PHÚC cho người TIN TRƯỚC hay HIỂU TRƯỚC? | Thái Đức Phương | KHOA HỌC

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 3 авг 2024
  • PHÚC cho người TIN TRƯỚC hay HIỂU TRƯỚC? | Thái Đức Phương | SPIDERUM
    Lúc mới theo đạo Phật, ngày nào tôi cũng tụng mấy bài chú. Khi tôi thắc mắc nội dung của mấy bài chú thì một Phật tử khác giải thích rằng “mật chú có ý nghĩa rất sâu xa, huyền nhiệm, không phải là thứ có thể diễn đạt bằng lời”. Trong đạo Phật, có nhiều vị tăng cũng đồng quan điểm như vậy, họ phản đối việc giải nghĩa mật chú.
    Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật dạy: “Tin tưởng Như Lai mà không hiểu Như Lai, tức là phỉ báng Như Lai vậy”. Mấy bài mật chú chỉ làm cho đạo Phật thêm huyền hoặc, khó hiểu. Vậy tụng chú mà không hiểu chú thì có phải là phỉ báng Phật không?
    ______________
    Khám phí bí kíp "lên sàn" Thương mại Điện tử cùng cuốn sách mới nhất của Nhà Nhện tại: b.link/SP-YT-Ecom
    Ghé Nhà sách Spiderum trên SHOPEE ngay thôi các bạn ơi:
    shorten.asia/RFfT4NVT
    ______________
    Nội dung:
    00:00 - Intro
    01:17 - HIỆN TRẠNG HIỆN TẠI CỦA NHIỀU TÍN ĐỒ TÔN GIÁO
    03:42 - SỰ NGUY HIỂM CỦA VIỆC TIN TƯỞNG MÙ QUÁNG
    04:58 - MỘT SỐ COMMENT TIÊU BIỂU TRÊN SPIDERUM
    10:12 - Outro
    ______________
    Bài viết: Phúc cho ai hiểu rồi mới tin
    Được viết bởi: Thái Đức Phương
    Link bài viết: spiderum.com/bai-dang/Phuc-ch...
    ______________
    Giọng đọc: Samurice
    Editor: Khoa Beo
    ______________
    Bản quyền video:
    Bản quyền nhạc:
    RUclips Audio Library
    ______________
    #Spiderum

Комментарии • 610

  • @Spiderum
    @Spiderum  Год назад +21

    Nếu bạn là một người không theo đạo Phật và muốn đọc thêm về góc nhìn tương tự thì tham khảo những cuốn này của tác giả Osho nhé: ti.ki/763km7nq/EE91D0DD

    • @trangiahoang
      @trangiahoang Год назад +3

      Tin mà không hiểu dễ mê tín dị đoan và dễ bị lợi dụng lắm.

    • @VietDA
      @VietDA Год назад +4

      Muốn hiểu về đạo phật thì xem phim về Cuộc đời Đức Phật.
      Đạo Phật ở VN có nhiều trường phái quá. Xa rời cuộc đời Đức Phật

    • @gianginhanh3350
      @gianginhanh3350 Год назад +1

      Theo mình mọi pháp phật như con đường đi đến đỉnh giác ngộ, giải thoát.
      - vạn pháp đều vô thường bản thân pháp ko có đúng sai, mà nên quán lại tâm mình có đag phân biệt, hơn thua ko.
      - Miễn là pháp nào đem lại bình an, hạnh phúc tối thượng lâu bền nhất thì là phù hợp nhất.

    • @ngocthachnguyenpham7356
      @ngocthachnguyenpham7356 Год назад +2

      @@VietDA mình xin phép giới thiệu thêm 1 cuốn nữa là đường xưa mây trắng

    • @quyenle1516
      @quyenle1516 Год назад +3

      Mình thấy tụng kinh, tụng chú là dùng tác dụng của âm thanh để đưa tâm trí vào trạng thái thiền. Nếu ta chỉ sử dụng duy nhất công dụng này của việc tụng thì ta đâu cần hiểu cũng đâu cần tin

  • @Thienkamii
    @Thienkamii Год назад +107

    "đừng vội tin những gì Phật nói, nhưng cũng đừng bác bỏ, nếu đem thực hành vào đời sống, thấy có ích lợi cho mình, ích lợi cho chúng sanh thì hãy tiếp tục hành theo. Còn nếu mà thấy chỉ ích lợi cho mình, mà làm hại cho người khác, thì cái này nên bỏ." "Đạo phật là đạo của tâm. Thân nghiệp, khẩu nghiệp chưa nói lên được điều gì, quan trọng là ở cái Ý nghiệp của mình."

    • @trieuo5270
      @trieuo5270 Год назад +5

      Thầy Thích Giác Khang ❤ một trong những bậc chân tu mà mình thật kính ngưỡng.

    • @truongvu8059
      @truongvu8059 Год назад +1

      Tâm bạn vẫn là tâm nghi nhờ

    • @hoangthanh3896
      @hoangthanh3896 Год назад +5

      @@truongvu8059 nghi ngờ r ms có ngộ chứ k nghi sao ngộ đc ?

    • @shroomshakalaka
      @shroomshakalaka Год назад +4

      @@truongvu8059 "một ngàn người nhìn phật, phật có 1 ngàn gương mặt"
      Cũng là 1 câu chuyện nhỏ, 1 ngàn người đọc tại 1 thời điểm thì 1 ngàn điểm lưu ý ở những đoạn văn mang hàm ý khác nhau.
      Ý niệm cuộc đời là vậy, tôi đọc tôi thấy sự nhắc nhở, bạn đọc bạn thấy sự nghi ngờ.

    • @-nomocp-156
      @-nomocp-156 Год назад +3

      @@truongvu8059 Tâm nghi có 2 trạng thái
      1. Không biết mà nghi: Cái này Phật ủng hộ, vì đây là quyền dân chủ, biểu hiện của sự trí tuệ. Nếu tin mà không biết thì đó là niềm tin mù quáng.
      2. Biết mà nghi: Hiểu đơn giản là bạn khoá cửa đi ra khỏi nhà, đi nửa đường thì lại hoài nghi rằng không biết mình đã khoá chưa? Lỡ mình chưa khoá thì sao?... Cũng vậy, trong tu hành mà cứ nghi bản thân có chọn đúng pháp hay không, bản thân đã chứng đắc chưa... Đó là cái nghi cản trở, nên tránh.

  • @jennynguyen160
    @jennynguyen160 Год назад +10

    Phúc cho nhg ai thấy được video này vì thực sự là video được làm từ 1 ng có trí Tuệ và thực sự đề cao sự tu tập của chính mình chứ hok nhờ ai khác để giúp mình thoát khổ. NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT❤

  • @trongnhanoan5545
    @trongnhanoan5545 Год назад +19

    Mình có đọc một đoạn kinh trong Kinh Kalama: Khi các thanh niên ở tụ lạc Kalama hỏi Phật: "Có một số Sa-môn, Bà-la-môn, bạch Thế Tôn, đi đến Kesaputta. Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Bạch Thế Tôn, và một số Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng đi đến Kesaputta. Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Đối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: "Trong những Tôn giả Sa-môn này, ai nói sự thật, ai nói sai sự thật?"
    Đức Phật trả lời: "Đương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những nghi ngờ! Đương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những phân vân! Trong những trường hợp đáng nghi ngờ, các Ông đương nhiên khởi lên phân vân.
    "Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. [...]
    "Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng! [...]
    "Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết như sau: "Các pháp này là thiện; Các pháp này là không đáng chê; Các pháp này không bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc", thời này Kàlàmà, hãy tự đạt đến và an trú!"
    Đạo Phật là đạo thực hành, thực chứng.

