Tiểu sử NSND QUỐC HƯƠNG - Chuyện đời nhiều gian truân và biến cố cuộc ca sĩ gạo cội

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 28 апр 2024
  • #tieusunsndquochuong #nsndquốchương #tiểusửnsndquốchương
    Tiểu sử NSND QUỐC HƯƠNG || Chuyện đời nhiều gian truân và biến cố cuộc ca sĩ gạo cội
    Người nghệ sĩ ấy có một giong hát cao vút trong vắt và sâu lắng đén mức sau 25 năm ông đi xa rồi mà tiếng ca với những ca khúc bất hủ “Tiểu đoàn 307”, “Du kích Long Phú”, “Tình ca”, “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”, “Những ánh sao đêm”, “Hà Tây quê lụa”… vẫn còn ngân vang trong lòng người yêu âm nhạc Việt Nam. Đó chính là nhạc sĩ, ca sĩ, NSND Quốc Hương, một nghệ sĩ lớn của đất nước thế kỷ XX.
    Sinh năm Thân 1920 tại làng Kiến Thái, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, Quốc Hương đã có một tuổi thơ dịu dàng trên đất Bắc. Nhưng rồi không biết duyên cơ nào mà mới 17 tuổi, vừa qua thời niên thiếu, ông bắt đầu quãng đời lưu lạc của mình. Lúc đầu là miền Trung dằng dặc, rồi một ngày bỗng trôi dạt vô tận Sài Gòn. Từng lao động cật lực để mưu sinh bằng nghề khuân vác, thợ đầu máy hoả xa. Tại Sài Gòn, khi vừa tuổi đôi mươi, Quốc Hương đã bắt gặp phong trào xuống đường của thanh niên trí thức miền Nam đòi độc lập, tự do. Quốc Hương sắn có tài sản quý giá nhất là giọng hát và ông là một trong những ngươì đầu tiên hát Tiếng gọi Thanh niên của Lưu Hữu Phước. Đó là lần ông biểu diễn ở rạp Lê Văn Hảo năm 1944.
    Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông tham gia phong trào ca hát của Ban tuyên truyền Sài Gòn - Chợ Lớn. Nam Bộ kháng chiến, Quốc Hương vào Vệ quốc đoàn, tham gia chiến đấu và ca hát trên các chiến trường Khu VII, Khu VIII, Khu IX. Tiếng hát Quốc Hương bắt đầu nổi lên sau khi ông hát Tiểu đoàn 307, bài ca là cuộc kỳ ngộ của ba tên tuổi lớn. Cái tên gây bất ngờ đầu tiên có lẽ là tác giả của ca từ, thi sĩ giang hồ Nguyến Bính, thi sĩ chân quê đến từ đồng quê miền Bắc. Tác giả Lỡ bước sang ngang danh tiếng không ngờ lại là người viết bài thơ Cửu Long Giang với những lời thơ mạnh mẽ, hùng tráng, đầy chất Nam bộ như vậy. Những năm tháng kháng chiến ở bưng biền Nam bộ, với những gian khó cùng những chiến công hiển hách của vùng đất phương Nam đã cho Nguyễn Bính những cảm xúc mạnh mẽ kỳ lạ...Ai đã từng đi qua sông Cửu Long Giang, Cửu Long Giang sông trào nước xoáy, ai đã từng nghe tiếng tiểu đoàn, tiếng tiểu đoàn ba trăm lẻ bày …

Комментарии •