẻ 18 tuổi tham gia vào thị trường lao động những năm 80, đầu 90: nó rất khác với việc làm một người trẻ tham gia vào thị trường lao động vào những năm 2010, 2020 như thời điểm hiện nay..." Cảm ơn Hội Đồng Cừu, cảm ơn anh Trung.
Đây rồi! Chủ đề mà bấy lâu nay mình vẫn luôn có cảm giác ấm ức với những người tỏ ra thượng đẳng thế hệ như vậy mà không biết lý giải sao. Cảm ơn anh Trung đã ra video.
@@チェリ triết học chủ yếu chuyên nghành mà ông đơn giản họ sống ở thời kì đói khổ nên khi nhìn khi thế hệ sau đủ ăn r nên họ nghĩ họ tốt hơn chính ở trong bóng đá thì nhiều người vẫn nghĩ pele hay ronaldo béo tốt hơn ronaldo + messi ở hiện tại mà ,ông cho vấn đề này vào triết học thì chịu r nó đúng vs xã hội học hơn vì nó gắn liền vs đời sống hơn triết học
Đang bàn luận về vấn đề lịch sử của Châu Âu trên bàn cờ thì đâu ra 2 ông trung niên vào nói mấy th trẻ chưa trải sự đời thì biết cái gì =)) May tôi cũng là ng điềm tĩnh , có ăn có học đàng hoàng ít nhiều cũng là sv rồi nên tôi k chấp , chứ ko thì tôi chởi bm các chú r =)) ghét nhất kiểu ng như vậy thích so sánh thế hệ này nọ, rồi tuổi tác , nhưng chẳng thấy ai nói về trình độ học vấn cả
Mình là thế hệ 8x, có cha mẹ thuộc 5x 6x và đang có con đc 4t. Mình nhận ra rằng thế hệ nào cũng phải đối mặt với những vấn đề, áp lực khác nhau. Thời mình việc tiếp cận thông tin khó khăn, lục lọi banh cái thư viện mới tìm đúng kiến thức mình, đọc ngấu nghiến và coi như "bắt được vàng", bây giờ có Google, youtube,... ; ngược lại ko bị sao nhãng bởi game, Tik Tok, drama các kiểu. Về vật chất, lúc nhỏ rất thiếu thốn, đc 1 mình ăn 1 cái bánh Choco-Pie cũng là hạnh phúc 😂, nhưng đồng thời cũng rèn luyện sự trân trọng với đồ ăn và công sức lao động. Thực sự xã hội vn đang có sự chuyển biến quá nhanh, sự khác biệt về của cải vật chất, tư liệu sản xuất, phân công lao động và phân bố nền kinh tế quá khác biệt giữa thế hệ ông bà (5x 6x), cha mẹ (8x, 9x) và con cháu (0x, 1x). Những người trước vì trải qua thiếu thốn nên "gồng mình" chạy đua để con cái mình đầy đủ như "con nhà người ta " nhưng đồng thời cũng luôn "nhắc nhớ quá khứ" để thế hệ trẻ biết quý trọng cái đang có, điều này vô hình chung tạo áp lực lên chúng. Nhưng các bạn trẻ cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, một bộ phận không nhỏ coi việc bố mẹ chu cấp là việc tất nhiên, ko đc như bạn này bạn kia là lỗi của cha mẹ, cảm thấy thua thiệt (và thậm chí xem đó là áp lực) khi ko có đc thứ như bạn bè mình có. Nhiều bạn ngay cả thế hệ mình luôn bắt muốn ba mẹ chấp nhận cái tôi, sự độc lập của bản thân như giới trẻ Âu Mỹ, nhưng khi gặp khó khăn gặp thất bại thì ko có can đảm đối mặt mà quay về bu bám bố mẹ, bắt họ phải chịu trách nhiệm vì "không cho con đc như thế này, như thế kia như cha mẹ người ta " (kiểu trẻ em phương Đông truyền thống). Chỉ khi nào mỗi người (dù cho ở thế hệ nào) biết mình là ai, muốn sống ra sao và biết chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình thì sẽ biết cách tồn tại dù trong giai đoạn nào của lịch sử.
Mình 9x và thấy bạn nói rất đúng luôn. Có khá nhiều bạn tầm tuổi mình khi đến tuổi đi làm thì hay ỷ lại nhờ ba mẹ xin cho vào cơ quan này, ngân hàng nọ. Đến khi vào những chỗ làm đã được dọn sẵn này lại hay so đo với nhau về điều kiện gia đình rồi về nhà cảm thấy bức xúc với gia đình mình :).
Vì chúng ta đã trải qua cái tuổi đấy rồi nên hiểu đc suy nghĩ tuổi đấy thế nào. Biết đc 1 ít là như nắm cả thiên hạ. Coi thường người khác. Gặp khó khăn là nhanh nản trí.
thời nào chả có người nọ người kia hả bạn, 8x 9x cũng đầy tệ nạn bê tha, bóng bánh rượu chè cờ bạc nợ nần chán chê lại về đòi bố mẹ bán đất bán nhà, cướp của giết người cũng có thì sao không nhắc? Nói như bạn nghe có vẻ cảm thông nhưng mình lại thấy đầy mùi kì thị, phân biệt và như thế không công bằng cho các em ấy. Mỗi thời mỗi khác bạn ạ, cho mình hỏi luôn thế bây giờ cho bạn ăn cái bánh chocopie bạn có thấy hạnh phúc nữa không?
Ngay cả thế hệ 8x đầu 9x hiện tại cũng đã xuất hiện tư tưởng thượng đẳng này khi họ nói về thế hệ 2k. Ở đây mình lấy ví dụ là “tuổi thơ”. Họ luôn đề cao tuổi thơ của họ với những hoạt động, trò chơi dân gian và dè bĩu với thế hệ 2k hiện tại là “chỉ biết dán mắt vào điện thoại”. Ở góc nhìn cá nhân của mình, mình nghĩ rằng đó là do mọi người luôn muốn tôn vinh bản thân mình lên trong mọi câu chuyện mà họ kể. Cho dù họ là cha mẹ, người thân hay chỉ là người quen thôi thì cái sự “thượng đẳng thế hệ” mà họ dành cho những người sinh sau nhằm chỉ muốn gửi đến một thông điệp đó là: “tao đỉnh hơn mày đó”.
sống trên xã hội này ko dán mắt vào đt thì sớm muộn cx chết, thời buổi công nghệ 4.0, mọi hoạt động xã hôi đời sống liên quan mật thiết đến chính chung ta đều đc xuất hiện trên internet.vvới học sinh lịch học cx trên mạng xã hội , chơi với bạn bè cx trên mạng xã hội , mua sắm cx trên mạng xã hội , tìm kiếm tài liêu , phim ảnh giảu trí cx trên internet... cả cuộc sống dều đc đẩy lên internet hết. Ko hẳn là họ nghiện điện thoại hay internet mà thừa nhân đi rằng cuộc sống ngày nay vận hành bằng internet. một người trong xã hội này mà ko sử dụng internet thì khó mà phat triển và tồn tại. Thề bây giờ đi học mà không sử dụng mạng xã hội tôi đố học được. lịch học trên mạng, các thông tin sự kiện trường lớp cx trên mạng luôn, kiến thức trên mạng , đến cả cơ hội việc làm cx trên mạng . nếu ví cái quốc cái cày là công cụ thời xưa để tồn tại thì thời đại này internet như vậy.ko biết đến internet thì thường thuộc tầng lớp lao động phía dưới cùng làm nhưng công việc chân tay thì may ra mới không cần có internet.
cái vụ tuổi thơ ấy, chỉ là họ thấy thời đại thay đổi nhanh, công nghệ lên ngôi, và họ cảm thấy nhớ những tuổi thơ mà ngày xưa họ từng trải. Chủ yếu mấy ngưòi khác bình luận nên tạo war thôi. Kiểu như họ muốn có một thước phim tuổi thơ cho thế hệ của họ, để sau này thế hệ con cháu họ coi, biết họ ngày xưa có những trò gì, đó chỉ như " lưu giữ kỷ niệm" thôi mà. Làm gì phải căng thế. Suy nghĩ thoáng ra, sống khỏe hơn, trên mạng thì nhiều lời công kích lắm đừng để ý nhiều.
😅😅😅😅😅 Bạn biêt nạng nghiện game là thế hệ nào bị nhiều ko. Trò chơi dân giang????? Trời ơi mắc cười bạn ơi võ lam, kiếm thế, con đường tơ lụa, liên minh, dota, đế chế, star craft, cá độ đá banh euro, word cup, đá gà, tài xỉum fifa,,.... còn mấy bác bạn nói là thế hệ 6x, 7x, chứ 8x, 9x là thời thanh niên sống ở thế hệ nhĩu nhương nơi giang hồ loạn lạc thanh niên sách đao kiếm chém nhau. Ngoài bắc thì Đồ Sơn Hải Phòng, quốc Lâm Nam Định, trong nam thì có 1 quận 4, nhì quận 8. Ngoài Bắc thì ko nói, Trong Nam thì bình dương, sài gòn. Năm cam và các anh hùng như Hải bánh, dung hà,.... đấy. Rồi bác bầu kiên, Trịnh xuân quyết, vũ nhôm, phan văn vĩnh, bùi quốc huy, dương minh ngọcv,...... gần đây có chuyến bay giải cứu, vụ covid SG1 đóng vi phạm. 😂😂😂😂😂. Nói chung ko phải mình đang cố tình xúc phạm các thế hệ đi trước nhưng cuộc sômgs thế hệ nào cũng có người này người kikiconf mấy cái truyền thông bẩn thì kệ nó.
Tuổi thơ chăn trâu, cắt lúa nó vui hơn là ngồi maý lạnh, chơi game thật mà. Nó sẽ đi mãi đến hết đời luôn. Chứ ai mà nhớ mấy thứ vô nghĩa như game? Ok, có thể b sẽ nói là mỗi ng sẽ có những quan điểm khác nhau. Nhưng t thấy những đứa trẻ ở quê. Chúng nó khoẻ mạnh, tinh ranh, nghịch ngợm hơn mấy đứa trẻ ở phố thật. Cũng ít bệnh, ít bị trầm cảm hay tăng động như mấy đứa ở phố. Nơi mà ng ta nuôi con như gà công nghiệp. Ngày trước thế hệ của t cũng có những tệ nạn. Nhưng nó k thể nhiều như bây giờ đc. Hồi đó bố mẹ t thả t như thả gà. Đi chơi ngoài đồng, đá bóng, tắm sông bạt mạng. Đói thì tự mò về. Nhưng chẳng đứa nào trầm cảm, hay đòi tt như bây giờ cả. T là 9x, và từ nhỏ đến lớn t chưa thấy 1 đứa nào xung quanh t tự tử vì áp lực học tập cả. Còn bọn trẻ bây giờ hở tí là tự t*. Mới đây có 2 con bé tt vì thi trượt vào 10. Đừng có nói là do xã hội bây giờ hay do kiến thức bây giờ khó. Ngày trước học còn khốn khổ hơn bây giờ nhiều. Muốn học thêm thì chỉ có học off thôi. K có online hay tìm kiến thức dễ như bây giờ đâu. Đạp xe đạp lòi cả trĩ ra. Giờ oto, xe máy phóng bạt mạng.
cảm ơn Trung rất nhiều, biết đâu chia sẻ này sẽ giúp đỡ các bạn trẻ gen Z cứ bị áp lực so sánh, đã tự so sánh với nhau, mà còn bị so sánh với thế hệ trước, mà ko ai chịu hiểu các em đã chịu luồng thông tin khủng khiếp hàng ngày thế nào nếu so vs thế hệ cũ. Mình là gen Y mà thương gen Z lắm lắm, cùng cố lên và yêu thương bản thân nhé mọi người ♡♡
@@WABBYS_0198 thực ra ai cũng có quyền tách bản thân khỏi những áp lực so sánh mà ^^ Đúng là giai đoạn ngày xưa áp lực so sánh không lớn vì ai cũng nghèo đều như nhau. Nhưng bất kì ai sống cho tới hiện tại cũng đều gặp áp lực so sánh hết. Có lẽ khác biệt là đa số gen Z chưa đủ kinh nghiệm và tầm nhìn để tách mình ra khỏi áp lực so sánh đó thôi ^^
Tui lại thấy nhiều người dùng cái tên genZ vô tội vạ, các video với mấy cái tựa đề "khi genZ làm việc này, khi genZ làm thứ khác để tuyên truyền những thứ không đúng, xuyên tạc cả 1 thế hệ mà chả ai đá động miếng nào, đến khi có người nói thì vô số người bâu vào chửi rủa đòi xin lỗi các thứ.
Cảm ơn H Đ Cừu đã dùng con mắt triết học để lý giải vấn đề này. Câu cửa miệng của cha mẹ VN là: " ngày xưa t khổ lắm k đc sướng như bây giờ ... Tại sao con lại không được..." Mà bản thân t cũng bị nhiễm mà không hiểu tại sao lại thế. Kiến thức của H Đ đã giúp t hiểu đc tư duy thượng đẳng này và t sẽ tránh để thấu hiểu hơn những đứa con của mình
Đây cũng là một trẳn trở rất lớn của mình, một giáo viên ngoại ngữ. Phụ huynh thì Gen X, học trò thì Gen Z, còn bản thân và các đồng nghiệp thì Gen Y. Để cân bằng, hài hòa, và mang đến kết quả tốt nhất cho cả 3 bên là vô cùng khó khăn! Từ tư tưởng, nhân sinh quan, thói quen, thể chất đều rất khác nhau. Bản thân mình cũng luôn tự nhắc ko bao giờ được so sánh học trò với các thế hệ trước hay sau!
Cá nhân mình nghĩ mọi sự việc nên đứng ở nhiều vị trí mà nhìn. Mình sinh năm 1993, mình hiểu một chút về xã hội ngày xưa thông qua người lớn kể lại và tìm hiểu, mình đặt mình vào bố mẹ mình ngày ấy và nghĩ, mình chấp nhận những thiếu sót của bố mẹ để cố gắng hoàn thiện bản thân ( Bởi có những thứ ngoài tầm kiểm soát của phụ huynh). Tới nay mình sinh 2 con rồi, mình sống ở thời đại này mà nghĩ đến trách nhiệm tình cảm có cả 2 thế hệ quá khứ và tương lai. Làm sao để chăm sóc, dạy dỗ con thật tốt. Làm sao đừng ỉ nại vào cha mẹ. Mình cho con biết những cái đúng mình làm trong hoàn cảnh nào, những cái sai mình làm trong thời điểm ra sao. Vì thực sự cái đúng của hôm nay không chắc khi con trẻ lớn đã đúng. Đúng với mình nhưng không chắc đúng với con. Nhưng cái cần tuyệt đối giữ gìn là nhân cách, phẩm giá, đạo đức làm người.
Đọc bình luận của nhiều bạn thế hệ trẻ, đang chỉ trích thế hệ trước là thượng đẳng. Nhưng nếu muốn người khác hiểu họ, thì ít nhất họ cũng nên ngồi lại lắng nghe quan điểm của thế hệ trước
@@andang644 con cái là bản sao của cha mẹ, thế hệ trước ẳng ẳng nên thế hệ sau cũng "ịt éo" đầy mồm. Mình dân miền Nam, đi ngang qua nhà kia ng miền Bắc, tình cờ nghe bà mẹ dạy con mà hết hồn. Sợ luôn á bạn!
Thay vì đồng cảm và giúp đỡ, chính những phán xét kiểu thượng đẳng của thế hệ trước càng làm người trẻ cảm thấy tự ti, mất niềm tin vào bản thân và có thể dẫn đến trầm cảm hoặc tự tử. Vì vậy có thể coi là hành vi độc hại cần xóa bỏ.
Thì nếu người trẻ cảm thấy áp lực của mình là kinh khủng ( việc học) thì hãy tự làm những việc mà người thế hệ trước đã làm ( nghỉ học kiếm tiền, tự nuôi sống bản thân) và chứng minh mình giỏi hơn
@@AnhDuong-hy8jn Hành vi độc hại cần xóa bỏ, chứ chẳng phải để chứng minh giỏi hơn :) chỉ cần thế hệ trước đừng phán xét thì cũng quá đủ để thế hệ ngày nay tự mình phát triển rồi :)
@@AnhDuong-hy8jn làm suốt, nhất là những gia đình bố mẹ không thể giúp con cái gì cho ra hồn, mà sao bạn cổ súy người ta đi vào con đường thất học nhỉ, sống ác thế
Nhìn từ Hoa Kỳ thì mình lại càng trông đợi vào các bạn Gen Z, thế hệ no đủ sau chiến tranh và được tiếp cận những thông tin tiến bộ. Họ sẽ là những người phản kháng hệ thống ràng buộc và quay ngược lại đặt câu hỏi với những giá trị cũ lỗi thời. Ở Hoa Kỳ thì chính những năm 60-70 những người trẻ đã mở ra những trào lưu phản kháng hippie, những trào lưu đòi tự do bình đẳng xã hội, những bước tiến mới về nhân quyền, nữ quyền,… và tất nhiên là cả phản chiến ở VN nữa. Cố lên các bạn trẻ! Và cố mà bắt kịp nhé các anh già :)))
Tôi thì hi vọng các bạn trẻ sinh cuối 9x và đầu 2000 có thể chủ động vào sáng tạo, cải tạo theo bước tiến của công nghệ thế giới nhờ vào vốn ngoại ngữ mà các bạn phải chủ động nâng cao dù hoàn cảnh có như thế nào. Các bạn không cần bỏ công chống đối hay phản đối giá trị cũ vì nó sẽ tự tìm lối vào hủy diệt, đừng lãng phí tinh lực. Vì ngay như những người qua ngưỡng 35 đến 40 cũng đã nhận thức phải tự học tập, mở mang không ngừng, không thể mãi cứ kể chuyện xưa như những năm hai mươi tuổi. Nhìn ra thế giới hiện tại bắt đầu đã không còn xem nặng tuổi tác vì thế giới đang già đi, các bạn trẻ sẽ phải chịu sự cạnh tranh của những người chưa già hoặc bước vào tuổi trẻ của tuổi già. Sẽ không còn những hình thức công việc cố định, bất biến, an vị, theo một số dự đoán ở phương Tây.
Điều đó là quy luật vận động của tiến bộ xã hội rồi bạn. Thời các cụ nhà mình sống ở chế độ phong kiến vua chúa đâu có ai nghĩ là đời sau con cháu của họ sẽ sống trong một chế độ nào khác đâu. Đời sau bọn chúng sẽ tự đấu tranh cho những thứ mà chúng cho là đáng phải có được.
