Lúc ông Bình nói sân khấu cải lương ngắn ngủi như cuộc đời cô Thanh Nga mà tôi thót tim luôn đó, tôi phải nhìn biểu cảm của chú Hữu Châu thế nào. Trời ạ!
Quý cách trò chuyện của chú Hữu Châu quá! Rất kính trọng chú! Còn bạn host đôi khi có nhiều câu và biểu cảm thảo mai, và có một chi tiết bị “vô duyên” khi nói so sánh cải lương và đời sống ngắn ngủi của cô Thanh Nga 😓
Buồn thiệt, sao lại dùng từ ngắn ngủi cho đời người nghệ sĩ tài danh vang bóng. Không đong đếm đc bằng số năm nếu đi làm nghề 60 năm nhưng không có thành tựu. Hằng hà năm sau ai có thể xóa nhòa được hình bóng của cô Thanh Nga. Quá thiển cận, bạn Bình này nên xin lỗi vì dùng từ thiếu suy nghĩ như vầy....
Phát biểu của host là thấy bạn này không hiểu gì về tình hình cải lương so với các sân khấu khác trong tình hình hiện tại. Trong các sân khấu hiện tại, cải lương tuy không phồn hoa như trước nhưng là loại hình có khán giả trung thành nhiều nhất, và hiện tại, đáng mừng là nhiều bạn trẻ đến với sân khấu cải lương hơn trước đây. Bạn host phát biểu 1 câu làm mình phản cảm thực sự.
Qua tập này, có thể nhận ra 1 điều, là cái cách mà host mà chương trình nhìn nhận về cải lương khác so với thế hệ sống với nó cảm thấy. Những người đam mê cải lương kì thật vẫn ở đó chứ thật sự không hoàn toàn mất đi. Nhưng góc nhìn đưa cải lương trỏ thành 1 trào lưu với giới trẻ tri thức hiện đại và có đường hoàng và có thế kiếm 1 khoảng thu nhập nuôi sống bản thân như những rapper, rocker hay các entertainment khác thì quả thật hơi khó. Kiểu những loại hình dân gian có một dạng sóng ngầm và những người tham gia thể loại này thực sự thay đổi tư duy và đưa những yếu tố giải trí vào các show trình diễn hiện nay thì tình hình mới thật sự thay đổi. Nếu những người chơi bộ môn này không có tư duy đó cũng thật sự khó đổi thay. Hiện tại kiểu mình muốn đem một luồn sóng với những gì có sẵn thì nên kiếm những người cùng với thời đại này tìm cách gợi mở cho học thì mình nghĩ hay hơn. Có thể đặt season này như 1 season bản lề để kể về lịch sử cải lương hơn là gợi mở về cách thay đổi nó trong tương lai. Góp ý host về cách đặt câu hỏi 1 chút, mình hiểu rất rõ về tư tưởng của chương trình nhưng cách đặt câu hỏi có vẻ áp đặt chính kiến bản thân và thực sự không gợi mở lắm. Vì những người trong hành trình và đam mê của học cảm thấy vẫn rất ổn với hiện tại nhưng mong muốn của ctr lại xa hơn. Cảm ơn chương trình nhưng để thực hiện được những mục tiêu hay tâm ý của show này mong ctr đề xuất mời những nhà báo có niềm đam mê lâu năm với cải lương như nhà báo Thanh Hiệp hay các nghệ sĩ trẻ như Quế Trân để cho mục đích này hơn. Cảm ơn ctr đã đọc.
@@Vietcetera Ui được reply sướng quá ạ, cảm ơn Vietcetera đã luôn tạo ra được những chương trình ý nghĩ bổ ích và cực kì nhân văn ạ, cảm ơn mọi người thật nhiều
@@Vietcetera host này thật sự quá tệ, ngưỡng mộ Vietcera nhưng thật sự đưa ông này lên làm host thì thấy show cũng bth như mấy chỗ khác toàn đưa người quen
tôi sinh năm 2003, năm lớp 10 nghe ông ÚtsTrà Ôn hát bài tình anh bán chiếu rồi mê tới giờ. Nhờ nghe cải lương mà tôi biết quá trời nhiều điều. Đối với tôi cải lương là cái gì đó rất đặc biệt, tôi đã nghe rất nhiều thể loại nhạc khác nhau nhưng cải lương là một thứ gì đó hoàn toàn khác biệt và tôi mê đến tận bây giờ. cảm ơn chương trình dã đem lại các câu chuyện xa xưa về cải lương thông qua các nghệ sĩ gọi là cây đa cây đề. RẤT CẢM ƠN CHƯƠNG TRÌNH.
Mình từng có duyên xem vài vở kịch có chú Châu diễn trên sân khấu, giọng của chú ở đây như thế nào thì ở trên sân khấu nó cũng y như thế. Tròn vành rõ chữ, nhả thoại từ tốn nhẹ nhàng nhưng đầy cảm xúc. Nghe đài từ của chú Châu cực kỳ sướng tai, xem mê lắm.
Trong Have a sip tập của anh Táo, khi nghe anh chị chia sẻ về Cải lương lẫn dự án Trăm Năm Sân Khấu, mình đã rất mong chờ. Một phần vì vốn dĩ mình quê ở miền Tây, một phần vì mình tò mò về lịch sử và nguồn cội của Cải Lương. Ở tập này, mình đã được biết thêm nhiều về những người và tổ chức có công rất lớn để đưa Cải lương đến với sự công nhận của xã hội thời đó. Mình hơi bất ngờ về cách dẫn cũng như những câu hỏi của anh Bình (ví dụ như ở phút 17:30, câu hỏi đó mình nghĩ không nên xuất hiện trong bất cứ cuộc đối thoại nào, chứ đừng nói là trước mặt một nghệ sĩ như chú Hữu Châu), mình cũng hiểu phần nào vì khi bên cạnh anh là chú Hữu Châu thì thật khó để có thể hoà nhịp một cách trơn tru được. Tuy nhiên, mình cảm thấy anh Bình cũng không đáng trách hoàn toàn, bởi lẽ chú Hữu Châu chia sẻ phần lớn là những câu chuyện trong gia đình của chú và của thời kỳ đó, những sự việc có lẽ là nếu chú không nói thì tất cả chúng ta đều không thể nào biết được. Anh Bình chỉ có một điều duy nhất cần chỉnh lại để dự án này thành công hơn đó là chọn cách dẫn khác đi, dưới góc nhìn đơn thuần của một khán giả, mình mong muốn được nghe những cô chú nghệ sĩ nói nhiều hơn về nghề, về Cả lương một loại hình nghệ thuật rất hay, rất đẹp của dân tộc, mình tin đó cũng là mục đích và ý nghĩa của dự án này. Thế nên thay vì đặt câu hỏi và những câu mở mà theo mình có hơi thiên hướng áp đặt, thì anh nên đặt những câu để cô chú có đà kể nhiều hơn nữa về Cải lương. Mình vẫn sẽ theo dõi dự án này, cảm ơn Vietcetera vì đã mang Cải lương đến gần hơn với những người trẻ như mình.
Nghệ sĩ Hữu Châu kể chuyện cuốn quá, đây là điều ước muốn nghe nghệ sĩ Hữu Châu kể thêm. Theo dỏi FB chú mà mê. Chỉ mong được về Vn để xem kịch của Hữu Châu và Thành Lộc
Đọc bài viết của BBB mình ngưỡng mộ một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc, một lượng kiến thức uyên thâm. Nhưng nghe BBB nói, mình thấy sự hời hợt, hời hợt, rất hời hợt. Đừng nói vuốt đuôi, đừng áp đặt, đừng võ đoán. Mình đang nhìn thấy 1 BBB loay hoay và choáng ngợp trước những tượng đài. Hy vọng những tập sau Bình sẽ duyên hơn và chủ đề được khai mở nhiều hơn.
