002 Học Hán Nôm HỎI ĐÁP Chữ Nho chữ Hán chữ Nôm tại sao học

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 1 фев 2025

Комментарии • 278

  • @dmbctau
    @dmbctau 3 года назад +18

    Vô cùng cảm phục tài năng và tâm huyết của anh Đức khi làm những video này để phục vụ cộng đồng. Số người thiển cận đi dè bỉu việc học Hán Nôm, cho đó là cổ lỗ hoặc thân Tầu thì nhiều lắm. Những người hiểu biết như anh nên kiên nhẫn giải thích cho họ. Ai biết suy nghĩ dần dà họ sẽ hiểu ra. Ai cố chấp thì cũng chẳng cần bận tâm họ làm gì.
    Tôi đồng tình với 99% những gì anh nói trong video này. Duy có 1 điều tôi chỉ đồng ý với anh một nửa. Tiếng Hán Việt thực ra là ngôn ngữ nói dùng ở Trung Quốc thời xưa, đặc biệt là thời nhà Đường. Lúc đó nó không phải là một ngôn ngữ chết như bây giờ mà nó được dùng để ông cha ta giao tiếp với người phương Bắc. Sau này khi Việt Nam trở thành một nước độc lập sự giao lưu đó hạn chế nên tiếng Hán Việt càng ngày càng khác với tiếng nói của người Trung Quốc. Hơn nữa Trung Quốc cũng bị các bộ tộc du mục phương bắc nước họ xâm chiếm và ảnh hưởng nên tiếng nói của họ cũng dần biến đổi. Thành ra tiếng Hán Việt bây giờ người TQ hiện đại nghe không hiểu. Gọi tiếng Hán Việt là ngôn ngữ do ông cha ta "cải biên" mà thành thì hợp lý chứ nói ông cha ta "sáng tạo" ra cách đọc Hán Việt thì e hơi quá lời. Vấn đề này nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tài Cẩn đã bàn khá kỹ từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước.

    • @hocHanNomcungDoVanDuc
      @hocHanNomcungDoVanDuc  3 года назад +1

      cảm ơn bạn đã cho biết thêm thông tin. Tôi đã tìm được tài liệu của cố tác giả Nguyễn Tài Cẩn nói về chủ đề này. Thực là tài liệu hay.

    • @thuphaphannom
      @thuphaphannom 2 года назад

      Thật à bạn , thực sự cho tới bây giờ mình mới biết điều này trước nay chỉ nghĩ là âm.hán việt chỉ người mình đọc đc thôi

  • @tiepdinhlam8705
    @tiepdinhlam8705 3 года назад +15

    Cách đây hơn 100 năm, một số người Việt nói tiếng Pháp, pha tiếng Pháp, coi âu hóa là vạn tuế. Ngày nay nhiều bạn trẻ nói tiếng Anh, pha tiếng Anh, cho đó là sành điệu. Trong khi Tiếng Việt các bạn chỉ mới biết nói biết viết chứ chắc gì đã hiểu./ Tiếng Việt hiện tại có quá nhiều chữ mà nhiều người chỉ biết âm không hiểu nghĩa. Đó cũng là nhược điểm của lối chữ biểu âm. Trong khi hán nôm là chữ biểu nghĩa. Sẽ rất tốt nếu hán nôm được dạy bổ túc. / Tác giả đang là người làm công việc hoàn thiện lại Tiếng Việt. Chúc tác giả sức khỏe. / Trân trọng.

    • @hocHanNomcungDoVanDuc
      @hocHanNomcungDoVanDuc  3 года назад

      Cảm ơn bạn đã ủng hộ

    • @Ayingzaitaiwan
      @Ayingzaitaiwan Год назад +1

      Đồng quan điểm với bác. Nên cho môn Hán - Nôm vào dạy bổ túc kèm với Quốc Ngữ

  • @chilllife5874
    @chilllife5874 4 года назад +18

    ngày nay có rất ít người hiểu biết về cội nguồn chữ viết của dân tôc Ta đây là 1điều rất đáng buồn, và CỨ 1000 Người may lắm có 10 người có ý muốn học. nhưng thât may vì còn có nhiều người tâm huyết như anh để giúp những thế hệ sau học chữ dân tộc ta dễ dàng hơn. cảm ơn anh rất nhiều ....
    03/02/2021

  • @nguoithahuong100
    @nguoithahuong100 3 года назад +19

    Chỉ hai chữ thôi: Tuyệt vời! Chúc bạn thành công! Đất nước VN đang mong chờ những nguoif như bạn.

  • @ucmanhpham5647
    @ucmanhpham5647 3 года назад +13

    Em thấy kiến thức nào cũng đáng quý, học đủ thông, dùng đúng chỗ thì đều mang lại giá trị cả huống chi như thầy đã giải thích rất thuyết phục như trên video ạ

  • @hieutranminh7559
    @hieutranminh7559 4 года назад +5

    Xin cảm ơn Thầy ạ, "học chữ Hán học cách làm người", "đọc vạn cuốn sách đi muôn dặm đường", "làm trai chí tại bốn phương". Những người ngày nay bỏ gốc theo ngọn, nhìn nhận vấn đề một chiều, đã vội chỉ trích nền Hán học thuở xưa