Hippie tôi toàn thấy bọn nó hút chích ma túy rượi bia ăn mặc lượm thượm sống quá cảm tính và buôn thả không chịu lao động suốt ngày nhảy nhót múa hát hò với đi biểu tình là giỏi. Tỉ lệ tội phạm ở nhóm này đầy rẫy, từ cướp bóc, ma túy, hiếp dâm,.v.v.. Nữ diễn viên Sharon Tate cũng bị đám này giết hại rất dã man, hay vụ Hells Angels giết chết một thiếu niên trẻ trong buổi biểu diễn của Rolling Stones. Haight-Ashbury của San Francisco cái nôi của hippie với thói quen sống tụ tập bầy đàn và mất vệ sinh của chúng dẫn đến sự lây lan của bệnh tật nơi đây. Và sau những năm 70-80 chúng lại quay về sống và chăm chỉ làm việc như người thường chứ không còn lêu lỏng như mấy năm trước. Hầu hết đám này đều bước sang giai đoạn tuổi trung niên và lập gia đình và đều quay lại các giá trị truyền thống. Đổi mới thì cứ đổi mới nhưng không phải cái gì mới cũng đúng mà cái gì cũ cũng sai ( cái tư duy mà bọn cánh tả hay dùng để mị dân ) hiển nhiên cần phải chọn lọc có hệ thống. Một phong trào mang nhiều lợi ích cũng kéo theo đó nhiều mặt hại làm tha hóa con người thì cũng chả đáng tán dương gì. Như cách mạng văn hóa của Trung Quốc hay phong trào phản văn hóa hippie là một ví dụ.
Theo tôi, xã hội trăm triệu dân, thế giới nhiều tỉ người luôn là một thùng thuốc nổ, nên những phong trào như thế là một lối thoát dẫn mà một quốc gia, một thế giới có thể học được nhiều điều có ích với một cái giá rẻ nhất. Nhiều thứ cần phải diễn ra mới có cái để sửa và đồng thời bày ra những mặt mà hiện thực không thể chỉ đến rõ nét mà từ đó những người có chuyên môn mới có cơ sở để dự đoán, tiên đoán. Chuyện hại là không thể tránh khỏi, cái chính vẫn là tính dân chủ góp mặt như thế nào, vai trò ra sao, và đó là cách con người học cư xử với giá trị dân chủ. Chắc chắn là thiếu vắng nó thì chuyện có thể còn xấu hơn hoặc thậm chí người ta còn không thể nhận ra nó xấu tới cỡ nào.
Mình thì cho rằng hippie cũng là bài học để thời nay hiểu, cảm thông, chuẩn bị (có thể là dàn xếp nữa) cho nhu cầu được phản kháng, được lạc lối, được đi tìm căn tính mới của thế hệ trẻ. Chứ cứ thượng đẳng thế hệ, ôm khư khư giá trị cũ thì mới nảy sinh cả đống vấn đề.
mình sinh năm 94, thế hệ mình bị kẹt giữa thể hệ đi trước - đời ông cha và thế hệ mới, mình phải luôn tìm cách xoay sở làm sao để làm hài lòng những người đi trước và đồng thời không bị tụt hậu với những đứa em, khoảng 97 trở đi, mình may mắn được tiếp xúc với môi trường sư phạm và nghiên cứu nhiều năm về tâm lý học, mình luôn muốn gắn kết giữa các thế hệ với nhau, và điều này thực sự khó khăn vô cùng. Cuối cùng sau rất nhiều lần tranh luận, kết hợp với kiến thức của bản thân, mình nhận ra một điều, chúng ta cứ lôi yếu tố xã hội vào vấn đề sự khác biệt cả 2 thế hệ và chỉ tập chung vào đó, mà hầu hết đều quyên đi yếu tố sinh học, sự phát triển của cơ thể và não bộ, đó mới là yếu tố quyết định. và khi đưa thêm yếu tố sinh học vào, cán cân đã hoàn toàn thay đổi, nếu như ban đầu chỉ có yếu tố lịch sử và xã hội, cả 2 thế hệ đều có quan điểm, luận điểm riêng, đó là một sự giằng co mà mỗi bên đều có lý luận ngang bằng. nhưng nếu thêm vào yếu tố sinh học, thế hệ đi trước hoàn toàn ở vị trí trên, vượt trội về cả kinh nghiệm, trải nghiệm và kiến thức. Khi đó chúng ta có một góc nhìn mới: những người đi trước hoàn toàn ở vị thế quyết định. Từ đây có một cách giải quyết vấn đề rất hiệu quả: Với người đi trước, cần sự lắng nghe trước khi phủ nhận, dùng sự từng trải để nhào nặn với quan điểm mới, tìm sự tương đồng với bản thân đã từng trải qua để hình thành sự liên kết, qua đó giúp bản thân có được góc nhìn của người trẻ hiện tại; Còn với người trẻ, hãy luôn giữ bản thân ở trong một trừng mực, giữ sự tôn trọng với thế hệ đi trước, hãy nhớ rằng những gì chúng ta đã và đang trải qua, những thế hệ trước đã đi trước ta rất xa rồi, có chăng chỉ khác ở hình thức bên ngoài mà thôi, phải nhớ chúng ta ở bên dưới, nếu không có sự khiên nhường, chúng ta sẽ biến bản thân thành một ngọn lửa bất ổn, hãy học cách suy nghĩ logic, đưa ra luận điểm có thứ tự một cách khoa học, và dùng ngọn lửa nhiệt huyết rèn luyện luận điểm đó trở nên có sức thuyết phục, chúng ta là thế hệ đi sau, chúng ta phải học cách chứng tỏ bản thân chứ không phải tìm cách đứng ngang bằng hay chiến thắng người đi trước. Và đó là con đường đến với sự đồng cảm. Mình không muốn áp đặt suy nghĩ của mình lên mọi người, nhưng theo mình, khi bạn lớn hơn, thế giới quan của bạn cũng sẽ rộng lớn hơn, cho bạn cái nhìn phong phú hơn, đừng cố phân biệt các thế hệ, mà hãy coi sự khác biệt trong nhận thức là cơ hội học hỏi, cơ hội đối đầu với thử thách, mỗi độ tuổi chúng ta đều có những khó khăn, thách thức tương tự nhau, có chăng chỉ khác nhau ở hình thức mà thôi. Các cụ có câu: Yêu trẻ, trẻ đến nhà; Kính già, già để tuổi cho.
Chà, mãi mới thấy có ng đồng tuổi và có cách nhìn nhận chung : Bị kẹt giữa thế hệ đi trước và thế hệ mới. Nhưng ở góc độ bản thân mình thì mình thấy đó là một điều may mắn thực sự
Ngày xưa văn học dễ dàng diễn tả cảm xúc của con người, điển hình là những bài hát thơ mộng, những nhận định dễ dàng "tôi và cuội đời đã tha thứ cho nhau",... Nhưng dường như văn học đã thất bại trong việc mô tả con người hiện đại, không thể tìm thấy họ ở đâu trong thế giới đương thời.
@@tranvictor8860 Bạn lạc đề rồi, đang nói về văn học, không phải âm nhạc. Cá nhân tôi đồng ý với bạn trên. Thế hệ văn học Việt Nam hiện tại chưa có 1 tên tuổi xứng tầm đại diện cho thời đại của họ. 1 nhà văn hay, xuất sắc thì có, 1 tác phẩm đáng đọc cũng có. Nhưng thể hiện được hơi thở của thời đại này thì không. Và tôi vẫn đang chờ 1 ai đó như Nam Cao, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu vv những cái tên mà mỗi khi nhắc tới là cả 1 thời đại mà họ đã sống, đã say sưa cuộn tràn trào dâng trong lòng người yêu văn thơ.
người ta nói: genZ bị sếp mắng đã đòi bỏ việc,... Xin lỗi chứ các thế hệ trước có tư tưởng thượng đội hạ đạp nên cứ áp lực là trút giận lên kẻ dưới, cha mẹ bị sếp mắng về trút giận lên con cái,... chứ chẳng có ai là không stress cả. Thế hệ bây giờ văn minh, không làm cái trò hèn hạ là đem cái khổ mình phải chịu để gán lên đầu kẻ yếu.
Em đã biết về cách tiếp cận vấn đề này nhưng video vẫn cho em rất nhiều kiến thức học thuật mới trong 15' ngắn ngủi. Sociology of Generations Shared social consciousness: chính trị, lịch sử, xã hội-> tư duy nhóm thế hệ Generational locations-> nhóm thế hệ khác nhau The 'warcry' gen: tính bình quân- áp lực giai cấp Cấu trúc kinh tế Thông tin số- peers pressure Rất mê kiến thức học thuật, và áp dụng vào thực tế, nó đơn giản giúp em thấu hiểu, thương ông bà, bố mẹ. Em thấy đồng cảm hơn với những người đi trước, không phán xét tư duy của họ, biết ơn cống hiến thệ hệ ấy để có ngày hôm nay. Cảm ơn Hội Đồng Cừu vì những chia sẻ ý nghĩa ạ~
Chính vì suy nghĩ này mà chị đã từng ko thể hiểu nổi cho con chị và luôn dạy nó theo kiểu so sánh vs thế hệ của chị. Và cách dạy này là 1 sai lầm. Chị đã kịp nhận ra trước khi xem đc clip của em. Cám ơn em nhé 🌻🌻🌻
Video thật tuyệt vời. Cảm ơn Hội Đồng Cừu. Mình cũng từng có suy nghĩ rằng liệu ba hoặc mẹ của mình có bị nghiện game hay không nếu sinh ra trong thời kỳ này. Đúng là mỗi gian đoạn con người chúng ta luôn phải đối đầu với mỗi thách thức và phương pháp dĩ nhiên sẽ không giống nhau.
@Toàn Nguyễn Thanh Thái chính cha mẹ mình cũng từng bị nghiện game, tại nhà mình mở tiệm internet từ lâu, hồi đó mình chỉ mới 9 10 tuổi j đó, có 1 trò chơi online tên là thiên long bát bộ, cả tiệm net ai cũng chơi trừ mình ra (lúc đó mình chơi zingme), cha mẹ mình cày game từ sáng đến tối (nếu khách vẫn chơi đến 3h thì cũng thức đến đó, vừa trực vừa chơi) tiền bán card nạp game lời ra bao nhiêu là cha mẹ mình lấy tiền lời đó nạp cho nv của họ luôn, sau này game ấy bị xóa và họ cũng lớn tuổi nên chơi game dở đi mới ko còn chơi nữa. như vậy cũng đủ hiểu đc nếu thế hệ họ có tiếp xúc với game thì họ cũng như gen Z thui.
@@goawaycat6867 giờ game đó vẫn còn đó bạn, fpt ngừng kinh doanh mảng game online nên vng thay fpt phát hành TLBB ở VN, cũng 7 8 năm rồi á, mình cũng nghỉ lâu rồi nhưng vẫn còn theo dõi page, game đó hay nên ba mẹ bạn ghiền cũng ko có gì lạ.
Chắc môi trường bạn làm toàn tinh hoa của GenZ rồi. T đi làm nhiều GenZ nó lười và lươn vc. Mấy anh cuối 7x đầu 8x chửi cho suốt ngày, nhưng mà đâu vẫn vậy 😂 Cuối cùng thì vẫn phải làm với nhau
Con hơn cha là nhà có phúc, ông bà xưa đã mong muốn thế hệ sau con cháu phải giỏi hơn, tốt hơn thế hệ trước . Đó cũng là dấu hiệu của một xã hội phát triển, và thực tế xã hội vẫn đang phát triển.
Mình hoàn toàn đồng ý. Bây giờ là thế giới phẳng rồi. Peer pressure hiện tại ng ta bị so sánh khắp châu lục, đủ loại ng mà bản thân còn ko biết rõ họ tới từ vùng đất như thế nào. Chỉ cần họ bằng tuổi là ta đã có thể bị so sánh vs họ. Quá khủng khiếp vs các bạn trẻ sau này.
em cảm ơn anh Trung rất nhiều về cách dẫn dắt, đặt vấn đề cũng như nguyên nhân nội tại của những tồn tại xã hội ấy-một cách rất dễ hiểu, gần gũi nhưng k hề bình thường hóa. Xem xong video này khiến em cảm thấy được link với những suy nghĩ cá nhân, nhất là vấn đề phân tầng xã hội ở VN hiện nay đã hiện hữu ngày càng rõ ràng.
Cảm ơn anh Trung nhiều nhiều, bây giờ đúng là người trẻ rất hay bị áp lực tự so sánh mình với bạn bè đồng trang lứa, rồi còn bị thế hệ trước tỏ ra thượng đẳng nữa chứ, đúng thật là trầm cảm luôn
Đây có lẽ là lần đầu tiên mình ngồi xem gan 10 videos chỉ trong 1 buổi chiều. Thật sự giữa hàng ngàn channels với nội dung giải trí và tương tự nhau nhan nhản hiện giờ thì mình rất trân trọng sự đầu tư nội dung nghiêm túc như HDC. Cách Trung nói về mọi vấn đề cũng rât cuốn hút, nhẹ nhàng nhưng đề cập đúng trọng tâm và không áp đặt tư tưởng gì lên cả. Hi vọng sẽ được xem tiếp nhiêu content mới từ các bạn
t cũng đã đào sâu vào tư duy của người VN từ lâu và nhận ra cơ sở lý luận của người dân còn rất nhiều lỗ hổng. cần có những kênh như này để kiến tạo tư tưởng cho nhân dân chớ để hỗn loạn mãi như vậy thì phiền quá chịu ko nổi. cảm ơn bạn rất nhiều vì đã xuất hiện ^^
Cảm thấy bản thân còn rất hạn hẹp kiến thức. Em có rất nhiều áp lực và tranh cãi với ba mẹ , biết đó là mâu thẫn về thế hệ và trong một khoảng thời gian dài em đã k tìm ra được cách giải quyết vấn đề. " Cảm thông và tôn trọng"... sẽ cố gắng hết có thể trong khoảng thời gian tới để mọi chuyện tốt đẹp hơn bây giờ. Cảm ơn anh. ❤️
Mình lần đầu nghe bạn nói về vấn đề này thực sự mình thấy rất hay vì thực sự đúng vì thế giới đang thay đổi quá nhanh nhanh đến mức mà việc bạn biết tầm 3 năm trước thôi thì bây giờ nó đã lỗi thời rồi thật sự là lượng áp lực lên con người trở nên quá nặng thậm chí các kiến thức của người đi trước thậm chí còn ko dùng được quá nhiều nên gần như thế hệ bây giờ phải tự làm mọi thứ mà có được rất ít hỗ trợ
Clip nào của em a cũng like với hi vọng nó sẽ lên được đề xuất. Cũng xin nhắn gởi với các cô chú anh chị khác trong kênh, hi vọng chúng ta sẽ bỏ chút công sức coi như là TRÁCH NHIỆM, để đưa những kiến thức này tới các người xem khác bằng 1 hành động rất đơn giản là like hoặc cmt, có thể quan điểm của kênh ở 1 vài video khác với chúng ta, tuy nhiên lớp trẻ bây giờ cần tiếp cận với lối lập luận cũng như tranh luận logic như thế này. Và cũng xin vài lời với đội ngũ phát triển kênh, hi vọng các bạn vẫn giữ cách tiếp cận chân thành như thế này, mình đã từng chứng kiến rất nhiều kênh phát triển theo xu hướng thượng đẳng sau khi đã lớn mạnh, từ đó lối lập luận trở nên cứng nhắc và áp đặt, khiến người xem rất khó chịu và rõ ràng nó chỉ dành cho những fan trung thành, rất khó để thu hút người mới. Một lần nữa xin cảm ơn em và đội ngũ.
Trước giờ mình cũng co suy nghĩ tuổi thơ của bạn, thời đại của bạn quyết định suy nghĩ, hình thánh nên con người bạn. Hôm nay mình vô tình nghe bài này hiểu rõ hơn về việc đó. Mong những các bạn, anh chị, cô chú nghe được bài này. Đặc biệt các bạn genZ thấu hiểu, cảm thông hơn cho thế hệ trước, và ở chiều ngược lại. Cảm ơn bạn & kênh rất nhiều.
Video cực đỉnh. Mình nghĩ để giải quyết vấn đề mâu thuẫn thế hệ thì cần có sự "cảm thông" và "tôn trọng" Rất tiếc, có lẽ do dấu ấn Nho giáo quá nặng ở VN nên thế hệ đi trước luôn có xu hướng áp đặt lên thế hệ sau. Mọi sự dồn nén quá mức sẽ dẫn đến các hành vi cực đoan như vừa rồi
@@Fantasy2012dz thôi đi bạn, cách áp dụng sai lại đổ thừa người tạo ra nó :)) bạn có hiểu hết những gì Khổng Tử nói không, bạn có hiểu hết những gì mà Nho Giáo thời Khổng Mạnh muốn truyền đạt không, bạn biết được Nho Giáo thời Khổng Mạnh khác với Nho Giáo sau thời Hán nó có sự thay đổi như nào không, họ là danh nhân văn hóa của thế giới, không phải chỉ thế hệ xưa công nhận, mà cả ngày nay cũng công nhận, bạn nói như kiểu Khổng Tử là đứa đầu đường xó chợ vậy, anti Trung Quốc thì anti, nhưng biết cái nào nên anti, cái nào thì không, những người đi đầu trong văn hóa, dù sinh ra ở bất cứ quốc gia nào cũng nên được tôn trọng
Và do những việc ký kết xh quá mở được kết nối với thế giới nên thế hệ sau tưởng mình hay ho mà mất dạy khinh thường hay kệch cỡm lên mặt tỏ vẻ với thế hệ trước.
Chính xác. Và thế hẽ tương lai con cháu chúng ta sẽ còn gặp rất nhiều nhiều áp lực hơn chúng ta hiện nay nữa. Cảm ơn bạn đã ra 1 clip chất lượng như vầy.
vấn đề quan trọng trong xã hội đang cần được chỉ điểm và chỉnh sửa trước khi nó lan rộng thành 1 tư tưởng! Cảm ơn Hội Đồng Cừu đã là người chỉ ra nó! Nếu lối suy nghĩ sai lầm này không mau được chỉnh sửa thì nó sẽ mau chóng trở thành 1 vòng lặp từ thế hệ này qua thế hệ khác, vậy thì càng khó dập tắt hơn. Nghe dẫn chứng đầu video mình không thể tin nổi sao có người nói được vậy luôn, vô tâm đã đành, còn lấy trải nghiệm của chính mình áp đặt vào người khác, suy nghĩ như này là quá ích kỷ, không chịu thấu hiểu người khác rồi!