  • @vantoan2791
    @vantoan2791 Год назад +37

    Bạn nói đúng.
    Và cũng khá đầy đủ.
    Mình cũng mang trong mình tư tưởng nhà Phật, nhưng đi kèm là khoa học và triết lý nhân sinh.
    Mình không hiểu nhiều, nhưng cảm nhận Chân Thiện Nhẫn trong triết lý nhà Phật và nhân quả tuần hoàn.
    Kết hợp với khoa học. Có phải chúng ta sẽ đạt sự cân bằng trong suy nghĩ và hướng đến sự an yên.
    Những điều còn lại, với mình là nét tô điểm, vì cốt lõi là bên trong chính mình.

  • @Gianginh-bn9cx
    @Gianginh-bn9cx Год назад +5

    Bạn nói chuẩn đây và có tầm hiểu biết rất sâu rộng, thơi nay tà đạo nhiều vô số kể, quan trong là minh phải ngộ ra đâu là chính đâu là tà, mình chỉ tin phật thích ca mâu ni, là người thầy soi đường chỉ lối cho thân tâm tuệ của mình, đạo phật ko phải cầu xin mê tín, mỗi người tự mình thắp đuốc mà đi,

  • @honghaofficial9258
    @honghaofficial9258 6 месяцев назад +2

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    Hãy tin sâu nhân quả,học và thực hành Bát Chánh Đạo và Tứ Diệu Đế,đó là Đạo Phật
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

  • @phongphamhung2061
    @phongphamhung2061 Год назад +10

    1 bài viết hay, đập thẳng vào cái niềm tin mù quáng tới mức tự lừa chính mình.

  • @tuingulam4544
    @tuingulam4544 Год назад +47

    Trước khi Phật nhập niết bàn: "Hãy tự thắp đuốc lên mà đi, hãy nương tựa nơi mình."

    • @tuingulam4544
      @tuingulam4544 Год назад +9

      @@kimdave1404 cám ơn bạn đã góp ý ❤

    • @nguyentrieu1858
      @nguyentrieu1858 Год назад +5

      ​@@kimdave1404 tham gia cộng đồng spiderum mà còn comment kiểu vậy. Thể hiện gì ở đây bạn ơi

    • @longkhanh465
      @longkhanh465 Год назад +3

      @@kimdave1404 chú trọng cái cốt chứ câu lệ hình thức quá bro :)))

    • @trian8535
      @trian8535 Год назад

      @@kimdave1404
      Thế hiểu câu trích dẫn khi bị sai chính tả không ???

    • @nguyenquanhoang1465
      @nguyenquanhoang1465 Год назад

      @@kimdave1404 bạn vẫn chưa kiếm được cây đuốc, quay lại và kiếm cây đuốc của mình đi

  • @duynguyenhuu5845
    @duynguyenhuu5845 Год назад +2

    Người có thể mất đi, nhân quả thì còn lại mãi. Ae cứ sống tốt đời, đẹp đạo, ông trời tự khắc an bài. Đừng than vãn sao mình làm chuyện tốt mà toàn gặp điều xui xẻo, cũng đừng thắc mắc sao ng ác sống thảnh thơi vì bạn đâu biết kiếp trước ngta công đức, phước báu ra làm sao. Nên còn tồn tại thì cố gắng làm chuyện tốt là đc rồi.

    • @pdpquoc3363
      @pdpquoc3363 Год назад

      Tất cả những gì ta thụ hưởng hoặc phải gánh chịu đều do hai bàn tay ta làm ra. Ta là chủ nhân của những gì ta làm ra, ta là kẻ thừa tự của những điều ta làm ra, đó gọi là nghiệp và quả của nghiệp

  • @yelufairy5309
    @yelufairy5309 Год назад +3

    Mình hiểu câu "Phước cho ai không thấy mà tin" là dùng trực giác để cảm nhận được đức tin của mình thay vì con mắt xác thịt, nhưng để có thể dùng trực giác thì chúng ta cần phải tu để hiểu sâu sa hơn nên sẽ phải "phước cho ai hiểu rồi mới tin"

  • @KaveNhox
    @KaveNhox Год назад +1

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
    Mỗi ngày lại tích thêm một ít trí tuệ.

  • @vyao5684
    @vyao5684 Год назад +96

    "Đúng" và "Sai" không thực sự tồn tại. Chỉ có "sự phù hợp" là chúng ta giữ lại

    • @KyLe-xe8xd
      @KyLe-xe8xd Год назад +24

      Nguyên tắc nhị nguyên, “tốt” và “xấu”, “đúng” và “sai”,… sinh ra từ ham muốn nảy sinh từ ngũ uẩn lục căn, tạo nên sự vô minh, khiến tâm trí không thể cảm giác sự vô ngã vô thường, hôm nay thứ này đúng, ngày mai nó lại sai, thứ ta đang làm ta nghĩ nó là điều tốt, ngày mai nhận ra điều đó là sai lầm… mọi thứ trên đời cũng chỉ mang sự tương đối, đúng hay sai cũng vậy, đúng với ai, không đúng với ai, đúng lúc nào, và lúc nào không đúng, không thể đúng với tất cả mọi người mọi lúc, cũng không thể sai với tất cả mọi người mọi lúc.

    • @ngocthu9288
      @ngocthu9288 Год назад +4

      Chúng ta có hệ thống niềm tin của bản thân mình, những gì đi ngược lại với htnt của ta thì nó sai và mọi người cũng vậy. Để không cảm thấy đúng hay sai về bất cứ việc gì nữa thì hãy loại bỏ hết hệ thống niềm tin của mình và cũng không du nhập thêm hệ thống niềm tin nào . Niềm tin cuối cùng còn lại là Mọi thứ của ta do ta định, Mọi thứ của họ do họ định.

    • @vyao5684
      @vyao5684 Год назад +1

      @@ngocthu9288 thế nếu cái này sai thì sao?

    • @ngocthu9288
      @ngocthu9288 Год назад

      @@vyao5684
      Hệ thống niềm tin là những gì mà chúng ta xem nó là đúng, nếu đi ngược lại với hệ thống niềm tin của ta thì là sai. Do đó nguyên nhân chính dẫn đến sự phân biệt đúng sai là do hệ thống niềm tin của ta quá nhiều và lại không khoa học.
      vì vũ trụ và mọi thứ được hình thành đều có những quy luật bất biến (vd : Thành - Trụ - Hoại - Diệt ). Hệ thống niềm tin cốt lõi thật sự thì ít nhất cũng dựa trên những quy luật bất biến đó. Mọi thứ được hình thành từ những quy luật đó, sẽ luôn có những thứ gọi là Luật để tạo nên sự sống và tồn tại được ( bạn có thể giả sử Việt Nam không có Luật Pháp thì sẽ thế nào ? ). Sở dĩ nên hạn chế hệ thống niềm tin hết mức có thể là vì những gì xảy ra xung quanh mình đều dựa trên chính niềm tin của mình tạo ra và người khác cũng vậy, mình tin gì thì mình sẽ được trải nghiệm những thứ ấy và người khác cũng vậy. Những trải nghiệm đó là do những quy luật bất biến của vũ trụ mang đến dựa vào niềm tin của ta. Một trong những quy luật đó là sự câng bằng, hạnh phúc = khổ đau. Vốn là họ có những trải nghiệm của riêng họ, mình có những trải nghiệm của riêng mình. Để tránh việc mang trải nghiệm của mình để suy nghĩ về cuộc đời họ theo đúng và sai thì đấy rất không ổn. Cho nên ta hãy quan sát chứ đừng phán xét đúng và sai, để làm được việc đó chỉ có thể hạn chế htnt của mình lại hoặc thiết lập nó thành htnt cốt lõi của Vũ Trụ. Hệ thống niềm tin cốt lõi của Phật chính là quy luật của Vũ Trụ. Vũ trụ là vật lý và khoa học.