Từ tập Have a Sip gần nhất phỏng vấn a.Bình thì tôi đã thấy cái tôi của anh rất cao và đề cao bản thân mình nhiều. Và đến khi a làm host thì rất tiếc cho chương trình rất hay nhưng chưa trọn vẹn được. Các ý kiến đóng góp thì hầu như các comment khác đã thể hiện. P/s: nói chuyện với người lớn tuổi hơn mà 'ừm', 'ờ' liên tục trong lúc chú Châu đang kể thì các bạn tự hiểu, mình thấy rất phản cảm.
anh này được cái ra vẻ, tỏ ra hiểu biết nhưng thật ra chẳng tìm hiểu gì, cũng không dành sự tôn trọng nhất định cho người đối diện, quá thiếu sót vậy mà được gặp Bác Hữu Châu thì anh ấy quá may mắn mà thôi
Mong anh Bình lần sau hỏi những câu hỏi có duyên hơn và tìm hiểu thông tin kĩ càng hơn khi dẫn, thấy khúc cuối có vẻ như chú Châu k hài lòng với việc anh so sánh cuộc đời của cô Thanh Nga với sự tồn tại của sân khấu cải lương, rồi tự cho rằng 30 mấy năm là ngắn ngủi. Có lần chú Châu đã từng nói ít tham gia trò chuyện trên những chương trình truyền hình (1 tập của Kí Ức Vui Vẻ), hi vọng lần nói chuyện này của anh sẽ k làm chú Châu phải thay đổi lần nữa suy nghĩ của mình và k tham gia vì thật sự rất thích chú Châu kể chuyện. Nghe chú Châu nói về bà nội cuốn quá cứ thích nghe hoài mà bị cắt ngang chuyển đề tài cái rụp 😅với lúc chú Châu nhắc chỗ mà nói chuyện với bà nội k có ngồi cái tướng vậy chắc cũng là nhắc khéo đó anh Bình. Với cả nói chuyện với bậc cha chú mà cứ ừm ừm hơi bị lớn nghe k ổn, mà cứ dạ dạ thì nó bị lấn át đi câu chuyện chú Châu đang kể, thay vào đó anh có thể gật gật đầu, còn k thì edit giảm hay cắt bớt ừm ừm dạ dạ của anh thì sẽ hay hơn 😊 Với đồng quan điểm với đa số các bình luận khác là anh đặt vài câu hỏi hơi thiếu suy nghĩ, bị áp đặt theo quan điểm cá nhân. Mới xem lần đầu nhưng em thấy tập này anh đúng là Bình “Bồng Bột” thiệt!!
Có lẽ như MC hỏi nhiều câu hỏi vì muốn nói về nhiều chủ đề khác nhau, vì vậy mà các ns chưa kịp nói hết ý là bị cắt ngang Với các ns lớn như vầy thì nên hỏi ít thôi nhưng sẽ nhận được câu trả lời đầy đủ hơn.
đồ mất dạy chứ nói gì. ngồi trò chuyện anh Hữu Châu mà bắt chân chữ ngũ là thiếu văn hoá , không tôn trọng tiền bối.cô Thanh Nga tuy bị ám sát mất nhưng quãng đời cô sống như vậy có xem là ngắn hay ko. thứ mà sống cho lâu ko làm được gì mới là sống ngắn.
Nghệ sĩ Thanh Nga là đại thần tượng của mẹ tôi , Hằng ngày nhà tôi nghe đĩa hát toàn những tuong cải lương của đoàn Thanh minh thanh Nga, vì vậy toàn gia đình và con cháu đều thương mến và yêu tiếng hát truyền cảm, sang trọng, mượt mà của ca sĩ Thanh Nga. Đại gia đình của bà bầu Thơ đều là thân tương của gia đình tôi .
Tôi là một người 9x đời đầu, tôi tiếp xúc với nghệ thuật ca hát - cải lương khi mà tôi chưa biết gì? Những lúc nhỏ tôi thường rất khó chịu khi nghe những bài hát hải ngoại, tôi xem hằng đêm qua chiếc tivi hàng xóm với từng tuồng được chiếu trên tivi, rồi tới thời kỳ băng video quay tay. Mãi cho đến năm tôi học lớp 11 năm 2008 tôi được nghe tiếng hát Duy Khánh và từ đó tôi dần dà tìm hiểu rồi say mê, tôi như đi ngược thời gian bắt đầu từ nhạc vàng rồi ca cổ rồi lại cải lương với 1 tâm thế muốn về ký ức ngày xưa. Những cây đa, cây đề họ hát bằng tình cảm và những câu chuyện rất nhân văn qua những tuyệt phẩm của tác giả, đặc biệt là ông Viễn Châu. Chương trình rất hay qua từng lời kể của khách mời, những người dẫn chuyện chưa khai thác hết được cái tài hoa và đặc sắc của trăm năm sân khấu, lối dẫn rất hạn chế, mong chương trình sẽ phát huy tốt hơn cho những số sau. Xin cảm ơn
Xin dành lời khen tặng đến người dựng background quá ý nghĩa, ở hướng chú Hữu Châu thì là người nghệ sỹ, ở hướng anh Bình là khán giả, còn trực diện thì cả hai như chỉ cuộc đời người nghệ sỹ ở trên sân khấu và ở đời thường vậy.
Thật sự rất quý chú Hữu Châu, chú là một trong những người nghệ sĩ mang cho con cảm xúc mạnh mẽ khi xem chú diễn, cứ xem chú diễn con lại tự hào về tây nam bộ mình ❤️🔥
Hồi đó những cuộc thi đánh giá đều công tâm và chất lượng và những BGK là những người trình độ chuyên môn đẳng cấp . Còn giờ ôi tôi loạn xi ba chao ...
Anh Bình Bồng Bột có lẽ thật sự nên xem lại cách host của mình. Làm host là gợi mở vấn đề, để khách mời chia sẻ. Lắng nghe là để hiểu, ko phải chỉ để vội trả lời. Chưa kể đến đoạn anh nói sự ngắn ngủi của cuộc đời cô Thanh Nga. Trời ơi... là chú Châu thì đau lòng bao nhiêu chứ???
Đề nghị chương trình mời những nghệ sĩ kì cựu để họ chia sẻ kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sao hiểu nhiều hơn về văn hóa nghệ thuật. Với là cầu nối để cùng nhau phát triển nghệ thuật cải lương như cái thời hoàng kim.
Dù có mời tên tuổi lớn nói thêm thì cải lương bây giờ cũng khó mà lên lại được thời hoàng kim. 10-20 năm nửa , sau đợt những ngôi sao này ra đi, thì người ta cũng mua đĩa của họ nghe tiếp thôi ,rồi nghe lại nếu muốn thôi vì nó quá hay rồi ( như đỉnh núi không thể vượt qua) .Chứ mấy e mới dù có hát lại cũng không thể bằng. Ngoại trừ Marketing cho ngôi sao mới ( và phải là thiên tài cải lương thật sự- hay nói là ai đó tái sinh). Nếu marketing thì người ta thường kiếm tiền nhiều, mà kiếm tiền nhiều thì lại chẳng chọn cải lương, họ sẽ chọn nhạc trẻ và hip hop hay cái nhạc gì đang thịnh. Mà làm sống cải lương làm gì, khi nó có chết đâu ( như xem phim bao công quách què, tụi China đóng phim còn lâu mới bằng tuồng cải lương lúc nhỏ tui đã xem), có chăng là để kiếm tiền bằng cải lương nó chậm và khó thôi ( Nhận định cá nhân cho vui, không tranh luận đúng sai) . hehe hé😂
Cá nhân mình thấy chương trình rất có ý nghĩa khi mời các nghệ sĩ gạo cội chia sẻ về bộ môn sân khấu cải lương miền nam. Sẽ rất tuyệt vời nếu như cách dẫn chuyện của A.Bình tốt hơn. Thật sự có nhiều đoạn a nói chưa có duyên lắm và có phần áp đặt khi đặt câu hỏi với khách mời. Chẳng hạn ở tập trước khi anh phỏng vẫn Nghệ sĩ Hồng Dung, con của Nghệ sĩ Năm Châu. Cách đặt câu hỏi về mối liên hệ giữa Ông Năm và Bà Phùng Há thật sự thiếu tế nhị. Hay trong phỏng vấn với NS Kim Cương nói về khả năng ca hát của Cô. Còn tập này anh nhận xét đời sống cải lương ngắn ngủi như vậy thật không hay tí nào. Mình rất quan tâm đến những chương trình như thế này, hy vọng người dẫn sẽ có những thay đổi để phù hợp và đạt được ý nghĩa ban đầu là giới thiệu cũng như bảo tồn nét đẹp sân khấu cải lương đến với nhiều thế hệ khán giả.
Tôi rất nhớ những lời thoại và những câu hát của nghệ sĩ Thanh Nga trong vở tuồng San khấu về khuya và tuong Tiếng hạc trong trang, những giọng trầm bổng đầy diễn cảm.Gia đình tôi đều thương hết những vai Thanh Nga diễn, da ăn sâu vào tâm trí tôi .