Cảm ơn Trung đã phân tích sâu về vấn đề này. Đôi lúc em (Gen Z) thảo luận với cha mẹ (Gen X), ông bà (Silent và Baby Boomer) về một số vấn đề như công việc, học tập, chuyện tình cảm,... thì họ thường so sánh và phán xét thế hệ của em với họ bắt đầu bằng câu "Thời xưa/hồi đó, cha mẹ hay ông bà phải làm X, Y, Z,.... còn thế hệ bây giờ quá sung sướng, yếu đuối, lười nhác v.v. Do con người thay đổi thôi, chứ thời nào cũng vậy.". Em thường cảm thấy khó chịu với kiểu suy nghĩ này của ông bà, cha mẹ, nhưng không thể giải thích được lý do vì sao. Trong đầu em chỉ nghĩ đơn giản thế này: "Thế hệ của ông bà, cha mẹ khác với thế hệ của con bây giờ, cho nên đừng so sánh làm chi. So sánh như thế này rất phiến diện. Áp lực người trẻ thời nay khác với áp lực người trẻ thời xưa!". Tất nhiên em không dám nói ra, chỉ để trong lòng thôi. Giờ mới biết suy nghĩ này của ông bà, cha mẹ mình là một hiện thân tiêu biểu cho tư duy Thượng đẳng thế hệ (Generational Superiority). Cảm ơn Trung đã giới thiệu và giải thích học thuyết này cho cộng đồng người Việt Nam ạ.
Tất nhiên là họ không thể chứng minh được cái vế "chứ thời nào cũng vậy" rồi. Nếu thời thế nào cũng vậy thì là gì có chuyện bối cảnh khác nhau để mà có Gen Silent, Gen BB, Gen X, Gen Millen, Gen Z, Gen Covid?
"Thế hệ của ông bà, cha mẹ khác với thế hệ của con bây giờ, cho nên đừng so sánh làm chi" em thử ko có tự làm tự ăn thì thấy thế hệ của bố mẹ em cũng giống thế hệ của em thôi
Em ngưỡng mộ vì tầm hiểu biết về triết học của anh Trung cùng team của mình. Em cũng mong một ngày nào đó team cũng sẽ lấn sân sang triết học phương Đông nhiều hơn, nhất là về Bách gia chư tử.
Chính vì những người thích tỏ ra thượng đẳng thế hệ này mà không chịu thay đổi tư duy, dẫn đến phán xét và không chịu nhìn nhận vấn đề và cải thiện nó. Tiếp tục áp đạt con trẻ để dần sẽ xảy ra nhiều vấn đề tương tự hơn. Xin nhắc lại với mấy anh chị cha chú có tư duy này là tư duy SAI. Đừng đi so sánh thế hệ này với thế hệ khác và nên học nhiều hơn về tâm lý học. Nếu nó đúng như những gì các anh các chị nói thì sẽ không có những trường hợp này xảy ra. Không phải 1 bạn mà rất nhiều bạn khác đã tử tự rồi. Nhiệm vụ của chúng ta là phải biết nhìn vào vấn đề đặt câu hỏi TẠI SAO LẠI XẢY RA CHUYỆN NÀY? Hãy đặt mình vào vị trí của người khác, đừng phán xét! Muốn tiến bộ và phát triển hãy ngừng phán xét hãy nhìn vào vấn đề và giải quyết nó tốt hơn. Nhưng trước hết thì phải tìm hiểu nhiều về tâm lý con trẻ, tâm lý hành vi nói chung vâng vâng nữa. Một phần là do hệ thống giáo dục VN quá yếu kém và không xem trọng các môn như Tâm lý học dẫn đến đa số người khác không hiểu, hoặc không chịu hiểu hoặc không muốn hiểu, hoặc không thể hiểu nổi. Trong khi mình thấy bên Mỹ họ được giao dục và có trang bị cho tất cả mỏi người, ở mỗi ngành nghề như giáo viên, cảnh sát, người làm xã hội... về việc bảo vệ tâm lý trẻ, trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên.
Cảm ơn em, kiến thức của em khá chuyên sâu. Thật ra nếu một gia đình có kiến thức nên quan tâm đến tâm lý các em. Các bạn học sinh trong thời điểm này khá nhạy cảm vì các áp lực do xã hội, tình hình tài chính thế giới và nó đảo lộn không theo luật lệ mà do chính chúng ta lập ra. Có lẽ nên hiểu và cảm thông cho các em khi các em bị bất ngờ và " lạc trôi" do chính người lớn tạo ra.
Cảm ơn kênh thế hệ các bạn trẻ đã, đang và mãi mãi sẽ luôn luôn tin tưởng các giá trị cốt lõi để tạo ra những lợi ích cụ thể, dành cho đúng người và khiến họ, bằng một cách nào đó, sẽ mãi mãi k quên bạn cho dù bạn gục ngã! Cố lên nhé, sẽ luôn có 1 ý chí kéo các bạn hoà với dòng chảy của thời gian, từ đó giúp bạn nhận lại những gì bạn đã góp công xây dựng. Để cuối cùng nhận ra chân lý bất diệt.
Người lớn họ ôm hết đất, đẩy giá lên, lướt sóng làm giàu...để bây giờ giá đất khắp nơi ở trên đỉnh cả rồi lại bảo giới trẻ bây giờ ăn với học thôi cũng áp lực, nghe nó vô cảm lắm
cảm ơn Trung đã giúp mình nói ra được vài suy nghĩ của mình, lúc trước mình cũng tự hỏi tại sao ngày xưa người ta chỉ cần đỗ tú tài là có việc ngon lương cao, còn giờ thì bằng cấp cả mớ cũng khó có được công việc tốt
Cảm ơn chia sẻ của Trung và Hội đồng nhé. Mình có 1 ý thế này; thời điểm Việt Nam khoảng ~~năm 99-2000 ~; có rất nhiều biến đổi đời sống +/ Internet vào VN +/ VN gia nhập tổ chức kinh tế (Asean, sau này WTO)... Sau 2000~ có những chuyển biến: sàn giao dịch chứng khoán. Nếu thời điểm này, gia đình nào có máy tính (Computer) kết nối Internet + biết thêm ngoại ngữ; có chút cầu tiến; khả năng cao là tìm ngay cơ hội du học, ra nước ngoài đi làm, hoặc xa hơn là định cư ngay. Anh em trong nhóm nếu có đồng quan điểm, hoặc góc nhìn thì xác nhận thử xem !!!
Lúa chín cúi đầu, có lẽ đây là câu nói phù hợp nhất cho mọi thời đại, áp dụng cho tất cả ngành nghề, giai cấp… hễ sinh ra tranh cãi, mâu thuẫn thì ai cũng cho mình là đúng. Nếu ko có sự điềm tĩnh, khiêm nhường thì chắc khó lòng mà có được cái kết thúc có hậu. Và suy cho cùng thì cái gì rồi cũng sẽ qua thôi.
cái câu:" có mỗi ăn với học thôi...." nói với một tay làm tâm lý thì thật sự đáng cười dấy nay nghe triết của bạn thì cười một mà mình tìm thêm về tâm lý học cười 10 luôn
Anh ôi, xem tới phút thứ 6 là e đã phải nói e thán phục a rồi. Thật sự với những khái niệm mà ở cá nhân e vẫn mơ hồ tự coi là nhân sinh quan thì đến với anh nó gần như đều được hệ thống hoá lại toàn bộ. Anh đúng là dân học triết, anh hiểu và biết về sự xuất hiện khắp mọi nơi trên phương diện triết học của vấn đề mà anh đang nói tới. A biết, em cảm tưởng là gần như tất cả, rằng nơi đâu - vào thời đại nào và chính xác là ai đã từng nghĩ và nói về vấn đề đang được anh đề cập. Ai dạo qua một vòng các triết gia của văn minh nhân loại và khiến mọi người nhanh chóng làm quen với 1 quan điểm mới. Năng lực này của anh thật sự làm em thán phục. Em tin rằng hẳn là nó phải đến từ một nguồn tri thức uyên thâm và sáng suốt cao dày. Cảm ơn anh vì sự bổ ích này
cảm ơn vì những kiến thức mà Hội đồng cừu đã mang lại, bản thân em là thế hệ Gen Z cảm thấy thực sự được đồng cảm và thấu hiểu cho những lỗi lo âu mà thường ngày phải chịu đựng. À em biết Hội đồng cừu qua sự giới thiệu của anh Dưa Leo đấy
@hung lai xin hỏi là bạn đã xem được video nào của anh Dưa Leo mà gây cho bạn nhiều bức xúc như vậy? Cá nhân mình cảm thấy video của anh thực sự mang lại nhiều kiến thức cho bản thân mình, video có nguồn và dẫn chứng đàng hoàng, ví dụ nhưng video về tâm lý nè hay là lịch sự nè, anh cũng đã nói rõ là những kiên thức này bản thân người xem có thể tìm hiểu bằng tiếng anh khi search trên gg, anh chỉ là người xào nấu lại kiến thức đó r mang đến cho người xem những món ăn tính thần này thôi mà. Đương nhiên là bạn có quyền xem hoặc không xem nhưng cũng đừng bình luận theo kiểu xúi giục ngưới khác phải từ bỏ theo giõi anh Dưa Leo như vậy. Mình bình luận như vậy để nói với Hội đồng cừu rằng mình biết đến họ là nhờ anh Dưa Leo chỉ có vậy thôi!
@@baonguyenquoc875 Ở trên Facebook và RUclips phần cộng đồng của anh Dưa Leo có bài đăng từ 4 tuần trc có 1,8N like có giới thiệu về kênh hội đồng cừu có kèm theo nguồn RUclips nha bạn
Bài chia sẻ này rất hữu lý chúng ta ko thể so sánh thế hệ của ta xưa kia với thế hệ hiện tình...thế hệ trước đã từng trải nghiệm khó khăn , sau này sự nghiệp trở nên giàu có (tiền bạc vật chất ko thiếu...) nhưng thời đó công nghệ thông tin chưa phát triển... giờ thì (hơn 10 năm nay ) công nghệ 4.0 có thể áp lực khó khăn có khác xưa... chúng ta ko thể , ko nên so sánh....
Giải thích cặn kẽ xúc tích hay quá. Cám ơn vì anh đã làm ra những món ăn tinh thần tuyệt vời như thế này. Mỗi lần xem lại thấy mở mang đầu óc thêm. Xin cám ơn Hội Đồng Cừu. Công việc của các bạn thật sự ý nghĩa
Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần đến từ chất lượng đầu vào (thức ăn vật chất và tinh thần) và sự rèn luyện (tập gym, đối mặt với thử thách...). Không được rèn luyện, ngay cả các loài thú dữ như hổ báo nuôi trong vườn bách thú một thời gian thường sẽ mất khả năng săn mồi và sẽ khó sống sót nếu thả trở lại tự nhiên. Đây là sự thật sinh học đúng với tất cả động vật.
cảm ơn sự xuất hiện của Trung. khiến tôi cảm thấy mình không cô đơn. Tôi không thể giao tiếp với xã hội đại chúng. Nhưng triết học đại chúng lại hợp với tôi. Tôi cần những dòng tư tưởng ổn định như này.
không chỉ sự khác biết giữa các thế hệ nhưng mà ngay cả cùng thế hệ nhưng nó khác văn hoá, môi trường như Thành phố và miền quê cũng tạo nên nhiều thách đố cho người trẻ. Mình thấy ngay cả cùng thế hệ nhưng mà giữa người việt và người Mỹ nó có một sự khác biệt lớn trong tư duy cách xài tiền, cách kiếm tiền, định kiến xã hội, nhìn nhận vấn đề. Người trẻ việt nam có những điểm mạnh mà họ ko có, nhưng ngươc lại họ có những cách thức tư duy nó đi trước mình. Hy vọng với thế giới kỹ thuật số phát triển Generation Z and C của việt nam sau này sẽ tiếp cận sớm hơn, sẽ ko còn những challenge như thế hệ mình
Không nghĩ bạn Trung cũng ngoài 30 zen 9x 8x, Mình rất đồng tình về cách diễn giải vấn đề theo hướng này, Theo mình nghĩ khi chuyện ăn mặc đã trở nên dễ dàng thì vấn đề về tâm trí sẽ nổi lên, khác với chuyện sinh tồn lo nới ăn chốn ở thì chuyện về tâm lý không thể dễ dàng chia sẻ hay là đồng cam cộng khổ được nên hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều, Cái neo của các thế hệ chiến tranh chính là suy nghĩ hay niềm tin là tất cả chuyện này (chiến tranh đói khổ) rồi một ngày nào đó sẽ kết thúc chỉ cần cố gắng làm thật nhiều là sẽ có một ngày thoát khỏi nó nhưng ngược lại, cái neo của vấn đề tâm lý thì lại là niềm tin rằng chuyện này (nỗi khổ tâm lý) sẽ không bao giờ kết thúc khi mà bản thân chịu khổ vẫn còn tồn tại Khi nói về mặt chênh lệch thế hệ thì những tổn thương của thế hệ đi trước sẽ làm trầm trọng thêm những thế hệ đi sau khi những kỳ vọng quá lớn của cha mẹ lại đặt lên vai con cái gánh nặng cộng dồn cùng với tình thương vô bờ của Cha mẹ (chưa kể đến những tổn thương của họ) làm cho đưa trẻ yếu ớt không thể nào chịu đựng được, và ngược lại đứa con yêu quý lại không đáp ứng được mong muốn của cha mẹ mà cái gì muốn nhưng không được thì cũng khổ, cả 2 thế hệ cứ thế mà làm cho vấn đề khoảng cách thế hệ ngày càng trầm trọng Nhưng giải pháp ở đây là gi ?
Giải pháp từ một người trong cuộc là em ruột mình, 1 đứa gen Z đã từng ở trong hoàn cảnh của bạn học sinh trường Ams nhưng may mắn thoát ra được: HỌC Người lớn thời nay ngừng học quá sớm. Họ lấy nhiều lý do như "cơm áo gạo tiền" để không chịu dành thời gian ra học tập, tìm hiểu những chủ đề "hot" liên quan đến giới trẻ hiện nay (mental health, social media, sex education, etc...) dẫn đến không đủ kiến thức và phương tiện để thật sự thấu hiểu các bạn trẻ và giải quyết các vấn đề khi cần thiết.
Thật sự nể công sức lao động của Trung bỏ ra, chỉ trong 16p mà đã gói gọn được tất cả những thông tin tinh túy, có ích nhất cho người nghe. Mình đã xem vài quan điểm cá nhân khác khá hay nhưng đến khi nghe Trung phân tích thì thật sự "đã ngứa" hoàn toàn. Một lần nữa cảm ơn Trung, luôn ủng hộ Hội Đồng Cừu!
Đúng là chính bản thân mình cũng không thật sự hiểu chính mình. Khiêm tốn, nép mình lại và liên tục trau dồi kiến thức vẫn luôn là con đường đúng đắn. Cảm ơn về clip với nội dung quá xuất sắc từ Hội Đồng Cừu.
em thì không rành về Triết học, nhưng phần nào em cũng nhận ra điều này. Em luôn thắc mắc là tại sao thế hệ trước đã cố gắng để tạo ra một cuộc sống tốt hơn rồi lại đi than trách thế hệ sau quá sung sướng. Cá nhân em không thể hình dung được sự khó khăn của thế hệ cha chú, và ở chiều hướng ngược lại có lẽ cũng vậy, tuy may mắn là gia đình em chấp nhận sự khác biệt, nhưng phần lớn thầy cô thì không. Rất cảm ơn Hội Đồng Cừu đã nói lên tiếng lòng của em một cách rất khoa học ạ!
Huhu, mình thực sự khóc khi coi được clip này. Thay vì các người lớn trong nhà chỉ biết phủ định những gì mà những đứa trẻ phải trải qua, chiếc vid này nói ra hết những ấm ức và áp lực của mình nói riêng và của người trẻ nói chung, phải chịu được từ trước đến nay!
Cán ơn HDC rất rất rất nhiều khi giúp mình hiểu Tư duy thượng đẳng thế hệ một cách khoa học. Người làm công tác giáo dục, cha mẹ, công tác nhân sự .... cần hiểu rõ điều này. Một lần nữa cám ơn bạn.
quan điểm hợp lý quá, mình xem lại thêm vài lần rồi lấy sườn ý này để làm một bài debate với phụ huynh để suốt ngày cứ "bằng tuổi mày người ta lấy vợ sinh con xây nhà rồi" làm như thời giờ lấy vợ xây nhà đơn giản như ngày xưa ấy -_-
Cảm ơn Hội Đồng Cừu rất nhiều. Đây là điều mà mình chưa nghe ai nói đến một cách khách quan hoặc có chăng cũng chỉ là chiều áp đặt khác của thế hệ đi trước.
Gia đình mình lập nghiệp ngay sau giải phóng và thời đó đúng là có cơ hội nhưng khó khăn ko ít. Thiếu thốn đủ thứ như thông tin, phương tiện, thủ tục, liên lạc, nên thế hệ trước hay nói thế hệ này qua đủ đầy. Chính bố mẹ mình cũng nói vậy. Nhưng mình nghĩ đó là chỉ lời động viên để mình cố gắng chứ ko quằn quại và biến nó thành áp lực.
Chính vì nhà ai cũng đã đủ đầy nên những đứa trẻ mới càng phải cạnh tranh nhau để hơn thua, nhà càng nghèo lại càng áp lực vì giờ con ông cháu cha lên nhận việc hết r, cứ ngày xửa với ngày xưa, cổ lỗ sĩ quá r bro ơi
B ko thích cạnh tranh thì tương lai con cái sẽ ko đc mở mang, nếu sống ngày chỉ lo ăn cơm đủ no thì b làm sao mà áp lực đc, áp lực ở đứa chỉ biết kiếm tiền bằng đầu óc ko thạo việc tay chân thôi.
Nó chỉ đơn giản là người này dùng thế giới quan của mình để đánh giá về thế giới quan của kẻ khác mà thôi, giống như cô giáo dạy văn đánh trượt bài làm của sinh viên ấy. Đây là tư duy chủ quan của mỗi người, và chúng ta, về nguyên tắc không thể ''phản biện'' sự chủ quan của người khác mà không có trọng tài với một hệ thống lý thuyết và quan điểm phức tạp. . Nhưng cũng có thể nói đơn giản cho các bạn thế hệ Z và sau Z là thế giới quan của bạn càng tiêu cực thì bạn càng thiệt thân. Còn những người khác ư? Tin tôi đi, họ không quan tâm đâu.
Thật sự rất cám ơn anh về sự chia sẻ, đôi khi bố mẹ hay nói những điều cái khó khăn từ thời ngày xưa làm em cũng chạnh lòng, nhờ chia sẻ của anh mà em cởi mở hơn với chính mình
Một vid có nội dung về "Thượng đẳng thế hệ" nói về việc các thế hệ trước áp đặt tư duy của thế hệ mình lên các thế hệ sau. Và bên dưới comment là các bạn trẻ đang vịn vào cái vid này để áp đặt cái tư duy của thế hệ mình lên các thế hệ trước. Thật thú vị!!!
