PHẦN 1 TRUYỆN NGẮN "ĐÔI MẮT " - NAM CAO. Giọng đọc Lê Quyến.
HTML-код
- Опубликовано: 12 янв 2025
- ĐỂ KHỎI LÀM MẤT THỜI GIAN CỦA BẠN YÊU VĂN HỌC, CHÚNG TÔI CHIA TRUYỆN NGẮN LÀM HAI PHẦN: Phần 1, được đọc ở video này, phần 2 ở video sau.
CÁCH NHÌN CUỘC ĐỜI VÀ CON NGƯỜI CỦA NAM CAO không chỉ thể hiện ở truyện ngắn “Đôi mắt ” mà ngay từ truyện ngắn “Lão Hạc” ra đời trước Cách mạng, về việc lão Hạc nhịn ăn để lấy tiền làm ma, ông đã thể hiện cách nhìn nhận đánh giá con người thật sâu sắc và nhân văn: “Tôi nói chuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi:
Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói...
Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận ”.
Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, nhiều văn nghệ sỹ đi theo cách mạng còn lúng túng chưa biết sáng tác của bắt đầu từ đâu? Hướng tới ai? Sáng tác như thế nào? thì Nam Cao đã có truyện ngắn “Đôi mắt”. Và sự ra đời của truyện ngắn này được coi như sự định hình của nền văn học kháng chiến trong giai đoạn “Nhận đường”.
Xin trân trọng cảm ơn quí thính giả đã đồng hành cùng chúng tôi! Để có thể xem lại các video đã đăng, các bạn CÓ THỂ NHẤN VÀO CHỮ QUYẾN LÊ PHÍA DƯỚI BÊN TRÁI clíp hoặc NHẤN VÀO CHỮ ĐĂNG KÝ DƯỚI GÓC PHẢI clíp sẽ nhận được thông báo có clíp mới đăng để xem được ngay. XIN GỬI LỜI CHÀOTHÂN ÁI!