    • @hocHanNomcungDoVanDuc
      @hocHanNomcungDoVanDuc  4 года назад +1

      hoàn toàn đồng ý với bạn, cảm ơn bạn đã ủng hộ

  • @thanhngu7863
    @thanhngu7863 3 года назад +3

    Kính Chào Bạn Đỗ Ván Đức!
    Mình trân trọng, ngưỡng mộ và cảm ơn Bạn đã công phu làm hệ thống video clip về kiến thức chữ Hán Nôm.
    Rất thuận lợi cho mọi người trong việc học tập, nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức chữ Hán Nôm.
    Hiểu thêm về lịch sử, văn hóa, truyền thống, bản sắc dân tộc,
    Đặc biệt rất đáng tự hào về trí tuệ, giữ gìn bản sắc văn hóa của lớp cha ông chúng ta.
    Bạn góp phần Phát huy, kế thừa tinh hoa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc mà Đảng và chính phủ khuyến khích, đã ra các chỉ thị nghị quyết, từ những năm 1993.
    Bạn cứ đam mê và hy sinh cống hiến.
    Chữ Thánh hiền ko phải tâm ai cũng hiểu nắm bắt và tiếp nhận dễ dàng.
    Bạn làm ko phải vì đơn hàng mà để hướng đến tâm hiền Thánh.
    Đức lớn chỉ có trời đất mới thấu tỏ và ban phát xứng đáng.
    Nếu người có tâm sâu sắc, chỉ hiểu ý nghĩa vài chữ như chữ Đức, Phúc, Nhẫn, là thấy hàm ý cao tột, thực hành cả đời chưa chắc được phần nhỏ.
    Vì vậy Bạn không nên mất thời giờ quý báu để trả lời những câu hỏi chưa có sự chuẩn bị sâu xa về mặt tâm lý, trí tuệ và không có tinh thần xây dựng, hợp tác.
    Chữ Nhẫn là bộ đao đâm vào tim Bạn ạ.
    ( Nhẫn là dao nhọn vào tâm
    Dù đau đớn vẫn Âm thầm xả vui ).
    Chúc Bạn luôn có sức khỏe dồi dào, đầu tư nhiều thời gian, công sức để có những bài học chất lượng.
    Thân ái ! Kính Chào Bạn!

  • @LinLynn.15
    @LinLynn.15 3 года назад +9

    Hay quá, càng xem càng thấy chữ ông cha ta ngày xưa thật lợi hại , tuyệt vời , chữ Nho, chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ đều cuả Việt Nam, chúng ta phải nên học hết

  • @thuhuongbui2353
    @thuhuongbui2353 3 года назад +2

    Tôi thì cảm ơn bạn nhiều vì tôi không có điều kiện học như các bạn bây giờ nên khi bạn dậy tôi thấy rất dễ hiểu tôi thấy bạn là người rất có tâm xin cảm ơn

  • @khueminh7167
    @khueminh7167 2 года назад +2

    Những người Nói cho thỏa mãn Hiền tỵ .xin thưa trước đây ông ngoại Tôi dạy hán văn.sau 1975 Miền Nam cũng như Miền bắc. Thế Hệ như tôi mù Chữ hán .đã là mất mát to lớn. Hôm nay người Miền Nam ta hay nói hiền đức hơn. Chính là ông cha ta truyền dạy cho tới 1975 .Tôi kính trọng thầy vì đã bỏ trí tuệ công sức Truyền dạy .bản thân tôi rất yêu thích .ngay cả con tôi tiếng anh là ngôn ngữ thứ hai như Tiếng việt. Tiếng Hoa là ngoại ngữ. Nay cháu đang học chữ Nho.

  • @bellahuynh6938
    @bellahuynh6938 3 года назад +5

    Cám ơn anh rất nhiều,mạng xh lắm người tiêu cực nên mong anh đừng để Ý rồi buồn ,em và những người yêu văn hoá lịch sử xưa sẽ hiểu những gì anh làm ,,em muốn học Hán Nôm là do em ấn tượng với các nghĩa trong từ ngữ ,,chúc anh nhiều sức khỏe và ra thêm video hữu ích ạ

  • @nguyencanh4813
    @nguyencanh4813 3 года назад +2

    Độc thư tu dụng ý, nhất tự trị thiên kim ( đọc sách phải hiểu ý,hiểu được một chữ giá trị bằng ngàn vàng) rừng nho biền thánh,chương trình này rất là hữu ích cho những người muốn hiểu chữ Hán và chữ Nôm,để người nói tiếng việt một cách chính xác hơn

  • @tinhnguyen-ph8vd
    @tinhnguyen-ph8vd 3 года назад +16

    Tôi muốn học khi đến với danh lam thắng cảnh để đọc câu đối từ xưa để hiểu vì chữ Hán nôm rất nhiều ý nghĩa hay

  • @khanh7366
    @khanh7366 3 месяца назад

    Thật sự rất phục sự kiên nhẫn của bác, nếu là mình mà gặp những câu hỏi móc mỉa hay bất lịch sự thì không thể giữ bình tĩnh mà trả lời đầy đủ như vậy. Well done!👌

  • @loctranquoc4843
    @loctranquoc4843 3 года назад +3

    hay ..bình luận sắc sảo....kiến thức vững chắc.....qua video của SƯ PHỤ ..TÔI HIỂU THẾ NÀO LÀ HÁN -NHO-NÔM -HANJ -KANJY ....THANK THẦY ...LÀM NHIỀU VIDEO VỀ HÁN NÔM NHÉ ....MONG THẦY DẠY SÂU VỀ CÁCH VIẾT SỚ HÁN NÔM..

  • @Vietanh2021
    @Vietanh2021 3 года назад +3

    xem lại mấy lần bài này thấy thầy Đức giải thích thật là sâu sắc , điềm đạm thâm thúy và hòa nhã, Đúng cốt cách của một Nho gia ,tôi rất ngưỡng mộ thầy đã mở mang tầm mắt cho bao kẻ gà mờ như tôi cảm ơn thầy, hết dịch xin phéo dc diện kiến bái sư thầy nhé 😀

    • @hocHanNomcungDoVanDuc
      @hocHanNomcungDoVanDuc  3 года назад

      rất vui vì anh thích

    • @tyclvn
      @tyclvn 5 месяцев назад

      Tôi chỉ đồng ý với anh Đức một số điểm. Về việc anh nói chỉ học chữ, không cần học phát âm thì tôi hoàn toàn không đồng ý. Học một ngôn ngữ mà chỉ học chữ, không học phát âm thì rất khó nhớ, nó giống như học tử ngữ chứ không phải sinh ngữ. Đó là lý do chính khiến tỷ lệ mù chữ ở VN thời xưa rất cao.

  • @liendoduc9308
    @liendoduc9308 3 года назад +4

    Xin được phép đảnh lễ và rất biết ơn Thầy Đỗ Văn Đức đã làm những Videos để giúp ai muốn học chữ Nho, chữ Hán Nôm vì đó chính là nhớ về cội nguồn, là dòng chảy của nền văn hóa từ bao đời.