Người trẻ ko thích cải lương vì họ không biết nhịp ko biết nghe cái hay của nhạc cổ chỉ cần nghe đàn đã muốn hát. Dài dòng, xước mướt là điểm thứ 2 khiến nhiều người ko thích cải lương. Nếu có thể áp dụng, sáng tạo, cải tiến những giai điệu cải lương vào tân nhạc như cổ phong hí kịch, Rap, vọng cổ, nhịp.. chắc chắn cải lương sẽ là một nét đẹp văn hóa có 1 0 2 của VN và sẽ ngày càng phát triển :).
Lần đầu tiên xem Bình ở have a ship cách đây 1 năm, mình thích anh chàng này quá trời, đến have a ship lần thứ 2 cách đây không lâu, thấy cách nói chuyện đã không còn thú vị như lần đầu. Nhờ trong cuộc trò chuyện đó có nói đến chương trình trăm năm sân khấu, mình đã tìm kiếm và theo dõi không sót tập nào và mình nhận ra, mình hết thích nghe Bình nói nữa rồi 😢
tôi chỉ mở nghe tiếng khi ngủ. Nhưng từ Uhm, ừm bạn làm tôi mở xem bình luận. Lúc đầu tôi nghe bạn uhm tôi nghĩ bạn chắc lở lời, ai dè đây thói quen, mà thói quen nc người lớn mà vậy thì ko được...
Nghệ sĩ hữu châu mình đã xem qua kịch phim anh đóng mình thích nhất anh đóng vai hài diễn xuất rất hay thiệt con nhà nồi còn nói về cô thanh nga diễn cải lương thì khỏi phải chê mình cũng đã coi phim trên RUclips trước 75 như phim nắng chiều thì cô diễn cũng rất hay tài giỏi và xinh đẹp nữa
Truoc tien xin cam on mot chuong trinh day y nghia , nhan van , giup moi nguoi hieu ro hon van hoa cai luong tram nam da ton tai den bay gio , cai luong la van hoa cua dan VN , cam on chuong trinh da moi anh Huu Chau , mot nguoi nghe sy chan chinh de moi nguoi nen hoc tap
Mặc dù biết là không thể nhưng với chủ đề trăm năm sân khấu này, mình thật sự muốn host là chị Trác Thuý Miêu. Một người khả năng dẫn dắt và có đam mê, hiểu biết về sân khấu 😢
Đứng ở góc độ 1 người trẻ,ít được tiếp cận vs nghệ thuật ngày xưa,nên đôi lúc những nghệ sĩ lớn tuổi,mình chỉ được nghe tên tuổi của họ,chứ ít khi được biết về hành trình chinh phục đỉnh cao nghề của họ. Nên mình muốn biên tập hãy đặt câu hỏi khai thác khách mời là trọng tâm,tập này thấy toàn khai thác cô của chú Hữu Châu là cô Thanh Nga là chính. Nên rốt cuộc cũng phải gg xem chú Hữu Châu phát triển nghề ntn. Mặc dù lúc nhỏ cũng từng xem ngày xửa ngày xưa của chú rồi nhưng làm sao hiểu được chặng đường đi của chú ntn
Tất cả các ca sĩ có tài vừa đẹp vừa hát hay khán giả xem đi xem lại vẫn thích nghe những ca sĩ diễn viên từ sân khấu đến diễn viên hài rồi nhạc vàng chèo cải lương thập niên cũ xem đi xem lại vẫn hay và rất nhiều người nổi tiếng họ yêu nghề tiền thì vẫn cần nhưng phải yêu nghề và tiền đi đôi với nhau những thế hệ đó bắt đầu có là đầu tiên nên không thể phai mờ được nó sẽ tồn tại để đời mãi mãi không bao giờ mất được rồi không biết con cháu những đời sau này không biết có phát triển được không chứ bây giờ chưa thấy gì
Mình xem hết là vì mình mến cách chú Hữu Châu chia sẻ, còn cách bạn host đặt vấn đề thì nghe tới lúc bạn host hỏi về một đoàn cải lương 30 mấy năm là vẫn ngắn ngủi thì mình thấy nực cười quá bạn host ơi... thời buổi này kinh doanh một cái gì đó nho nhỏ mà giữ được 5 năm 10 năm thôi là cũng cần lo đủ thứ rồi, nói chi 1 đoàn hát trong một giai đoạn lịch sử đầy thăng trầm khi đất nước còn trong thời chiến. Bạn host khi chọn câu hỏi để hỏi cũng nên suy tư trăn trở chút xíu đi ạ.
Cách anh dùng "chết" cho cải lương cũng vậy. Mình thấy được sự chạnh lòng của Chú Hữu Châu lúc đó. Rồi chú Hữu Châu cũng nói lại một câch nhẹ nhàng hơn là "Nó không chết hoàn toàn đâu, đừng dùng từ "chết". Loại hình nào cũng sẽ có lúc điêu đứng thôi." Là host mà không biết cách dùng từ, chắt lọc từ sao cho nó "êm tai" và tôn trọng dành cho khách mời. Huống chi với Chú Hữu Châu cải lương là cái nôi, là tuổi thơ, là tình yêu chảy trong xương cốt, là cái chú thương và trân quý đến nhường nào. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ cho vô vàn sự dùng từ rất HỖN và LÁO của anh trong tập này thôi.
Thật biết ơn show đã cùng các nghệ sĩ ưu tú Việt Nam để chia sẻ về những tinh hoa nghệ thuật dân tộc 🙏Vô cùng trân trọng! Nghe mà nhớ về tuổi thơ bà nội mở radio nghe cải lương mỗi trưa, cô ngồi kế bên chiếc máy may cọc cọc may đồ mỗi ngày 🥰
Có 1 điều lạ, lướt qua các bình luận, những nghệ sĩ trong bóng tối toàn là nghệ sĩ được mọi người kính trọng như Hữu Châu, Thành Lộc… Còn những nghệ sĩ luôn xuất hiện trên liveshows trên gameshows toàn bị ném đá và khán giả bày tỏ sự chán nản với showbiz.
Rất mong nghệ thuật cải lương được trở lại thời hoàng kim thuở trước, đẩy lùi tình trạng hài bẩn, nghệ sĩ bẩn đang nhan nhản hoành hành khắp nơi như hiện nay. Mong lắm....
Chỉ đơn giản nhìn về cách ngồi vắt chéo chân thôi cũng nhìn ra được sự khiêm tốn của 2 con người chênh nhau hoàn toàn. Đúng là Bình "Bồng Bột", nói chuyện kiểu đó với người lớn mà thái độ vẫn ngạo nghễ như mình hiểu biết lắm vậy 😂
Ôi a Hữu Châu. Chẳng hiểu sao mình cứ nhớ câu a HC diễn trong kịch gì đó. Mà bây giờ lâu lâu mình vẫn lãm nhảm lúc buồn vui một mình. " Con chim chết ngắt tha rác lên cây. Lũ kiến từng bày tha mồi làm tổ" ,không hiểu sao. Và hát bài " lan da trâu"._ Chắc có lẽ là duyên nghệ sĩ thật sự nó thấm vào suy tư của tui nhỉ. Nghe bao nhiêu thứ mõi ngày mà vẫn nhớ khúc đó dù đã bao nhiêu lâu và chỉ xem thoáng qua kakakka . Thanks a Châu 👍👍👍😂😂😂
Mong là anh Bình làm những series sau nó cứng hơn. Chắc tại mùa đầu nên chưa quen lắm với vai trò host. Hy vọng show này sẽ ngày càng phát triển, để mang tới cái niềm yêu thích nghệ thuật dân tộc không chỉ riêng gì cải lương.
một bình luận tích cực, nhưng mình thấy cách anh này thể hiện nó thuộc vê bản chất. Cách anh suy nghĩ và đặt câu hỏi nó không hề có chiều sâu, cũng chẳng hoa mỹ hay tôn trọng như cái cách anh ấy đang cố. Nên thay luôn người khác, chứ ctr không cần người như anh, quá nhiều thiếu sót
Bạn Bình đặt câu hỏi rất tù, không gợi mở mà lại áp đặt suy diễn của mình lên người khác. Bạn nên bớt suy diễn drama lại để lắng nghe những người trong thời cuộc đó suy nghĩ. Ngoài ra câu so sánh cải lương ngắn chưa đầy nửa thế kỷ không biết muốn nói lên điều gì mà so với cái gì mà gọi là ngắn. Việc soạn câu hỏi rất hời hợt, không có sự nghiên cứu hoặc không đủ trình độ để hỏi. Lần nghe Bình nói với chị Thuỳ Minh về Trăm năm sân khấu nghe tên project thì rất hay nhưng podcast này cho thấy bạn không chuẩn bị tốt việc gì cả.
hmm cảm thấy buồn vì host chưa thể làm tốt vai trò của mình. Mong anh Bình đừng chêm quá nhiều chữ "dạ" xen giữa khi khách mời nói và mong anh tìm được những câu hỏi mở ý cho khách mời kể chuyện hơn. Em thấy anh chưa chừa lại không gian cho khách mời và hơi áp đặt suy tưởng của mình. Vẫn mong những tập mới của TNSK.