Vấn đề liên quan đến vụ việc ở đầu bài theo mình được biết thì nó không chỉ do peer pressure mà có thể còn là do môi trường hiện tại bị ô nhiễm dẫn đến thần kinh của con người thế hệ về sau bị ảnh hưởng. Mọi người nên chú trọng đến sức khoẻ tâm lý chứ đừng nghĩ là cái gì cũng do stress, có rất nhiều điều khoa học chưa giải thích hết dc.
Sự thay đổi của môi trường xã hội, kinh tế ... từ thế hệ trước đến thế hệ sau diễn ra quá nhanh và quá mạnh. Các thế hệ đi trước không hề có đủ kiến thức, kỹ năng phù hợp để trợ giúp thế hệ sau. Các bạn trẻ ngày nay gần như phải tự bơi, thích nghi, tìm ra con đường đi trong một thế giới phức tạp cả bên ngoài lẫn bên trong. Thương lắm í!
nói đơn giản áp lực nhà ở riêng thôi, xưa thì đất đai rẻ dần dần tích góp từ nha tranh thành nhag gạch, giờ thì...... !!!! mỗi thế hệ mỗi khác, thê hệ trước hiểu cho thế hệ sau được thì bạn đó may mắn
Thực tế ko thế hệ nào yếu đuối cả, nó là một chuỗi các hệ quả. Vì sao đa số bộ phận giới trẻ đc gọi là yếu đuối vì họ được nuôi dưỡng, được đào tạo giáo dục đúng đắn . Thế hệ trẻ Genz họ được tiếp cận hoàn toàn những cái mới nhưng ko đc sàng lọc, từ nhỏ xíu đã vậy rồi thì tàn lúc chưa kịp lớn. Tất cả vấn đề chỉ nằm ở giáo dục. Theo tôi dù là chiến tranh, hay ko chiến tranh, dù suy thoái kinh tế, hay ko, hay v. V. V..v nó nằm ở văn hoá giáo dục của dân tộc đó. T cảm thấy thế hệ sau dễ bị trầm cảm hơn rất nhiều, vì tất cả đều hướng ra ngoài ko nuôi dưỡng tâm hồn, vì thế hệ trc khổ ăn khổ mặc, nên cứ nhồi cho con cái ăn đủ mặc đủ còn lại ko quan tâm, trc thì ăn ít mặc ít thì quan tâm đến nhau. Khi sinh ra đều là tờ giấy trắng thế hệ đi trước đã tự làm yếu thế hệ. Chứ bản thân thế hệ trẻ bâybgiowf mà đx tiếp cận đúng đủ về đạo Đức trí tuệ và nghị lực thì rất tuyệt vời với các e ấy.
Tìm mãi mới thấy comment đúng ý nhất ! :))) Hoàn cảnh có thay đổi nhưng là thay đổi để cs dễ chịu, thuận tiện hơn. Gốc rễ chính là sự xuống cấp trầm trọng trong giáo dục, kèm theo những tư tưởng, tư duy áp đặt lệch lạc bị định hướng bởi văn hoá chạy đua vật chất, danh vọng mới tạo nên những hệ lụy có phần ngớ ngẩn như hiện tại. Đáng ra trong 1 thế hệ thuận lợi, đủ đầy, vượt sướng khó hơn vượt khổ, vấn đề nội tâm đang nghiêm trọng hơn yếu tố ngoại cảnh thì cần phải tập trung nuôi dưỡng tâm hồn hơn là ko ngừng so đo, chạy đua thành tích mới phải. Giá như bộ GD biết yếu kém, cúi đầu học nền giáo dục thiết thực như BaLan, chú trọng đạo đức, nhân cách như Nhật hoặc Bhutan thì tương lai thế hệ trẻ VN đã khác xa hiện tại.
Câu hỏi này e đã tự hỏi từ lâu,cảm ơn a Trung đã cho e câu trả lời khá thuyết phục,e nghĩ nhiều bạn trẻ cũng khá trăn trở chủ đề này. K liên quan nhưng a Trung hơn 30 mà trẻ quá hôm nào có thể chia sẻ bí quyết dưỡng da cho chị e đc k hihi, người có tri thức đúng là quyến rũ 1 cách mãnh liệt.
Thật sự đọc những comment như bạn nói ở trên. NGày xưa lúc sinh viên mình hay lên phản biện. nhưng càng lớn càng nhận ra, nó bị ăn sâu vào văn hóa từ giáo dục, từ vùng miền, từ tư tưởng đào tạo. Nên thật sự càng nói nó chẳng tích sự gì với những đối tượng thế này. ;)
Vấn đề là cách bạn nói thế nào để giúp họ thay đổi thì mới ý nghĩa. Cũng như việc HĐC ở đây làm những clip này, có nhiều cái hồi trước tui cũng nghĩ mình đúng mà giờ mới nhận ra mình sai quá sai ấy chứ. Còn mặc kệ thân ai nấy sống thì chả còn gì để nói ở xh này!
thế hệ của bạn Trung cũng áp lực, thế hệ C giờ cũng áp lực không kém, khác nhau là thách thức từng thế hệ gặp phải , và mỗi thế hệ phải giải quyết bài toán của mình, ở Nhật bản và Hàn Quốc hàng năm đều đều có hàng chục nghìn ng kh chịu đc áp lực và đã tìm tới cái cách kết liễu đời mình, cho thấy nhiu ng kh chịu đc áp lực, nhưng nhiu người đã vượt qua không khó khăn.
Không chịu được áp lực cũng đúng. Nhưng mình nghĩ mấu chốt ở chỗ nó cũng là khủng hoảng thế hệ, những người không có được sự định hướng từ gia đình hay thậm chí cả bạn bè cũng có thể định hướng lẫn cho nhau thì rất dễ rơi vào trầm cảm
Con số hàng chục nghìn là để đếm số người chứ ko chỉ là con số trên giấy. Thử tưởng tượng hàng chục nghìn xác chết giập nát do nhảy lầu, nhảy đường ray, uống thuốc độc, đuối nước, treo cổ, cắt tay,...chất xung quanh bạn và bạn sẽ phần nào hiểu được đó là một vấn đề nghiêm trọng của xã hội. Trong hàng chục ngàn người đó, sẽ có con của ai đó, cháu của ai đó, anh chị em của ai đó, và biết đâu cũng có vợ/chồng/người thương của ai đó. Tại sao ko cùng nhau thấu hiểu để bớt đặt lên vai thế hệ trẻ những phù phiếm, những ảo ảnh? Xã hội loài người phát triển là nhờ thời gian chứ ko nhờ tiền bạc hay áp lực. Đời người hữu hạn, cớ sao phải cố đi hết cuộc đời trong đau khổ? Thấu hiểu nhau, chỉ 1 thay đổi nhỏ trong suy nghĩ cũng làm cuộc sống này nhẹ nhàng đi nhiều.
@@xuienloan8289 nhiều khi định hướng từ gia đình lại là nguyên nhân chính dẫn đến cá nhân bị trầm cảm đấy bạn, định hướng từ giá đình tức là cá nhân sẽ nhận tác động, áp lực từ gia đình, nếu gia đình không phải kiểu suy nghĩ thoáng dễ chịu thì cá nhân khả năng sẽ bị áp lực, gia đình bạn bè chỉ nên là chổ dựa tin thần để cá nhân tự tạo ra định hướng và đi theo định hướng của bản thân.
tính ra thì mấy nước đó toàn châu Á thôi, mà châu Á theo kiểu nuôi con từ bé đến khi lập gia đình, họ vẫn lo. Mấy nước châu Âu họ độc lập sớm, nên áp lực gia đình của họ đa phần ko lớn như bên châu Á, nhưng ngược lại ở châu Âu áp lực xã hội sẽ cao. Ko nơi nào hoàn hảo để mn có thể gọi là ko có áp lực. Nói chung, áp lực ko thể tránh khỏi, nên việc biến áp lực thành động lực hay khủng hoảng, trầm cảm, sự cản bước thì đó là ở bản thân bạn.
Mỗi giai đoạn có cái khó của riêng nó. Có những điều tưởng như đương nhiên ở giai đoạn này nhưng lại là niềm mơ ước của giai đoạn trước. Quan trọng không phải chuyện thế hệ nào ưu tú mà là bạn làm được gì cho thế hệ mai sau mà thôi !
2 года назад+7
OMG! E cảm ơn a Trung rất nhiều về kiến thức rất sâu rộng mà anh mang lại. E nghĩ đây là lần đầu tiên e xem 1 video RUclips mà bản thân phải nổi da gà vì cảm phục và vì những hiểu biết hạn hẹp của mình về thế giới này. Thanks so much anh ❤
học thuyết này đúng ko sai Nhưng nên sử dụng cái học thuyết này đúng vào mục đích Đừng sử dụng dụng học thuyết làm lý do cho sự lười biếng và tha hóa của mấy ông ( đang nói 1 số thành phần trong giới trẻ GenZ ) Còn về học thuyết tôi hoàn toàn ủng hộ vì nó hoàn toàn đúng
Cảm ơn chia sẻ của bạn, Bạn chia sẻ mang dáng dấp trào phúng. Thật ra thì thuận lời và khó khăn luôn tỉ lệ thuận với nhau, như 1 quy luật bất biến. Dù ở hoàn cảnh nào, ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Văn minh của 1 đất nước phát triển và 1 đất nước đang tập phát triển hẳn là có sự khác biệt. Do đó, điều kiện, nhận thức, tư duy, khởi niệm,... tất yếu phải có sự khác biệt. Nhân quả là tất yếu. Bạn tốt, là vì gen của bạn tốt và điều kiện ngoại quan thích ứng. Bạn khác chưa tốt, xã hội ko cần rên siết. Mà hãy nhìn xem họ ôm ấp 1 bào tử kiểu nào. Đứa con ko tật nguyền, mà cha mẹ ko cho con vận động, trưởng thành. Tình thương ấy lớn lao vô bờ. Nhưng cũng là tình thương lỗi nhịp. Tôi cũng có con 19 tuổi. Đang học ĐH. Mà e ấy vẫn như đứa trẻ 6 tuổi. 9h gọi thì 9h dậy, 10h gọi thì 10h dậy. Nhiều khi hỏi sao con lại để mẹ nhắc. Thì con nói bạn con đều như thế mẹ ạ. Tôi khuyên con hãy xem 1 công dân mỹ, pháp và các nước phát triển sống như thế nào mà học hỏi cái tốt của họ con à. Tôi ko dạy con sai phương pháp, ko hề buông thả, cũng chẳng khắc khe độc tài. Nhưng môi trường chung của xh vn bây giờ bọn trẻ rất hoang phí thời gian, cơ hội và sức khỏe. Khiến cho thế hệ đi trước họ cảm thấy bất lực, vì ko làm sao để truyền lửa cho bọn trẻ dc. Thành quả của họ dường như vắng người kế thừa. Nhưng có vắng hay ko, đích thực là bỡi tại tất cả chúng ta trong toàn xh vn này. Thân ái.
such an outstanding present ei! I honestly love the way you explaining the fundamental concepts in Vietnamese, those words hit me hard, you really draw the whole generations map in my mind haha.
đơn giản như mình và đứa em út cách nhau tận 15 tuổi nhưng đã có sự khác biệt rõ ràng.chỉ là mình ko thể hình dung chi tiết cụ thể dc sự khác biệt đó và chia sẽ với nó.cám ơn HDC
MỤC LỤC THAM KHẢO
0:00 Đặt vấn đề "thượng đẳng thế hệ" và các lý thuyết phản bác khác
3:43 Giới thiệu "Xã hội học Thế hệ" (Sociology of Generations)
9:43 Áp dụng lý thuyết tại Việt Nam
***
Sau vụ việc thương tâm của một trẻ lớp 10 tại Việt Nam, các lập luận "thượng đẳng thế hệ" cho rằng chỉ có thế hệ của mình mới là gian khó nhất, gặp nhiều trở ngại nhất nhưng có năng lực và ý chí nhất để vượt qua... tiếp tục trở lại hoành hành mạng xã hội Việt Nam.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong hằng hà sa số các trường hợp tư duy này được sử dụng.
Vậy "thế hệ" là gì?
Triết học và xã hội học trong lịch sử xem xét vấn đề thế hệ ra sao?
Lý thuyết Thế hệ (Theory of Generations) của Karl Mannheim có thể giúp chúng ta giải đáp những tranh cãi về sự "yếu đuối hoá" của các thế hệ đi sau? Hay câu chuyện nằm ở một vấn đề khác?
Em đã phải xem đi xem lại video này rất nhiều lần và suy ngẫm rất nhiều về dòng chảy thời gian và sự vận động của cấu trúc xã hội, trật tự kinh tế mới... Có quá nhiều thứ phải suy nghĩ ở đây. Cảm ơn anh rất nhiều vì đã chia sẻ nội dung này! Em sẽ còn phải xem lại nhiều lần nữa video này!
wao, mới 4 ngày lại có thêm clip mới, quá đã! Clip rất hay, thuyết phục!
Mỗi thế hệ có những khó khăn, thách thức khác nhau. Nếu cho rằng thế hệ sau này chỉ "có ăn với học ko mà ko nên thân" thì ko công bằng! Áp lực học hành, sự nghiệp, lạm phát, cơ hội, sở hữu nhà,... đều rất khác so với ngày xưa!
@@hhplvn4956 Hỏi thật nhé, nếu người tự tử là người thân hay ai đó thân thiết với bạn, bạn còn mừng không? (Câu hỏi không mang tính công kích, chit mang tính tò mò thôi).
haizzz...... thế hệ thượng đẳng vẫn cố hết sức lắng nghe thấu hiểu các bạn hết sức có thể đấy!
@@hhplvn4956 nếu là người nhà thì có cảm nghĩ ntn?
Coi xong video liền nhớ đến câu nói:''Mọi thế hệ luôn hình dung rằng mình khôn ngoan hơn thế hệ trước, và sáng suốt hơn thế hệ sau''.
đúng vậy,
Là kiểu sv thời nay suy nghĩ đó bạn.qua thời sv mới chín chắn nhận ra điều bạn nói.bạn mà nói ko đúng ý thì 500 anh em sẽ mang thư viện ra để debate với bạn luôn.và cho tới khi bạn bỏ chạy
Đúng quá, ko biết có ai nhớ câu này của ai ko ạ?
@@gnfwahxuv8940 Của George Orwell ấy ạ.
Hình như của ông tác giả "Trại Súc Vật" thì phải?!
Mình dân 8x lâu lây lên youtube nghe lại mấy bài hát cũ những năm 2000 thì thường xuyên thấy các cmt như "nhạc ngày xưa vẫn hay nhất", "nhạc trẻ bây giờ không thể bằng nhạc lúc xưa",... Nhưng vào những năm đó thế hệ cha mẹ của mình thì chửi suốt khi nghe những bài đó, thậm chí mình nhớ lúc đó có báo còn nói là nhạc rác.
Ở miền Tây thế hệ 6x, 7x thì bolero và cải lương vẫn là nhất. Lúc đó thì mỗi lần nghe bolero, cải lương là mình nổi hết da gà da vịt. Nhưng giờ đã lên hàng 3 suy nghĩ thoáng hơn, thoát đc cái tư duy thượng đẳng thế hệ thì mình lại cảm thấy bolero và cải lương có cái hay riêng của nó. Nhạc trẻ bây giờ cũng nhiều bài rất hay chứ đâu phải chỉ nhạc những năm 2000 là số 1.
Tương tự như vậy, suy nghĩ của mình cũng thay đổi khá nhiều so với 1 năm về trước. Mình làm giáo dục nên thấy rất nhiều hs bị trầm cảm hoặc dị ứng thì thấy sao tụi nhỏ giờ yếu đuối quá, tụi mình ngày xưa thậm chí còn chưa nghe tới mấy khái niệm này. Nhưng khi so sánh với xã hội, môi trường, vật chất xung quanh tụi nhỏ bây giờ thì đúng là quá khác so với tụi mình, không thể lấy thế giới quan của mình làm chuẩn để đánh giá tụi nhỏ được.
Người ta nói đúng mà. Nhạc xưa hay và hát rõ chữ nên thấm vô người dễ. Khi nghe nhạc xưa là hình dung ra được tình huống và hình ảnh, giúp con người phát triển trí tưởng tượng. Nhạc bây giờ giờ cũng không thấy được điều đó, đa phần câu từ thể hiện cảm xúc cá nhân hơn.
Chính xác ko thể lấy quan điềm thế hệ mình làm chuẩn để đánh giá thế hệ sau đc , cá nhân mình thấy mỗi độ tuổi sẽ có 1 suy nghĩ quan điểm khác đi, và thế hệ trẻ bây giờ học hành khá nhiều nên áp lực là dĩ nhiên nên thông cảm và tìm cách động viên hơn là chỉ trích
@@happy_traveler_2045 bạn coi clip ko rút ra dc gì à
@@ABCDEF-jh5bp rút cái gì?
@@happy_traveler_2045bạn đã trả lời câu hỏi trên của bạn kia rồi đấy.
"Mỗi giai đoạn có những thách thức hết sức khác nhau và đối mặt với những khủng hoảng hết sức khác nhau và từ đó, định hình lên cái triết lý sống, cái tầm nhìn và thậm chí là khung hiểu biết rất khác nhau giữa những thế hệ. Là một người trẻ 18 tuổi tham gia vào thị trường lao động những năm 80, đầu 90: nó rất khác với việc làm một người trẻ tham gia vào thị trường lao động vào những năm 2010, 2020 như thời điểm hiện nay..." Cảm ơn Hội Đồng Cừu, cảm ơn anh Trung.
nhiều người hay nhận xét con của david beckham bất tài, vô dụng, ko giỏi bằng bố... khi xem xong video này chắc sẽ suy nghĩ khác đi
@@realnobiship sao ngta lại nói con beckham bất tài vậy bạn ?:)
@@minhvu3294 vì ko giỏi đá bóng, nổi tiếng, kiếm nhiều tiền như bố. miệng đời mà
Đây rồi! Chủ đề mà bấy lâu nay mình vẫn luôn có cảm giác ấm ức với những người tỏ ra thượng đẳng thế hệ như vậy mà không biết lý giải sao. Cảm ơn anh Trung đã ra video.
