Hay lắm Bạn chia sẻ hay lắm cảm ơn Bạn Cảm ơn ngày nay đã có rất rất nhiều Bạn trẻ đã khai mở Trí Tuệ thật sự của mình đã giác ngộ Nếu được càng tốt đẹp nhiều hơn nữa khi quý Bạn dung hòa cùng Trí Huệ và sự thật sự Tu Hành cùng với Trí Tuệ ấy Xin cảm ơn tất cả quý Bạn
Cảm ơn bạn đã bỏ công thực hiện clip này ! Nhưng có lẽ vì sự tương phản quá lớn của hai chiều hướng phản tư, không chỉ từ 2 nhân vật này mà trong mỗi con người cũng chịu giằng xé trước hiện trạng phức tạp xã hội đương thời này, nên dù muốn chúng ta chưa đưa ra được giải pháp nào thỏa đáng. Sự bình dị mà siêu xuất của Lão Tử quả là hiếm hoi từ cổ chí kim có mấy ai thấu hiểu nhỉ ? Nhưng với Kant sự lý tưởng mà ông đưa ra có áp dụng được không với yêu cầu đồng thuận trong xã hội duy lý quá phân hóa cũng đâu phải dễ ? "Thôi cũng đánh xin hẹn lại kiếp sau, để cho tình yêu lên tiếng, để cho trái tim muộn màng còn kịp đến trong đêm hoa đăng."... Chúc vạn sự như ý !
Hic. Về cơ bản bạn hiểu chưa đúng về tư tưởng cốt lõi Vô Vi của Lão Tử và Ý Niệm Tuyệt Đối của Kant. Đạo Đức Kinh chia làm 2 phần Đạo Kinh và Đức Kinh. Đạo Kinh luận về bản thể, Đức Kinh nói về nhân sinh, Đức và hành Vô Vi để đắc được Đại Đức. Cái đức của việc thiện là tiểu đức. Thực hiện Vô vi để có được đại Đức. Mà Đại Đức gần với Đạo. Cho nên mới có câu : Vô vi nhi Vô bất vi - không làm mà như làm tất cả. Cho nên cái làm của Lão Tử không phải đứng yên nhìn vạn vật chảy xuôi, mà vẫn làm, nhưng hành động theo tự nhiên, tôn trọng dòng chảy của tự nhiên, vẫn làm nhưng ko được can thiệp gây sai sót dòng chảy tự nhiên. Đây cũng là cái lõi của Đạo Giáo sau này. Còn về Ý niệm tuyệt đối của Kant, sau này có ảnh hưởng tới Heghen. Nhưng về cơ bản. Lý thuyết của Kant được nhiều người cho rằng duy tâm vì độ siêu hình của nó. Ko phải tuân theo nguyên tắc đạo đức tuyệt đối gì cả. Mà ý niệm tuyệt đối- ý chí tuyệt đối này, cơ bản dc hiểu là bản thể. Cái mà vượt ra khỏi khả năng nhân biết của loài người. Thứ mà thể xác con người không thể chịu đựng được khi truy xét đến cùng vấn đề Tồn Tại. Moi người đã thấy điểm gặp nhau của 2 nhà Triết học này từ rất lâu về trc. Vì cơ bản họ đang nhắc về điều gì đó chung với các tên gọi khác nhau. Chỉ khác là lý thuyết của Lão Tử không khúc triết dài dòng, nhưng lại rất chặt chẽ trong việc miêu tả nền tảng vật chất. Điều làm cho Lão Tử được gọi là Triết học Tự Nhiên chứ ko phải triết học duy tâm.