Đồng ý với ý kiến của 2 bạn, bạn này nên chỉnh chu hơn khi tiếp chuyện với các bậc như NS Hữu Châu, bạn đưa suy nghĩ riêng của mình vô nhiều mà suy nghĩ của bạn lại rất tiêu cực
cái kiểu showbiz nó ngấm vào máu rồi, cái gì cũng suy luận rồi làm cho lố lên, nên chỉ hợp với mấy mẹ showbiz thôi, còn với giới nghệ sĩ làm nghệ thuật thì nó lệch tông và thấy vô duyên nhạt nhẽo hẳn, từ lúc phỏng vấn chị Mỹ Tâm đã thấy rất chán rồi, kiểu xem chỉ nghe chị Mỹ Tâm chia sẻ thôi chứ thật sự ko muốn nghe câu hỏi của ông nội này luôn, tới lúc thấy tên chương trình này hay quá, khách mời gạo cội mà nhìn qua host là thấy chán hẳn
Mình cảm nhận cái cách bạn host thể hiện là bạn biết rất nhiều, nhưng thật ra bạn đang không chuẩn bị kỹ và không cảm được, và không biết đủ sâu. bạn host hời hợt và ko phù hợp với những chương trình thế này. mình nghĩ bạn host đi dẫn, làm những chương trình giải trí đơn thuần thì hơn
Cải lương thực ra không chết, việc nói rằng Cải lương chết chỉ là sự biện minh cho việc hoạt động nghệ thuật không tốt. Chữ "không tốt" ở đây không chỉ là việc làm nghệ thuật một cách không nghiêm túc, mà "không tốt" ở đây là không có được "NGƯỜI NGHỆ SĨ GIỎI VÀ CÓ TÂM" theo nghĩa này: Về " NGHỆ SĨ GIỎI", nếu chúng ta có tìm hiểu và nghiên cứu về nghệ thuật Cải lương của nước nhà, chúng ta sẽ thấy thế hệ của cô Thanh Nga, bà Út Bạch Lan, má Ngọc Giàu, bác Thành Được, bác Hữu Phước, bác Thanh Sang, vâng vâng, hay thậm chí có thể liệt kê NSND Út Trà Ôn vào "danh sách" ở thế hệ đó, vì tuy ông lớn tuổi hơn những người đó, nhưng ông diễn "cùng thời"... thì thế hệ này, họ giỏi hơn tiền bối của họ rất nhiều - phải nói là như vậy, mặc dù tiền bối của họ là người đặt nền móng cho Cải lương. NHƯNG! Chính họ đem lại cho khán giả một cái nhìn rất thật, rất đời. Và không quá khi nói rằng: họ là những người tạo ra "sách vở" cho thế hệ sau, và vì thế hệ sau chỉ gói gọn trong việc "học lại" thế hệ đó, nên mãi mãi thế hệ sau chỉ là học trò! Tuy thế hệ sau họ có sáng tạo, có cái mới, nhưng chưa đủ. Vì sao? Vì thế hệ sau đang sống trong "thời đại này", khi đất nước không còn chiến tranh, không còn bị thực dân, đế quốc bốc lột, không còn bị ràng buộc bởi tư tưởng khép kín của phong kiến, thì họ không tài nào biến cái khổ thành thật. VÀ! Thế hệ sau không có được sự "đặt nền móng" cho một KHỐI những cái chân - thiện - mỹ mới, thì Cải lương sẽ "thụt lùi". Về "NGHỆ SĨ CÓ TÂM", chúng ta không thấy được sự "chết với nghề", mà chỉ thấy được sự "sống với nghề", qua câu chuyện bà Bầu Thơ, mới thấy được sự "chịu chơi" của bà, bà đánh cược nhiều thứ để đào tạo ra nhiều lớp nghệ sĩ CHẤT LƯỢNG, có tài năng, có đạo đức. Ngày nay: Thứ nhất, nghệ sĩ đa phần "làm kinh doanh" hơn là "diễn xuất", họ coi Cải lương là "một cái nghề", và tư tưởng đó khiến họ bớt tâm huyết, bớt hi sinh đi rất nhiều. Thứ hai, nghệ sĩ chân chính thì bị nghệ sĩ có phe đảng "ém tài", người có tài - có tâm mà không biết nịnh hót thì dễ bị "đàn anh chị" ghét. Thứ ba, quá bị phụ thuộc vào "sách vở", mất đi sự tự nhiên, đặc biệt là sự DỨT KHOÁT trong cách diễn, nếu để ý, thế hệ trẻ ngày nay, nét diễn của họ bị pha tạp, bị "ỒN ÀO", bị "MẬP MỜ", nói rất nhiều khi thoại nhưng không câu nào nghe chắc câu nào, không gây ấn tượng cho khán giả. VÀ! Nhìn nghệ sĩ Hiếu Cảnh sẽ thấy, tuy chú không nổi tiếng, nhưng vẫn tâm huyết, hi sinh với nghề. MẶT KHÁC: Từ "Cải" trong Cải lương có nghĩa là cải cách, cải biến, nhưng chính sự cải cách đó đã giết chết Cải lương. Nói như thế không có nghĩa là Cải lương chết do sự cải cách, mà Cải lương chết là do "cải cách không phù hợp", không phù hợp chứ không phải là sai. Sự cải cách sai thể hiện rõ nhất trong việc: kéo nhịp - diễn chậm và không thật - tuồng dài - thiếu kịch bản hay (hay nói cách khác là thiếu soạn giả biết "vận dụng" thời đại tạo ra tác phẩm phù hợp) - thiếu sân khấu "vintage" - trang phục - vâng vâng. Về "KÉO NHỊP", ngày xưa ca Cải lương rất "nhanh", lời lẽ thì ngắn gọn, đủ ý, không dài dòng, tạo cảm giác chân thật và cảm xúc từ cách ca "tự sự", kể chuyện. Còn ngày nay, nhịp quá nhiều, ca rất chậm, chúng ta nói Cải lương chết cũng vì lẽ đó, thời đại này, đi nhanh - sống vội, thì làm sao lắng nghe những giai điệu chầm chậm như thế nổi, cho nên KỊCH NÓI vẫn sống vì nó nhanh và gọn, hai tính chất đó khiến nó vẫn tồn tại tương đối mạnh! Về "DIỄN CHẬM VÀ KHÔNG THẬT", nếu chúng ta có nghiên cứu, thì cái nôi của Cải lương xuất phát từ miền Tây (ví dụ như Bạc Liêu), mà người miền Tây nói chung ở thời điểm đó (nói "thời điểm đó" không có nghĩa là phê phán thời điểm này), họ là những người chân chất, "tay chân mau lẹ", đặc biệt là dùng TỪ ĐỊA PHƯƠNG, nên Cải lương trong những thập niên 40s, 50s, 60s, thậm chí là 70s, tiết tấu của diễn xuất trong Cải lương rất nhanh, từng phân cảnh không nhiều thời gian, nhưng đầy đủ cốt lõi câu chuyện cần truyền tải, nếu để ý sẽ thấy những băng dĩa Cải lương trước năm 75 thì thời lượng đều từ 1 tiếng đổ lại, nếu hơn 1 tiếng ví dụ như vở "Tiếng hạc trong trăng", thì là do cốt chuyện quá dài chứ không phải là "dài dòng" như ngày nay. VÀ! Nghệ sĩ cũng xuất thân đa phần từ đời sống thiếu thốn, cực khổ và dân dã nên họ đưa "ngôn ngữ địa phương" vào lời thoại. Về "THIẾU KỊCH BẢN HAY", cái này khó trách được, vì xu hướng của cuộc sống ở thời bình có nhiều biến đổi, vấn đề xã hội thì thế hệ trước đã làm rất nhiều, còn chủ đề về tình yêu thì cũng muôn hình vạn trạng, tình yêu của con người bây giờ bị giới trẻ đa phần xem nhẹ, ít thiêng liêng và chung thủy hơn trước, nên chuyện bi lụy về tình yêu sẽ không phù hợp với một khối lớn giới trẻ hiện thời. Nên không thể đòi hỏi việc một soạn giả có thể đưa chuyện bi lụy ấy đến giới trẻ một cách dễ dàng, vì chúng ta khổ như người xưa, nhưng cách thể hiện, bộc lộ cái khổ vì tình ấy lại khác xưa rất nhiều. Chúng tạo ra sự LŨNG ĐOẠN trong việc cập nhật thời đại vào Cải lương. CÒN NẾU KHÔNG! Tại sao lại không đưa tuồng nước ngoài vào, thực ra Cải lương ngày xưa đâu chỉ có tuồng Tàu (Trung Quốc), ngày xưa có những tuồng bên Hi Lạp, bên Mông Cổ chẳng hạn. Và đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu giết chết Cải lương. Về "THIẾU SÂN KHẤU VINTAGE (SÂN KHẤU CỔ ĐIỂN)", ngày xưa cảnh trí của sân khấu không lộng lẫy, không rộng lớn và loãng như bây giờ, nó chỉ gói gọn trong một không gian vừa đủ, và thậm chí là nhỏ giống như sân khấu "hát đình, hát đám", nên khán giả mê Cải lương và tập trung vào sân khấu nhiều hơn bây giờ, phần lớn họ mê sân khấu và nghệ sĩ đến nổi họ chỉ ngồi im ắng thưởng thức chứ không bấm điện thoại, không nói chuyện riêng như ngày nay. VÀ! Sân khấu được coi là "thánh đường" ở thời đó. Về "TRANG PHỤC", đồ trang phục của nghệ sĩ ngày xưa rất đơn giản, mộc mạc, không chói lóa, đính "kim sa, hột lựu" như ngày nay, và đồ đạc rất chất chứ không chỉ gói gọn mang âm hưởng Trung Quốc như bây giờ. Càng khang trang, càng lộng lẫy thì càng tạo khoảng cách giữa khán giả và nghệ sĩ, từ đó mất đi cái thật, cái đời, mặc dù sân khấu là tái phục dựng, là "ảo". CUỐI CÙNG LÀ KHÁN GIẢ! Nguyên nhân này không muốn đề cập đến vì đây là vấn đề "nhạy cảm", mang sự phiến diện của góc nhìn cá nhân. Đó là những nguyên nhân khiến CẢI LƯƠNG CHẾT mà trong vòng nhiều năm qua, tôi theo dõi và nghiên cứu nghệ thuật nước nhà! THÂN ÁI.