  • @chunganhle9176
    @chunganhle9176 3 года назад +3

    Trời ơi đang nửa đêm nằm nghe để ngủ mà phải bật dậy cmt vì quá tâm đắc với những câu trả lời của anh.

  • @DuyenNguyen-hq7mz
    @DuyenNguyen-hq7mz Год назад

    Từ hôm biết trang của thầy trước khi đi ngủ ngày nào e cũng xem, thật tuyệt vời khi vừa hiểu sâu sắc chữ nôm, cũng tạo động lực học chữ hán k bị nhàm chán. Trân trọng cảm ơn thầy

  • @tanqninh9168
    @tanqninh9168 3 года назад +3

    Cảm ơn thầy rất nhiều, phương pháp của thầy rất hay, tôi bị ngọng phát âm tiếng hán rất khó , khi học chữ hán âm Việt tôi rất thích, đặc biệt cách chiết tự làm việc học chữ rất dễ nhớ cảm ơn thầy

  • @ailevan3409
    @ailevan3409 8 месяцев назад

    Cảm ơn bác đã làm nhiều clip hay. Cũng vì muốn hiểu người xưa truyền lại gì nên em cũng bì bõm học chữ Nho, mặc dù nó khó thật. Mọi người cứ bênh là học chữ Hán sao ko học tiếng. Năm xưa các bậc trọng thần nước mình đi qua đó toàn bút đàm, gặp Nhật cũng bút đàm được. Thời cụ Phan Bội Châu qua Nhật cũng thế, cũng bút đàm được đấy thôi. Chúc bác càng nhiều sức khỏe, nhiều bài hay cho mn cùng học!

  • @thangluong5227
    @thangluong5227 2 года назад +2

    Cảm ơn Bạn rất nhiều. Rất trân trọng những kiến thức, tấm lòng với đất nước, văn hóa dân tộc.

  • @vanlevu
    @vanlevu 3 года назад +4

    Cảm ơn anh rất nhiều. Muốn tìm về cội nguồn thì nên học Hán Nôm. Khổng Tử không phân biệt biên giới, dùng những tinh hoa văn hóa muốn truyền cho muôn người bất kể nơi đâu.

  • @nntr450nn7
    @nntr450nn7 3 года назад +2

    Thật sâu sắc và rất nhân văn. Chúc thầy Đức luôn mạnh khỏe hạnh phúc và giữ được niềm đam mê để tiếp tục cống hiến cho mọi người những bài giảng rất dễ hiểu,dễ nhớ và đáng trân trọng của thầy.

  •  2 года назад +1

    Cảm ơn anh con người tận tâm ,có như thế mới giữ gìn được bản sắc dân tộc !!

  • @vanliemnguyen5532
    @vanliemnguyen5532 3 года назад +1

    Thật sự biết ơn về Video này ! Rất rõ ràng. Chủ trang là người học rộng mực thước . Trân trọng

  • @thinhle1022
    @thinhle1022 3 года назад +3

    Sư huynh trả lời các câu hỏi hay lắm, rất bản lĩnh và giàu trí tuệ, tình cảm với văn hóa dân tộc!!! Mong được sự huynh tiếp tục phát triển các công việc cao cả này!!!

  • @myquyentran6735
    @myquyentran6735 4 года назад +2

    Thầy dạy rất hay, em học chữ Nho để tìm hiểu về lịch sử dân tộc và rất may mắn khi xem được những video của Thầy dạy. Rất cảm ơn Thầy.

  • @nguyenvanlinhbg
    @nguyenvanlinhbg 2 года назад

    cảm ơn anh em đang học tiếng trung và nhật nhưng em cảm thấy mình học khá nhanh vì hiểu một chút về chữ hán nôm khi được dịch ra tiếng việt kiểu : nhất, nhị, tam tứ,... nó giúp mình nhớ chữ trung quốc và nhật bản nhanh hơn, mong anh ra nhiều video ak

  • @duonggiap1485
    @duonggiap1485 11 месяцев назад

    Trước các chữ Nho, Nôm, Quốc Ngữ thì ông cha ta có chữ Khoa Đẩu tuy chưa đc chính thức công nhận nhưng có rất nhiều vết tích còn lại trên các hiện vật và đền chùa …
    Phải nói ông cha ta rất kỳ công và sáng tạo ra ngôn ngữ cho chúng ta.
    Sau khi bị đô hộ chúng ta tuy bị đàn áp nhiều nhưng sau khi thoát khỏi đô hộ thì ta có bộ chữ Nôm để lưu giữ lại những nét văn hoá từ xưa gìn giữ lại cho con cháu rất tuyệt vời.
    Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bạn như đã nói trong video. Nếu học ngoại ngữ thì hãy đi học ngoại ngữ cho giỏi để nói giao tiếp với họ vì ngay như chữ Trung Quốc hiện tại có chữ Phồn thể và Giản thể. Nếu học ngoại ngữ thì chắc học Giản thể vì chữ Phồn thể cũng kiểu như chữ xưa của họ rồi.
    Còn chúng ta học chữ Nôm là để hiểu đc lời dặn của cha ông, hiểu đc văn hoá xa xưa để lại ….
    Mỗi người có 1 mục đích riêng, nhưng đã là người Việt Nam ngày nay thì hãy giúp đỡ nhau nếu k thích có thể lướt qua còn nếu thích có thể tìm hiểu sâu hơn.
    Chúc bạn và mọi người mạnh khoẻ, thành công ❤

  • @dungNguyen-kq3my
    @dungNguyen-kq3my 3 года назад +1

    Thày là thày đích thực. Cám ơn Thày những ngày dịch có Thày, đời có thêm ý nghĩa, lúc nào cũng ơn Thày!