Bạn đã đưa ra một cách phân tích sâu sắc về hai tư tưởng của Lão Tử và Kant. Sau đây là phản hồi của mình dựa trên nội dung bạn cung cấp: Về tư tưởng Vô Vi của Lão Tử: Vô Vi nhi Vô bất vi (Không làm mà như làm tất cả) là một ý niệm quan trọng trong tư tưởng Lão Tử. Như bạn phân tích, "không làm" ở đây không có nghĩa là thụ động hoặc đứng yên, mà là hành động thuận theo tự nhiên, tôn trọng bản chất và quy luật vốn có của vạn vật. Điểm mấu chốt ở đây là hòa hợp với dòng chảy tự nhiên, tránh cưỡng ép hoặc can thiệp sai lệch. Việc thực hiện "Vô Vi" dẫn đến "Đại Đức," khác biệt với "tiểu đức" (việc thiện nhỏ bé) bởi vì Đại Đức là sự hòa hợp trọn vẹn với Đạo (bản thể tối cao). Quan điểm này phản ánh một triết lý Tự Nhiên Luận sâu sắc, không chỉ mang tính triết học mà còn ứng dụng trong nhân sinh, đạo đức, và quản trị. Điều này làm Lão Tử trở thành một trong những nhà tư tưởng tiêu biểu của triết học phương Đông, thiên về chủ nghĩa tự nhiên, thay vì duy tâm. Về Ý Niệm Tuyệt Đối của Kant: Tư tưởng của Kant, đặc biệt về "Ý niệm tuyệt đối," là một phần của hệ thống triết học phức tạp trong Siêu hình học. Đây là nỗ lực của Kant nhằm giải quyết những giới hạn trong nhận thức và tri thức con người. Ý niệm tuyệt đối, như bạn nêu, chính là bản thể vượt ngoài khả năng nhận biết của con người (noumenon), một thứ chỉ có thể được suy đoán chứ không thể kinh nghiệm trực tiếp. Điều này khác biệt với các nguyên tắc đạo đức thực dụng của Kant (chẳng hạn như Categorical Imperative - Mệnh lệnh tuyệt đối), vì ý niệm tuyệt đối mang tính lý thuyết hơn là thực tiễn. Nó nhấn mạnh giới hạn của tri thức con người và chạm đến những gì nằm ngoài phạm vi hiểu biết. Điểm gặp nhau giữa Lão Tử và Kant: Như bạn đã chỉ ra, điểm chung cốt lõi là cả hai cùng hướng đến một thực tại tối cao, vượt lên trên sự hiểu biết thông thường. Đối với Lão Tử, đó là Đạo, một nguyên lý bao trùm vạn vật. Đối với Kant, đó là noumenon hay thực tại tự thân. Sự khác biệt nằm ở cách diễn đạt: Lão Tử dùng ngôn ngữ giản dị, hình tượng, và gần gũi với tự nhiên; còn Kant lại sử dụng các khái niệm trừu tượng và phức tạp, phản ánh phương pháp tư duy hệ thống của triết học phương Tây. Quan trọng hơn, tư tưởng của Lão Tử mang tính thực hành và liên quan trực tiếp đến đời sống con người, trong khi Kant, dù cũng quan tâm đến đạo đức, lại thiên về lý thuyết siêu hình với cách tiếp cận duy lý. Như vậy mình tạm kết luận: Điều bạn trình bày đã giúp làm sáng tỏ những hiểu lầm phổ biến về cả hai triết gia. Dù có những sự khác biệt về phương pháp luận và bối cảnh văn hóa, cả hai tư tưởng đều gợi ý về một thực tại tối thượng, vượt khỏi giới hạn của nhận thức thông thường, và đều có giá trị vượt thời gian.
@ mình phản hồi việc bạn tổng kết phần Lão Tử vì vẫn chưa thực sự đúng. 1. Đại Đức không hoà hợp trọn vẹn với Đạo, vì về bản chất Đại Đức là biểu hiện của Đạo, gần nhất với Đạo. Vì Đạo là không thể nhận biết, nên chỉ cảm giác được thông qua biểu hiện của nó. Đại Đức không phải là một khái niệm độc lập, tách rời để mà xét nó hoà hợp với Đạo hay ko. 2. Việc đánh giá tư tưởng của Lão Tử hay các Triết gia khác có duy tâm hay ko là dựa trên cơ sở bản nguyên thế giới của họ. Bản nguyên của hầu hết học giả Trung Hoa cổ đại đều kế thừa thời Phục Hy - Âm Dương nhị khí, Ngũ Hành. Ngày nay chúng ta hiểu nôm na ion Âm, ion dương, nước, lửa,... (ko phải tất cả mn đều nghĩ thế) Nó là cơ sở cho tồn tại vật chất trong thế giới quan của người Trung Hoa. Nên nó ko đc gọi duy tâm. Hết rồi. Vì viết dài quá nên hơi lười. Chia sẻ 1 chút là mình thực sự dị ứng với những ai nói về Kant, Heghen,... rồi chia lý thuyết của họ sang duy tâm mà phê phán. Điều đó thực sự là cổ hủ. Nếu định nghĩa chắc chắn về sự tồn tại của bản nguyên ở thể vật chất thì đấy là 1 điều cố chấp ngu ngốc. Còn nếu mà chân thật chấp nhận rằng cơ thể loài người nhỏ bé và bị giới hạn nhận thức trong thân xác thì lại quy về phái thần thánh, duy tâm mập mờ và ra sức bài trừ. Cho nên đối với những người như Kant, Lão Tử,... thì lớp người sinh sau đẻ muộn, thoái hoá sinh học như chúng ta chưa đủ trình độ để phê phán.