Cảm ơn bạn @mingfu đã có một bài viết rất dài để lý giải về "cái chết của cải lương", mà theo bạn là do "việc hoạt động nghệ thuật không tốt". Với những gì bạn đã viết ra và tự nhận là người "theo dõi và nghiên cứu nghệ thuật nước nhà", tôi cũng xin có đôi lời đính chánh những điều bạn lý giải chưa thật tường minh, ngõ hầu độc giả vô tình đọc được cũng không vì vậy mà hiểu lầm tai hại về cải lương. Để dễ theo dõi, tôi xin được đánh số thứ tự các ý sẽ trình bày. 1. Bạn mở đầu bằng câu "Cải lương thực ra không chết, việc nói rằng Cải lương chết chỉ là sự biện minh cho việc hoạt động nghệ thuật không tốt." Sau khi liệt kê một loạt các nguyên nhân, bạn kết luận "Đó là những nguyên nhân khiến CẢI LƯƠNG CHẾT mà trong vòng nhiều năm qua, tôi theo dõi và nghiên cứu nghệ thuật nước nhà!". Tôi xin phép hỏi bạn: Rốt cuộc cải lương chết hay không chết? 2. Bạn lập luận rằng "Chữ "không tốt" ở đây không chỉ là việc làm nghệ thuật một cách không nghiêm túc, mà "không tốt" ở đây là không có được "NGƯỜI NGHỆ SĨ GIỎI VÀ CÓ TÂM". Tôn trọng quan điểm của bạn, tôi tạm đồng ý với lập luận này. Nhưng đến khi bạn triển khai giải thích thì tôi thấy thật sự vô cùng phiến diện. Tôi sẽ phản biện ngay dưới đây: 2.1. Về NGHỆ SĨ GIỎI, bạn phát biểu rằng thế hệ "cô Thanh Nga, bà Út Bạch Lan, má Ngọc Giàu, bác Thành Được, bác Hữu Phước, bác Thanh Sang, vâng vâng, hay thậm chí có thể liệt kê NSND Út Trà Ôn vào 'danh sách' ở thế hệ đó" giỏi hơn thế hệ tiền bối của họ rất nhiều và tạo ra "sách vở" cho các thế hệ sau. [Tôi xin phép lưu ý rằng bạn mắc một số lỗi chính tả, như "vân vân" (không phải "vâng vâng"), "bóc lột" (không phải "bốc lột")]. Tôi hết sức phản đối ý kiến này, cho dù thần tượng cải lương duy nhất của tôi là nghệ sĩ Thanh Nga. Tôi dám chắc bạn chưa được xem những nghệ sĩ tiền phong như Năm Phỉ, Năm Châu, Phùng Há, Bảy Nam, Ba Vân... diễn, nếu có cũng chỉ lướt qua một vài trích đoạn rất ngắn và mờ căm. Khi đưa ra kết luận mà bản thân chưa thu thập đầy đủ dữ liệu thì kết luận đó dễ bị lệch lạc. Các bậc nghệ sĩ tiền phong đã phải vượt biết bao rào cản từ gia đình và xã hội để khẳng định vị thế của nghệ thuật cải lương non trẻ trong lòng công chúng đương thời, đem cái nghệ thuật đó mà dương danh quốc tế. Nếu trí - tài - tâm của họ không đủ xuất chúng, thì sự khắc nghiệt của xã hội và thời cuộc có lẽ đã dìm chết lâu rồi, làm sao có cơ hội để tiến tới thời kỳ hoàng kim thứ hai gói gọn trong khoảng 20 năm (1955 - 1974) mà bạn đang cho là vô tiền khoáng hậu đó? Đoạn này bạn ép uổng cải lương, buộc cải lương phải "khổ" chi vậy nè: "Tuy thế hệ sau họ có sáng tạo, có cái mới, nhưng chưa đủ. Vì sao? Vì thế hệ sau đang sống trong "thời đại này", khi đất nước không còn chiến tranh, không còn bị thực dân, đế quốc bốc lột, không còn bị ràng buộc bởi tư tưởng khép kín của phong kiến, thì họ không tài nào biến cái khổ thành thật." Nếu nội dung cải lương chỉ nói về "cái khổ" thì bộ môn này đã không sống mạnh mẽ trong dân gian như vậy. 2.2. "Về "NGHỆ SĨ CÓ TÂM", chúng ta không thấy được sự "chết với nghề", mà chỉ thấy được sự "sống với nghề"". Sự cực đoan và phiến diện của bạn còn thể hiện ngay trong câu mở đoạn về nghệ sĩ có tâm như vậy đó. Bởi câu mở đoạn đã sai nên các lập luận kéo theo sau nó cũng hồ đồ tương tự. Tôi chỉ muốn nói với bạn một câu: Nghệ sĩ không sống được để theo nghề thì chết với nghề e là quan điểm di hại cho đời sau. Và bạn cũng không nên lấy nghệ sĩ Hiếu Cảnh để dẫn chứng mà công kích những người khác, anh ấy có biết cũng không dám nhận.
3. Về những mặt khác góp phần khiến "cải lương chết" theo như cách nói của bạn gồm 6 điểm "cải cách sai" thì tôi cũng đọc mà không thấy được chỗ nào thuyết phục hết, nên tôi xin phép phản biện tiếp. Bạn nêu 6 điểm, và tôi sẽ phản biện 6 điểm, bắt đầu từ "cải cách sai". 3.1. Thiệt ra, bạn diễn đạt từ chữ "cải" đến "cải cách không phù hợp" cho đến "cải cách sai" bị lẩn quẩn và mâu thuẫn dữ lắm. Nhưng bạn ơi, đã "cải" thì sẽ có sai và có đúng, quan trọng là phải biết gạn đục khơi trong để mà phát triển hay sẽ bị triệt tiêu. Thì ngay ở cái tên bộ môn này, những người khai sáng đã chọn rồi đó: Cải Lương. Chữ "lương" nghĩa là thiện lành, tốt đẹp, khéo léo, hoàn mỹ. Như vậy "Cải Lương" là biến đổi theo những điều tốt đẹp đó chứ. Sự đời không phải cái gì mới cũng được tiếp nhận. Từ lúc chập chững chào đời cho đến khi thành công rực rỡ, cải lương đã từng bị công kích kịch liệt không biết bao nhiêu lần. Mới ra mắt thì bị chửi là lai căng. Thời bài vọng cổ nhịp 8 qua "cái cuống họng của cô Phùng Há" (chữ trên báo lúc bấy giờ) phổ biến khắp các sân khấu cũng bị chửi. Thời soạn giả Năm Châu ra mắt sân khấu "Thật và Đẹp" không ai thèm coi. Thời soạn giả Viễn Châu mới viết tân cổ giao duyên cũng bị chửi. Tới nay, cải lương hơn trăm tuổi đời, vẫn còn những người cố gắng "cải lương"; đúng hay sai xin để cho khán giả hậu sinh đánh giá.