  • @leha2437
    @leha2437 2 года назад +1

    Em đang theo học. Và anh làm video này hay lắn ạ. Giúp nhiều người sáng ra😊

  • @inhsonhai21
    @inhsonhai21 4 года назад +3

    Đây là một trong những video hay và ý nghĩa vì nó mang tính gợi mở. Khi chúng ta học tiếng Việt chúng ta sẽ gặp rất nhiều từ Hán Việt mà cứ tưởng rằng nó là từ thuần Việt còn khi chúng ta đọc các Thư tịch cổ chúng ta sẽ bắt gặp khá nhiều từ Hán Nôm. Khi chúng ta học ngoại ngữ như tiếng Hàn hoặc tiếng Nhật ngay từ khi đọc bảng chữ cái chúng ta cũng phải học chữ Hán như bạn đã dẫn nên việc hoc chữ Hán Nôm là vô cùng quan trọng. Nhưng theo tôi bạn cũng không nên xóa các bình luận khiến nhã vì xét về mặt truyền thông thì ngay cả những bình luận tiêu cực cũng chẳng sao vì chính điều này giúp chúng ta phân biệt được người hay kẻ dở và giúp những người có tư tưởng tích cực tìm đến với nhau. Cảm ơn bạn đã nhiệt tình chia sẻ. Tiện đây tôi xin được hỏi quê bạn ở đâu vậy? Vì tôi thấy tiếng bạn nói rất giống tiếng của người Thổ Tang ( Vĩnh Tường Vĩnh Phúc).

    • @hocHanNomcungDoVanDuc
      @hocHanNomcungDoVanDuc  4 года назад +1

      cảm ơn bạn đã chia sẻ suy nghĩ, với những bình luận mà xét về quan điểm là đối lập, mình rất hoan nghênh và không bao giờ xóa, nhưng đối với những comment dùng ngôn từ thô tục, khiếm nhã thì mình chắc chắn sẽ bị xóa.

  • @howardswettbleon4477
    @howardswettbleon4477 2 года назад

    Rất Xuất Sắc !!! Phần vấn đáp của bạn Đỗ Văn Đức vô cùng ấn tượng trong tôi. Cám ơn bạn thật nhiều đã giải đáp hầu hết mọi thắc mắc của tôi về chữ Nho ,chữ Nôm. Do kô biết hỏi ai và vì do bận cuộc sống nên cũng quên bẵng luôn. Vô tình lạc vào trang này của bạn tò mò xem 2 hôm nay thôi. Nếu như kô trực tiếp nghe phần trả lời của bạn thì tôi sẽ "nghi" bạn "làm việc" cho ai đó với chủ đích "xấu" nhằm phá hoại tiếng Việt hay chữ Quốc ngữ của ta như đã từng xảy ra với kô ít lần.Như "kải kách tiêq vịt" của các vị GS-TS học đại hay bùi hèn nào đó. Thành thật xin lỗi bạn vì đã có suy nghĩ trên.
    VN cần phải có nhiều nhân sĩ trí thức hay người hiểu biết như bạn để gìn giữ VH dân tộc, để đọc hiểu nghiên cứu các thư tịch tài liệu cổ ngữ mà cha ông ta đã lưu truyền.

  • @minhlyly8998
    @minhlyly8998 Год назад

    Tôi cảm phục bạn! Bạn đã cho tôi rất nhiều kiến thức về chữ nghĩa Hán Nôm và cả cách ứng xử của Nhà Nho Việt. Cảm ơn bạn rất nhiều!

  • @thejoeni
    @thejoeni 2 года назад

    Mình rất đồng tình với các giải thích của bạn về chữ Nôm/Hán. Rất tán thán công sức bạn làm các videos học chữ Hán Nôm này. Cảm ơn bạn và chúc bạn luôn sức khỏe để tiếp tục phục vụ đại chúng trong việc học tập cổ ngữ của chúng ta.

  • @thanhleduc7785
    @thanhleduc7785 3 года назад +3

    Giải thích của bạn rất ý nghĩa. Cảm ơn bạn, chúc bạn luôn khỏe bình an và giúp nhiều người tìm hiểu cội nguồn của tổ tiên người việt.

  • @MrTpvinh
    @MrTpvinh 3 года назад +5

    Giá như VN cũng giữ lại được chữ nôm, phổ biến toàn quốc và được đưa vào SGK nhưng thật sự rất khó, đây là tinh hoa văn hoá và lòng tự tôn của dân tộc nhưng tiếc cho a, một con én nhỏ k thể làm nên mùa xuân :(

    • @chuthi244
      @chuthi244 3 года назад +2

      đã từng có đề xuất rồi và bác biết đấy với báo chi thân tây và tư tưởng sợ TQ thờ phương tây của dân ta hiện tại đề xuất đó nó được cất vào góc nhà luôn rồi.

  • @policeo2989
    @policeo2989 4 года назад +5

    Theo cách hiểu của cháu về chữ nho như sau ... Về phần chữ mình vẫn viết như bên TQ ( Tức mình viết thì TQ hiểu mình đang muốn diễn tả gì )
    Còn phần nói thì mình phát âm theo tiếng Việt ( Tức mình nói TQ có câu hiểu có câu ko )
    Chốt lại , chữ nho ngày xưa là chữ cho người có học .. Giúp ta có thể giao tiếp , văn tự được với người TQ nhưng khi TQ thôn tính ta thì chúng sẽ khó có thể đồng hóa ta thông qua tuyên truyền được .

    • @hocHanNomcungDoVanDuc
      @hocHanNomcungDoVanDuc  4 года назад

      đúng vậy, chữ viết giống nhau, chỉ khác nhau về âm đọc.

  • @tranminhcao1318
    @tranminhcao1318 3 года назад +2

    Ngưỡng mộ anh trả lời rất thông minh và đầy thuyết phục..
    Cảm ơn nhờ video này mà mình biết được chữ nho, chữ nôm là thế nào..

