Thăm quan vườn Ba kích tím kiểu mẫu| Tập 2

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 15 сен 2024
  • Ngoài tên gọi ba kích, cây còn có nhiều tên gọi khác như dây ruột gà, ba kích thiên, diệp liễu thảo,... Ba kích là dạng cây leo, thân thảo và mảnh. Trên thân cây có một lớp lông mịn.
    Lá cây thuộc dạng lá đơn, có hình bầu dục, cứng và thường mọc đối xứng. Khi còn non, lá sẽ có màu xanh nhạt và khi già thì là chuyển sang màu trắng mốc. Hoa của ba kích nhỏ, có màu trắng hoặc vàng. Mùa hoa ba kích vào tháng 5 đến tháng 6. Quả ba kích là dạng quả kép, hình cầu và được phủ lông. Khi quả chín sẽ có màu đỏ cam.
    Rễ cây ba kích có thể phát triển mạnh, phình to và thường được gọi là củ. Đây cũng là bộ phận của cây thường được sử dụng làm thuốc. Sau khi được thu hoạch, cần phơi hoặc sấy khô rễ ba kích. Tiếp đó cắt thành từng đoạn. Thông thường, củ ba kích sẽ có hình trụ tròn với đường kính khoảng 1 đến 2cm. Độ dài của mỗi củ khác nhau và không cố định. Củ ba kích khá cứng, có thể bóc được vỏ. Lớp cùi bên trong khá dày.
    - Có 2 loại ba kích:
    + Cây ba kích trắng: Vỏ ngoài có màu vàng nhạt, bên trong đó là một lớp thịt màu trắng. Nếu ngâm với rượu thì ba kích sẽ không đổi màu. Đây là loại ba kích rất dễ tìm kiếm và giá thành thường khá rẻ.
    + Cây ba kích tím: Màu sắc của lớp vỏ cây thường đậm hơn nhiều so với ba kích trắng. Nếu ngâm với rượu, loại ba kích này sẽ chuyển sang màu tím. Loại ba kích này khó tìm kiếm hơn, có giá trị dược lý cao hơn và giá thành đương nhiên cũng sẽ cao hơn so với ba kích trắng.
    Thời điểm thu hoạch ba kích hợp lý nhất là từ tháng 10 đến tháng 11. Nên đào rộng để thu hoạch được tất cả phần rễ của cây ba kích.
    Cây ba kích chất lượng thường có đặc điểm như rễ (củ) ba kích to và chắc, phần cùi dày và có màu tía. Cách sơ chế loại dược liệu này cũng rất đơn giản:

Комментарии • 6