Giới thiệu Khu đô thị Ciputra Tây Hồ Hà Nội giá bán liền kề biệt thự shophouse

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 16 апр 2024
  • Giới thiệu Khu đô thị Ciputra Tây Hồ Hà Nội giá bán liền kề biệt thự shophouse
    www.bdsdonganh.com.vn
    www.ngoctien.net
    www.tmiland.net
    www.sunshinegolfviewskyvillas...
    www.greenlinkcity.com
    www.bdsdonganh.com.vn/2024/03...
    Ciputra: Khu đô thị kiểu mẫu có vốn ngoại đầu tiên của Hà Nội
    Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra Hanoi) là một trong những khu đô thị mới đầu tiên đánh dấu sự hợp tác liên doanh giữa nhà đầu tư Indonesia và Việt Nam. Đây cũng là dự án có vốn ngoại và quy mô diện tích lớn nhất miền Bắc vào những năm 90, giờ đây đã trở thành một điểm nhấn về quá trình phát triển đô thị của Hà Nội.
    Dấu ấn hợp tác với doanh nghiệp ngoại
    Sau Hội nghị đô thị toàn quốc lần thứ nhất diễn ra năm 1990, Việt Nam bắt đầu ra định hướng về đẩy mạnh phát triển đô thị, trong đó tập trung phát triển các khu đô thị chứ không làm dự án nhỏ lẻ. Ngày ấy, Hà Nội đã triển khai rất nhiều dự án dưới 2 hecta và dự án nhỏ, có những dự án hoàn toàn do doanh nghiệp Việt Nam đề xuất nhưng chủ yếu nhằm phục vụ cho người dân ở trong nước. Song các dự án đó không có không gian công cộng, không gian xanh; các phân khu chức năng, quy hoạch hạ tầng đồng bộ vẫn chưa có.
    Trước thực tế đó, Hà Nội đặt vấn đề hình thành một khu đô thị mới, ngoài việc huy động lực lượng doanh nghiệp trong nước phải có sự hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài nhưng trong hợp tác phải đặc biệt chú trọng yếu tố giữ được bản sắc, giữ được chủ quyền của các địa phương.
    Gắn bó với dự án Ciputra từ lúc sơ khai, ông Hoàng Hùng Quang, Phó tổng giám đốc thứ nhất Ciputra Hanoi, kể lại vào đầu những năm 90, Tập đoàn Ciputra của Indonesia có nhiều chuyến làm việc tại Việt Nam nhằm phát triển quan hệ hợp tác giữa 2 quốc gia. Trong các buổi làm việc, tập đoàn đã đặt vấn đề với UBND TP. Hà Nội về việc muốn khảo sát đầu tư một khu đô thị. Thời điểm đó, Việt Nam chưa có khu đô thị tầm cỡ nào trên vài trăm hecta.
    Sau khi làm việc với các ban ngành, Hà Nội đã chọn vị trí làm dự án ở khu vực Nam Thong Long nằm phía Tây Bắc của Thủ đô. Sau nhiều cuộc hội đàm, đoàn lãnh đạo Việt Nam đã đi khảo sát, gặp gỡ đối tác nước ngoài. Từ cuộc khảo sát một số thành phố của Indonesia, Hà Nội bắt đầu có cuộc trao đổi với Tập đoàn Ciputra về thành lập công ty liên doanh.
    Ông Quang cho hay lúc đó, Indonesia đầu tư tại Việt Nam rất ít, một phần nữa là chính sách liên quan đến thuế, tài chính còn nhiều bất cập. Do đó, Tập đoàn Ciputra đã dùng pháp nhân của họ tại Singapore để đầu tư vào Việt Nam.
    Về đối tác trong nước, TP. Hà Nội giao Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội (nay là Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC) là doanh nghiệp đại diện đàm phán với Tập đoàn Ciputra.
    Để hoàn thành thủ tục pháp lý, ông Quang cho biết các thế hệ của UDIC trước đây đã liên tục làm việc trực tiếp, đàm phán và chính thức ký biên bản ghi nhớ thành lập liên doanh vào tháng 10 năm 1995. Từ đó, Công ty TNHH MTV Nam Thăng Long ra đời (nay là Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long), một liên doanh giữa UDIC và Tập đoàn Ciputra.
    Nói về lý do được giao làm đối tác đàm phán với doanh nghiệp nước ngoài tại dự án Ciputra, Phó tổng giám đốc thứ nhất Ciputra Hanoi chia sẻ UDIC đã có kinh nghiệm về làm khu đô thị và hạ tầng, đồng thời là một trong những công ty đầu ngành của Hà Nội thời điểm đấy.
    Sau khi thành lập liên danh, ông Quang cho biết dự án Ciputra được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép đầu tư ngày 30/12/1996 với tổng vốn đầu tư là 31.377 tỷ đồng, tương đương hơn 1,96 tỷ USD. Đến ngày 19/12/1997, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1106 giao hơn 320ha đất cho Công ty Đầu tư Phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội thuê để góp vốn liên doanh trong Công ty TNHH MTV Nam Thăng Long, chiếm tỷ lệ 30% phần vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng đất trong thời hạn 50 năm kể từ ngày 30/12/1996 và phía nhà đầu tư nước ngoài góp 70% vốn đầu tư.
    Với vị trí khu đô thị ngay tại cửa ngõ phía Bắc, dự án được kỳ vọng trở thành điểm dừng đầu tiên từ sân bay quốc tế Nội Bài, là diện mạo tiêu biểu của thành phố chào mừng bạn bè quốc tế đến với Thủ đô Hà Nội. Hơn nữa, thành phố Hà Nội có chủ trương muốn phát triển khu vực Tây Hồ Tây, trở thành một trung tâm mới của thành phố, để giải tỏa áp lực đô thị nội đô, cũng như tạo thêm nhiều điểm nhấn mới cho thành phố, mở ra các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí mới.
    Sau gần 5 năm kể từ khi quyết định giao đất của Chính phủ ban hành, đến tháng 9/2002, UBND TP. Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị Nam Thăng Long - Ciputra và đến tháng 11/2002, dự án mới chính thức động thổ giai đoạn 1.
    Hiệu ứng tích cực cho thị trường

Комментарии • 1

  • @hoahoangtran5358
    @hoahoangtran5358 3 месяца назад

    Quy hoạch nắn - nạo vet Sông hồ khu đô thị cho đẹp.