Tại sao các thuộc địa của Anh giàu hơn Pháp?

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 9 сен 2024
  • Ủng hộ: Nguyen Danh Quyen. Vietinbank. STK: 107006461314 Mỗi khi thành công trong việc chinh phục một thuộc địa, Anh cũng giống như Pháp - đều thiết lập các chính quyền bù nhìn để giám sát và chống lại phong trào nổi dậy. Anh cũng áp dụng chính sách gây chia rẽ tôn giáo, dân tộc và các tầng lớp xã hội để làm mất tính đoàn kết giữa họ. Thêm một cái giống nữa, là đầu độc người dân bằng rượu và thuốc phiện. Tất cả nhằm mục đích làm suy yếu sức mạnh của quốc gia thuộc địa, để dễ dàng thực hiện việc cai trị.
    Mục tiêu của đế Quốc Anh cũng k0 khác gì Pháp, đó là vơ vét được càng nhiều của cải càng tốt.
    Tại Châu Phi, người Anh lấy đi của họ những thứ giá trị như vàng , muối, ngà voi và nhiều sản vật quý hiếm khác.
    Anh cũng tham gia hoạt động Buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương cùng vs những đế quốc Châu Âu khác. Ước tính từ thế kỷ 16-19, có 12 triệu nô lệ Châu Phi đã bị mang bán tới Châu Âu và Bắc Mỹ. Trong đó, Vương Quốc Anh đã mua và bán khoảng 3 triệu người. Nô lệ k0 chỉ dùng để bán, mà còn được sử dụng trong các đồn điền trồng bông, mía, thuốc lá tại thuộc địa Ấn Độ và một số vùng khác.
    Mặc dù năm 1807, người Anh tuyên bố bãi bỏ chế độ nô lệ, nhưng phải tới năm 1833, họ mới thực hiện cam kết.
    Những người Châu Phi lạc hậu và đa số mù chữ nên bị các nước Châu Âu điều khiển như một con rối. Trong 2 lần thế chiến, Anh đã ép buộc 800.000 người da đen nhập ngũ để chiến đấu vs kẻ thù. Họ trở thành những con tốt thí mạng, luôn bị xung phong đi trước để ngăn cản quân địch.
    Tóm lại, đối vs thuộc địa Châu Phi - người Anh cũng như Pháp, đều khiến họ nghèo đói hơn và đau khổ tận cùng.
    Tại khu vực Ấn Độ. Ban đầu, công ty Đông Ấn của Anh tới đây vs tư cách là những thương nhân buôn bán gia vị - họ thành lập các trạm giao dịch ở những vùng ven biển. Qua thời gian, họ nhìn thấy nguồn lợi khổng lồ từ Ấn Độ như dân số đông - là một thị trường tiêu thụ hàng hóa lý tưởng. Nền nông nghiệp trù phú, nhất là trồng bông, mía và thuốc lá - rất thích hợp để thiết lập các đồn điền. Ngoài ra, Ấn độ cũng nổi tiếng có nhiều loại đá quý, vàng và kim cương.
    Lợi dụng sự đấu đá, mất đoàn kết giữa các vương quốc, người Anh đã giúp phe này đánh phe kia, gây chia rẽ dân tộc và cuối cùng, bình định toàn bộ Ấn Độ.
    Trước khi người Anh tới, Ấn Độ được mệnh danh là "Con chim vàng" vs nền kinh tế vô cùng thịnh vượng. Vào đầu thế kỷ 18, GDP của họ chiếm khoảng 23% toàn cầu.
    Dệt may thủ công là ngành xuất khẩu chủ lực của Ấn Độ bị người Anh chiếm hữu và , tiến hành công nghiệp hóa. Nguyên liệu thô (là bông) được vận chuyển từ Ấn sang Anh.
    -------------------------------------------------------------------------------------------
    ★ Đăng ký kênh : bit.ly/2vuCmFb
    ★ Facebook: / nangtamkienthuc
    ★ Gmail: nguyenthanhnhan230@gmail.com
    -------------------------------------------------------------------------------------------
    Đây là kênh khám phá lịch sử, địa lý và những kiến thức mới, độc đáo, mới lạ và những điều thú vị khác..
    Trên hết tất cả là mang đến kiến thức thú vị, giúp mọi người học được nhiều điều mới và thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi căng thẳng!
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------
    If any owners has an issue with any of the uploads please get in contact (nguyenthanhnhan230@gmail.com) and it will be deleted immediately. Thank you for your coopertation.

Комментарии • 1 тыс.