Hay lắm Bạn chia sẻ hay lắm cảm ơn Bạn
Cảm ơn ngày nay đã có rất rất nhiều Bạn trẻ đã khai mở Trí Tuệ thật sự của mình đã giác ngộ
Nếu được càng tốt đẹp nhiều hơn nữa khi quý Bạn dung hòa cùng Trí Huệ và sự thật sự Tu Hành cùng với Trí Tuệ ấy
Xin cảm ơn tất cả quý Bạn
Chúng ta cần cả hai
Cảm ơn bạn đã bỏ công thực hiện clip này ! Nhưng có lẽ vì sự tương phản quá lớn của hai chiều hướng phản tư, không chỉ từ 2 nhân vật này mà trong mỗi con người cũng chịu giằng xé trước hiện trạng phức tạp xã hội đương thời này, nên dù muốn chúng ta chưa đưa ra được giải pháp nào thỏa đáng. Sự bình dị mà siêu xuất của Lão Tử quả là hiếm hoi từ cổ chí kim có mấy ai thấu hiểu nhỉ ? Nhưng với Kant sự lý tưởng mà ông đưa ra có áp dụng được không với yêu cầu đồng thuận trong xã hội duy lý quá phân hóa cũng đâu phải dễ ?
"Thôi cũng đánh xin hẹn lại kiếp sau, để cho tình yêu lên tiếng, để cho trái tim muộn màng còn kịp đến trong đêm hoa đăng."...
Chúc vạn sự như ý !
Hic. Về cơ bản bạn hiểu chưa đúng về tư tưởng cốt lõi Vô Vi của Lão Tử và Ý Niệm Tuyệt Đối của Kant.
Đạo Đức Kinh chia làm 2 phần Đạo Kinh và Đức Kinh. Đạo Kinh luận về bản thể, Đức Kinh nói về nhân sinh, Đức và hành Vô Vi để đắc được Đại Đức. Cái đức của việc thiện là tiểu đức. Thực hiện Vô vi để có được đại Đức. Mà Đại Đức gần với Đạo.
Cho nên mới có câu : Vô vi nhi Vô bất vi - không làm mà như làm tất cả.
Cho nên cái làm của Lão Tử không phải đứng yên nhìn vạn vật chảy xuôi, mà vẫn làm, nhưng hành động theo tự nhiên, tôn trọng dòng chảy của tự nhiên, vẫn làm nhưng ko được can thiệp gây sai sót dòng chảy tự nhiên. Đây cũng là cái lõi của Đạo Giáo sau này.
Còn về Ý niệm tuyệt đối của Kant, sau này có ảnh hưởng tới Heghen. Nhưng về cơ bản. Lý thuyết của Kant được nhiều người cho rằng duy tâm vì độ siêu hình của nó.
Ko phải tuân theo nguyên tắc đạo đức tuyệt đối gì cả. Mà ý niệm tuyệt đối- ý chí tuyệt đối này, cơ bản dc hiểu là bản thể. Cái mà vượt ra khỏi khả năng nhân biết của loài người. Thứ mà thể xác con người không thể chịu đựng được khi truy xét đến cùng vấn đề Tồn Tại.
Moi người đã thấy điểm gặp nhau của 2 nhà Triết học này từ rất lâu về trc. Vì cơ bản họ đang nhắc về điều gì đó chung với các tên gọi khác nhau.
Chỉ khác là lý thuyết của Lão Tử không khúc triết dài dòng, nhưng lại rất chặt chẽ trong việc miêu tả nền tảng vật chất. Điều làm cho Lão Tử được gọi là Triết học Tự Nhiên chứ ko phải triết học duy tâm.
Bạn đã đưa ra một cách phân tích sâu sắc về hai tư tưởng của Lão Tử và Kant. Sau đây là phản hồi của mình dựa trên nội dung bạn cung cấp:
Về tư tưởng Vô Vi của Lão Tử:
Vô Vi nhi Vô bất vi (Không làm mà như làm tất cả) là một ý niệm quan trọng trong tư tưởng Lão Tử. Như bạn phân tích, "không làm" ở đây không có nghĩa là thụ động hoặc đứng yên, mà là hành động thuận theo tự nhiên, tôn trọng bản chất và quy luật vốn có của vạn vật. Điểm mấu chốt ở đây là hòa hợp với dòng chảy tự nhiên, tránh cưỡng ép hoặc can thiệp sai lệch.
Việc thực hiện "Vô Vi" dẫn đến "Đại Đức," khác biệt với "tiểu đức" (việc thiện nhỏ bé) bởi vì Đại Đức là sự hòa hợp trọn vẹn với Đạo (bản thể tối cao).