Muốn lý giải mấy cái này thì cần có một ít kiến thức và triết học, mà ở VN thì triết học là một cái gì đó xa lạ lắm
@@チェリ triết học chủ yếu chuyên nghành mà ông đơn giản họ sống ở thời kì đói khổ nên khi nhìn khi thế hệ sau đủ ăn r nên họ nghĩ họ tốt hơn chính ở trong bóng đá thì nhiều người vẫn nghĩ pele hay ronaldo béo tốt hơn ronaldo + messi ở hiện tại mà ,ông cho vấn đề này vào triết học thì chịu r nó đúng vs xã hội học hơn vì nó gắn liền vs đời sống hơn triết học
@@nhatduy3177 triết học cũng có nhiều kiểu nhánh khác nhau mà
phần nhỏ của vấn đề này là sự ảnh hưởng tai hại của "tư duy tích cực"
Đang bàn luận về vấn đề lịch sử của Châu Âu trên bàn cờ thì đâu ra 2 ông trung niên vào nói mấy th trẻ
chưa trải sự đời thì biết cái gì =)) May tôi cũng là ng điềm tĩnh , có ăn có học đàng hoàng ít nhiều cũng là sv rồi nên tôi k chấp , chứ ko thì tôi chởi bm các chú r =)) ghét nhất kiểu ng như vậy thích so sánh thế hệ này nọ, rồi tuổi tác , nhưng chẳng thấy ai nói về trình độ học vấn cả
Mình là thế hệ 8x, có cha mẹ thuộc 5x 6x và đang có con đc 4t. Mình nhận ra rằng thế hệ nào cũng phải đối mặt với những vấn đề, áp lực khác nhau. Thời mình việc tiếp cận thông tin khó khăn, lục lọi banh cái thư viện mới tìm đúng kiến thức mình, đọc ngấu nghiến và coi như "bắt được vàng", bây giờ có Google, youtube,... ; ngược lại ko bị sao nhãng bởi game, Tik Tok, drama các kiểu. Về vật chất, lúc nhỏ rất thiếu thốn, đc 1 mình ăn 1 cái bánh Choco-Pie cũng là hạnh phúc 😂, nhưng đồng thời cũng rèn luyện sự trân trọng với đồ ăn và công sức lao động. Thực sự xã hội vn đang có sự chuyển biến quá nhanh, sự khác biệt về của cải vật chất, tư liệu sản xuất, phân công lao động và phân bố nền kinh tế quá khác biệt giữa thế hệ ông bà (5x 6x), cha mẹ (8x, 9x) và con cháu (0x, 1x). Những người trước vì trải qua thiếu thốn nên "gồng mình" chạy đua để con cái mình đầy đủ như "con nhà người ta " nhưng đồng thời cũng luôn "nhắc nhớ quá khứ" để thế hệ trẻ biết quý trọng cái đang có, điều này vô hình chung tạo áp lực lên chúng. Nhưng các bạn trẻ cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, một bộ phận không nhỏ coi việc bố mẹ chu cấp là việc tất nhiên, ko đc như bạn này bạn kia là lỗi của cha mẹ, cảm thấy thua thiệt (và thậm chí xem đó là áp lực) khi ko có đc thứ như bạn bè mình có. Nhiều bạn ngay cả thế hệ mình luôn bắt muốn ba mẹ chấp nhận cái tôi, sự độc lập của bản thân như giới trẻ Âu Mỹ, nhưng khi gặp khó khăn gặp thất bại thì ko có can đảm đối mặt mà quay về bu bám bố mẹ, bắt họ phải chịu trách nhiệm vì "không cho con đc như thế này, như thế kia như cha mẹ người ta " (kiểu trẻ em phương Đông truyền thống). Chỉ khi nào mỗi người (dù cho ở thế hệ nào) biết mình là ai, muốn sống ra sao và biết chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình thì sẽ biết cách tồn tại dù trong giai đoạn nào của lịch sử.
Bạn này chắc cũng tầm tầm thời kỳ (tui sinh năm 88).
--> Câu này đúng này, ở đời biết mình là ai.
Tôi cũng 8x và đồng ý với bạn. Chúc mọi người đều sống hạnh phúc theo cái cách của bản thân chọn lựa!
Mình 9x và thấy bạn nói rất đúng luôn. Có khá nhiều bạn tầm tuổi mình khi đến tuổi đi làm thì hay ỷ lại nhờ ba mẹ xin cho vào cơ quan này, ngân hàng nọ. Đến khi vào những chỗ làm đã được dọn sẵn này lại hay so đo với nhau về điều kiện gia đình rồi về nhà cảm thấy bức xúc với gia đình mình :).
Vì chúng ta đã trải qua cái tuổi đấy rồi nên hiểu đc suy nghĩ tuổi đấy thế nào. Biết đc 1 ít là như nắm cả thiên hạ. Coi thường người khác. Gặp khó khăn là nhanh nản trí.
thời nào chả có người nọ người kia hả bạn, 8x 9x cũng đầy tệ nạn bê tha, bóng bánh rượu chè cờ bạc nợ nần chán chê lại về đòi bố mẹ bán đất bán nhà, cướp của giết người cũng có thì sao không nhắc? Nói như bạn nghe có vẻ cảm thông nhưng mình lại thấy đầy mùi kì thị, phân biệt và như thế không công bằng cho các em ấy. Mỗi thời mỗi khác bạn ạ, cho mình hỏi luôn thế bây giờ cho bạn ăn cái bánh chocopie bạn có thấy hạnh phúc nữa không?
Ngay cả thế hệ 8x đầu 9x hiện tại cũng đã xuất hiện tư tưởng thượng đẳng này khi họ nói về thế hệ 2k. Ở đây mình lấy ví dụ là “tuổi thơ”. Họ luôn đề cao tuổi thơ của họ với những hoạt động, trò chơi dân gian và dè bĩu với thế hệ 2k hiện tại là “chỉ biết dán mắt vào điện thoại”.
Ở góc nhìn cá nhân của mình, mình nghĩ rằng đó là do mọi người luôn muốn tôn vinh bản thân mình lên trong mọi câu chuyện mà họ kể. Cho dù họ là cha mẹ, người thân hay chỉ là người quen thôi thì cái sự “thượng đẳng thế hệ” mà họ dành cho những người sinh sau nhằm chỉ muốn gửi đến một thông điệp đó là: “tao đỉnh hơn mày đó”.
Mình thấy nó như là bản chất chung của con người rồi. Đưa mình lên và đạp người khác xuống.
sống trên xã hội này ko dán mắt vào đt thì sớm muộn cx chết, thời buổi công nghệ 4.0, mọi hoạt động xã hôi đời sống liên quan mật thiết đến chính chung ta đều đc xuất hiện trên internet.vvới học sinh lịch học cx trên mạng xã hội , chơi với bạn bè cx trên mạng xã hội , mua sắm cx trên mạng xã hội , tìm kiếm tài liêu , phim ảnh giảu trí cx trên internet... cả cuộc sống dều đc đẩy lên internet hết. Ko hẳn là họ nghiện điện thoại hay internet mà thừa nhân đi rằng cuộc sống ngày nay vận hành bằng internet. một người trong xã hội này mà ko sử dụng internet thì khó mà phat triển và tồn tại. Thề bây giờ đi học mà không sử dụng mạng xã hội tôi đố học được. lịch học trên mạng, các thông tin sự kiện trường lớp cx trên mạng luôn, kiến thức trên mạng , đến cả cơ hội việc làm cx trên mạng . nếu ví cái quốc cái cày là công cụ thời xưa để tồn tại thì thời đại này internet như vậy.ko biết đến internet thì thường thuộc tầng lớp lao động phía dưới cùng làm nhưng công việc chân tay thì may ra mới không cần có internet.
cái vụ tuổi thơ ấy, chỉ là họ thấy thời đại thay đổi nhanh, công nghệ lên ngôi, và họ cảm thấy nhớ những tuổi thơ mà ngày xưa họ từng trải. Chủ yếu mấy ngưòi khác bình luận nên tạo war thôi. Kiểu như họ muốn có một thước phim tuổi thơ cho thế hệ của họ, để sau này thế hệ con cháu họ coi, biết họ ngày xưa có những trò gì, đó chỉ như " lưu giữ kỷ niệm" thôi mà. Làm gì phải căng thế. Suy nghĩ thoáng ra, sống khỏe hơn, trên mạng thì nhiều lời công kích lắm đừng để ý nhiều.
😅😅😅😅😅 Bạn biêt nạng nghiện game là thế hệ nào bị nhiều ko. Trò chơi dân giang????? Trời ơi mắc cười bạn ơi võ lam, kiếm thế, con đường tơ lụa, liên minh, dota, đế chế, star craft, cá độ đá banh euro, word cup, đá gà, tài xỉum fifa,,.... còn mấy bác bạn nói là thế hệ 6x, 7x, chứ 8x, 9x là thời thanh niên sống ở thế hệ nhĩu nhương nơi giang hồ loạn lạc thanh niên sách đao kiếm chém nhau. Ngoài bắc thì Đồ Sơn Hải Phòng, quốc Lâm Nam Định, trong nam thì có 1 quận 4, nhì quận 8. Ngoài Bắc thì ko nói, Trong Nam thì bình dương, sài gòn. Năm cam và các anh hùng như Hải bánh, dung hà,.... đấy. Rồi bác bầu kiên, Trịnh xuân quyết, vũ nhôm, phan văn vĩnh, bùi quốc huy, dương minh ngọcv,...... gần đây có chuyến bay giải cứu, vụ covid SG1 đóng vi phạm. 😂😂😂😂😂. Nói chung ko phải mình đang cố tình xúc phạm các thế hệ đi trước nhưng cuộc sômgs thế hệ nào cũng có người này người kikiconf mấy cái truyền thông bẩn thì kệ nó.
Tuổi thơ chăn trâu, cắt lúa nó vui hơn là ngồi maý lạnh, chơi game thật mà. Nó sẽ đi mãi đến hết đời luôn. Chứ ai mà nhớ mấy thứ vô nghĩa như game? Ok, có thể b sẽ nói là mỗi ng sẽ có những quan điểm khác nhau. Nhưng t thấy những đứa trẻ ở quê. Chúng nó khoẻ mạnh, tinh ranh, nghịch ngợm hơn mấy đứa trẻ ở phố thật. Cũng ít bệnh, ít bị trầm cảm hay tăng động như mấy đứa ở phố. Nơi mà ng ta nuôi con như gà công nghiệp. Ngày trước thế hệ của t cũng có những tệ nạn. Nhưng nó k thể nhiều như bây giờ đc. Hồi đó bố mẹ t thả t như thả gà. Đi chơi ngoài đồng, đá bóng, tắm sông bạt mạng. Đói thì tự mò về. Nhưng chẳng đứa nào trầm cảm, hay đòi tt như bây giờ cả.
T là 9x, và từ nhỏ đến lớn t chưa thấy 1 đứa nào xung quanh t tự tử vì áp lực học tập cả.
Còn bọn trẻ bây giờ hở tí là tự t*. Mới đây có 2 con bé tt vì thi trượt vào 10.
Đừng có nói là do xã hội bây giờ hay do kiến thức bây giờ khó.
Ngày trước học còn khốn khổ hơn bây giờ nhiều. Muốn học thêm thì chỉ có học off thôi. K có online hay tìm kiến thức dễ như bây giờ đâu. Đạp xe đạp lòi cả trĩ ra. Giờ oto, xe máy phóng bạt mạng.
cảm ơn Trung rất nhiều, biết đâu chia sẻ này sẽ giúp đỡ các bạn trẻ gen Z cứ bị áp lực so sánh, đã tự so sánh với nhau, mà còn bị so sánh với thế hệ trước, mà ko ai chịu hiểu các em đã chịu luồng thông tin khủng khiếp hàng ngày thế nào nếu so vs thế hệ cũ. Mình là gen Y mà thương gen Z lắm lắm, cùng cố lên và yêu thương bản thân nhé mọi người ♡♡
Huhu coi điện thoại nhiều áp lực quá.
-> coi ít thôi, coi cái cần coi, làm việc cần làm
@@Lilia·Liuu t cũng thế, tự mình gen Z mà thấy ng cùng thế hệ buồn cười v
@@WABBYS_0198 thực ra ai cũng có quyền tách bản thân khỏi những áp lực so sánh mà ^^
Đúng là giai đoạn ngày xưa áp lực so sánh không lớn vì ai cũng nghèo đều như nhau.
Nhưng bất kì ai sống cho tới hiện tại cũng đều gặp áp lực so sánh hết. Có lẽ khác biệt là đa số gen Z chưa đủ kinh nghiệm và tầm nhìn để tách mình ra khỏi áp lực so sánh đó thôi ^^
Tui lại thấy nhiều người dùng cái tên genZ vô tội vạ, các video với mấy cái tựa đề "khi genZ làm việc này, khi genZ làm thứ khác để tuyên truyền những thứ không đúng, xuyên tạc cả 1 thế hệ mà chả ai đá động miếng nào, đến khi có người nói thì vô số người bâu vào chửi rủa đòi xin lỗi các thứ.
gen z từ năm bn vậy
Cảm ơn H Đ Cừu đã dùng con mắt triết học để lý giải vấn đề này. Câu cửa miệng của cha mẹ VN là: " ngày xưa t khổ lắm k đc sướng như bây giờ ... Tại sao con lại không được..." Mà bản thân t cũng bị nhiễm mà không hiểu tại sao lại thế. Kiến thức của H Đ đã giúp t hiểu đc tư duy thượng đẳng này và t sẽ tránh để thấu hiểu hơn những đứa con của mình
Đây cũng là một trẳn trở rất lớn của mình, một giáo viên ngoại ngữ. Phụ huynh thì Gen X, học trò thì Gen Z, còn bản thân và các đồng nghiệp thì Gen Y. Để cân bằng, hài hòa, và mang đến kết quả tốt nhất cho cả 3 bên là vô cùng khó khăn! Từ tư tưởng, nhân sinh quan, thói quen, thể chất đều rất khác nhau. Bản thân mình cũng luôn tự nhắc ko bao giờ được so sánh học trò với các thế hệ trước hay sau!
Cá nhân mình nghĩ mọi sự việc nên đứng ở nhiều vị trí mà nhìn. Mình sinh năm 1993, mình hiểu một chút về xã hội ngày xưa thông qua người lớn kể lại và tìm hiểu, mình đặt mình vào bố mẹ mình ngày ấy và nghĩ, mình chấp nhận những thiếu sót của bố mẹ để cố gắng hoàn thiện bản thân ( Bởi có những thứ ngoài tầm kiểm soát của phụ huynh). Tới nay mình sinh 2 con rồi, mình sống ở thời đại này mà nghĩ đến trách nhiệm tình cảm có cả 2 thế hệ quá khứ và tương lai. Làm sao để chăm sóc, dạy dỗ con thật tốt. Làm sao đừng ỉ nại vào cha mẹ. Mình cho con biết những cái đúng mình làm trong hoàn cảnh nào, những cái sai mình làm trong thời điểm ra sao. Vì thực sự cái đúng của hôm nay không chắc khi con trẻ lớn đã đúng. Đúng với mình nhưng không chắc đúng với con. Nhưng cái cần tuyệt đối giữ gìn là nhân cách, phẩm giá, đạo đức làm người.
Đọc bình luận của nhiều bạn thế hệ trẻ, đang chỉ trích thế hệ trước là thượng đẳng. Nhưng nếu muốn người khác hiểu họ, thì ít nhất họ cũng nên ngồi lại lắng nghe quan điểm của thế hệ trước
@@angTranang quan điểm của đa phần thế hệ trước là vả bôm bốp vào mặt thế hệ trẻ với cái danh "dạy con" à =))
@@andang644 con cái là bản sao của cha mẹ, thế hệ trước ẳng ẳng nên thế hệ sau cũng "ịt éo" đầy mồm. Mình dân miền Nam, đi ngang qua nhà kia ng miền Bắc, tình cờ nghe bà mẹ dạy con mà hết hồn. Sợ luôn á bạn!
Thay vì đồng cảm và giúp đỡ, chính những phán xét kiểu thượng đẳng của thế hệ trước càng làm người trẻ cảm thấy tự ti, mất niềm tin vào bản thân và có thể dẫn đến trầm cảm hoặc tự tử. Vì vậy có thể coi là hành vi độc hại cần xóa bỏ.
Thì nếu người trẻ cảm thấy áp lực của mình là kinh khủng ( việc học) thì hãy tự làm những việc mà người thế hệ trước đã làm ( nghỉ học kiếm tiền, tự nuôi sống bản thân) và chứng minh mình giỏi hơn
@@AnhDuong-hy8jn Hành vi độc hại cần xóa bỏ, chứ chẳng phải để chứng minh giỏi hơn :) chỉ cần thế hệ trước đừng phán xét thì cũng quá đủ để thế hệ ngày nay tự mình phát triển rồi :)
Nên gắn liền với chủ nghĩa phát xít, và nên tuyên truyền rằng Hitle thượng đẳng bắt nguồn từ Trung Quốc
@@AnhDuong-hy8jn chứng minh mình giỏi hơn để làm gì bạn? Mình không hiểu ý bạn lắm, bạn giải thích rõ hơn được không?
@@AnhDuong-hy8jn làm suốt, nhất là những gia đình bố mẹ không thể giúp con cái gì cho ra hồn, mà sao bạn cổ súy người ta đi vào con đường thất học nhỉ, sống ác thế
Nhìn từ Hoa Kỳ thì mình lại càng trông đợi vào các bạn Gen Z, thế hệ no đủ sau chiến tranh và được tiếp cận những thông tin tiến bộ. Họ sẽ là những người phản kháng hệ thống ràng buộc và quay ngược lại đặt câu hỏi với những giá trị cũ lỗi thời. Ở Hoa Kỳ thì chính những năm 60-70 những người trẻ đã mở ra những trào lưu phản kháng hippie, những trào lưu đòi tự do bình đẳng xã hội, những bước tiến mới về nhân quyền, nữ quyền,… và tất nhiên là cả phản chiến ở VN nữa.
Cố lên các bạn trẻ! Và cố mà bắt kịp nhé các anh già :)))
Tôi thì hi vọng các bạn trẻ sinh cuối 9x và đầu 2000 có thể chủ động vào sáng tạo, cải tạo theo bước tiến của công nghệ thế giới nhờ vào vốn ngoại ngữ mà các bạn phải chủ động nâng cao dù hoàn cảnh có như thế nào. Các bạn không cần bỏ công chống đối hay phản đối giá trị cũ vì nó sẽ tự tìm lối vào hủy diệt, đừng lãng phí tinh lực. Vì ngay như những người qua ngưỡng 35 đến 40 cũng đã nhận thức phải tự học tập, mở mang không ngừng, không thể mãi cứ kể chuyện xưa như những năm hai mươi tuổi. Nhìn ra thế giới hiện tại bắt đầu đã không còn xem nặng tuổi tác vì thế giới đang già đi, các bạn trẻ sẽ phải chịu sự cạnh tranh của những người chưa già hoặc bước vào tuổi trẻ của tuổi già. Sẽ không còn những hình thức công việc cố định, bất biến, an vị, theo một số dự đoán ở phương Tây.
Điều đó là quy luật vận động của tiến bộ xã hội rồi bạn. Thời các cụ nhà mình sống ở chế độ phong kiến vua chúa đâu có ai nghĩ là đời sau con cháu của họ sẽ sống trong một chế độ nào khác đâu. Đời sau bọn chúng sẽ tự đấu tranh cho những thứ mà chúng cho là đáng phải có được.