    • @noeltehai6498
      @noeltehai6498 Год назад +2

      @@KyLe-xe8xd “Khiến tâm trí vô ngã vô thường” nghĩa là gì vậy bạn, bạn giải thích rõ hơn được không?

  • @plt3500
    @plt3500 Год назад +5

    Đã giải đáp nút thắt trong lòng bấy lâu
    Đạo phật k phải là tôn giáo
    Tôi tin là vậy
    Một đường lối tu hành cho tâm nay an lành và tỉnh lặng

    • @hungquangpham7318
      @hungquangpham7318 Год назад

      Đạo Phật không thể tách rời tôn giáo vì đạo Phật là tôn giáo vô thần.

  • @lonton4910
    @lonton4910 Год назад +9

    Bài viết có 2 phần bình luận ủng hộ và phản biện quá hay nhé... rất thích mục đọc bình luận này luôn.

  • @comhoang
    @comhoang Год назад +23

    Theo mình hiểu thì Đạo Phật chính là con đường để tìm hạnh phúc, cách tu tập chính của Đạo Phật chính là Thiền( cách trò chuyện với chính mình), đi cùng đó là chú kinh và hơi thở( có tác dụng giúp con người tập trung vào vấn đề, không bị sao nhãn việc tập luyện). Khi con người thông suốt và làm chủ thần trí của họ thì mọi vấn đề khó khăn trong cuộc sống đều có được cái nhìn đa chiều hơn, giải quyết dễ dàng hơn(không còn vô minh) Không còn khổ trong cái khổ mình tạo ra nữa (giải thoát). Đối với mình ai cũng có nổi khổ của mình, nhìn đc cái khổ đó và quyết định đối mặt hay trốn tránh đó đều là lựa chọn mỗi người. Nhưng nếu với lựa chọn nào bạn cũng hạnh phúc vì quyết định đó thì bạn đã đắc đạo rồi.

    • @johnhoang7173
      @johnhoang7173 Год назад

      Ngồi thiền coi chừng tẩu hỏa nhé, thiền là do ma quỷ tạo ra

    • @VanTruNguyen-po1tj
      @VanTruNguyen-po1tj Год назад +1

      Bạn là người giác ngộ sin chúc mừng .

    • @comhoang
      @comhoang Год назад +1

      @@VanTruNguyen-po1tj chưa giác ngộ bạn ơi, lý thuyết là vậy nhưng thật sự không phải muốn bỏ là được. Mình đang học văn băng 2 ngành YHCT, văn bằng 1 mình học ngôn Ngữ Anh. Nhưng mới học 2 năm yhct mình lại nản mình muốn quay về học thạc sĩ ngôn ngữ anh vì mình mong cái danh thạc sĩ có thể giúp mình thăng tiến trong công việc. Mình hiêủ mình là loại người tham lam cái gì cũng muốn học, nhưng khi học sâu lại không đủ kiên trì để học. Mình hiện tại cũng chẳng biết nên buông bỏ cái gì lựa chọn cái gì? Tuy mình thấy áp lực nhưng mình thấy tiếc không dám bỏ xuống sợ sau này hối hận.

    • @VanTruNguyen-po1tj
      @VanTruNguyen-po1tj 11 месяцев назад

      @@comhoang Con đường học vấn không thể thiếu nhưng tôi có thể cho bạn một lời khuyên .Bạn học như vậy đã đủ dồi hãy đóng việc học chính khoá nại .Bây giờ hãy thực hành đam mê và ước mơ .Con gái tôi có lẽ bằng tuổi bạn .Đã học song lý luận hệ trung .Đang đi làm nhưng thi đậu điểm cao lý luận triết cao cấp .Tôi nói ta phải chọn không đủ thời gian cũng như kinh phí .Bây giờ đang làm bỏ học lý luận cao cấp .Việc làm quá tốt công việc sẽ là người thầy cho ta lớn khôn .Làm vài năm có chất lượng chải nghiệm tâm tầm có tu rèn đạo đức nghề nghiệp sẽ hanh thông .Lúc này đi học hàm thụ kiến thức học thức sẽ nhanh và thấu đáo hơn .Tổ chức lo thời gian hơn lửa kinh phí rồi thắng muôn phần .Học cao cấp theo tổ chức sẽ có hai cái lợi vừa thầy vừa làm việc mình thích lúc này ta được chọn một trong hai .Trung tâm giảng dậy hoặc nguyên vị .Bạn nên xem kên Học Viện Ngô Minh Tuấn .Phần tâm thức của bạn sẽ sâu và mở hơn .

  • @BinhNguyen-bw6cz
    @BinhNguyen-bw6cz 10 месяцев назад +2

    Xin cảm ơn BTV giọng nói truyền cảm phân tích về Phật pháp quá sâu sắc, tỉ mỉ, rễ hiểu, chúng tôi yêu thích và ủng hộ chương trình, hãy cho khán giả nghe nhiều hơn nữa.

  • @ThangLe-hl7xj
    @ThangLe-hl7xj Год назад +31

    "Hãy nhìn theo ngón tay ta, đó là mặt trăng. Nhưng hãy nhớ, ngón tay ta không phải là mặt trăng!"

    • @leducanh3265
      @leducanh3265 Год назад +1

      nguyên văn đây hả cụ. xéo đúng 1 miếng thì khó hiểu thật

    • @dls1540
      @dls1540 Год назад

      Câu này trong sách đường xưa mây trắng ý nghĩa là phải thực chứng mới là chuẩn nhất đúng ko ạ

    • @SalemSaberhagen88
      @SalemSaberhagen88 Год назад

      @@dls1540câu này trong kinh lăng già

    • @thecopyproductions2765
      @thecopyproductions2765 Год назад

      @@dls1540 ko phải

    • @luonghuu1249
      @luonghuu1249 8 месяцев назад

      . Câu nầy trong kinh Viên Giác :
      Tu đa la giáo
      như tiêu nguyệt chi .
      -- Giáo lý ( giáo pháp )
      như ngón tay chỉ mặt trăng .
      Hàm ý : Ngón tay là Giáo lý chỉ cho
      phương tiện học thuyết phương pháp chỉ đường .
      Mặt trăng tượng trưng cho chân lý
      thực chứng chứng nghiệm .
      Còn gọi là đắc đạo .
      Qua sông nhờ bè .
      Đến bờ thì phải để bè lại .
      Học lý thuyết thì phải thực hành .
      Học chỉ nói suông là " học giả "
      Học là thực hành là " hành giả " .
      Cho nên : Học lý thì phải hành .
      Lý nhập và Hạnh nhập .

