Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh quy tắc win win trong đàm phán

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 20 окт 2024
  • Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh quy tắc win win trong đàm phán kinh doanh đỉnh cao mà các tỷ phú như donald trump cũng hay dùng để ký kết các hợp đồng. Nghệ thuật đàm phán đỉnh cao win-win cả sếp và nhân viên đều phải biết áp dụng.
    nghệ thuật đàm phán win - win trong kinh doanh dù là sếp hay nhân viên đều phải biết.
    đàm phán không phải là khoa học gì ghê gớm, nhưng nó cũng không phải trực giác đơn thuần. dù bạn là ai thì trực giác cũng sẽ đánh gục bạn trong những tình huống đàm phán quan trọng.
    1. đàm phán win - win: cả hai bên cùng thắng.
    chúng ta đang sống trong một xu thế toàn cầu hóa mà thông tin là một trong những điều cần thiết và không thể thiếu trong giao tiếp hàng ngày. có ai đó đã từng nói, linh hồn của cuộc giao tiếp là sự đàm phán, thương lượng.
    “mọi thứ trong cuộc sống đều có thể đàm phán được, vấn đề nằm ở sự vận dụng khéo léo của từng người và “cái giá” cần đánh đổi khi đi đến sự đồng thuận”.
    1. thắng thôi chưa đủ.
    một người có khả năng thương thuyết, đàm phán sẽ có cơ hội thành công hơn những người khác.
    để thành công trong một thương vụ, người doanh nhân cần phải hài hòa về mọi yếu tố, từ chiến lược đến thời điểm cương - nhu theo từng mức độ, khi nào nên im lặng lắng nghe, khi nào nên thể hiện quan điểm, khi nào tung át chủ bài,…
    và để đi đến cái bắt tay hữu hảo sau mỗi cuộc thương thuyết nhiều khi phải mất cả tháng, thậm chí là hàng năm trời đấu gan, đấu trí. đôi khi thắng nhưng lại có thêm một đối thủ trên thương trường.
    như vậy chẳng phải bạn đang “thua” hay sao? đôi khi thua, nhưng lại có thêm một đối tác lâu dài. như thế thì cũng có thể gọi là “thắng” vậy.
    chính bởi những sự bất ngờ khó lường đó khiến nhiều người cân nhắc để đạt được thế win - win (hai bên cùng thắng) để giải quyết vấn đề làm sao cho tất cả các bên đều đạt được điều mình mong muốn.
    trong tất cả mọi chuyện, không chỉ trong đàm phán chúng ta hoàn toàn có thể cùng thắng khi biết cách “nắn chỉnh”, khai thác hết các nguồn lực, cơ hội trên bàn thảo luận.
    phương pháp này là có thật chứ không hề viển vông. ví dụ như trên bàn đàm phán hợp đồng, một bên muốn bán giá cao để tối đa hóa lợi nhuận, nhưng bên kia lại muốn mua giá thấp để giảm thiểu chi phí.
    mới đầu tưởng chừng như không thể đi đến win - win và điều tốt nhất là họ có thể tìm thấy điểm chung đâu đó ở giữa, hay còn gọi là thỏa hiệp.
    nhưng thỏa hiệp không phải win - win, nó là mỗi bên nhường một bước. để đi đến win - win, họ phải đi sâu hơn vào bản chất vấn đề và mở rộng giải pháp ra ngoài vị trí đàm phán ban đầu.
    nếu hai bên chịu lắng nghe nhau và ngồi xuống thăm dò những giải pháp mở rộng thì họ có thể tìm ra hướng đi chung.
    ví dụ như bên bán đang có một món nợ sắp tới hạn, nếu bán với mức giá thấp hơn nhưng nhận được tiền mặt ngay lập tức có thể mang lại lợi nhuận ròng cao hơn khi bán giá cao nhưng nhận được tiền chậm hơn vì tránh được chi phí vay thêm để trả nợ. đó là win - win. cả bên bán và bên mua đều đạt được điều mà họ muốn.
    2. quản trị cảm xúc trong đàm phán.
    chúng ta không thể giả vờ gạt bỏ cảm xúc và sống như robot và cho dù kìm nén thì đến một lúc nào đó cảm xúc cũng bị lộ ra ngoài. điều quan trọng là phải biết quản trị cảm xúc.
    cần hình dung được những gì sẽ xảy ra trong cuộc đàm phán và học cách kiểm soát nó để chủ động hơn. để làm được như vậy, điều đầu tiên là phải hiểu rõ đối phương.
    --------------------------------------------------
    © Bản quyền thuộc về Kết Nối Tri Thức
    Copyright by Kết Nối Tri Thức , Please do not Reup
    #quy_tắc_đàm_phán #kết_nối_tri_thức #donald_trump

Комментарии •