3.2. Về kéo nhịp: Không biết bạn đang muốn nói tới kéo nhịp bài vọng cổ hay tất cả các bài bản? Phải chăng ý bạn muốn nói là tiết tấu ca bị chậm, thí dụ cũng bài vọng cổ nhịp 32 nhưng hát lê thê? Nếu phải, bạn nói đúng. Nhưng tới câu bạn cho là thời này "đi nhanh - sống vội" nên kịch nói đáp ứng được còn cải lương thì không, ý này cũng có phần đúng, có điều nó chỉ đúng nếu kịch nói nhanh gọn mà vẫn hay. Chứ chỉ nhanh gọn thì các chặp hài còn nhanh hơn nữa đó bạn. Tôi xin dẫn lời của cố Giáo sư Trần Văn Khê đã từng nói trong rất nhiều buổi giao lưu, đại ý rằng nếu đòi hỏi mọi thứ phải nhanh để theo kịp tốc độ phát triển của nhân loại thì nhịp đập trái tim từ thuở hồng hoang đến nay có thay đổi chi đâu? Chung quy, nghệ thuật truyền thống có đặc tính của nó cần được tôn trọng và làm cho nó tốt đẹp hơn, không đơn thuần kết luận một cách thiên về quan điểm vật lý như vậy được. 3.3. Về diễn chậm và không thật: Tôi rất buồn khi phải nói một câu là sự nghiên cứu (nếu có) của bạn ở đoạn này bị trật dữ lắm. Chỉ đúng hai chỗ: cái nôi của cải lương ở miền Tây Nam Bộ và tuồng cải lương thâu băng dĩa chỉ chừng 1 tiếng đổ lại. Nhưng nếu tuồng đó được lược lại từ bổn tuồng diễn trên sâu khấu thì thời lượng tuồng sân khấu không dưới 3 tiếng đồng hồ đó bạn. Tôi bổ túc để các bạn độc giả khác được biết: Tiền thân của cải lương là ca ra bộ, hình thức này xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ Tho. Tuồng cải lương đầu tiên ra mắt thì ở Sa Đéc. Còn ý lập luận về từ địa phương, tôi mời bạn nghe lại các tuồng Đoạn tuyệt, Sân khấu về khuya, Tiếng hạc trong trăng và dẫn giải giùm sự xuất hiện của "ngôn ngữ địa phương" làm cho các tuồng này hay như thế nào. Tôi mong được mở rộng tầm mắt lắm thay. 3.4. Về thiếu kịch bản hay: Điểm này tôi hoàn toàn đồng ý với bạn. Nhưng tôi một lần nữa quyết liệt phản đối nếu bạn cho là "tình yêu của con người bây giờ bị giới trẻ đa phần xem nhẹ, ít thiêng liêng và chung thủy hơn trước" dẫn tới nội dung tuồng cải lương không theo kịp thời đại. Bạn biết không, đây là sự quy chụp rất coi thường lớp trẻ, trong khi họ đang không ngừng vận động để tiếp nối, sửa sai cho các thế hệ đi trước, trong đó có tôi và bạn, cũng như cách chúng ta đã tiếp nối và sửa sai cho tiền nhân. Có như vậy đời sống mới văn minh lên. Chính chúng ta đang thụ hưởng thành quả của những người mà chúng ta coi là hỉ mũi chưa sạch, chưa ráo máu đầu đó. Vả lại, cải lương đâu chỉ nói về tình cảm lứa đôi?
3.4. Về thiếu kịch bản hay: Điểm này tôi hoàn toàn đồng ý với bạn. Nhưng tôi một lần nữa quyết liệt phản đối nếu bạn cho là "tình yêu của con người bây giờ bị giới trẻ đa phần xem nhẹ, ít thiêng liêng và chung thủy hơn trước" dẫn tới nội dung tuồng cải lương không theo kịp thời đại. Bạn biết không, đây là sự quy chụp rất coi thường lớp trẻ, trong khi họ đang không ngừng vận động để tiếp nối, sửa sai cho các thế hệ đi trước, trong đó có tôi và bạn, cũng như cách chúng ta đã tiếp nối và sửa sai cho tiền nhân. Có như vậy đời sống mới văn minh lên. Chính chúng ta đang thụ hưởng thành quả của những người mà chúng ta coi là hỉ mũi chưa sạch, chưa ráo máu đầu đó. Vả lại, cải lương đâu chỉ nói về tình cảm lứa đôi? 3.5. Về thiếu sân khấu cổ điển: Bạn ơi, "Thánh đường sân khấu" là nhà hát thứ thiệt đó. Một bậc thầy về sân khấu kịch thế giới đã nói, "Sân khấu là thánh đường, nơi mọi người muốn bước vào phải để đôi hài bẩn bên ngoài cổng". Nghệ sĩ Năm Châu, người chủ trương sân khấu "Thật và Đẹp" rất tâm đắc với câu này, ông thường dạy học trò như vậy. Sân khấu hồi xưa của các rạp Thủ Đô, Hào Huê, Hưng Đạo (cũ), Đại Đồng, Cao Đồng Hưng... đều đủ rộng, đủ chuẩn để ca diễn chứ không phải nhỏ thó "hát đình", "hát đám" mà bạn nói đâu. Hát đình là hát ở mái võ ca của các đình, cá biệt có đình Minh Phụng ở Quận 11 coi như đủ chuẩn một sân khấu nhỏ. Đoàn có đi lưu diễn thì chở theo giàn để dựng sân khấu. Và hồi xưa càng không có điện thoại di động nên sự so sánh này vô cùng lộn lạo vậy. 3.6. Về trang phục: Bạn phải nói rõ là trang phục tuồng hồ quảng, chứ tuồng cổ Việt mặc đồ vẫn đẹp. Chưa kể, cải lương tuồng Tàu chỉ là một phần trong cải lương chứ không phải là tất cả của cải lương. 3.7. Cuối cùng là khán giả, vì bạn đã muốn giữ tư ý nên tôi cũng xin dừng ở đây. Theo phép nghị luận, người viết cần hạn chế cái chủ quan, cảm tính của mình. Vì càng chủ quan sẽ càng dễ mắc sai lầm do suy diễn, tức là nói những điều không có, không phải. Việc tôi phản biện ở đây cũng nhằm ý chỉ ra những sai lầm do chủ quan đó chứ không có ý chỉ trích cá nhân. Mong bạn và quý vị hiểu cho. Trân trọng.