  • @caythuocucnang1860
    @caythuocucnang1860 3 года назад +2

    thật tyệt vời kênh này giúp người học hán nôm dễ hiểu rất nhiều

  • @nguoivienxuthaithanh
    @nguoivienxuthaithanh 2 года назад

    Mỗi một câu trả lời bình luận của bạn đều thâm thúy và rất ý nghĩa nhưng tôi rất tâm đắc một từ là nếu như không học chữ của địch thì địch viết cái gì , âm mưu gì? mình cũng chả hiểu? Các bài học của bạn rất hữu ích ! Cảm ơn bạn

  • @loctranquoc4843
    @loctranquoc4843 3 года назад +1

    bạn có kiến thức quá uyên thâm về HÁN-NÔM.....BẠN HỌC CHẮC ĐÃ LÂU...KỸ VÀ SÂU SẮC..

  • @phuongnguyenviet8442
    @phuongnguyenviet8442 2 года назад

    Hay lắm bạn.
    Tôi viết thơ ĐƯỜNG LUẬT ,nhưng viết bằng chữ Quốc ngữ . Và gần đây tôi theo dõi kênh bạn để biết thêm hiểu thêm về thơ Đường luật của tổ tiên ( phát âm bằng âm Việt nhưng viết bằng kiểu chữ Hán nôm ). Hi vọng sẽ giao lưu lâu dài với bạn nhé !

  • @vndluc23
    @vndluc23 3 года назад +2

    Giải thích cặn kẽ và phản biện lại những ý kiến thiển cận rất hay. Cám ơn bạn nhiều!

  • @thinhle1022
    @thinhle1022 3 года назад +2

    Thầy Đức trả lời hay lắm, quá chỉ tiết và sâu sắc. Chỉ vất vả cho thầy khi phải trả lời cho một số người hơi thiếu hiểu biết!!!!

    • @hocHanNomcungDoVanDuc
      @hocHanNomcungDoVanDuc  3 года назад +2

      Cái này trước đây mình cũng như vậy. Sau tìm hiểu mới rõ.

  • @yennguyenvan8003
    @yennguyenvan8003 3 года назад +2

    đúng giọng văn của kẻ SĨ rất hay ,cảm ơn Đỗ Văn Đức.

  • @minhtrong5425
    @minhtrong5425 3 года назад +2

    Tôi cảm ơn bạn tôi theo hoc 2 thang mà đác có một số kiến thức chữ hán khá rồi

  • @lanhha7172
    @lanhha7172 2 года назад

    Em thích học chữ Hán Việt, Hán Nôm và chữ Nho để đọc được văn tự và công thức gia truyền của gia đình để lại.Nhưng em không muốn nói theo phát âm tiếng Trung Quốc dù em có là người lai Hoa nhưng em chỉ nói tiếng dân tộc mình không nói tiếng Đại Lục, đây cũng là cách rất hay người Việt mình sử dụng để bảo tồn văn hóa và lịch sử của dân tộc rất là xuất sắc thông minh và trí tuệ, ông nội em dạy hồi xưa phân biệt rất rõ được 3 loại chữ này.Đó là lý do người hồi xưa học vấn rất uyên thâm và học rộng hiểu xa

  • @lungyean
    @lungyean 3 года назад +1

    Thầy làm video rành mạch và dễ hiểu quá ạ, càng xem càng thấy chữ Nôm thú vị. Cảm ơn thầy rất nhiều!

  • @thichinhpham9059
    @thichinhpham9059 4 года назад +2

    Quá hay, nghe A nói chuyện những học sĩ thời xưa vậy, nói chuyên và lập luận sâu sắc quá.

  • @luongthihoahoa728
    @luongthihoahoa728 3 года назад +2

    Thầy dạy rất hay và rất đúng ạ, Thật sự may mắn khi được học thầy ạ.

  • @inhanhphan7420
    @inhanhphan7420 2 года назад

    hay quá ad, mục đích mình tìm đến hán nôm cũng muốn tìm hiểu về các bút tích văn tự của cha ông xưa mình một kho tàng kiến thức văn chương sử liệu của cha ông mà bị bỏ qua thì thật lãng phí và có lỗi với bậc tiền bối, ngày xưa các nước đô hộ muốn thuần hóa dân tộc khác điều đầu tiên là phá bỏ ngôn ngữ cũ con cháu ko biết ngôn ngữ cha ông thì như đứt gãy dòng lịch sử, tuy nhiều tài liệu chung quan trọng được dịch ra chữ quốc ngữ nhưng còn nhiều tài liệu gia phả, sắc phong của các dòng họ khi hiểu được và chắp nối lại sẽ nắm rõ được lịch sử tổ tiên, nhiều bài thơ chữ nôm nếu hiểu rất hay nhưng dịch ra quốc ngữ mất đi một phần giá trị.

  • @ttran2859
    @ttran2859 3 года назад +1

    Cảm ơn bạn đã phân tích & giải thích rất thuyết phục. Cứ tiếp tục nhé!!!

  • @tyclvn
    @tyclvn 5 месяцев назад

    Phút 21: Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn Hồ Câu Tre. Anh Đỗ Văn Đức thế là bảo thủ. Học một ngôn ngữ mà chỉ học chữ, không học phát âm thì là đang học tử ngữ chứ không phải là sinh ngữ. Tôi nghĩ các cụ nhà ta ngày xưa rất khó khăn trong việc học chữ Nho cũng là vì lý do này. Ngôn ngữ người ta học bằng tai là chính (khoảng 80% lượng thông tin thu nhận), nhất là với người mới học. Chỉ học chữ Hán nghĩa là học tiếng Trung bằng mắt (khoảng 20% lượng thông tin thu nhận).
    Tôi rất trân trọng loạt video của bạn làm theo sách "Chữ Nho tự học" của Đào Mộng Nam nhưng tôi cũng xin góp ý là bạn nên thêm phần bính âm (pinyin) vào để người học dễ theo dõi.

  • @minhlyly8998
    @minhlyly8998 Год назад

    Cảm ơn bạn rất nhiều! Tôi rât muốn hiểu được văn tự để lại của các cụ để lại, may mắn cho tôi, bạn đã làm chương trình này để tôi được học một cách bài bản. Cảm ơn bạn rất nhiều!