  • @khangthinhauto3893
    @khangthinhauto3893 Год назад +4

    Tôi đồng quan điểm với bạn TÂM dẫn đầu các pháp nếu tâm không sáng thì sẽ chẳng có chú lăng nghiêm hay chú đại bi có thể giúp đc mình , Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã tìm hiểu rõ về đạo phật .

  • @user-ql5jy4gz5k
    @user-ql5jy4gz5k 10 месяцев назад +1

    Xin cám ơn lời giải thích. NGƯỜI ĐANG MÊ NHƯNG ĐANG TỈNH TRONG ĐỜI. TA ĐANG TỈNH NHƯNG ĐANG MÊ TRONG ĐẠO

  • @hte1019
    @hte1019 Год назад +11

    bài này đúng những điều mà mình thắc mắc bấy lâu nay, sau khi đọc chú đại bi, nhưng ý nghĩa trong đó khiến mình nghi hoặc nhiều thứ, đặc biệt là người ta nói cứ tụng sẽ khỏe mạnh. Nên mình quyết định chỉ tin vào đạo Phật do mình tìm hiểu và hiểu được, không tin vào kinh đang giảng ở chùa nữa. Đặc biệt là sau vụ việc chùa ba vàng, càng củng cố niềm tin của mình vào bản thân hơn.

    • @chinhminh63
      @chinhminh63 Год назад +3

      Khi Phật sắp nhập diệt, có học trò thương khóc vì mất đi người thầy chỉ dẫn. Phật nói đại ý là đừng dựa dẫm vào ta, mà hãy trở thành ngọn đèn sáng của chính mình.
      Đúng vậy, hãy tự dùng lý trí của mình để suy xét.

    • @baophunguyen3314
      @baophunguyen3314 Год назад +2

      Phật a di đà có nói: ta không phải là thầy của các con, giới luật mới là thầy của các con. Các con ko cần tin vào ta mà hãy giữ lấy giới luật. Giới luật còn thì đạo phật còn, giới luật mất thì đạo phật vong

    • @thihaibichnguyen
      @thihaibichnguyen Год назад +3

      Có 1 câu nổi tiếng nói về điều này: " tin đạo nhưng đừng tin người theo đạo"

    • @thebaoinh4709
      @thebaoinh4709 Год назад +1

      Hình như mật chú có bản dịch tiếng Việt mà, khá hay á.

  • @mien9976
    @mien9976 Год назад +3

    Mình là một Phật tử.
    Theo mình Đức Phật là một người rất thông thái. ngài hiểu rõ nguyên lý hoạt động và tuần hoàn của vạn vật vượt xa những hiểu biết của con người. Có thể nói những gì Đức Phật truyền dạy được tổng hợp từ nhiều nguyên lý khoa học trong cả cuộc sống hiện đại.
    Nhug gì ngai dạy là những nguyên lý của cấu tạo vạn vật. Nó đúng khi một người sống cách đây từ lâu rất lâu hàng ngàn năm nhưng lại có tầm nhìn xa rộng đến vài ngàn năm sau vẫn đúng trong bất kì hoang cảnh nào.
    Những ai đã ngộ và hiểu về đạo Phật, sẽ cảm thấy lời của Phật là lời của một người thầy có trí tuệ thông thái bật nhất. Chứ chẳng phải một tôn giáo với đầy rẫy những thứ phi lý nhưng vẫn phải làm theo.
    Còn thầy có dạy niệm chú hay ko? Thì chắc chỉ có thầy mới biết. Nhưng cơ bản thầy chỉ là ng sống giản dị chỉ muốn con người hiểu ra chân lý. Chuyện chú hay ko chú chẳng còn quan trọng nữa.

    • @lytuandat
      @lytuandat Год назад

      Vậy bạn Ngộ được Phật Tánh, thâm nhập được Niết Bàn chưa?
      Nếu chưa ngộ Phật Tánh, chưa thấu nhập Niết Bàn, thì sao bạn tin Phật đã đạt Niết Bàn? Bạn đang tu học Phật dựa vào theo Đức Tin đi trước hay Lý Trí đi trước!

  • @hoangmanhhung2716
    @hoangmanhhung2716 Год назад +6

    Tuyệt vời. Bài viết quá hay mong một số người mù quáng có thể ngộ ra

  • @thanh164
    @thanh164 Год назад +5

    Mọi thứ từ to lớn như thần chú hay 1 góc nhỏ như những bài niệm chú, bài tụng kinh,... cốt cũng chỉ sinh ra để làm tâm hồn con người cảm thấy yên ổn thôi.

    • @tiennguyen-ph6oq
      @tiennguyen-ph6oq Год назад

      Tần số, tần số ảnh hưởng tới tâm trí và cơ thể làm thoải mái. Giống nghe nhạc hay hợp tâm trạng vậy. Có điều người viết ra bài chú này là đỉnh cao nhạc sĩ, khi áp dụng đúng tần số có sức ảnh hưởng cao nhất với cơ thể người.

  • @Thichdieuvan
    @Thichdieuvan Год назад +2

    Phúc cho những ai hiểu chính bản thân mình ! Ko phải tin trước hay hiểu trước, mà là biết mình tin cái gì và đang hiểu cái gì ! Nó có thực sự cần thiết cho hành trình mình đang đi ko hay chỉ là bắt chước, sao chép mà ko hiểu nó có dành cho mình hay ko !

  • @DamAnhGDT
    @DamAnhGDT Год назад +3

    trong bát chánh đạo thì chánh kiến đứng đầu, trong chánh kiến thì chớ vội tin đứng đầu. Đạo Phật là đạo của trí tuệ, dùng trí tuệ để giải thoát chứ không phải cầu tụng cúng bái.

  • @Tiihee
    @Tiihee Год назад +24

    Đúng là có nhiều câu thần chú mình nghe chẳng hiểu ý nghĩa gì, nhưng trong đó có 1 số câu khi nghe, hoặc nhìn thấy sư phụ đọc trong kinh đạo phật, tự lòng lúc đó thấy rất thoải mái khó tả, cảm xúc cứ như thế nào ấy…rất thích và cứ nghe rồi miệng cũng nhẩm theo…

    • @tiennguyen-ph6oq
      @tiennguyen-ph6oq Год назад +2

      Theo tư duy khoa học của t, đó là tần số, câu chú tạo ra tần số ảnh hưởng tốt đến cơ thể, tâm trí thì sẽ thích. Giống như âm nhạc vậy, bài hát hay là nghe nhiều r nhẩm theo và nó cũng là tần số. Chú thì có thêm yếu tố huyền bí cộng với sự đỉnh cao của tần số nên v thui

    • @linhvan26499
      @linhvan26499 11 месяцев назад

      :)) bạn có căng đấy

    • @Tiihee
      @Tiihee 11 месяцев назад

      @@linhvan26499 căng là gì b :)

  • @gianginhanh3350
    @gianginhanh3350 Год назад +1

    Theo mình mọi pháp phật như con đường đi đến đỉnh giác ngộ, giải thoát.
    - vạn pháp đều vô thường bản thân pháp ko có đúng sai, mà nên quán lại tâm mình có đag phân biệt, hơn thua ko.
    - Miễn là pháp nào đem lại bình an, hạnh phúc tối thượng lâu bền nhất thì là phù hợp nhất.

