SỐNG NHỜ. Phần 1. Trọn bộ. Tác giả: Mạnh Phú Tư. Người đọc: Thái Hoàng Phi

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 9 янв 2025
  • #TủSáchTinhHoa #tsthcuathaihoangphi #manhphutu
    @TSTH giới thiệu:
    Tác phẩm: "SỐNG NHỜ" P. 1. Trọn bộ
    Tác giả: NV. Mạnh Phú Tư
    (Nhà XB Cộng Lực Phát hành tại Hà Nội, 1942)
    Người đọc và chú thích: Thái Hoàng Phi
    Tiểu sử nhà văn Mạnh Phú Tư
    Nhà văn Mạnh Phú Tư, sinh ngày 9.11.1913, mất ngày 24.5.1959, tên thật là Phạm Văn Thứ, Quê gốc: làng Kim Can, xã Thanh Lang, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Ông mất tại Hà Nội. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Mạnh Phú Tư có một thời thơ ấu bất hạnh, mồ côi cha từ khi còn trong bụng mẹ, năm tuổi mẹ đi bước nữa, phải sống cùng họ hàng nội ngoại. Đi học ở Hải Phòng, rồi sau đó lên Hà Nội theo học Trường trung học Thăng Long. Ông tham gia Cách mạng tháng Tám ở quê hương, là Phó chủ tịch UBKC huyện Thanh Hà, sau đó đi dạy học ở Thanh Hóa, từng là Phân hội trưởng Phân hội văn nghệ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa. Năm 1954, ông về Hà Nội, làm việc tại tuần báo Văn nghệ. Năm 1959, ông mất ở Hà Nội khi đang làm biên tập viên báo Văn học.
    Tác phẩm của nhà văn Mạnh Phú Tư
    Tác phẩm đã xuất bản : Làm lẽ (tiểu thuyết - 1939), Gây dựng (tiểu thuyết - 1941), Một cảnh sống (tiểu thuyết - 1941), Nhạt tình (tiểu thuyết - 1942), Sống nhờ (tiểu thuyết - 1942), Một “thiếu niên (tiểu thuyết - 1942), Người vợ già (tập truyện ngắn - 1942), Tôi làm cậu giáo (hồi ký - 1943), Lo toan (tiểu thuyết - 1943), Rãnh cày nổi dậy (truyện ngắn - 1946), Nhẹ bước (truyện ngắn - 1946), Người chiến sĩ cụt tay (truyện ngắn - 1946), Anh hồi sinh (truyện ngắn - 1946), Quyết chiến (truyện ngắn - 1946).
    Mạnh Phú Tư là nhà văn hiện thực đặc sắc của văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1939 - 1945. So với các cây bút hiện thực nổi tiếng khác, ông có một mảnh vườn và một phương pháp riêng, Đóng góp của ông chủ yếu ở thể loại tiểu thuyết tự truyện và tiểu thuyết tâm lý xã hội. Ông thường đi sâu vào số phận con người trong quan hệ gia đình bị chi phối bởi những phong tục, những thành kiến hủ bại. Mạnh Phú Tư phản ánh sự thật ấy trên tinh thần phê phán sâu sắc lòng nhân đạo nồng nàn. Ở đó, biết bao yêu thương trăn trở của Ông đồn tự vào số phận của người phụ nữ và trẻ em. Qua hình ảnh của họ, Mạnh Phú Tư đã vạch trần bản chất vô nhân đạo của xã hội thực dân phong kiến, phê phán cái xấu, cái ác tồn tại trong quan hệ giữa con người với nhau. Sống hờ là tác phẩm tiêu biểu nhất của Mạnh Phú Tư. Nó có liên quan chặt chẽ với cuộc đời tác giả. Tuổi thơ của ông được tái hiện rõ nét trong đó, hệt như một cuốn “tự truyện”. Tác phẩm xoay: quanh số phận chú bé Dân, mồ côi cha, mẹ đi bước nữa, sống nhờ họ hàng ruột thịt mà phải chịu bao cảnh bất Công, ngang trái, bị hành hạ đánh đập không thương tiếc. Sống nhờ là một bản cáo trạng đẫm nước mắt về quyền sống bị chà đạp của con người, nhất là phụ nữ và trẻ em. Người phụ nữ (như mẹ Dần) bị thắt chặt trong vòng tam tòng tứ đức. Làm lẽ, Nhạt tình, Người vợ già đều viết vẽ cảnh sống tủi nhục, đau xót của người phụ nữ trong xã hội cũ. Nhân vật của Mạnh Phú Tư thường là những người yếu đuối, tiêu cực, nên ý nghĩa xã hội tích cực có phần bị hạn chế. Cách mạng tháng Tám thành công, Mạnh Phú Tư viết Rãnh cày nổi đây, in ở tạp chí Tiên phong, sau đó là nhiều truyện ngắn phản ánh kịp thời cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Giá trị nghệ thuật của những sáng tác này không lớn lắm, nhưng đó là sự ghi nhận bước chuyển biến mạnh mẽ của người viết. Mạnh Phú Tư mất đột ngột vào lúc tài năng đang độ chín.
    --------------
    Truyện cùng tác giả
    Làm lẽ • LÀM LẼ - Mạnh Phú Tư
    Sống nhờ • SỐNG NHỜ - Mạnh Phú Tư

Комментарии • 4

  • @minhluonghong1017
    @minhluonghong1017 2 дня назад

    Cám ơn TSTH 2 & Anh Thái Hoàng Phi.

  • @hoangmai1596
    @hoangmai1596 2 дня назад

    ❤❤❤❤❤❤

  • @ngopanbin2424
    @ngopanbin2424 День назад

    câu chuyện quá buồn và đau lòng, sao bên nội lại đối xử với đứa trẻ 6 tuổi không cha mẹ như vậy nhỉ .?.