Cảm ơn bạn @@phuongdiem-le đã có một bài phản hồi về cmt của tôi. Tôi cũng có đôi lời tỏ bày cho bạn như sau: 2.1. Về "NGHỆ SĨ GIỎI", tôi xin nhận những góp ý về lỗi chính tả trong bài viết bởi tôi cũng là người bình thường, vẫn có sai và vẫn cần phải sửa, cũng như những cái sai của bạn về vấn đề "nghệ sĩ giỏi" vậy. Bạn dám chắc việc tôi chưa xem những nghệ sĩ Năm Phỉ, Năm Châu, Phùng Há, Bảy Nam, Ba Vân... thì rõ ràng là không đúng, vì bạn không phải là tôi, bạn không biết được tôi có xem hay chưa, nên khi bạn dùng từ "dám chắc" là hoàn toàn trật. Tôi không phủ nhận việc "Các bậc nghệ sĩ tiền phong đã phải vượt biết bao rào cản từ gia đình và xã hội để khẳng định vị thế của nghệ thuật cải lương non trẻ trong lòng công chúng đương thời, đem cái nghệ thuật đó mà dương danh quốc tế. Nếu trí - tài - tâm của họ không đủ xuất chúng, thì sự khắc nghiệt của xã hội và thời cuộc có lẽ đã dìm chết lâu rồi, làm sao có cơ hội để tiến tới thời kỳ hoàng kim thứ hai gói gọn trong khoảng 20 năm (1955 - 1974)...", nhưng, câu nói về những vị tiền bối ấy là những lớp người đi trước "thế hệ của cô Thanh Nga, bà Út Bạch Lan, má Ngọc Giàu, bác Thành Được, bác Hữu Phước, bác Thanh Sang, vân vân, hay thậm chí có thể liệt kê NSND Út Trà Ôn vào 'danh sách' ở thế hệ đó" giỏi hơn thế hệ tiền bối của họ rất nhiều và tạo ra "sách vở" cho các thế hệ sau." là hoàn toàn đúng, đối với cá nhân bạn có thể thiển cận nhưng đừng lôi kéo người khác vào. Có thể thế hệ tiền bối là người đặt nền móng, họ vẫn hay và vẫn xuất chúng như bạn nói, nhưng, họ chưa đủ sức để khiến Cải lương trở nên hoàng kim bằng những nghệ sĩ thuộc thế hệ cô Thanh Nga như mình đã nói. Vì sao? Vì cách hát, vì lối diễn, vân vân, và khi bạn đề cập vấn đề này thì bạn nên hiểu rõ hơn về "thời thế", cái tôi đang nói là việc thời thế thay đổi nên cái "hay hơn" của thế hệ cô Thanh Nga nằm ở chỗ được đón nhận mạnh mẽ để trở nên "hoàng kim" như bạn nói. Mặc dù, việc thành công của thế hệ cô Thanh Nga đều phải trải qua một giai đoạn "khó khăn" về việc đưa cái mới, cái hay đến công chúng. Chung quy lại, về điểm này, bạn lí giải chưa thuyết phục và chưa logic khi phản hồi quan điểm của tôi. Bạn nên học lại việc phân biệt rõ trong vấn đề tạo dựng nền móng và phát triển Cải lương, thế hệ tiền bối họ đưa được Cải lương dương danh quốc tế vì thời điểm đó, thực dân Pháp xâm lược và sự trao đổi văn hóa cũng diễn ra từ đó, người Pháp tìm thấy cái hay, cái lạ từ Cải lương nên họ vẫn để việc giao lưu nghệ thuật diễn ra bình thường. Còn vấn đề bạn nói rằng Cải lương không chỉ có khổ thì xin thưa với bạn, nếu bạn sống ở Việt Nam nói chung và miền Nam Việt Nam nói riêng, thì có rất nhiều người họ kiêng nghe Cải lương vào sáng sớm. Vì sao bạn biết không? Vì Cải lương đa phần đề nói về cái khổ của con người! Bạn có thể không chấp nhận điều đó, mặc bạn. Nhưng, với sự hẹp hòi của bạn, bạn dùng cái thiểu số để bắt bẻ lời tôi, thì bạn đã lầm. Cải lương vì sao được đón nhận bạn biết không? Nếu bạn không biết thì tôi nói cho bạn rõ, vì Cải lương là một bộ môn nghệ thuật phổ biến nhất về việc phản ánh xã hội đương thời ở thời điểm từ những thập niên 20s, 30s cho đến 60s, 70s. 2.2. Về "NGHỆ SĨ CÓ TÂM", nếu bạn đã từng xem qua Kinh kịch của Trung Quốc, thì bạn sẽ hiểu được "CÓ TÂM" là như thế nào. Nhưng, không phải Cải lương phải có những sự hi sinh với nghề tương tự như Kinh kịch thì mới gọi là "CÓ TÂM". Nghệ sĩ có tâm ở đây là việc người ta yêu nghề thật sự và dám làm những điều vượt qua giới hạn của bản thân, "chết với nghề" ở đây là hết mình, không vì tư lợi nhiều, vân vân, chứ không phải là chết theo nghĩa đen. Mình lấy dẫn chứng nghệ sĩ Hiếu Cảnh là mình muốn người khác thấy rằng nghệ sĩ họ làm việc không phải chỉ vì tiền, dù tiền là thứ quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống. Còn bạn cho rằng "Nếu nội dung cải lương chỉ nói về "cái khổ" thì bộ môn này đã không sống mạnh mẽ trong dân gian như vậy." thì tôi cho rằng sai hoàn toàn so với vấn đề chúng ta bàn luận ngay từ đầu, vì nếu Cải lương "sống mạnh mẽ" thì sẽ không có chuyện Cải lương chết. Nên bạn nên học lại cách lập luận.
Chương trình này mà MC Trấn Thành dẫn hoặc MC Trác Thuý Miêu dẫn là rất hấp dẫn và khách mời sẽ có không gian riêng ngồi để kể những câu chuyện về cai lương xưa.
Sau khi NSUT Vũ Linh qua đời, có thể thấy khán giả vẫn còn yêu thương cải lương nhiều lắm nhưng hiện tại trên tv ít phát các vở cái lương, ngoài đời sống thì các đoàn ca nhạc hay cải lương ko về địa phương phục vụ bà con nên thế hệ trẻ sau này ít có cơ hội trải nghiệm vì đc xem trực tiếp hấp dẫn hơn
Chú Hữu Châu quá lịch sự. Người ta đã nói là ba mấy năm với gương mặt ngao ngán còn đây mình người nhỏ, hậu thế lấy căn cứ ở đâu mà kêu 3 mấy năm là ngắn? Thế nào là ngắn thế nào là dài? Rồi có tìm hiểu kĩ về cô Thanh Nga ko vậy mà nói cuộc đời cô ngắn ngủi như đoàn hát. Thật là quá thiển cận, ý kiến cá nhân, ngông cuồng còn nói trước mặt người thân của họ. Đúng là tên gọi Bình bồng bột đã nói lên tất cả. Ăn nói thiếu suy nghĩ ko biết rõ vai trò của mình làm ảnh hưởng biết bao nhiêu con người…
Đoàn Thanh minh Thanh Nga diễn những tuong cải lương xã hội nổi tiếng có giá trị về nghệ thuật của những tác giả danh tiếng như Năm Châu, Ha Triều Hoa Phương…v…v. Phong cách diễn xuất và giọng hát truyền cảm,giọng sang trọng, luyến láy của Thanh Nga là thân tương của hàng triệu triệu người, trong đó có đại gia đình của tôi .
Cách nói chuyện của anh Hữu Châu thật lạ,nghe rất hay hay tiếu tiếu thân thương làm sau ấy,rất thích cách anh nói chuyện và chia sẽ,vô cùng cuốn hút ❤❤❤❤
Cũng mong ngành cải lương hồ quảng được phục Hưng sớm, có lẻ thiếu kịch bản hay và đời thực tế. Nghe anh Hữu Châu kể về bà bầu thơ, nghệ sỹ Thanh Nga , em cảm thấy ngưỡng mộ tài đức của bà và NS THANH NGA quá, rất cảm động.
Phục hưng cải lương khó 3-4 phần thì cải lương hồ quảng khó 8-9. Bởi cải lương xã hội còn có cơ hội thay đổi và cập nhật thời đại,từ đó mà kéo cải lương trở lại, còn riêng cải lương hồ quảng chỉ có thể dựa vào tình yêu và sự cố gắng của những con người yêu nó, chứ bản thân nó khó lòng vận động để đi theo thời đại.
@@angthiphuongthuy7566 Trung Quốc đã duy trì được bộ môn này tới ngày hôm nay. Theo mình nghĩ là phải có kịch bản hay. Kịch bản hay sẽ kéo khán giả tới rạp coi. nghệ thuật không bị chi phối bởi nhà nước thì nghệ thuật mới bay cao được. Nghệ sỹ mới chuyên tâm biểu diễn
@@phungtienla-hoquangtienla363 nhưng nghệ thuật không đi được vào đời sống xã hội thì khó lắm. Mà bạn thấy đó, cải lương hồ quảng khó mà kể câu chuyện của hiện tại lắm
@@thuannguyenminh6038 câu hỏi thì nông, kiểu nhét chữ vào mồm khách mời, trong khi nên khai thác theo hướng chia sẻ về nghề, cứ đi đào sâu đời tư theo hướng tự suy diễn, làm hỏng cả cái format, bạn thấy hay được chứ mình thì không. Cái kiểu cứ cố nói cho hoa mỹ, cho đao to búa lớn nhưng nó rỗng tuếch và gượng gạo
Vậy để người khác như Trấn Thành ổng giành ổng nói không để thể hiện , đôi lúc khách mời đang kể cao trao mình đang nghe nhập tâm thì ổng cát ngang , đúng là MC vô duyên !