  • @rontrinh420
    @rontrinh420 Год назад +7

    Trước đây mình cũng hay tụng chú đại bi, chú lăng nghiêm, niệm phật a di đà, quán thế âm... Đến khi gặp được chánh phật pháp, chánh kiến thông suốt thì mình k còn tụng niệm bất cứ điều gì nữa cả

  • @DUYENKIMCO-lw2wr
    @DUYENKIMCO-lw2wr 4 месяца назад

    phúc đức của đời người, cảm ơn chương trình

  • @dennishuynh2921
    @dennishuynh2921 5 месяцев назад

    Lành thay! Hy vọng nhiều người có thể hiểu như bạn.

  • @DungNguyen-jf4in
    @DungNguyen-jf4in Год назад +3

    Khi muốn tìm hiểu Phật giáo Đại thừa, các bạn nên đi tìm hiểu Phật giáo Nguyên thủy trước. Một vị tôn túc nhà Phật từng nói: Phật giáo như cái cây, (Phật giáo) Nguyên thủy như gốc cây, Đại thừa như cành lá. Học Đại thừa mà bỏ Nguyên thủy thì cây không có gốc, ắt sẽ chết. Học Nguyên thủy mà bỏ Đại thừa thì cây không có lá, không che mát được. Có những bản kinh Đại thừa mà người không học Nguyên thủy hiểu khác (thường là hiểu sai), người có học Nguyên thủy thì hiểu khác.
    Chúc các bạn nhiều sức khỏe

  • @thohuynh7461
    @thohuynh7461 Год назад

    Phúc cho ai hiểu rồi mới tính. Thật tuyệt vời!

  • @huutripham-eg4xe
    @huutripham-eg4xe Год назад +7

    Edit video vô cùng chất lượng và có tâm
    Rất thích Spiderum đưa vào thêm những bình luận để có được góc nhìn đa chiều hoặc bổ sung cho chính bài viết
    Trân trọng !

  • @trunghau7952
    @trunghau7952 Год назад +1

    Qúa hay, rất cám ơn các bạn

  • @Deptrai16cm
    @Deptrai16cm Год назад

    tuyệt vời. em thấy nó thật tuyệt vời. mít đọt muôn năm !

  • @congcoc7075
    @congcoc7075 Год назад +1

    Quá chuẩn , hay

  • @kimthanh181
    @kimthanh181 Год назад +1

    Bài rất ý nghĩa. Cảm ơn

  • @nguyenthodong1819
    @nguyenthodong1819 Год назад +1

    Cảm ơn nhiều, chúc bạn mạnh khỏe...!

  • @tutailife
    @tutailife Год назад +1

    Cảm ơn video rất hay ạ . Mình học hỏi được rất nhiều.

  • @ucluongtu5698
    @ucluongtu5698 Год назад +2

    Cảm ơn kênh của bạn nhiều !!!

  • @thohuynh7461
    @thohuynh7461 Год назад

    Đây chính là từ tưởng của Đức Phật " dụng vội tin ta chỉ khi nào khi thấy đúng rồi hãy tin" cám ơn bạn đã làm cho video này.

  • @momobeila5390
    @momobeila5390 Год назад

    Mọi chuyện tùy duyên ( trong tùy duyên bao hàm , số phận , may mắn , sự nghiệp , cuộc sống đời sống , mối quan hệ , mưu mô , trí tuệ , việc làm hành động , cả những yếu tố thiên nhiên khi người nhà phật nói mọi chuyện tùy duyên không phải chỉ duyên số mà còn nhiều yếu tố khác )
    đạo phật đơn giản dễ hiểu , giúp ta nhận ra bản chất thật của mình và nhiều thứ khác , chỉ là trong tâm ta còn nhiều ham muốn chưa muốn làm theo

  • @DangLeDo9x
    @DangLeDo9x 11 месяцев назад

    Rất chi tiết và hữu ích, cảm ơn kênh nhiều ạ ❤

  • @NguyenThanh-wg7gu
    @NguyenThanh-wg7gu Год назад +1

    1 bài viết ý nghĩa !

  • @vinhduong369
    @vinhduong369 Год назад +1

    Chốt câu cuối rất là hay

  • @nguyenhai9886
    @nguyenhai9886 Год назад +1

    Điều quan trọng là Tâm ý bản thân như thế nào ? nếu 1 con dao vào tay đầu bếp thì là món ăn vì người ta nghĩ đến nấu ăn, còn vào tay kẻ ác thì biến thành hung khí. Mật chú, thần chú nếu coi là 1 phương pháp để định tâm, quán tâm vào hình ảnh của sư, của các vị phật thì đièu đó là phương pháp cải biến tâm, còn tâm lại nghĩ rằng mình cứ trì chú này sẽ được lợi ích này lợi ích kia thì về bản chất có khác gì kẻ đánh bạc đi vào sới chỉ muốn thắng hết tiền. Nên dụng Tâm ntn ? và sự giác ngộ đối với việc trì chú là khác nhau với mỗi người.

  • @user-ql5jy4gz5k
    @user-ql5jy4gz5k 10 месяцев назад

    Bình luận nghe hay quá

  • @yowsggang
    @yowsggang Год назад

    Tôi đã nghe video của bạn lần 2 ❤❤❤❤❤. Cảm ơn bạn rất nhiều. Ủng hộ bạn nhiều nhiều

  • @minhquang1680
    @minhquang1680 Год назад

    Em cảm ơn anh , thế giới cần những video bổ ích như vậy , cảm ơn anh !

  • @TrietTran244
    @TrietTran244 Год назад +1

    Rất hay

  • @thanhatnguyen9190
    @thanhatnguyen9190 Год назад

    Được một cái đọc dưới phần comment video này. Người nghiên cứu Phật học thì ít, mà người tưởng mình biết Phật giáo nguyên thủy thì nhiều.
    Các khái niệm cơ bản về Nhân-Quả, Chánh Đạo, Kinh và Chú, Trì Chú và Hành chú, Thần Chú và Mật Chú,.. chưa nắm mà cứ vội cho là biến tướng, không có thật này nọ. Đúng là ai cũng có phân vô minh của riêng mình.

  • @truonggiang229
    @truonggiang229 Год назад +1

    tôi luôn hiểu rồi mới tin. Trước tôi đâu có tin chùa chiền, phật pháp gì đâu. Từ lúc nghiền ngẫm về cuộc sống, về nhân quả ứng nghiệm thì tôi mới thực sự dần dần tin phật. Còn khi đến nhà thờ cùng bạn, cứ hay có câu kiểu "hãy tin vào thiên chúa" là tự nhiên k muốn tin luôn. Như kiểu 1 dạng tâm lý thích làm ngược lại vậy

  • @VietNguyen-eu6ur
    @VietNguyen-eu6ur 11 месяцев назад

    Lý giải rất có ý nghĩa

  • @vjnhta8690
    @vjnhta8690 Год назад +1

    Lâu lắm rồi mới thấy bài viết về tôn giáo ý nghĩa

  • @carycarry7388
    @carycarry7388 11 месяцев назад

    Bạn có hiểu biết tổng thể rất tinh thông.rất rất nhiều người mù quáng

  • @thanh3bi653
    @thanh3bi653 Год назад +1

    Om nam ma om ai nghe bao h chưa :)

  • @EricPham-gr8pg
    @EricPham-gr8pg 5 месяцев назад

    Thờ cúng đấng thiên liêng bằng cách giữ vững niềm tin và thể hiện trong lương tâm và công việc

  • @hiepnguyendinh1035
    @hiepnguyendinh1035 Год назад

    Bạn nói hay quá, cám ơn bạn

  •  Год назад +12

    Giọng của Samurice rất dễ nghe và truyền cảm. Thường bật để dễ đi vào giấc ngủ.