Hippie tôi toàn thấy bọn nó hút chích ma túy rượi bia ăn mặc lượm thượm sống quá cảm tính và buôn thả không chịu lao động suốt ngày nhảy nhót múa hát hò với đi biểu tình là giỏi. Tỉ lệ tội phạm ở nhóm này đầy rẫy, từ cướp bóc, ma túy, hiếp dâm,.v.v.. Nữ diễn viên Sharon Tate cũng bị đám này giết hại rất dã man, hay vụ Hells Angels giết chết một thiếu niên trẻ trong buổi biểu diễn của Rolling Stones. Haight-Ashbury của San Francisco cái nôi của hippie với thói quen sống tụ tập bầy đàn và mất vệ sinh của chúng dẫn đến sự lây lan của bệnh tật nơi đây. Và sau những năm 70-80 chúng lại quay về sống và chăm chỉ làm việc như người thường chứ không còn lêu lỏng như mấy năm trước. Hầu hết đám này đều bước sang giai đoạn tuổi trung niên và lập gia đình và đều quay lại các giá trị truyền thống. Đổi mới thì cứ đổi mới nhưng không phải cái gì mới cũng đúng mà cái gì cũ cũng sai ( cái tư duy mà bọn cánh tả hay dùng để mị dân ) hiển nhiên cần phải chọn lọc có hệ thống. Một phong trào mang nhiều lợi ích cũng kéo theo đó nhiều mặt hại làm tha hóa con người thì cũng chả đáng tán dương gì. Như cách mạng văn hóa của Trung Quốc hay phong trào phản văn hóa hippie là một ví dụ.
Theo tôi, xã hội trăm triệu dân, thế giới nhiều tỉ người luôn là một thùng thuốc nổ, nên những phong trào như thế là một lối thoát dẫn mà một quốc gia, một thế giới có thể học được nhiều điều có ích với một cái giá rẻ nhất. Nhiều thứ cần phải diễn ra mới có cái để sửa và đồng thời bày ra những mặt mà hiện thực không thể chỉ đến rõ nét mà từ đó những người có chuyên môn mới có cơ sở để dự đoán, tiên đoán. Chuyện hại là không thể tránh khỏi, cái chính vẫn là tính dân chủ góp mặt như thế nào, vai trò ra sao, và đó là cách con người học cư xử với giá trị dân chủ. Chắc chắn là thiếu vắng nó thì chuyện có thể còn xấu hơn hoặc thậm chí người ta còn không thể nhận ra nó xấu tới cỡ nào.
Mình thì cho rằng hippie cũng là bài học để thời nay hiểu, cảm thông, chuẩn bị (có thể là dàn xếp nữa) cho nhu cầu được phản kháng, được lạc lối, được đi tìm căn tính mới của thế hệ trẻ. Chứ cứ thượng đẳng thế hệ, ôm khư khư giá trị cũ thì mới nảy sinh cả đống vấn đề.
mình sinh năm 94, thế hệ mình bị kẹt giữa thể hệ đi trước - đời ông cha và thế hệ mới, mình phải luôn tìm cách xoay sở làm sao để làm hài lòng những người đi trước và đồng thời không bị tụt hậu với những đứa em, khoảng 97 trở đi, mình may mắn được tiếp xúc với môi trường sư phạm và nghiên cứu nhiều năm về tâm lý học, mình luôn muốn gắn kết giữa các thế hệ với nhau, và điều này thực sự khó khăn vô cùng. Cuối cùng sau rất nhiều lần tranh luận, kết hợp với kiến thức của bản thân, mình nhận ra một điều, chúng ta cứ lôi yếu tố xã hội vào vấn đề sự khác biệt cả 2 thế hệ và chỉ tập chung vào đó, mà hầu hết đều quyên đi yếu tố sinh học, sự phát triển của cơ thể và não bộ, đó mới là yếu tố quyết định.
và khi đưa thêm yếu tố sinh học vào, cán cân đã hoàn toàn thay đổi, nếu như ban đầu chỉ có yếu tố lịch sử và xã hội, cả 2 thế hệ đều có quan điểm, luận điểm riêng, đó là một sự giằng co mà mỗi bên đều có lý luận ngang bằng. nhưng nếu thêm vào yếu tố sinh học, thế hệ đi trước hoàn toàn ở vị trí trên, vượt trội về cả kinh nghiệm, trải nghiệm và kiến thức. Khi đó chúng ta có một góc nhìn mới: những người đi trước hoàn toàn ở vị thế quyết định. Từ đây có một cách giải quyết vấn đề rất hiệu quả: Với người đi trước, cần sự lắng nghe trước khi phủ nhận, dùng sự từng trải để nhào nặn với quan điểm mới, tìm sự tương đồng với bản thân đã từng trải qua để hình thành sự liên kết, qua đó giúp bản thân có được góc nhìn của người trẻ hiện tại; Còn với người trẻ, hãy luôn giữ bản thân ở trong một trừng mực, giữ sự tôn trọng với thế hệ đi trước, hãy nhớ rằng những gì chúng ta đã và đang trải qua, những thế hệ trước đã đi trước ta rất xa rồi, có chăng chỉ khác ở hình thức bên ngoài mà thôi, phải nhớ chúng ta ở bên dưới, nếu không có sự khiên nhường, chúng ta sẽ biến bản thân thành một ngọn lửa bất ổn, hãy học cách suy nghĩ logic, đưa ra luận điểm có thứ tự một cách khoa học, và dùng ngọn lửa nhiệt huyết rèn luyện luận điểm đó trở nên có sức thuyết phục, chúng ta là thế hệ đi sau, chúng ta phải học cách chứng tỏ bản thân chứ không phải tìm cách đứng ngang bằng hay chiến thắng người đi trước. Và đó là con đường đến với sự đồng cảm.
Mình không muốn áp đặt suy nghĩ của mình lên mọi người, nhưng theo mình, khi bạn lớn hơn, thế giới quan của bạn cũng sẽ rộng lớn hơn, cho bạn cái nhìn phong phú hơn, đừng cố phân biệt các thế hệ, mà hãy coi sự khác biệt trong nhận thức là cơ hội học hỏi, cơ hội đối đầu với thử thách, mỗi độ tuổi chúng ta đều có những khó khăn, thách thức tương tự nhau, có chăng chỉ khác nhau ở hình thức mà thôi.
Các cụ có câu: Yêu trẻ, trẻ đến nhà; Kính già, già để tuổi cho.
🥰
đọc tất cả các comment mình thấy comment của bạn dễ hiểu và hợp ý nhất, còn lại sao mà nhức đầu thế, toàn là phán xét và chỉ trích. túm lại hãy đón nhận cuộc đời với một tâm thế cởi mở và lương thiện, mặc kệ mấy cái thế hệ này nọ đi, rối hết cả đầu.
Chà, mãi mới thấy có ng đồng tuổi và có cách nhìn nhận chung : Bị kẹt giữa thế hệ đi trước và thế hệ mới. Nhưng ở góc độ bản thân mình thì mình thấy đó là một điều may mắn thực sự
Đồng quan điểm với bạn đồng tuổi.
bác sai chính tả hơi nhìu 😂
Ngày xưa văn học dễ dàng diễn tả cảm xúc của con người, điển hình là những bài hát thơ mộng, những nhận định dễ dàng "tôi và cuội đời đã tha thứ cho nhau",... Nhưng dường như văn học đã thất bại trong việc mô tả con người hiện đại, không thể tìm thấy họ ở đâu trong thế giới đương thời.
Trong mấy bài nhạc rock và rap nó miêu tả rất rõ. Bạn nghe thử nhạc của Nirvana để hiểu rõ về những vấn đề của Gen Millienals nhé.
Nói chung vấn đề cố hữu của những con người thời này chính là chủ nghĩa hư vô (Nihilism) và chủ nghĩa đào thoát (Escapism).
@@tranvictor8860 Bạn lạc đề rồi, đang nói về văn học, không phải âm nhạc. Cá nhân tôi đồng ý với bạn trên. Thế hệ văn học Việt Nam hiện tại chưa có 1 tên tuổi xứng tầm đại diện cho thời đại của họ. 1 nhà văn hay, xuất sắc thì có, 1 tác phẩm đáng đọc cũng có. Nhưng thể hiện được hơi thở của thời đại này thì không. Và tôi vẫn đang chờ 1 ai đó như Nam Cao, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu vv những cái tên mà mỗi khi nhắc tới là cả 1 thời đại mà họ đã sống, đã say sưa cuộn tràn trào dâng trong lòng người yêu văn thơ.
Thế hệ bây giờ những cái đó thể hiện trong âm nhạc và phim ảnh nhé cái thời văn học đã lỗi thời rồi
@@nghiale8097 vãi chưởng lỗi thời, đầy ra chỉ có điều không nổi tiếng thôi.
người ta nói: genZ bị sếp mắng đã đòi bỏ việc,...
Xin lỗi chứ các thế hệ trước có tư tưởng thượng đội hạ đạp nên cứ áp lực là trút giận lên kẻ dưới, cha mẹ bị sếp mắng về trút giận lên con cái,... chứ chẳng có ai là không stress cả. Thế hệ bây giờ văn minh, không làm cái trò hèn hạ là đem cái khổ mình phải chịu để gán lên đầu kẻ yếu.
Em đã biết về cách tiếp cận vấn đề này nhưng video vẫn cho em rất nhiều kiến thức học thuật mới trong 15' ngắn ngủi.
Sociology of Generations
Shared social consciousness: chính trị, lịch sử, xã hội-> tư duy nhóm thế hệ
Generational locations-> nhóm thế hệ khác nhau
The 'warcry' gen: tính bình quân- áp lực giai cấp
Cấu trúc kinh tế
Thông tin số- peers pressure
Rất mê kiến thức học thuật, và áp dụng vào thực tế, nó đơn giản giúp em thấu hiểu, thương ông bà, bố mẹ. Em thấy đồng cảm hơn với những người đi trước, không phán xét tư duy của họ, biết ơn cống hiến thệ hệ ấy để có ngày hôm nay.
Cảm ơn Hội Đồng Cừu vì những chia sẻ ý nghĩa ạ~
Chính vì suy nghĩ này mà chị đã từng ko thể hiểu nổi cho con chị và luôn dạy nó theo kiểu so sánh vs thế hệ của chị. Và cách dạy này là 1 sai lầm. Chị đã kịp nhận ra trước khi xem đc clip của em. Cám ơn em nhé 🌻🌻🌻
Video thật tuyệt vời. Cảm ơn Hội Đồng Cừu. Mình cũng từng có suy nghĩ rằng liệu ba hoặc mẹ của mình có bị nghiện game hay không nếu sinh ra trong thời kỳ này. Đúng là mỗi gian đoạn con người chúng ta luôn phải đối đầu với mỗi thách thức và phương pháp dĩ nhiên sẽ không giống nhau.
Cách đặt vấn đề của bạn rất hay :D
Mình thấy đúng là có nhiều người lớn tuổi khó rời mắt khỏi cái điện thoại, cứ bật RUclips rồi lướt Facebook một cách vô thức và bị động ý.
@Toàn Nguyễn Thanh Thái
chính cha mẹ mình cũng từng bị nghiện game, tại nhà mình mở tiệm internet từ lâu, hồi đó mình chỉ mới 9 10 tuổi j đó, có 1 trò chơi online tên là thiên long bát bộ, cả tiệm net ai cũng chơi trừ mình ra (lúc đó mình chơi zingme), cha mẹ mình cày game từ sáng đến tối (nếu khách vẫn chơi đến 3h thì cũng thức đến đó, vừa trực vừa chơi) tiền bán card nạp game lời ra bao nhiêu là cha mẹ mình lấy tiền lời đó nạp cho nv của họ luôn, sau này game ấy bị xóa và họ cũng lớn tuổi nên chơi game dở đi mới ko còn chơi nữa. như vậy cũng đủ hiểu đc nếu thế hệ họ có tiếp xúc với game thì họ cũng như gen Z thui.
@@goawaycat6867 cảm ơn bạn đã chia sẻ vậy là suy nghĩ của mình phần nào đó đúng nhỉ ^^
@@goawaycat6867 giờ game đó vẫn còn đó bạn, fpt ngừng kinh doanh mảng game online nên vng thay fpt phát hành TLBB ở VN, cũng 7 8 năm rồi á, mình cũng nghỉ lâu rồi nhưng vẫn còn theo dõi page, game đó hay nên ba mẹ bạn ghiền cũng ko có gì lạ.
Nghe anh nói mà trào nước mắt luôn ạ. Rõ ràng là sự chênh lệch giàu nghèo và phân tầng lớp kinh tế khiến một đứa genZ dù cố gắng như nào cũng rất khó phá vỡ cái bức màn đó.
Tôi là một chủ thể Gen Y nhưng tôi lại rất ngưỡng mộ phần lớn các em Gen Z, nhất là những em ham học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu...
Chắc môi trường bạn làm toàn tinh hoa của GenZ rồi. T đi làm nhiều GenZ nó lười và lươn vc. Mấy anh cuối 7x đầu 8x chửi cho suốt ngày, nhưng mà đâu vẫn vậy 😂 Cuối cùng thì vẫn phải làm với nhau
Con hơn cha là nhà có phúc, ông bà xưa đã mong muốn thế hệ sau con cháu phải giỏi hơn, tốt hơn thế hệ trước . Đó cũng là dấu hiệu của một xã hội phát triển, và thực tế xã hội vẫn đang phát triển.
Mình hoàn toàn đồng ý. Bây giờ là thế giới phẳng rồi. Peer pressure hiện tại ng ta bị so sánh khắp châu lục, đủ loại ng mà bản thân còn ko biết rõ họ tới từ vùng đất như thế nào. Chỉ cần họ bằng tuổi là ta đã có thể bị so sánh vs họ. Quá khủng khiếp vs các bạn trẻ sau này.
Vì mấy lời so sánh mà nói áp lực thì nên đi khám tâm lí.
@@petertran141 any othe advice that u wanna add on? Dear wise Petter fucking Tran
@@petertran141 khám tâm lý? ở VN? omegalul bạn tấu hài hả?
Vì sao lại sợ bị so sánh? Vậy nếu sống cả cuộc đời không bị đem ra so sánh thì cuộc sống đó có đáng sống hơn không?
@@phamtuan1840 chứ sao phải áp lực về mấy lời đó? Người ta cho bạn đc cái gì. Làm hết sức thì thôi chứ.
em cảm ơn anh Trung rất nhiều về cách dẫn dắt, đặt vấn đề cũng như nguyên nhân nội tại của những tồn tại xã hội ấy-một cách rất dễ hiểu, gần gũi nhưng k hề bình thường hóa. Xem xong video này khiến em cảm thấy được link với những suy nghĩ cá nhân, nhất là vấn đề phân tầng xã hội ở VN hiện nay đã hiện hữu ngày càng rõ ràng.
Cảm ơn anh Trung nhiều nhiều, bây giờ đúng là người trẻ rất hay bị áp lực tự so sánh mình với bạn bè đồng trang lứa, rồi còn bị thế hệ trước tỏ ra thượng đẳng nữa chứ, đúng thật là trầm cảm luôn
Đây có lẽ là lần đầu tiên mình ngồi xem gan 10 videos chỉ trong 1 buổi chiều. Thật sự giữa hàng ngàn channels với nội dung giải trí và tương tự nhau nhan nhản hiện giờ thì mình rất trân trọng sự đầu tư nội dung nghiêm túc như HDC. Cách Trung nói về mọi vấn đề cũng rât cuốn hút, nhẹ nhàng nhưng đề cập đúng trọng tâm và không áp đặt tư tưởng gì lên cả. Hi vọng sẽ được xem tiếp nhiêu content mới từ các bạn
t cũng đã đào sâu vào tư duy của người VN từ lâu và nhận ra cơ sở lý luận của người dân còn rất nhiều lỗ hổng. cần có những kênh như này để kiến tạo tư tưởng cho nhân dân chớ để hỗn loạn mãi như vậy thì phiền quá chịu ko nổi. cảm ơn bạn rất nhiều vì đã xuất hiện ^^
Cảm thấy bản thân còn rất hạn hẹp kiến thức. Em có rất nhiều áp lực và tranh cãi với ba mẹ , biết đó là mâu thẫn về thế hệ và trong một khoảng thời gian dài em đã k tìm ra được cách giải quyết vấn đề. " Cảm thông và tôn trọng"... sẽ cố gắng hết có thể trong khoảng thời gian tới để mọi chuyện tốt đẹp hơn bây giờ. Cảm ơn anh. ❤️
cảm ơn anh đã giúp em lý giải câu cửa miệng của các bậc phụ huynh thời nay. Tất cả đều xuất phát từ theory of generations
Mình lần đầu nghe bạn nói về vấn đề này thực sự mình thấy rất hay vì thực sự đúng vì thế giới đang thay đổi quá nhanh nhanh đến mức mà việc bạn biết tầm 3 năm trước thôi thì bây giờ nó đã lỗi thời rồi thật sự là lượng áp lực lên con người trở nên quá nặng thậm chí các kiến thức của người đi trước thậm chí còn ko dùng được quá nhiều nên gần như thế hệ bây giờ phải tự làm mọi thứ mà có được rất ít hỗ trợ
Clip nào của em a cũng like với hi vọng nó sẽ lên được đề xuất. Cũng xin nhắn gởi với các cô chú anh chị khác trong kênh, hi vọng chúng ta sẽ bỏ chút công sức coi như là TRÁCH NHIỆM, để đưa những kiến thức này tới các người xem khác bằng 1 hành động rất đơn giản là like hoặc cmt, có thể quan điểm của kênh ở 1 vài video khác với chúng ta, tuy nhiên lớp trẻ bây giờ cần tiếp cận với lối lập luận cũng như tranh luận logic như thế này. Và cũng xin vài lời với đội ngũ phát triển kênh, hi vọng các bạn vẫn giữ cách tiếp cận chân thành như thế này, mình đã từng chứng kiến rất nhiều kênh phát triển theo xu hướng thượng đẳng sau khi đã lớn mạnh, từ đó lối lập luận trở nên cứng nhắc và áp đặt, khiến người xem rất khó chịu và rõ ràng nó chỉ dành cho những fan trung thành, rất khó để thu hút người mới. Một lần nữa xin cảm ơn em và đội ngũ.
Tôi đã 60 tuổi ,tôi mấy mắn có quãng thời gian ngắn học dưới thời VNCH nên những chia sẽ phản biện của bạn trẻ này tôi thấy rất phù hợp cho hiện nay .
Trước giờ mình cũng co suy nghĩ tuổi thơ của bạn, thời đại của bạn quyết định suy nghĩ, hình thánh nên con người bạn. Hôm nay mình vô tình nghe bài này hiểu rõ hơn về việc đó. Mong những các bạn, anh chị, cô chú nghe được bài này. Đặc biệt các bạn genZ thấu hiểu, cảm thông hơn cho thế hệ trước, và ở chiều ngược lại. Cảm ơn bạn & kênh rất nhiều.
rất hay, nghiên cứu xã hội , triết học của VN còn rất thiếu, rất ủng hộ các em có kiến thức chuẩn chia sẻ nghiêm túc với cộng đồng.