Quan điểm này phản ánh một triết lý Tự Nhiên Luận sâu sắc, không chỉ mang tính triết học mà còn ứng dụng trong nhân sinh, đạo đức, và quản trị. Điều này làm Lão Tử trở thành một trong những nhà tư tưởng tiêu biểu của triết học phương Đông, thiên về chủ nghĩa tự nhiên, thay vì duy tâm.
Về Ý Niệm Tuyệt Đối của Kant:
Tư tưởng của Kant, đặc biệt về "Ý niệm tuyệt đối," là một phần của hệ thống triết học phức tạp trong Siêu hình học. Đây là nỗ lực của Kant nhằm giải quyết những giới hạn trong nhận thức và tri thức con người. Ý niệm tuyệt đối, như bạn nêu, chính là bản thể vượt ngoài khả năng nhận biết của con người (noumenon), một thứ chỉ có thể được suy đoán chứ không thể kinh nghiệm trực tiếp.
Điều này khác biệt với các nguyên tắc đạo đức thực dụng của Kant (chẳng hạn như Categorical Imperative - Mệnh lệnh tuyệt đối), vì ý niệm tuyệt đối mang tính lý thuyết hơn là thực tiễn. Nó nhấn mạnh giới hạn của tri thức con người và chạm đến những gì nằm ngoài phạm vi hiểu biết.
Điểm gặp nhau giữa Lão Tử và Kant:
Như bạn đã chỉ ra, điểm chung cốt lõi là cả hai cùng hướng đến một thực tại tối cao, vượt lên trên sự hiểu biết thông thường. Đối với Lão Tử, đó là Đạo, một nguyên lý bao trùm vạn vật. Đối với Kant, đó là noumenon hay thực tại tự thân.
Sự khác biệt nằm ở cách diễn đạt: Lão Tử dùng ngôn ngữ giản dị, hình tượng, và gần gũi với tự nhiên; còn Kant lại sử dụng các khái niệm trừu tượng và phức tạp, phản ánh phương pháp tư duy hệ thống của triết học phương Tây.
Quan trọng hơn, tư tưởng của Lão Tử mang tính thực hành và liên quan trực tiếp đến đời sống con người, trong khi Kant, dù cũng quan tâm đến đạo đức, lại thiên về lý thuyết siêu hình với cách tiếp cận duy lý.
Như vậy mình tạm kết luận:
Điều bạn trình bày đã giúp làm sáng tỏ những hiểu lầm phổ biến về cả hai triết gia. Dù có những sự khác biệt về phương pháp luận và bối cảnh văn hóa, cả hai tư tưởng đều gợi ý về một thực tại tối thượng, vượt khỏi giới hạn của nhận thức thông thường, và đều có giá trị vượt thời gian.
@ mình phản hồi việc bạn tổng kết phần Lão Tử vì vẫn chưa thực sự đúng.
1. Đại Đức không hoà hợp trọn vẹn với Đạo, vì về bản chất Đại Đức là biểu hiện của Đạo, gần nhất với Đạo. Vì Đạo là không thể nhận biết, nên chỉ cảm giác được thông qua biểu hiện của nó. Đại Đức không phải là một khái niệm độc lập, tách rời để mà xét nó hoà hợp với Đạo hay ko.
2. Việc đánh giá tư tưởng của Lão Tử hay các Triết gia khác có duy tâm hay ko là dựa trên cơ sở bản nguyên thế giới của họ.
Bản nguyên của hầu hết học giả Trung Hoa cổ đại đều kế thừa thời Phục Hy - Âm Dương nhị khí, Ngũ Hành. Ngày nay chúng ta hiểu nôm na ion Âm, ion dương, nước, lửa,... (ko phải tất cả mn đều nghĩ thế)
Nó là cơ sở cho tồn tại vật chất trong thế giới quan của người Trung Hoa. Nên nó ko đc gọi duy tâm.
Hết rồi. Vì viết dài quá nên hơi lười.
Chia sẻ 1 chút là mình thực sự dị ứng với những ai nói về Kant, Heghen,... rồi chia lý thuyết của họ sang duy tâm mà phê phán.
Điều đó thực sự là cổ hủ.
Nếu định nghĩa chắc chắn về sự tồn tại của bản nguyên ở thể vật chất thì đấy là 1 điều cố chấp ngu ngốc.
Còn nếu mà chân thật chấp nhận rằng cơ thể loài người nhỏ bé và bị giới hạn nhận thức trong thân xác thì lại quy về phái thần thánh, duy tâm mập mờ và ra sức bài trừ.
Cho nên đối với những người như Kant, Lão Tử,... thì lớp người sinh sau đẻ muộn, thoái hoá sinh học như chúng ta chưa đủ trình độ để phê phán.