    • @channeltonagame7668
      @channeltonagame7668 Год назад

      ủa vậy thì ra đây là kênh của Samurice à, hình như ổng có thêm vài kênh nữa

    •  Год назад

      @@channeltonagame7668 chắc là góp giọng thôi, chứ đội ngũ của Spiderum có từ lâu lắm rồi, nay mới thấy giọng của rice.

  • @tunglip193
    @tunglip193 Год назад +1

    Việc hiểu hay không là cơ duyên với đạo. Còn tín ngưỡng, niềm tin giờ đây cũng góp phần điều chỉnh hành vi con người như quy phạm đạo đức hay quy phạm pháp luật. Mong mọi người tỉnh táo đừng để những người trục lợi từ tâm linh làm xấu đi hình ảnh tín ngưỡng.

  • @thanhang68
    @thanhang68 Год назад +1

    HỮU ÍCH

  • @tungprince1102
    @tungprince1102 Год назад +1

    2:20 chuẩn luôn !

  • @thinhvu7942
    @thinhvu7942 Год назад +4

    Một góc nhìn khá hay về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng. Đoán chắc là sẽ có nhiều tranh cãi ở bên dưới nhưng hy vọng sẽ có cơ hội được biết nhiều hơn về góc nhìn tôn giáo của các bạn !!!!!!!!!

  • @khoavinhloc
    @khoavinhloc Год назад

    Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật Nam mô a di đà phật A Di Đà phật A

  • @cuongtranvan2978
    @cuongtranvan2978 Год назад

    Cuộc đời này vốn dĩ là bể khổ, nên hãy chấp nhận tất cả, vì nhiều người vẫn sống oan mà chấp nhận, để cho người vu khống mình được thỏa mãn tôi đã từng chứng kiến, kẻ làm hại mình vẫn thoải mái, còn mình mãi dau khổ để Minh oan cho tâm hồn mình, nên hãy chấp nhận nó một cách từ bi

  • @tannguyen0106
    @tannguyen0106 Год назад +4

    Nghe mật chú tịnh tâm dễ ngủ lắm nha. Có khoảng thời gian mình toàn nghe mật chú để dễ ngủ sau khi k nghe dc mấy cái nhạc thiền, thiên nhiên

    • @giangluong4945
      @giangluong4945 Год назад

      Thực ra theo mình thì tụng chú cũng không có gì cả nếu nói trên góc nhìn khoa học thì còn tốt cho sức khoẻ vì miệng sinh ra để hành động nói , tụng nhiều lời nói sẽ rõ ràng dễ nghe hơn những ai không hay luyện thanh cổ họng sẽ bị cứng

    • @Nhuandung
      @Nhuandung Год назад

      đó là lối thoát tạm thời của tâm lý, như lấy tản đá đè lên cỏ vậy lúc ta di chuyển tản đá cỏ sẻ lại mọc. Thế giới hiện lên theo trình độ của ta. đau khổ và hạnh phúc chỉ là hai trạng thái mà thôi.

  • @giavo5425
    @giavo5425 Год назад +1

    bài này hay, chuẩn r thik nha

  • @MrJhin-uu4ex
    @MrJhin-uu4ex Год назад +2

    Đức Phật không hề truyền giáo, không dạy lễ nghi, không răn giáo điều. Và thật ra thứ mà Đức Phật nói ra CŨNG KHÔNG PHẢI TRIẾT HỌC. Đức Phật thấy và CHỈ RA BẢN CHẤT SỰ THẬT MỌI THỨ NHƯ NÓ VỐN LÀ. Ngài chỉ nói những sự thật mà ngài chứng thấy được trong quá trình tu tập, thiền định và sau khi chứng quả vị giải thoát hoàn toàn, xóa được sự vô minh của vũ trụ, của luân hồi, đạt trí tuệ toàn giác. Ngài nói ra mục đích sau cùng là giúp chúng sinh khác cũng giải thoát được như mình (ta là Phật đã thành, các vị là Phật sẽ thành), không còn chìm đắm trong KHỔ nữa. Bởi vậy nên Phật chính là hội tụ của TỪ BI và TRÍ TUỆ. CHỈ RA BẢN CHẤT SỰ THẬT MỌI THỨ NHƯ NÓ VỐN LÀ.
    Giống như bạn hỏi tôi con cá sống ở đâu, tôi nói rằng con cá ở dưới nước, đó là sự thật, không phải triết học. Chỉ là do vô minh nên mọi người thấy những điều Đức Phật nói xa quá, khó hiểu quá, sâu quá như triết học bình thường của thế gian vậy.

  • @nhuvuong3135
    @nhuvuong3135 Год назад

    Bài bình luận của bạn rất thiết thực ok

  • @leminhcanh8142
    @leminhcanh8142 Год назад +2

    Niệm Chú mục đích là Trụ Tâm chuyên nhất vào câu Chú cho đến đi ,đứng;nằm,ngồi trong tất cả thời ở tất cả chỗ đây cũng gọi là (dùng một Niệm để khắc chế muôn vàn Niệm khác) khi đạt đến trình độ Thân ,Tâm,Thế Giới, đều quên chỉ còn Câu Chú đang tiếp nối thì gọi là Nhất Niệm . Tương đương với Người hành Thiền mà vào được Định là nền tảng căn bản cho Trí Tuệ Giác Ngộ phát sinh . đây chính là ý nghĩa Ngón Tay Chỉ Trăng và đây cũng là góc nhìn Cá Nhân Tôi

    • @chanvuhoangbao5799
      @chanvuhoangbao5799 Год назад

      Tôi có 1 thắc mắc nho nhỏ nếu đạt đến trí tuệ giác ngộ thì người đó có biểu hiện gì, giải đc các bài toán khó , hiểu đc mọi ngôn ngữ hah có thể nhìn thấy quá khứ tương lại

  • @WillofDmusic
    @WillofDmusic Год назад +2

    Rất nhiều người không hiểu nghĩa của từ Kiến Thức. Kiến = gặp, Thức = biết. Không gặp mà cho rằng mình đã biết thì cái sự biết đó chỉ là chấp niệm, không phải kiến thức.

    • @thanhbinhnguyen5127
      @thanhbinhnguyen5127 Год назад

      Kiến là xây ,thức là phân biệt....má ơi

    • @WillofDmusic
      @WillofDmusic Год назад

      @@thanhbinhnguyen5127 Kiến Thức là từ tiếng Hán, trong Hán tự là 見識 . 見 (Jiàn) = gặp, trông thấy; 識 (shì) = biết.