Video cực đỉnh.
Mình nghĩ để giải quyết vấn đề mâu thuẫn thế hệ thì cần có sự "cảm thông" và "tôn trọng"
Rất tiếc, có lẽ do dấu ấn Nho giáo quá nặng ở VN nên thế hệ đi trước luôn có xu hướng áp đặt lên thế hệ sau.
Mọi sự dồn nén quá mức sẽ dẫn đến các hành vi cực đoan như vừa rồi
Nên gắn liền chúng với chủ nghĩa phát xít, để đưa Việt Nam quay về chủ nghĩa xã hội
Và thằng tạo ra là thằng khổng tử :))
@@Fantasy2012dz thôi đi bạn, cách áp dụng sai lại đổ thừa người tạo ra nó :)) bạn có hiểu hết những gì Khổng Tử nói không, bạn có hiểu hết những gì mà Nho Giáo thời Khổng Mạnh muốn truyền đạt không, bạn biết được Nho Giáo thời Khổng Mạnh khác với Nho Giáo sau thời Hán nó có sự thay đổi như nào không, họ là danh nhân văn hóa của thế giới, không phải chỉ thế hệ xưa công nhận, mà cả ngày nay cũng công nhận, bạn nói như kiểu Khổng Tử là đứa đầu đường xó chợ vậy, anti Trung Quốc thì anti, nhưng biết cái nào nên anti, cái nào thì không, những người đi đầu trong văn hóa, dù sinh ra ở bất cứ quốc gia nào cũng nên được tôn trọng
Và do những việc ký kết xh quá mở được kết nối với thế giới nên thế hệ sau tưởng mình hay ho mà mất dạy khinh thường hay kệch cỡm lên mặt tỏ vẻ với thế hệ trước.
@@Fantasy2012dz khổng tử vẫn 10000000 lần tốt hơn Hitler với wiking
Chính xác. Và thế hẽ tương lai con cháu chúng ta sẽ còn gặp rất nhiều nhiều áp lực hơn chúng ta hiện nay nữa. Cảm ơn bạn đã ra 1 clip chất lượng như vầy.
Hay nhờ…nghe đc mấy video này như đc lên level 🤩 Respect & Gratitude Trung
Tôi nghĩ chuyện thế hệ trước với thế hệ sau mâu thuẫn lẫn nhau sẽ không bao giờ kết thúc cho dù qua bao nhiêu thời đại đi chăng nữa.
vấn đề quan trọng trong xã hội đang cần được chỉ điểm và chỉnh sửa trước khi nó lan rộng thành 1 tư tưởng! Cảm ơn Hội Đồng Cừu đã là người chỉ ra nó! Nếu lối suy nghĩ sai lầm này không mau được chỉnh sửa thì nó sẽ mau chóng trở thành 1 vòng lặp từ thế hệ này qua thế hệ khác, vậy thì càng khó dập tắt hơn. Nghe dẫn chứng đầu video mình không thể tin nổi sao có người nói được vậy luôn, vô tâm đã đành, còn lấy trải nghiệm của chính mình áp đặt vào người khác, suy nghĩ như này là quá ích kỷ, không chịu thấu hiểu người khác rồi!
Cảm ơn Trung đã phân tích sâu về vấn đề này. Đôi lúc em (Gen Z) thảo luận với cha mẹ (Gen X), ông bà (Silent và Baby Boomer) về một số vấn đề như công việc, học tập, chuyện tình cảm,... thì họ thường so sánh và phán xét thế hệ của em với họ bắt đầu bằng câu "Thời xưa/hồi đó, cha mẹ hay ông bà phải làm X, Y, Z,.... còn thế hệ bây giờ quá sung sướng, yếu đuối, lười nhác v.v. Do con người thay đổi thôi, chứ thời nào cũng vậy.".
Em thường cảm thấy khó chịu với kiểu suy nghĩ này của ông bà, cha mẹ, nhưng không thể giải thích được lý do vì sao. Trong đầu em chỉ nghĩ đơn giản thế này: "Thế hệ của ông bà, cha mẹ khác với thế hệ của con bây giờ, cho nên đừng so sánh làm chi. So sánh như thế này rất phiến diện. Áp lực người trẻ thời nay khác với áp lực người trẻ thời xưa!". Tất nhiên em không dám nói ra, chỉ để trong lòng thôi.
Giờ mới biết suy nghĩ này của ông bà, cha mẹ mình là một hiện thân tiêu biểu cho tư duy Thượng đẳng thế hệ (Generational Superiority). Cảm ơn Trung đã giới thiệu và giải thích học thuyết này cho cộng đồng người Việt Nam ạ.
Tất nhiên là họ không thể chứng minh được cái vế "chứ thời nào cũng vậy" rồi. Nếu thời thế nào cũng vậy thì là gì có chuyện bối cảnh khác nhau để mà có Gen Silent, Gen BB, Gen X, Gen Millen, Gen Z, Gen Covid?
"Thế hệ của ông bà, cha mẹ khác với thế hệ của con bây giờ, cho nên đừng so sánh làm chi" em thử ko có tự làm tự ăn thì thấy thế hệ của bố mẹ em cũng giống thế hệ của em thôi
Em ngưỡng mộ vì tầm hiểu biết về triết học của anh Trung cùng team của mình.
Em cũng mong một ngày nào đó team cũng sẽ lấn sân sang triết học phương Đông nhiều hơn, nhất là về Bách gia chư tử.
Có ích gì ko hay chỉ làm ngu người như Nho giáo, Khổng giáo thì vứt!
Chính vì những người thích tỏ ra thượng đẳng thế hệ này mà không chịu thay đổi tư duy, dẫn đến phán xét và không chịu nhìn nhận vấn đề và cải thiện nó. Tiếp tục áp đạt con trẻ để dần sẽ xảy ra nhiều vấn đề tương tự hơn.
Xin nhắc lại với mấy anh chị cha chú có tư duy này là tư duy SAI. Đừng đi so sánh thế hệ này với thế hệ khác và nên học nhiều hơn về tâm lý học. Nếu nó đúng như những gì các anh các chị nói thì sẽ không có những trường hợp này xảy ra. Không phải 1 bạn mà rất nhiều bạn khác đã tử tự rồi. Nhiệm vụ của chúng ta là phải biết nhìn vào vấn đề đặt câu hỏi TẠI SAO LẠI XẢY RA CHUYỆN NÀY? Hãy đặt mình vào vị trí của người khác, đừng phán xét! Muốn tiến bộ và phát triển hãy ngừng phán xét hãy nhìn vào vấn đề và giải quyết nó tốt hơn.
Nhưng trước hết thì phải tìm hiểu nhiều về tâm lý con trẻ, tâm lý hành vi nói chung vâng vâng nữa. Một phần là do hệ thống giáo dục VN quá yếu kém và không xem trọng các môn như Tâm lý học dẫn đến đa số người khác không hiểu, hoặc không chịu hiểu hoặc không muốn hiểu, hoặc không thể hiểu nổi. Trong khi mình thấy bên Mỹ họ được giao dục và có trang bị cho tất cả mỏi người, ở mỗi ngành nghề như giáo viên, cảnh sát, người làm xã hội... về việc bảo vệ tâm lý trẻ, trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên.
Thực sự thích và trân trọng những phân tích và góc nhìn của một người có bằng cấp và chuyên môn về tâm lý xã hội. Thực sự thích và phục Trung
Cảm ơn em, kiến thức của em khá chuyên sâu. Thật ra nếu một gia đình có kiến thức nên quan tâm đến tâm lý các em. Các bạn học sinh trong thời điểm này khá nhạy cảm vì các áp lực do xã hội, tình hình tài chính thế giới và nó đảo lộn không theo luật lệ mà do chính chúng ta lập ra. Có lẽ nên hiểu và cảm thông cho các em khi các em bị bất ngờ và " lạc trôi" do chính người lớn tạo ra.
Cảm ơn kênh thế hệ các bạn trẻ đã, đang và mãi mãi sẽ luôn luôn tin tưởng các giá trị cốt lõi để tạo ra những lợi ích cụ thể, dành cho đúng người và khiến họ, bằng một cách nào đó, sẽ mãi mãi k quên bạn cho dù bạn gục ngã!
Cố lên nhé, sẽ luôn có 1 ý chí kéo các bạn hoà với dòng chảy của thời gian, từ đó giúp bạn nhận lại những gì bạn đã góp công xây dựng. Để cuối cùng nhận ra chân lý bất diệt.
Người lớn họ ôm hết đất, đẩy giá lên, lướt sóng làm giàu...để bây giờ giá đất khắp nơi ở trên đỉnh cả rồi lại bảo giới trẻ bây giờ ăn với học thôi cũng áp lực, nghe nó vô cảm lắm
Bạn là người nước nào vậy ?
cảm ơn Trung đã giúp mình nói ra được vài suy nghĩ của mình, lúc trước mình cũng tự hỏi tại sao ngày xưa người ta chỉ cần đỗ tú tài là có việc ngon lương cao, còn giờ thì bằng cấp cả mớ cũng khó có được công việc tốt
Cảm ơn chia sẻ của Trung và Hội đồng nhé.
Mình có 1 ý thế này; thời điểm Việt Nam khoảng ~~năm 99-2000 ~; có rất nhiều biến đổi đời sống
+/ Internet vào VN
+/ VN gia nhập tổ chức kinh tế (Asean, sau này WTO)...
Sau 2000~ có những chuyển biến: sàn giao dịch chứng khoán.
Nếu thời điểm này, gia đình nào có máy tính (Computer) kết nối Internet + biết thêm ngoại ngữ; có chút cầu tiến; khả năng cao là tìm ngay cơ hội du học, ra nước ngoài đi làm, hoặc xa hơn là định cư ngay.
Anh em trong nhóm nếu có đồng quan điểm, hoặc góc nhìn thì xác nhận thử xem !!!
Lúa chín cúi đầu, có lẽ đây là câu nói phù hợp nhất cho mọi thời đại, áp dụng cho tất cả ngành nghề, giai cấp… hễ sinh ra tranh cãi, mâu thuẫn thì ai cũng cho mình là đúng. Nếu ko có sự điềm tĩnh, khiêm nhường thì chắc khó lòng mà có được cái kết thúc có hậu. Và suy cho cùng thì cái gì rồi cũng sẽ qua thôi.
giờ mới biết Trung 3x tuổi luôn í, nhìn mặt cứ tưởng 2mấy tuổi😁
Bài phân tích hay quá. Thời đại bây giờ khác hoàn toàn so với thời của bố mẹ ông bà mình.
cái câu:" có mỗi ăn với học thôi...." nói với một tay làm tâm lý thì thật sự đáng cười dấy nay nghe triết của bạn thì cười một mà mình tìm thêm về tâm lý học cười 10 luôn
Anh ôi, xem tới phút thứ 6 là e đã phải nói e thán phục a rồi. Thật sự với những khái niệm mà ở cá nhân e vẫn mơ hồ tự coi là nhân sinh quan thì đến với anh nó gần như đều được hệ thống hoá lại toàn bộ. Anh đúng là dân học triết, anh hiểu và biết về sự xuất hiện khắp mọi nơi trên phương diện triết học của vấn đề mà anh đang nói tới. A biết, em cảm tưởng là gần như tất cả, rằng nơi đâu - vào thời đại nào và chính xác là ai đã từng nghĩ và nói về vấn đề đang được anh đề cập. Ai dạo qua một vòng các triết gia của văn minh nhân loại và khiến mọi người nhanh chóng làm quen với 1 quan điểm mới. Năng lực này của anh thật sự làm em thán phục. Em tin rằng hẳn là nó phải đến từ một nguồn tri thức uyên thâm và sáng suốt cao dày. Cảm ơn anh vì sự bổ ích này
cảm ơn vì những kiến thức mà Hội đồng cừu đã mang lại, bản thân em là thế hệ Gen Z cảm thấy thực sự được đồng cảm và thấu hiểu cho những lỗi lo âu mà thường ngày phải chịu đựng. À em biết Hội đồng cừu qua sự giới thiệu của anh Dưa Leo đấy
@hung lai dưa leo luôn có dẫn chứng đấy bạn. nhưng nguồn dẫn chứng thì sẽ ko chắc chắn như HDC
co người thích có người không thôi.
@hung lai xin hỏi là bạn đã xem được video nào của anh Dưa Leo mà gây cho bạn nhiều bức xúc như vậy? Cá nhân mình cảm thấy video của anh thực sự mang lại nhiều kiến thức cho bản thân mình, video có nguồn và dẫn chứng đàng hoàng, ví dụ nhưng video về tâm lý nè hay là lịch sự nè, anh cũng đã nói rõ là những kiên thức này bản thân người xem có thể tìm hiểu bằng tiếng anh khi search trên gg, anh chỉ là người xào nấu lại kiến thức đó r mang đến cho người xem những món ăn tính thần này thôi mà. Đương nhiên là bạn có quyền xem hoặc không xem nhưng cũng đừng bình luận theo kiểu xúi giục ngưới khác phải từ bỏ theo giõi anh Dưa Leo như vậy. Mình bình luận như vậy để nói với Hội đồng cừu rằng mình biết đến họ là nhờ anh Dưa Leo chỉ có vậy thôi!
cho mình xin video của Dưa Leo giới thiệu về HĐC đi b
@@baonguyenquoc875 Ở trên Facebook và RUclips phần cộng đồng của anh Dưa Leo có bài đăng từ 4 tuần trc có 1,8N like có giới thiệu về kênh hội đồng cừu có kèm theo nguồn RUclips nha bạn
@@baonguyenquoc875 anh Dưa Leo có đề rõ " Ai yêu mến tri thức thì nên sub kênh Hội đồng cừu "
Bài chia sẻ này rất hữu lý chúng ta ko thể so sánh thế hệ của ta xưa kia với thế hệ hiện tình...thế hệ trước đã từng trải nghiệm khó khăn , sau này sự nghiệp trở nên giàu có (tiền bạc vật chất ko thiếu...) nhưng thời đó công nghệ thông tin chưa phát triển... giờ thì (hơn 10 năm nay ) công nghệ 4.0 có thể áp lực khó khăn có khác xưa... chúng ta ko thể , ko nên so sánh....
Giải thích cặn kẽ xúc tích hay quá. Cám ơn vì anh đã làm ra những món ăn tinh thần tuyệt vời như thế này. Mỗi lần xem lại thấy mở mang đầu óc thêm. Xin cám ơn Hội Đồng Cừu. Công việc của các bạn thật sự ý nghĩa
Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần đến từ chất lượng đầu vào (thức ăn vật chất và tinh thần) và sự rèn luyện (tập gym, đối mặt với thử thách...). Không được rèn luyện, ngay cả các loài thú dữ như hổ báo nuôi trong vườn bách thú một thời gian thường sẽ mất khả năng săn mồi và sẽ khó sống sót nếu thả trở lại tự nhiên. Đây là sự thật sinh học đúng với tất cả động vật.
Rất có thể ở thế hệ của những người lớn hơn cũng có những việc như vầy, nhưng ít có phương tiện để mọi người biết thôi.
Tuyệt vời! Quá khai sáng!
cảm ơn sự xuất hiện của Trung. khiến tôi cảm thấy mình không cô đơn. Tôi không thể giao tiếp với xã hội đại chúng. Nhưng triết học đại chúng lại hợp với tôi. Tôi cần những dòng tư tưởng ổn định như này.
không chỉ sự khác biết giữa các thế hệ nhưng mà ngay cả cùng thế hệ nhưng nó khác văn hoá, môi trường như Thành phố và miền quê cũng tạo nên nhiều thách đố cho người trẻ. Mình thấy ngay cả cùng thế hệ nhưng mà giữa người việt và người Mỹ nó có một sự khác biệt lớn trong tư duy cách xài tiền, cách kiếm tiền, định kiến xã hội, nhìn nhận vấn đề. Người trẻ việt nam có những điểm mạnh mà họ ko có, nhưng ngươc lại họ có những cách thức tư duy nó đi trước mình. Hy vọng với thế giới kỹ thuật số phát triển Generation Z and C của việt nam sau này sẽ tiếp cận sớm hơn, sẽ ko còn những challenge như thế hệ mình
Và cuổn 'Những Kẻ Xuất Chúng' của Malcolm Gladwell dường như đứng chung phía với Hội Đồng Cừu.
Nghe bạn chia sẽ quan điểm dưới góc nhìn Luật, rất thú vị & học được nhiều điều mới
Không nghĩ bạn Trung cũng ngoài 30 zen 9x 8x,
Mình rất đồng tình về cách diễn giải vấn đề theo hướng này,
Theo mình nghĩ khi chuyện ăn mặc đã trở nên dễ dàng thì vấn đề về tâm trí sẽ nổi lên, khác với chuyện sinh tồn lo nới ăn chốn ở thì chuyện về tâm lý không thể dễ dàng chia sẻ hay là đồng cam cộng khổ được nên hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều,
Cái neo của các thế hệ chiến tranh chính là suy nghĩ hay niềm tin là tất cả chuyện này (chiến tranh đói khổ) rồi một ngày nào đó sẽ kết thúc chỉ cần cố gắng làm thật nhiều là sẽ có một ngày thoát khỏi nó nhưng ngược lại, cái neo của vấn đề tâm lý thì lại là niềm tin rằng chuyện này (nỗi khổ tâm lý) sẽ không bao giờ kết thúc khi mà bản thân chịu khổ vẫn còn tồn tại
Khi nói về mặt chênh lệch thế hệ thì những tổn thương của thế hệ đi trước sẽ làm trầm trọng thêm những thế hệ đi sau khi những kỳ vọng quá lớn của cha mẹ lại đặt lên vai con cái gánh nặng cộng dồn cùng với tình thương vô bờ của Cha mẹ (chưa kể đến những tổn thương của họ) làm cho đưa trẻ yếu ớt không thể nào chịu đựng được, và ngược lại đứa con yêu quý lại không đáp ứng được mong muốn của cha mẹ mà cái gì muốn nhưng không được thì cũng khổ, cả 2 thế hệ cứ thế mà làm cho vấn đề khoảng cách thế hệ ngày càng trầm trọng
Nhưng giải pháp ở đây là gi ?
vậy e tưởng a Trung khoảng sinh năm 2k thôi ấy
Giải pháp từ một người trong cuộc là em ruột mình, 1 đứa gen Z đã từng ở trong hoàn cảnh của bạn học sinh trường Ams nhưng may mắn thoát ra được:
HỌC
Người lớn thời nay ngừng học quá sớm. Họ lấy nhiều lý do như "cơm áo gạo tiền" để không chịu dành thời gian ra học tập, tìm hiểu những chủ đề "hot" liên quan đến giới trẻ hiện nay (mental health, social media, sex education, etc...) dẫn đến không đủ kiến thức và phương tiện để thật sự thấu hiểu các bạn trẻ và giải quyết các vấn đề khi cần thiết.