  • @Vietanh2021
    @Vietanh2021 3 года назад

    lần đầu coi video của bạn thấy vô cùng hữu ích và giúp cho người xem hiểu ra quá nhiều vấn đề mà thế hệ của chúng ta đang bị u u minh, lờ mờ chưa hiểu rõ, rất cảm ơn bạn, tôi sẽ bái sư học chữ bắt đầu từ hôm nay, từ mai sẽ đổi cách xưng hô Thầy và trò, vì Nhất tự vi sư, bán tự vi sư nhưng bữa nay chưa học chữ nào, vì tôi xem bài này đầu tiên, cảm ơn bạn nhé 😀😀😀

  • @tiengtrungbachlien75
    @tiengtrungbachlien75 3 года назад +2

    Tư duy phản biện của thầy thật tuyệt vời

  • @leduyvan8579
    @leduyvan8579 2 года назад

    Cảm ơn lập luận của tác giả. Chủ thớt rất nhiệt tình giải thích.

  • @quangtan3026
    @quangtan3026 2 года назад +1

    Cảm ơn tâm huyết của Đỗ Văn Đức với người Việt, suy rộng ra là đối với tổ tiên và các thế hệ hiện tại và mai sau. Trừ các giáo sư, tiến sĩ rởm có rất nhiều ở Việt Nam ra, nhiều giáo sư, tiến sĩ " xịn " ở ta, là người Viêt, thạo vài ba ngoại ngữ như Nga, Anh, Pháp. Đức...nhưng khi bước vào nhà thờ gia tộc của họ, nhìn hoành phi, câu đối, họ "mù chữ". Đến như ba chữ Nho " Phan Đại Tộc" mà họ cũng không đọc được, không hiểu được, huống chi lên đến Đền Hùng ? Cũng vì không hiểu biết gốc Hán Nôm nên khối người còn nói sai, viết sai tiếng Việt!

    • @hocHanNomcungDoVanDuc
      @hocHanNomcungDoVanDuc  2 года назад

      rất đúng như lời anh chia sẻ, đây là thực trạng tại VN.

  • @Bogau688
    @Bogau688 10 месяцев назад

    Rất hay ý nghĩa, từ ngày bố mất đi ,mình mới nhận ra ,sao mình không học luôn chữ nôm.vì bố mình biết chữ nôm,lại còn giỏi nữa.

  • @luongbang4605
    @luongbang4605 8 месяцев назад

    Add phân tích rất kỹ, trả lời rất chuẩn xác, mình cũng đang tự học tiếng trung mà như ý của add học nó để hiểu nó, tránh nó, phản biện những sự hiểu sai lệch của người việt thiếu hiểu biết hay suy nghĩ thiển cận

  • @lanhoa4585
    @lanhoa4585 3 года назад +1

    Chữ Hán nôm rất hay rất ý nghĩa,mong có nhiều người tìm lại cội nguồn như tui

  • @truongtantai2751
    @truongtantai2751 2 года назад

    Phần trả lời của anh hay quá, chúc anh nhiều sức khỏe để tiếp tục ra các video chia sẻ ạ. Cảm ơn anh

  • @quemientay5857
    @quemientay5857 2 года назад +1

    Quá hay.... giải thích rất rõ ràng ạ cảm ơn anh.

  • @manhtien4639
    @manhtien4639 3 года назад +1

    Anh giảng bài rất hay, kiến thức truyền đạt rất bổ ích, lập luận rất sâu sắc.

  • @senhonglangsen2
    @senhonglangsen2 4 года назад +3

    Cha cua toi de lai nhieu sach hay. Mong uoc nhieu nam gio moi hoc chu Han de ma duoc doc. Khong biet bao gio xong nhung phai hoc.

    • @hocHanNomcungDoVanDuc
      @hocHanNomcungDoVanDuc  4 года назад

      Đường đi vạn dặm bắt đầu từ một bước chân. Đi tất đến. Chúc bạn thành công.

  • @phuongtruong2380
    @phuongtruong2380 3 года назад +2

    Chữ nho là chữ do nhà nho học và sử dụng. Nhà nho thì tối thiểu phải thông hiểu đạo nho. Đạo nho do Khổng tử lập ra với mục đích là "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Nhà nho ở Trung quốc chỉ cần biết chữ hán. Nhà nho ở Việt nam ngoài phải biết chữ hán để học đạo khổng còn phải đau đáu một thứ chữ mà sau này hi vọng có một ngày thoát trung. Đó là chữ Nôm. Trong chữ Nôm có các loại chữ sau đây: 1. Chữ hán 100% như chữ AN. người hán viết thế ta cũng viết thế, người hán đọc thế ta cũng đọc thế, người hán hiểu thế ta cũng hiểu thế. 2. Giống hán đến 99% như chữ thiên nghĩa là trời: cách viết và hiểu như nhau, người tàu đọc là thian, ta đọc là thiên. 3. Cách viết, cách hiểu như nhau nhưng cách đọc rất khác như chữ hồ người tàu đọc là hú, hồng đọc là húng; mao chủ tịch đọc là mao xù xì, hồ chủ tịch người tàu đọc là khú trù xí. 4. Không thấy trong văn tự hán. Loại này có thể có 2 phân loại nhỏ: 4a. Vẫn là những nét chữ cái trong văn tự hán nhưng cách xắp xếp không có trong văn tự hán. 4b. Hình dạng khác hẳn các nét trong bộ thủ.
    Tinh thần các nhà nho việt khi xưa là rất yêu nước khi cố gắng chế ra chữ nôm nhưng họ không đi đến thành công như người nhật người hàn nên chữ nôm không thể trở thành chữ quốc ngữ được. Điều đó có thể do những nguyên nhân sau:
    1. Âm hán nghèo hơn âm nôm nên chữ Hán thiếu rất nhiều để ký âm tiếng Việt mà nho sĩ Việt không giải quyết được.
    2. Bao nhiêu ưu điểm và nhược điểm của chữ hán được mang tất về cho chữ nôm.
    3. Chữ nôm được quan tâm và hình thành trong những điều kiện rất khó khăn như kính tế, ngoại xâm, nội chiến...
    Vậy để hiểu thông điệp các cụ để lại trên thư tịch cổ cần học chữ nôm( nói chung là chữ hán nôm).
    Việt Nam chỉ cần lúc nào cũng có 100 người biết chữ hán nôm để xếp vào bộ phận văn hóa, khảo cổ. Số còn lại phải là người yêu thích với điều kiện là "vô công rồi nghề". Những người còn đang lo toan vấn đề mưu sinh hay công danh sự nghiệp thì chớ học chữ nôm. Chữ nôm không làm cho đất nước phát triển và có thể làm cho bạn nghèo đi.
    Những người thông Thái biết chữ hán nôm hiện nay sao không nhân cơ hội 4.0 mà hoàn thiện chữ nôm cho thế hệ sau còn chữ nôm hiện này chỉ duy trì 100 người biết, ưu tiên người biết tiếng Trung.
    Muốn hoàn thiện chữ nôm phải chế nguyên tắc trước khi chế chữ. Tôi đề nghị 1 số nguyên tắc sau:
    1. Phải dễ: 1 đứa trẻ 7 tuổi trình độ Trung bình học tối đa 2 năm phải đọc thông viết thạo.
    2, phải đủ chữ để ký âm: mỗi danh từ đơn phải có 1 chữ riêng, không chung
    3. Dưới 10 chữ tượng hình
    Dưới 10 chữ chỉ sự
    4. Một chữ 1 cách đọc
    5. Âm có trên 10 cách viết không quá 3.
    Âm có trên 5 cách viết không quá 5. Âm 2 đến 4 cách viết không quá 10.
    6. Phải có đại diện ba miền bắc Trung năm, các vùng miền đoàn kết tôn Trọng nhau
    7. Mỗi miền trên 30 người trong đó trên 5 người là lập trình viên máy tính
    8. Lập các chữ bắt đầu là nguyên âm trước
    V.v...
    Kính mong các trí giả rỗi rãi và yêu mến chữ nôm chỉ giáo thêm