    • @thanhbinhnguyen5127
      @thanhbinhnguyen5127 Год назад

      @@WillofDmusic kiến thiết đất nước.Kiến trúc (xd)nghĩa là gặp thấy đất nước,cấu trúc..à...rồi phong kiến là gì.?Trong phật giáo có khái niệm chánh kiến tức là hiểu biết đúng ,thấy đúng chứ ko ai nói gặp đúng hết má oi

    • @WillofDmusic
      @WillofDmusic Год назад +2

      @@thanhbinhnguyen5127 tôi đã chú thích cả Hán tự mà vẫn không hiểu? Kiến = gặp, trông thấy, Kiến này là trong Chứng Kiến. Kiến Trúc, Kiến Thiết với cả Phong Tước Kiến Địa (phong kiến) thì liên quan gì, là đồng âm dị tự thôi.

  • @chientrm
    @chientrm Год назад +3

    Về sử dụng thần chú là những người tu luyện theo nhóm khẩu truyền.
    Các câu chú không được viết ra thành kinh sách mà phải truyền khẩu trực tiếp từ thầy sang trò vì đó là những âm thanh không thể giải nghĩa và không thể ghi chép lại được, cần phải có 1 thầy 1 trò hướng dẫn trong quá trình tu tập.
    Những người tu theo khẩu truyền sống ẩn dật trong núi sâu và không bao giờ phát tán các câu chú ra ngoài cộng đồng.
    Để tìm hiểu thêm xin các bạn đọc các đầu sách của Nguyên Phong (John Vũ).

  • @trancuc1407
    @trancuc1407 Год назад +1

    ĐAI THỪA PHAT GIÁO U MÊ HOANG TƯỞNG

  • @vanhuedo7618
    @vanhuedo7618 Год назад

    Quá đúng và hay lắm

  • @nguyenquangkhai8371
    @nguyenquangkhai8371 9 месяцев назад

    ủng hổ những video như thế này, chúc Spiderum sức khỏe tốt

  • @yuanyuan8081
    @yuanyuan8081 Год назад +1

    Mình đồng quan điểm với clip

  • @phachau9101
    @phachau9101 Год назад +1

    tu hành để minh tâm là để sáng trí mà sáng rồi thì ít chuyện phiền xảy ra góp phần trật tự xã hội trị an gia đình an ninh phát triển

  • @suju284
    @suju284 Год назад +1

    Hồi nhỏ mình cũng chỉ tới chùa thắp hương thôi. Rồi hè mình cũng lên chua mỗi tối tụng kinh. Đọc mà mình nhiều thắc mắc lắm. Ví dụ như niệm danh hiệu của ngài, thì nguy nan đều tan biến (mình kg nhớ rõ lắm) mà mình tự hỏi cái này hoạt động như thế nào ta. Sao thần kì ngay tức khắc vậy nhỉ. Rồi chính vì mọi người truyền nhau những quyển kinh kệ, các chùa lớn nhỏ được xây lên. Các cô các bác trong xóm cứ tới chùa tụng kinh. Xong đạo phật cũng bị đi liền với các tín ngưỡng dân gian. Lúc đó mẹ mình nói con gái có kinh kg được vào chùa lạy phật, kg được đi đọc kinh. Mình đã thấy vô lý rồi.
    Sau này hoch đại học, có một lần mình được chọn chủ đề tự do để viết luận nghiên cứu. Rồi mình chọn phật giáo. 20t mới ngỡ ngàng, ai hỏi đạo gì cũng nói đạo Phật mà đâu biết Đạo Phật vốn kg phải tôn giáo, do truyền bá tới các quốc gia khác nhau, hậu duệ sau này phát triển nó trở thành tôn giáo.
    Các bài kinh cũng giống như những tác phẩm văn học vậy. Người sư thầy đắc đạo sẽ cùng bạn đọc và giống như ng thầy dạy văn, giảng nghĩa nó cho bạn hiểu và làm đúng.
    Các bài chú là tập hợp tên của các vị chư bồ bát. Mỗi vị có một ý nghĩa riêng. Ví dụ như chú đại bi được xem là một trong những thần chú oai lực nhất. Nếu để ý thì từ tiếng Phạn tới tiếng Việt, nó đều là tập hợp tên của các vị bồ tát, a la hán.
    Các bộ kinh kệ là tinh tuý mà Phật Thích Ca để lại, đó chính là cái nhìn cái hiểu của ngài khi còn tại thế và ngài muốn truyền nhừn điều đó cho đời sai. Bạn tìm hiểu về chúng, bạn hiểu vạn vật và quy luật của mọi thứ. Từ đó bạn học cách chấp nhận và giải thoát khỏi muộn phiền.
    Hãy tưởng tượng bạn đang đi trên còn đường rồi bạn gặp sự cố bạn lạc lối và kg biết đi về hướng nào. Nếu ý niệm của bạn có Phật, các ngài sẽ chỉ bạn hướng tốt để đi. Nhưng nên nhớ đi như thế nào là do bạn.

  • @JustaStrongman3370
    @JustaStrongman3370 Год назад +2

    Là một người theo đạo Phật, khác với mọi người tôi ko tụng tôi đọc, nếu muốn hiểu mất trú rất đơn giản ông phải đặt bản thân vào là người viết nó

  • @kidslovervn
    @kidslovervn 5 месяцев назад

    Tôi đồng ý với quan điểm của bạn! mong bạn sẽ ra nhiều video như vầy nữa.

  • @TAIDINHCONG-fl2fl
    @TAIDINHCONG-fl2fl Год назад

    Ở đây có ai đã giải thoát?
    ...
    K có thì thôi mk phải an trú trong chánh niệm đã k nên mơ mộng nữa, chưa thoát đc thì k nên bày ng khác kẻo lại họa ập đến lại trách sao xh bấc công .
    Video rất hay , tiếp thu đc nhiều kiến thức .

  • @lochoang1589
    @lochoang1589 Год назад +1

    Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy: "Tin tưởng Như Lai mà không hiểu Như Lai, tức là phỉ báng Như Lai vậy". Ý kiến cá nhân rằng không cần phải giải thích hay tranh luận với những bài ngụy biện để làm gì cả. Đạo Phật ko phải là đạo cầu xin mà là con đường của từ bi và trí tuệ, vậy nên học Phật, tu Phật mà không có trí tuệ, không biết là mình đang tu học mù quáng thì quả thật đáng buồn...

  • @timtimva-cw8jg
    @timtimva-cw8jg Год назад

    Hay

  • @hieudv0
    @hieudv0 Год назад +13

    Khởi đầu cuộc hành trình:
    Anglos chant: "Nguyệt, nguyệt, nguyệt...".
    Người Việt niệm: "Moon, moon, moon...".
    Niệm như vậy cho đến ngày gặp nhau và sau đó...
    Điều còn lại trong "trái tim" của Anglos và người Việt: 🌑🌒🌓🌔🌕🌖🌗🌘....

    • @xTravisx2002
      @xTravisx2002 Год назад +1

      Mình k hiểu lắm. Bạn giải thích ý trong cmt của bạn đc k á ?

    • @hieudv0
      @hieudv0 Год назад

      @@xTravisx2002 hm...ý mình là sự thể hiện của 🌑🌒🌔🌕🌖🌗🌘...trong hiện tại đủ xa để thấy rất đẹp....

    • @thaotran-dp2zt
      @thaotran-dp2zt Год назад

      Người ta thường tôn sùng, tụng niệm những gì người ta không hiểu. Và điểm chung gặp nhau là: nửa sáng, nửa tối.