Mình nghĩ nguyên nhân của sự kiện lần này cùng là do HỌC phải không nhỉ ?
nếu không phải 100% do HỌC thì cũng là 70%
Không có "gen 9x/8x". Bạn có thể gọi là "gen M" (Millennials).
Thật sự nể công sức lao động của Trung bỏ ra, chỉ trong 16p mà đã gói gọn được tất cả những thông tin tinh túy, có ích nhất cho người nghe. Mình đã xem vài quan điểm cá nhân khác khá hay nhưng đến khi nghe Trung phân tích thì thật sự "đã ngứa" hoàn toàn. Một lần nữa cảm ơn Trung, luôn ủng hộ Hội Đồng Cừu!
Đúng là chính bản thân mình cũng không thật sự hiểu chính mình. Khiêm tốn, nép mình lại và liên tục trau dồi kiến thức vẫn luôn là con đường đúng đắn. Cảm ơn về clip với nội dung quá xuất sắc từ Hội Đồng Cừu.
em thì không rành về Triết học, nhưng phần nào em cũng nhận ra điều này. Em luôn thắc mắc là tại sao thế hệ trước đã cố gắng để tạo ra một cuộc sống tốt hơn rồi lại đi than trách thế hệ sau quá sung sướng. Cá nhân em không thể hình dung được sự khó khăn của thế hệ cha chú, và ở chiều hướng ngược lại có lẽ cũng vậy, tuy may mắn là gia đình em chấp nhận sự khác biệt, nhưng phần lớn thầy cô thì không. Rất cảm ơn Hội Đồng Cừu đã nói lên tiếng lòng của em một cách rất khoa học ạ!
Huhu, mình thực sự khóc khi coi được clip này. Thay vì các người lớn trong nhà chỉ biết phủ định những gì mà những đứa trẻ phải trải qua, chiếc vid này nói ra hết những ấm ức và áp lực của mình nói riêng và của người trẻ nói chung, phải chịu được từ trước đến nay!
Uầy phải lâu lắm rồi, em mới tìm được những kênh chia sẽ những kiến thức về xã hội hay như thế này. Cảm ơn a ạ !
Cán ơn HDC rất rất rất nhiều khi giúp mình hiểu Tư duy thượng đẳng thế hệ một cách khoa học. Người làm công tác giáo dục, cha mẹ, công tác nhân sự .... cần hiểu rõ điều này. Một lần nữa cám ơn bạn.
Một video quá tuyệt vời. Cám ơn A Trung và HDC.
quan điểm hợp lý quá, mình xem lại thêm vài lần rồi lấy sườn ý này để làm một bài debate với phụ huynh để suốt ngày cứ "bằng tuổi mày người ta lấy vợ sinh con xây nhà rồi" làm như thời giờ lấy vợ xây nhà đơn giản như ngày xưa ấy -_-
Cảm ơn Hội Đồng Cừu rất nhiều. Đây là điều mà mình chưa nghe ai nói đến một cách khách quan hoặc có chăng cũng chỉ là chiều áp đặt khác của thế hệ đi trước.
Wao... Đang cuốn cái hết ngang, muốn nghe thêm ghê:")))
Gia đình mình lập nghiệp ngay sau giải phóng và thời đó đúng là có cơ hội nhưng khó khăn ko ít. Thiếu thốn đủ thứ như thông tin, phương tiện, thủ tục, liên lạc, nên thế hệ trước hay nói thế hệ này qua đủ đầy. Chính bố mẹ mình cũng nói vậy. Nhưng mình nghĩ đó là chỉ lời động viên để mình cố gắng chứ ko quằn quại và biến nó thành áp lực.
Chính vì nhà ai cũng đã đủ đầy nên những đứa trẻ mới càng phải cạnh tranh nhau để hơn thua, nhà càng nghèo lại càng áp lực vì giờ con ông cháu cha lên nhận việc hết r, cứ ngày xửa với ngày xưa, cổ lỗ sĩ quá r bro ơi
B ko thích cạnh tranh thì tương lai con cái sẽ ko đc mở mang, nếu sống ngày chỉ lo ăn cơm đủ no thì b làm sao mà áp lực đc, áp lực ở đứa chỉ biết kiếm tiền bằng đầu óc ko thạo việc tay chân thôi.
Nó chỉ đơn giản là người này dùng thế giới quan của mình để đánh giá về thế giới quan của kẻ khác mà thôi, giống như cô giáo dạy văn đánh trượt bài làm của sinh viên ấy. Đây là tư duy chủ quan của mỗi người, và chúng ta, về nguyên tắc không thể ''phản biện'' sự chủ quan của người khác mà không có trọng tài với một hệ thống lý thuyết và quan điểm phức tạp.
.
Nhưng cũng có thể nói đơn giản cho các bạn thế hệ Z và sau Z là thế giới quan của bạn càng tiêu cực thì bạn càng thiệt thân. Còn những người khác ư? Tin tôi đi, họ không quan tâm đâu.
Thật sự rất cám ơn anh về sự chia sẻ, đôi khi bố mẹ hay nói những điều cái khó khăn từ thời ngày xưa làm em cũng chạnh lòng, nhờ chia sẻ của anh mà em cởi mở hơn với chính mình
Chủ đề mà bấy lâu nay mình vẫn luôn có cảm giác khó hiểu và muốn lý giải, nhưng mà không biết lý giải sao. Cảm ơn anh Trung đã ra video ạ
Một vid có nội dung về "Thượng đẳng thế hệ" nói về việc các thế hệ trước áp đặt tư duy của thế hệ mình lên các thế hệ sau. Và bên dưới comment là các bạn trẻ đang vịn vào cái vid này để áp đặt cái tư duy của thế hệ mình lên các thế hệ trước. Thật thú vị!!!
Vấn đề liên quan đến vụ việc ở đầu bài theo mình được biết thì nó không chỉ do peer pressure mà có thể còn là do môi trường hiện tại bị ô nhiễm dẫn đến thần kinh của con người thế hệ về sau bị ảnh hưởng. Mọi người nên chú trọng đến sức khoẻ tâm lý chứ đừng nghĩ là cái gì cũng do stress, có rất nhiều điều khoa học chưa giải thích hết dc.
Bạn này có cái nhìn sâu sắc đấy. Còn trẻ mà tư duy được thế này là quá giỏi.
Sự thay đổi của môi trường xã hội, kinh tế ... từ thế hệ trước đến thế hệ sau diễn ra quá nhanh và quá mạnh. Các thế hệ đi trước không hề có đủ kiến thức, kỹ năng phù hợp để trợ giúp thế hệ sau. Các bạn trẻ ngày nay gần như phải tự bơi, thích nghi, tìm ra con đường đi trong một thế giới phức tạp cả bên ngoài lẫn bên trong. Thương lắm í!
nói đơn giản áp lực nhà ở riêng thôi, xưa thì đất đai rẻ dần dần tích góp từ nha tranh thành nhag gạch, giờ thì...... !!!! mỗi thế hệ mỗi khác, thê hệ trước hiểu cho thế hệ sau được thì bạn đó may mắn
Thực tế ko thế hệ nào yếu đuối cả, nó là một chuỗi các hệ quả. Vì sao đa số bộ phận giới trẻ đc gọi là yếu đuối vì họ được nuôi dưỡng, được đào tạo giáo dục đúng đắn . Thế hệ trẻ Genz họ được tiếp cận hoàn toàn những cái mới nhưng ko đc sàng lọc, từ nhỏ xíu đã vậy rồi thì tàn lúc chưa kịp lớn. Tất cả vấn đề chỉ nằm ở giáo dục. Theo tôi dù là chiến tranh, hay ko chiến tranh, dù suy thoái kinh tế, hay ko, hay v. V. V..v nó nằm ở văn hoá giáo dục của dân tộc đó.
T cảm thấy thế hệ sau dễ bị trầm cảm hơn rất nhiều, vì tất cả đều hướng ra ngoài ko nuôi dưỡng tâm hồn, vì thế hệ trc khổ ăn khổ mặc, nên cứ nhồi cho con cái ăn đủ mặc đủ còn lại ko quan tâm, trc thì ăn ít mặc ít thì quan tâm đến nhau.
Khi sinh ra đều là tờ giấy trắng thế hệ đi trước đã tự làm yếu thế hệ. Chứ bản thân thế hệ trẻ bâybgiowf mà đx tiếp cận đúng đủ về đạo Đức trí tuệ và nghị lực thì rất tuyệt vời với các e ấy.
Tìm mãi mới thấy comment đúng ý nhất ! :))) Hoàn cảnh có thay đổi nhưng là thay đổi để cs dễ chịu, thuận tiện hơn. Gốc rễ chính là sự xuống cấp trầm trọng trong giáo dục, kèm theo những tư tưởng, tư duy áp đặt lệch lạc bị định hướng bởi văn hoá chạy đua vật chất, danh vọng mới tạo nên những hệ lụy có phần ngớ ngẩn như hiện tại.
Đáng ra trong 1 thế hệ thuận lợi, đủ đầy, vượt sướng khó hơn vượt khổ, vấn đề nội tâm đang nghiêm trọng hơn yếu tố ngoại cảnh thì cần phải tập trung nuôi dưỡng tâm hồn hơn là ko ngừng so đo, chạy đua thành tích mới phải. Giá như bộ GD biết yếu kém, cúi đầu học nền giáo dục thiết thực như BaLan, chú trọng đạo đức, nhân cách như Nhật hoặc Bhutan thì tương lai thế hệ trẻ VN đã khác xa hiện tại.
Cám ơn bạn, đây là điều mình luôn băn khoăn mà chưa biết phải bắt đầu từ đâu, cám ơn bạn đã dành thời gian chia sẻ.
Câu hỏi này e đã tự hỏi từ lâu,cảm ơn a Trung đã cho e câu trả lời khá thuyết phục,e nghĩ nhiều bạn trẻ cũng khá trăn trở chủ đề này. K liên quan nhưng a Trung hơn 30 mà trẻ quá hôm nào có thể chia sẻ bí quyết dưỡng da cho chị e đc k hihi, người có tri thức đúng là quyến rũ 1 cách mãnh liệt.
Là một Gen Z, em rất cảm ơn vì hôm nay được xem video này của anh. Chúc kênh càng ngày càng phát triển và đóng góp kiến thức cho cộng đồng nhiều hơn.
Thật sự đọc những comment như bạn nói ở trên. NGày xưa lúc sinh viên mình hay lên phản biện. nhưng càng lớn càng nhận ra, nó bị ăn sâu vào văn hóa từ giáo dục, từ vùng miền, từ tư tưởng đào tạo. Nên thật sự càng nói nó chẳng tích sự gì với những đối tượng thế này. ;)
Vấn đề là cách bạn nói thế nào để giúp họ thay đổi thì mới ý nghĩa. Cũng như việc HĐC ở đây làm những clip này, có nhiều cái hồi trước tui cũng nghĩ mình đúng mà giờ mới nhận ra mình sai quá sai ấy chứ. Còn mặc kệ thân ai nấy sống thì chả còn gì để nói ở xh này!
Cám ơn Hội Đồng Cừu đã bỏ công sức làm video này. Bạn là 1 trong số ít người đủ kiến thức và dám nói về những vấn đề này. Tiếp tục phát huy nhé bạn.
Lần đầu xem “em nó” nói chuyện mình chỉ khâm phục má sao trẻ con giờ giỏi thế. Giờ mới biết em nó hơn 30. Xin chia sẻ bí quyết dưỡng nhan với ạ.
Cảm ơn anh trung đã nói lên điều này đúng với khả năng em đã nhìn thấy nó lâu rồi mọi thế hệ càng khác biệt nên có nhiều người so đo -.-
thế hệ của bạn Trung cũng áp lực, thế hệ C giờ cũng áp lực không kém, khác nhau là thách thức từng thế hệ gặp phải , và mỗi thế hệ phải giải quyết bài toán của mình, ở Nhật bản và Hàn Quốc hàng năm đều đều có hàng chục nghìn ng kh chịu đc áp lực và đã tìm tới cái cách kết liễu đời mình, cho thấy nhiu ng kh chịu đc áp lực, nhưng nhiu người đã vượt qua không khó khăn.
Không chịu được áp lực cũng đúng. Nhưng mình nghĩ mấu chốt ở chỗ nó cũng là khủng hoảng thế hệ, những người không có được sự định hướng từ gia đình hay thậm chí cả bạn bè cũng có thể định hướng lẫn cho nhau thì rất dễ rơi vào trầm cảm
@@xuienloan8289 cũng có thể do nghiệp lực sinh ra đã không chịu đc áp lực
Con số hàng chục nghìn là để đếm số người chứ ko chỉ là con số trên giấy. Thử tưởng tượng hàng chục nghìn xác chết giập nát do nhảy lầu, nhảy đường ray, uống thuốc độc, đuối nước, treo cổ, cắt tay,...chất xung quanh bạn và bạn sẽ phần nào hiểu được đó là một vấn đề nghiêm trọng của xã hội. Trong hàng chục ngàn người đó, sẽ có con của ai đó, cháu của ai đó, anh chị em của ai đó, và biết đâu cũng có vợ/chồng/người thương của ai đó. Tại sao ko cùng nhau thấu hiểu để bớt đặt lên vai thế hệ trẻ những phù phiếm, những ảo ảnh? Xã hội loài người phát triển là nhờ thời gian chứ ko nhờ tiền bạc hay áp lực. Đời người hữu hạn, cớ sao phải cố đi hết cuộc đời trong đau khổ? Thấu hiểu nhau, chỉ 1 thay đổi nhỏ trong suy nghĩ cũng làm cuộc sống này nhẹ nhàng đi nhiều.
@@xuienloan8289 nhiều khi định hướng từ gia đình lại là nguyên nhân chính dẫn đến cá nhân bị trầm cảm đấy bạn, định hướng từ giá đình tức là cá nhân sẽ nhận tác động, áp lực từ gia đình, nếu gia đình không phải kiểu suy nghĩ thoáng dễ chịu thì cá nhân khả năng sẽ bị áp lực, gia đình bạn bè chỉ nên là chổ dựa tin thần để cá nhân tự tạo ra định hướng và đi theo định hướng của bản thân.
tính ra thì mấy nước đó toàn châu Á thôi, mà châu Á theo kiểu nuôi con từ bé đến khi lập gia đình, họ vẫn lo. Mấy nước châu Âu họ độc lập sớm, nên áp lực gia đình của họ đa phần ko lớn như bên châu Á, nhưng ngược lại ở châu Âu áp lực xã hội sẽ cao. Ko nơi nào hoàn hảo để mn có thể gọi là ko có áp lực.
Nói chung, áp lực ko thể tránh khỏi, nên việc biến áp lực thành động lực hay khủng hoảng, trầm cảm, sự cản bước thì đó là ở bản thân bạn.
Mỗi giai đoạn có cái khó của riêng nó. Có những điều tưởng như đương nhiên ở giai đoạn này nhưng lại là niềm mơ ước của giai đoạn trước. Quan trọng không phải chuyện thế hệ nào ưu tú mà là bạn làm được gì cho thế hệ mai sau mà thôi !
OMG! E cảm ơn a Trung rất nhiều về kiến thức rất sâu rộng mà anh mang lại. E nghĩ đây là lần đầu tiên e xem 1 video RUclips mà bản thân phải nổi da gà vì cảm phục và vì những hiểu biết hạn hẹp của mình về thế giới này. Thanks so much anh ❤
Cảm ơn các bạn đã chia sẻ các kiến thức bổ ích này! Hãy đưa ra thêm nhiều clip nói về thế hệ trẻ nữa nhé! Cảm ơn nhiều!
học thuyết này đúng ko sai
Nhưng nên sử dụng cái học thuyết này đúng vào mục đích
Đừng sử dụng dụng học thuyết làm lý do cho sự lười biếng và tha hóa của mấy ông ( đang nói 1 số thành phần trong giới trẻ GenZ )
Còn về học thuyết tôi hoàn toàn ủng hộ vì nó hoàn toàn đúng
Cảm ơn chia sẻ của bạn,
Bạn chia sẻ mang dáng dấp trào phúng.
Thật ra thì thuận lời và khó khăn luôn tỉ lệ thuận với nhau, như 1 quy luật bất biến.
Dù ở hoàn cảnh nào, ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Văn minh của 1 đất nước phát triển và 1 đất nước đang tập phát triển hẳn là có sự khác biệt. Do đó, điều kiện, nhận thức, tư duy, khởi niệm,... tất yếu phải có sự khác biệt.
Nhân quả là tất yếu.
Bạn tốt, là vì gen của bạn tốt và điều kiện ngoại quan thích ứng.
Bạn khác chưa tốt, xã hội ko cần rên siết. Mà hãy nhìn xem họ ôm ấp 1 bào tử kiểu nào. Đứa con ko tật nguyền, mà cha mẹ ko cho con vận động, trưởng thành. Tình thương ấy lớn lao vô bờ. Nhưng cũng là tình thương lỗi nhịp.
Tôi cũng có con 19 tuổi. Đang học ĐH. Mà e ấy vẫn như đứa trẻ 6 tuổi. 9h gọi thì 9h dậy, 10h gọi thì 10h dậy. Nhiều khi hỏi sao con lại để mẹ nhắc. Thì con nói bạn con đều như thế mẹ ạ. Tôi khuyên con hãy xem 1 công dân mỹ, pháp và các nước phát triển sống như thế nào mà học hỏi cái tốt của họ con à.
Tôi ko dạy con sai phương pháp, ko hề buông thả, cũng chẳng khắc khe độc tài. Nhưng môi trường chung của xh vn bây giờ bọn trẻ rất hoang phí thời gian, cơ hội và sức khỏe.
Khiến cho thế hệ đi trước họ cảm thấy bất lực, vì ko làm sao để truyền lửa cho bọn trẻ dc. Thành quả của họ dường như vắng người kế thừa. Nhưng có vắng hay ko, đích thực là bỡi tại tất cả chúng ta trong toàn xh vn này.
Thân ái.
such an outstanding present ei! I honestly love the way you explaining the fundamental concepts in Vietnamese, those words hit me hard, you really draw the whole generations map in my mind haha.
Yes, he's awesome!
đơn giản như mình và đứa em út cách nhau tận 15 tuổi nhưng đã có sự khác biệt rõ ràng.chỉ là mình ko thể hình dung chi tiết cụ thể dc sự khác biệt đó và chia sẽ với nó.cám ơn HDC
đi bộ 10km vượt rừng băng núi,đấm 2 con sử tử, vật lộn với 3 con khủng long để tới trường :v
bạn này nói giỏi thiệt sự đi học chắc thuyết trình đỉnh lắm