    • @hocHanNomcungDoVanDuc
      @hocHanNomcungDoVanDuc  3 года назад

      cảm ơn bạn, chủ đề bạn đưa ra thật rộng lớn.

  • @nguyentrungnhat4316
    @nguyentrungnhat4316 3 года назад

    Chú bác thật nhiều sức khẻo và con muốn nói thêm đa số người dân đông Nam Á thì đa số người dân các nước đều phải có ít nhất 2 ngôn ngữ với hán tự có nhiều thứ hay trong chữ viết với lại có rất nhiều hoành phi, câu đối, kinh, văn bản cổ....chưa dịch được

    • @nguyentrungnhat4316
      @nguyentrungnhat4316 3 года назад

      Với lại giới em cũng đang học thêm một ngôn ngữ mới thấy nể phục các cụ ngày xưa như: cụ Trương Vĩnh ký và chủ tịch Hồ Chí Minh...

  • @longdong1906
    @longdong1906 3 года назад +1

    cám ơn tam huyết của thầy chúc thầy mạnh khoẻ và hạnh phúc

  • @nguoivienxuthaithanh
    @nguoivienxuthaithanh 2 года назад

    Cảm ơn bạn bạn giải thích rất rõ ràng và sâu sắc chúc bạn sức khỏe và thành công hơn nữa

  • @cuongpham2036
    @cuongpham2036 3 года назад +1

    Đúng ng am hiểu, khiêm tốn. Cám ơn a !

  • @ucnguyenthai6997
    @ucnguyenthai6997 2 года назад +2

    tất cả tinh hoa của tiền nhân nước nam đều viết trên văn tự hán nôm nên thật thiệt thòi cho chũng ta nếu không hiểu những kiến thức mà cha ông để lại rất cảm ơn thầy đã góp một phần công sức để lan toả sự học để khỏi mai một nhưng giá trị lịch sử

    • @nguyenhoangkienvo3285
      @nguyenhoangkienvo3285 Год назад

      Phải nói là tất cả tinh hoa của tiền nhân Nam Quốc đều viết trên Hán Tự Văn Ngôn Văn (hay quen gọi đơn giản Chữ Nho) chứ không hề liên gì đến những bài viết chơi chơi của Chữ Nôm (khi đó còn gọi là Quốc Âm hay Quốc Ngữ) cả vì nó không quan trọng cho mục đích tối hậu là hiệu quả hiểu qua chính trị, triết học, toán thuật.

  • @sondo5338
    @sondo5338 4 года назад +2

    Thầy dạy cực hay cảm ơn thầy mãi mãi

  • @KhanhPham-qo2ts
    @KhanhPham-qo2ts 3 года назад +1

    tuổi đời bạn còn trẻ mà hiểu biết về lịch sử cha ông cũng như nguồn gốc chư han' mình rất tâm phục bạn có thể chia sẻ về cách học han' nôm sao cho hiệu quả được kg cảm ơn bạn rất nhiều

    • @hocHanNomcungDoVanDuc
      @hocHanNomcungDoVanDuc  3 года назад

      cảm ơn bạn đã ủng hộ, bạn có thể xem chia sẻ tại video này ruclips.net/video/OSfnRfJYdkI/видео.html

  • @loctranquoc4843
    @loctranquoc4843 3 года назад

    DỊCH RẤT THOÁNG MÀ VẪN KHÔNG XA RỜI NGHĨA GỐC.....CHÚC SƯ PHỤ RA ĐỜI NHIỀU VIDEO HAY VỀ HÁN...NÔM...

  • @vungo676
    @vungo676 3 года назад +2

    Hay quá, rất dễ hiểu và dễ nhớ

  • @khienpham6384
    @khienpham6384 3 года назад +1

    Tuyệt vời. Cảm ơn thầy nhiều.

  • @giophuongbac8846
    @giophuongbac8846 4 года назад

    em đang tự học bạch thoại song song với hán văn, cũng khoảng vài năm trước em cũng đã tìm hiểu về chữ nôm qua quyển Truyện Kiều bản nôm Tự Đức, em rất thích thú với chữ nôm mà ít tài liệu vs giáo viên dạy, mong thầy có thể viết sạch và dạy chữ nôm. em cảm ơn thầy

    • @hocHanNomcungDoVanDuc
      @hocHanNomcungDoVanDuc  4 года назад

      cảm ơn bạn đã quan tâm và ủng hộ. Trong thời gian tới khi kết thúc phần giải nghĩa sẽ đến phần hán văn, và chữ nôm. Rất mong bạn tiếp tục ủng hộ.