  • @Yoliecrazi
    @Yoliecrazi Год назад

    Cũng là một khía cạnh hay, mình cứ tứ diệu đế vs bát chánh đạo mà phang🥰

  • @trucduyenpham1187
    @trucduyenpham1187 Год назад +1

    Phúc cho người hiểu trước

  • @KhanhVy-yv5ru
    @KhanhVy-yv5ru 11 месяцев назад

    chỉ để tham khảo điều gì phù hợp thấy tốt cho mình thì theo. con người vẫn cần có tín ngưỡng để không bị lạc hướng nhưng cũng đừng quá mê tín, cực đoan mà bài xích các tín ngưỡng khác

  • @learningmathwithme
    @learningmathwithme Год назад +2

    chú rất mầu nhiệm, hồi xưa tôi bỏ nhà ra đi, vào trường trung cấp phật giáo, lúc 4h sáng các chủ tiểu thức dậy đọc chú, thấy tâm thân rất là an lạc. nó liên quan đến linh hồn, chứ ko phải tư tưởng.

    • @binsu6032
      @binsu6032 Год назад +1

      thôi bớt đi ông thần

    • @searchingforyou
      @searchingforyou Год назад

      An lạc là rất tốt nhưng không nên sa đà mê tín dị đoan thần thánh hoá. Tu tập mà không cần niệm kinh, không cần hoàn cảnh hay nói ý tổng quát là mượn ngoại lực, thay vào đó chỉ dùng nội lực mà vẫn tĩnh tâm mới là giác ngộ chân chánh.

    • @traavimit8798
      @traavimit8798 Год назад

      Láo chúa tể 😂

    • @chanvuhoangbao5799
      @chanvuhoangbao5799 Год назад

      Bạn có hiểu nhầm j ko vậy khai niệm linh hồn là gì bạn có nhìn thấy nó chưa nếu bạn thấy mấy chú tiểu đó đọc chú mà bạn thấy linh hôn thoát xác thì ok ko phản đổi , còn bạn thấy họ an lạc thanh thản thì là tinh thần nhé

  • @tienphanvan3365
    @tienphanvan3365 Год назад

    theo tôi hiểu thì việc tụng kinh xuất phát từ việc ghi nhớ kinh của các sư thầy ngày xưa, thời Đức Phật chưa có đủ các công cụ như sách để lưu giữ lời Đức Phật nên họ phải học thuộc tất cả các bộ kinh, mà lúc học thuộc lòng cần phải gõ vào các đồ vật tạo thành nhịp thì sẽ dễ nhớ hơn, dần dần qua năm tháng việc học kinh trở thành truyền thống tụng kinh gõ mõ. Thật sự nếu sinh vào thời Đức Phật thì tôi nghĩ Phật sẽ giải thích hết mọi câu hỏi cho ta một cách dễ hiểu nhất thôi, chỉ trừ hỏi nhưng câu mà Phật biết với trình độ hiểu của người thời đó không thể hiểu thì cũng ko nói. Vì qua thời gian lời Phật qua truyền miệng có thể bị mai một ít nhiều nên mới sinh ra các điều khó hiểu và tỏ vẻ thần bí của rất nhiều vị sư hiện nay.

  • @sgp.kudensama
    @sgp.kudensama 5 месяцев назад +1

    Tin thì tin vào CHÍNH PHÁP
    Chứ bạn ko cần tin mấy ông sư trong chùa đâu, thời này kinh doanh đạo phật đã quá thịnh hành

  • @sam.sama1812
    @sam.sama1812 Год назад +1

    RESPECT!

  • @EricPham-gr8pg
    @EricPham-gr8pg 5 месяцев назад

    Tùy duyên. Chú là pháp mà pháp là do duyên.. Giống như cộng sản , stock market , hợp tác xã tùy theo hoàn cảnh chỉ cần không dùng bạo lực thời theo bệnh mà trị vv

  • @GBY_Lefi
    @GBY_Lefi Год назад

    Thắp lên ngọn lửa của chính mình, tin vào ngọn lửa của chính mình.
    Không tin điều gì, thậm chí không tin điều gì.

  • @dongduong6396
    @dongduong6396 Год назад +3

    Người tỉnh nói người mê. Người mê chê người tỉnh.

  • @haanhkeo
    @haanhkeo Год назад

    mình nghĩ đạo phật giúp tâm trí con người ta buông bỏ tất cả mọi sự cảm nhận về đau khổ vui buồn... quay về con số 0 hư vô

  • @thienvuong.cristiano
    @thienvuong.cristiano 7 месяцев назад

    Giọng đọc chân thế

  • @vanhuedo7618
    @vanhuedo7618 Год назад

    Bạn là người tỉnh thức đúng đắn

  • @chaudangvan9810
    @chaudangvan9810 Год назад +6

    Phúc cho ai không biết mà Tin ,
    Phúc cho ai không thấy mà Tin ,
    Phúc cho ai chỉ nghe mà Tin ..
    Phúc cho ai Tin rồi mới hiểu ,
    Phúc cho ai Tin mà chẳng hiểu,
    Phúc cho ai Tin mà không biết
    Phúc cho ai Tin mà không thấy
    ......................................................
    + Trích từ TÂN THI THIÊN trong CỰU ƯỚC MỚI của Đức Thánh "CÙI BẮP TAO , THÁNH CỦA CÁC THÁNH - THẦN CỦA CÁC THẦN" , Cha Đé của THIÊN CHÚA JEHOVAH và là Đức Thánh Cha cũng là Đức Thánh Mẹ của CỜ RÍT .
    HALELUJAH , HALELUJAH ...VINH DANH ĐỨC CHÚA CHA CÙI BẮP SÁNG THẾ - SÁNG TẠO MUÔN LOÀI !

    • @john0ldman.
      @john0ldman. Год назад +1

      🤣😂 " TÂN ƯỚC MỚI của Đức Thánh CÙI BẮP TAO , THÁNH CỦA CÁC THÁNH - THẦN CỦA CÁC THẦN " 😂 Xin chào thánh ! Đúng như thánh đã KHỊA, thời buổi này "không thấy mà tin" thì chỉ làm chiên cừu cho đám chủ chăn linh mụt nó điều khiển, hù dọa, thao túng tâm trí

  • @lymindfulness3849
    @lymindfulness3849 Год назад +2

    Mình đồng ý với quan điểm của admin, thử nghĩ xem đa phần chúng ta đi theo một tín ngưỡng nào đó là từ truyền tai nhau hay sao, nguồn gốc như thế nào thì không phải ai cũng rõ, qua năm tháng biến tấu đủ kiểu, như đạo phật gốc của nó đâu như bây giờ, cái gì mà có tập thể, giáo điều thì đó không tuyệt đối hoàn hảo, có thể thành tư tưởng cá nhân của bất kỳ người thống lĩnh tập thể nào, chúng ta nên tôn trọng và tiếp thu những điều tốt đẹp của những tôn giáo khác nhau, đạo đức, trí tuệ,nghị lực mới tạo nên con người tốt được. Đạo phật k theo bất kỳ điều gì, an lạc,tự do hoàn toàn và đức phật kêu mọi người hãy nghi ngờ đi thay vì là bảo hãy tin tưởng đi như những...khác, luật nhân quả luôn hoạt động nên thay vì chạy ra bên ngoài theo tập thể thì nên cho mình một đức tin riêng để tự quán chiếu mỗi ngày, làm việc, yêu thương, chia sẻ vậy không tốt hơn sao.