ĐI TRONG HƯƠNG TRÀM. Sáng tác: Thuận Yến. Thơ: Hoài Vũ. Trình bày: Hoàng Hóa. Nhạc trên đài TNVN

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 10 ноя 2024

Комментарии • 9

  • @CongDoanHong-pw2gs
    @CongDoanHong-pw2gs 15 дней назад +1

    Thơ của Hoài Vũ được các nhạc sĩ phổ nhạc rất hay, ngoài ca khúc này còn có các ca khúc nổi tiếng khác như : Anh ở đầu sông em cuối sông, Thì thầm với dòng sông

  • @tranductuong9166
    @tranductuong9166 4 месяца назад +1

    Rất hay, giọng hát tuyệt vời, phần hòa âm phối khí nghe hơi buồn một tí, nhưng lại phù hợp với nội dung bài hát

  • @TruongTran-ok3wg
    @TruongTran-ok3wg 9 месяцев назад +2

    Giọng hát.rất.tuyệt vời xin chúc mừng hòng hóa❤

  • @toanle5769
    @toanle5769 Год назад +2

    đã nâu lam mấy nge lại (cảm ơn)

  • @ambao201
    @ambao201 Год назад +2

    hay

  • @tranvinhckm
    @tranvinhckm Год назад +1

    Theo cảm nhận của riêng mình thì phần nhạc bài hát này khá đặc biệt, âm thanh của tiếng trống Tây có phần rất giống với tiếng trống Tây của nhạc tang lễ, kiểu như nói với thính giả rằng: cô gái ấy đã không còn ở trên đời này nữa (nếu không biết về hoàn cảnh bài hát ra đời), cũng có thể là chủ ý của ban nhạc khi phối khí bài hát theo cách đặc biệt này.

    • @ductungvu8392
      @ductungvu8392 Год назад +4

      Đi trong hương tràm là bài thơ cũng là tên tập thơ nổi tiếng của nhà thơ Hoài Vũ sáng tác trong chiến tranh chống Mỹ ở “miền hạ” sông Vàm Cỏ tỉnh Long An và Tháp Mười. Nhà thơ Hoài Vũ kể, trong giai đoạn chiến tranh ác liệt với nhiều lần vượt sông Vàm Cỏ, đi trong rừng tràm Long An, Tháp Mười…, ông cũng như bao cán bộ được các chiến sĩ giao liên, du kích và nhân dân hết lòng giúp đỡ: Dầm mình kéo xuồng qua sông, bắc cầu kê ván trên vai để anh em bước đi, trải nhựa trên đường… và có bao hy sinh trên sông Vàm Cỏ xanh trong, trên cánh đồng bao la, bên rặng tràm mênh mông. Riêng nhà thơ đã được một nữ du kích cứu chữa, che chở suốt một thời gian tới khi bình phục… Sau này khi trở lại rừng tràm, nhà thơ nghe tin nữ du kích đó đã hy sinh và cả cánh rừng tràm xanh tốt xưa cũng bị phá trụi, chỉ còn những hàng cây mới lên đang nhú mầm xanh. Nhà thơ vô cùng xúc động, ông như ngỡ vẫn nhìn thấy những rặng tràm bao la và ánh mắt người con gái lấp lánh trong nắng gió. Ông đã ngậm ngùi viết Đi trong hương tràm: “Em gửi gì trong gió trong mây/Để sáng nay đi lên Vàm Cỏ Tây/Hoa tràm e ấp trong vòm lá/Mà khắp trời mây hương tỏa bay”… Lời thơ là lời tự sự chân thật mộc mạc, độc thoại triền miên không dứt. Đó là những hồi ức về tình yêu da diết với nỗi buồn mênh mông.
      Còn nhạc sĩ Thuận Yến lại cảm nhận bài thơ mênh mông hơn khi ông chắt lọc từ khổ thơ thứ ba sau điệu hò đậm chất Nam Bộ: “Hò ơ… Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu. Có nỗi thương đau, có niềm hy vọng. Bầu trời thì cao, mà cánh đồng thì rộng. Hương tràm bên anh mà em đi đâu…”. Đây là sự sáng tạo tuyệt vời của nhạc sĩ, bản nhạc mở ra với nền nhạc sâu lắng, da diết, lời ca với hình ảnh vô cùng sống động, đầy khắc khoải.
      Bài thơ gốc rất gọn gàng khúc chiết nhưng vô cùng dạt dào thì lời ca của Thuận Yến cũng vậy, ông chắt lọc ra thành 3 đoạn ngắn gọn mà đầy đủ những cung bậc cảm xúc cháy bỏng thiết tha. Bản nhạc không giới hạn là tình ca mà đó là bức tranh mang âm hưởng về lòng thủy chung của con người. Mặc dù trong bài thơ hay lời ca không có một từ nào nói về chiến tranh nhưng ai cũng hiểu đó là tình yêu trong chiến tranh. Cái hay là từ thực tế mất mát thương đau, nhà thơ lại sáng tạo về tình yêu với lòng thủy chung son sắt. Sang bản nhạc, âm hưởng đó càng bay bổng, mênh mông tới vô tận của lòng người.