  • @9xlove
    @9xlove 3 года назад +3

    Đây là serial chữ Hán hay nhất từng xem

  • @sondo5338
    @sondo5338 3 года назад +1

    Thầy dạy tuyệt vời

  • @trongquetran1321
    @trongquetran1321 4 года назад

    Bạn giảng ý nghĩa các chữ rất hay,kiến thức phong phú, cảm ơn bạn nhiều.

  • @tuanvu5127
    @tuanvu5127 2 года назад

    Thày giải thích 👍 , tôi cũng không thích người tàu, nhưng học để biết nó làm gì, nói gì, và cg không phải họ xấu tất cả,

  • @johntran4756
    @johntran4756 4 года назад +1

    Thầy giáo trả lời rất lịch sự và hợp lý.Tôi cũng ghét Tàu , nhưng văn hoá không nên mess up với chính trị.Cám ơn thầy giáo ( nhất tự vi sư ,bán tự vi sư !) đã cho tôi thêm nhiều kiến thức qua video clip này.Xin được hỏi email của thầy giáo,nếu không ngại .Chúc thầy giáo thân tâm thường an lạc !

    • @hocHanNomcungDoVanDuc
      @hocHanNomcungDoVanDuc  4 года назад

      cháu cảm ơn bác đã luôn động viên, email của cháu ducdvgtvt@gmail.com. Cháu rất vui lòng lắng nghe các ý kiến đóng góp của bác.

  • @LinLynn.15
    @LinLynn.15 3 года назад +1

    hay quá thầy ơi, trả lời rất hay, bạn đó nói sai lịch sử mà còn hỏi vặn lại có học lịch sử hay ko , thật là qúa kiêu căng rồi

  • @hungquoc9234
    @hungquoc9234 3 года назад +1

    Ko nên bl khiếm nhá ai thích thì học thôi cảm ơn thầy giáo đức đá cho ra những vd bổ ích này

  • @ehalong5546
    @ehalong5546 2 года назад

    Cảm ơn bạn chương trình của bạn rất tuyệt vời

  • @SamSamsunga-ds1xv
    @SamSamsunga-ds1xv 3 года назад

    Giải thich rõ rằng dễ hiểu . chuẩn trình độ hiểu sâu . nói nhã nhạn xin cám ơn

  • @hshsshhshhs685
    @hshsshhshhs685 2 года назад +1

    Cảm ơn giáo sư nhiều

  • @vinhminhhoang5788
    @vinhminhhoang5788 3 года назад

    Thanh that cam on tam huyet cua Thay da bo cong ra de giup rat nhieu nguoi.mong thay dung de y den nhung nguoi k co kien thuc.Ho chi gioi noi tao lao chu k co y tot dau ah
    Neu ho that su muon hoc thi se hieu Thay da lam gi cho nhung nguoi dang muon hoc ah

  •  Год назад

    rất rõ ràng và có chính kiến .cảm ơn thày .

  • @duytruong6904
    @duytruong6904 10 месяцев назад

    Sự học là một nhu cầu, người có nhu cầu học mới học, người không có nhu cầu học nói học làm gì? Trả lời những người này phí công vô ích.

  • @loctranquoc4843
    @loctranquoc4843 3 года назад +1

    TH LÀM CÁC VIDEO VỀ SỚ HÁN NÔM ĐI TH ...ĐỂ BẠN ĐỌC BIẾT MÀ PHỤC VỤ TÂM LINH THỜ CÚNG TỔ TIÊN ...BIẾT ĐỌC VÀ VIẾT SỚ VỀ HÁN NÔM..

  • @thanhinh2532
    @thanhinh2532 3 года назад +1

    Để kết hợp hiệu quả hơn, tôi đề nghị trong các bài học tác giả nên thêm phần âm đọc Pinyin vào để người học vừa biết chữ lại có thể phát âm đúng và nói được với người bản địa.

    • @vanhai2612
      @vanhai2612 2 года назад

      Tác giả đã nêu rõ ý kiến mục đích làm video là học chữ hán(nho) để tìm hiểu lịch sử văn bản của tiền bối để lại. Chứ ko phải để học tiếng trung nên như vậy là đúng rồi.

  • @tranlenhattan
    @tranlenhattan 3 года назад

    cam on anh da chia se. em rat thich cach doc cua anh, tu ton, cuong truc ma de hieu. chuc anh suc khoe

  • @79doangom2
    @79doangom2 3 года назад +1

    Xin thầy giáo chỉ giúp bây giờ tôi đang làm việc ở Đài Loan, từ ngày nhỏ đã thích học chữ Hán,nay tôi muốn học chữ Phồn thể để tiện cho công việc thì theo học theo thầy giáo có được không ạ
    Xin thầy giáo chỉ giúp tôi với

    • @hocHanNomcungDoVanDuc
      @hocHanNomcungDoVanDuc  3 года назад

      Cảm ơn bạn đã quan tâm, bạn cứ học lần lượt các video là được. Bạn xem video giới thiệu chương trình học
      ruclips.net/video/OSfnRfJYdkI/видео.html

  • @kienquoctuong5836
    @kienquoctuong5836 3 года назад

    2h 19p giờ sửu Nge đến phút thứ 32 bấm đăng ký cho kênh luôn.

  • @79doangom2
    @79doangom2 3 года назад +1

    Cảm ơn thầy giáo,

    • @hocHanNomcungDoVanDuc
      @hocHanNomcungDoVanDuc  3 года назад

      cảm ơn bạn đã ủng hộ, bạn hãy đăng ký kênh để nhận những bài học mới nhé.

  • @monarzg4448
    @monarzg4448 2 года назад

    I agree with all of this. Great stuff !!!

  • @hehe-uk8wo
    @hehe-uk8wo 3 года назад +1

    Rất hay cụ ạ