Khi dẫn buổi nói chuyện này mình nghĩ nên biết cách tập trung chủ đề chứ không phải bạn thắc mắc cái gì bạn liền hỏi cái đó hoặc bạn nghĩ điều gì thú vị bạn sẽ khai thác thêm cho độc giả được nghe. Đúng, người xem luôn thích những điều thú vị, muốn nghe một cuộc chia sẻ chân thật, muốn những cái bật mí từ chính người trong cuộc nhưng bạn nên đặt để đúng chỗ chứ đừng để lạc trôi, rốt cuộc không biết đang nói cải lương và kịch nói hay nói chung sân khấu hay nói về các nghệ sĩ các danh nhân tượng đài, về nghiệp nghề nghệ sĩ nói chung hay cá nhân chuyện đời của họ, hay đơn giản ôn lại chuyện cũ cùng chú Hữu Châu? Thật ra chủ đề nào cũng hay góc khai thác nào cũng thú vị nhưng đừng có tạt ngang mất cảm xúc tư duy. Ví dụ mình nói chuyện nghệ sĩ Thanh Nga giới mộ điệu ai cũng thương tiếc nhưng có thể nhiều người chưa tìm hiểu lịch sử cải lương họ không biết điều này thì nghe xong cũng không hiểu gì chẳng biết phải cảm nghĩ gì, vậy rồi bạn dẫn dắt câu chuyện mà nói là 33:59 “ tâm hồn cô quá sức mong manh” thì không hề liên quan và hỏi chú có cho rằng cô có cuộc sống hạnh phúc không là một câu hỏi kì cục 😮. Những câu hỏi như 10:00 , 28:56 , 47:20 …. rất áp đặt và nặng tính dẫn dắt làm câu chuyện mất hay lại lan man. Thật may cho chương trình các nghệ sĩ gạo cội đều rất biết cách kể chuyện, rất khéo léo và uyên bác, chính câu chuyện được kể cũng có sẵn ý nghĩa. Mình đã xem 3 tập. Thật tốt vì Vietcetera đã làm chương trình nhưng mình nghĩ các bạn có thể làm tốt hơn vì chính các bạn ý thức lý do làm chương trình này, cũng như thời gian còn lại của các nghệ sĩ là rất quý giá. Mình không nghĩ các bạn hời hợt nhưng những câu hỏi đưa ra thật sự hời hợt. Mình không nghĩ phải yêu cầu người làm chương trình đi tìm hiểu chuyên sâu về kiến thức chuyên môn, lịch sử nghệ thuật cải lương vì mình cũng như nhiều người trẻ hiện đại đang nghe ở đây cũng không có những nền tảng đó. Mình ở đây vì nghe nói nghệ thuật dân tộc rất hay và đáng tự hào nên rất cần gìn giữ, vậy hãy cho mình thấy những điều đó là được, rồi mình sẽ yêu mến và cố gắng làm gì đó sau. Cho nên các bạn giúp mình : tìm kiếm và truyền tải thông điệp giá trị chứ đừng gồng gánh nặn ra một rổ quote được không? Cho mình ké những câu mình rất muốn hỏi : - Kỷ niệm vui buồn lớn nhất của cô chú với sân khấu ; nghiệp diễn? - Một lý do để quyết định theo nghề hoặc bỏ nghề; - Người thầy, ân nhân mà cô chú biết ơn/ đồng nghiệp cô chú quý trọng?- có điều gì nuối tiếc/ nghĩ muốn làm mà chưa làm được/ mong mỏi gì gởi gắm nghệ sĩ cải lương trẻ và khán giả trẻ?- Vì gọi là cải lương vậy có được quyền cải sửa để bảo tồn phát triển sân khấu cải lương? -nếu sửa Điều gì cần giữ gìn, điều gì có thể thay đổi, lỡ lại bị gọi làm lai căng thì cô chú nghĩ sao? Ngoài cải lương, cô chú có yêu thích loại hình sân khấu nào khác không? Về mặt chuyên môn các bạn có thể hỏi nhẹ cô chú về bí quyết làm nghề giữ giọng . Chia sẻ thời gian học nghề thành nghề. Cái khó về mặt chuyên môn kỹ xử lý thuật hát của chính cô chú. Chỉ có được nghe giảng giải những bí kỹ tuyệt kỹ đặc thù thì khán giả mới hiểu được cái tuyệt vời của nghệ thuật.
Đồng ý. Những cái mình muốn nghe thuộc về kiến thức thì không thấy đâu. Toàn nghe mấy câu thánh phán, hỏi cô Thanh Nga có hạnh phúc không, tâm hồn mong manh… giá như có chưc năng Mute Host thì tốt.
Mình rất thích xem những chương trình của Vietcetera. Đây là chương trình mình cảm thấy đặc biệt nhất vì nó không chỉ mang tính nghệ thuật mà còn có giá trị lịch sử qua tuổi đời của những nghệ sĩ gạo cội, mà có thể giới trẻ của mình phải gọi là ông, bà, cô, chú. Mong chương trình sẽ tiếp tục những số tiếp theo
Lúc ông Bình nói sân khấu cải lương ngắn ngủi như cuộc đời cô Thanh Nga mà tôi thót tim luôn đó, tôi phải nhìn biểu cảm của chú Hữu Châu thế nào. Trời ạ!
nghe tới đó tự nhiên thấy thương chú Châu, không biết chú có nghĩ gì về câu đó không, tức ghê
@@longnguyen4199 thật sự quá bồng bột!
nói quá dở
Chú host rất vô duyên, format hay những người dẫn thì... mõi lần tới đoạn host cứ tua đi thôi :))) thích chú Hữu Châu.
Thằng MC đần độn quá, phải nói hỏi vừa vô duyên vừa ngu.
Hữu Châu ơi, anh là NS chân chính, tài năng, tâm huyết, quằn quại với nghề.
Quý cách trò chuyện của chú Hữu Châu quá! Rất kính trọng chú! Còn bạn host đôi khi có nhiều câu và biểu cảm thảo mai, và có một chi tiết bị “vô duyên” khi nói so sánh cải lương và đời sống ngắn ngủi của cô Thanh Nga 😓
Buồn thiệt, sao lại dùng từ ngắn ngủi cho đời người nghệ sĩ tài danh vang bóng. Không đong đếm đc bằng số năm nếu đi làm nghề 60 năm nhưng không có thành tựu. Hằng hà năm sau ai có thể xóa nhòa được hình bóng của cô Thanh Nga. Quá thiển cận, bạn Bình này nên xin lỗi vì dùng từ thiếu suy nghĩ như vầy....
Phát biểu của host là thấy bạn này không hiểu gì về tình hình cải lương so với các sân khấu khác trong tình hình hiện tại. Trong các sân khấu hiện tại, cải lương tuy không phồn hoa như trước nhưng là loại hình có khán giả trung thành nhiều nhất, và hiện tại, đáng mừng là nhiều bạn trẻ đến với sân khấu cải lương hơn trước đây. Bạn host phát biểu 1 câu làm mình phản cảm thực sự.
thằng BÌnh này nó thảo mai từ lúc vào nghề mà, hợp gu Trấn Thành.
Đúng như anh Hữu Châu nói. Hồi xưa cái danh nó xứng với cái tài, ngày nay cái tài không có mà cái danh thì nhiều.
10 năm làm Bầu đã là hay nói chi 20 năm, còn đến 30 năm là đã quá tuyệt vời nhưng qua lời người dẫn chương trình thì là ngắn ngủi 😢
Vì một Tuổi thơ đẹp xứng đáng được gìn giữ,cảm ơn chú nhiều
Qua tập này, có thể nhận ra 1 điều, là cái cách mà host mà chương trình nhìn nhận về cải lương khác so với thế hệ sống với nó cảm thấy. Những người đam mê cải lương kì thật vẫn ở đó chứ thật sự không hoàn toàn mất đi. Nhưng góc nhìn đưa cải lương trỏ thành 1 trào lưu với giới trẻ tri thức hiện đại và có đường hoàng và có thế kiếm 1 khoảng thu nhập nuôi sống bản thân như những rapper, rocker hay các entertainment khác thì quả thật hơi khó. Kiểu những loại hình dân gian có một dạng sóng ngầm và những người tham gia thể loại này thực sự thay đổi tư duy và đưa những yếu tố giải trí vào các show trình diễn hiện nay thì tình hình mới thật sự thay đổi. Nếu những người chơi bộ môn này không có tư duy đó cũng thật sự khó đổi thay.
Hiện tại kiểu mình muốn đem một luồn sóng với những gì có sẵn thì nên kiếm những người cùng với thời đại này tìm cách gợi mở cho học thì mình nghĩ hay hơn. Có thể đặt season này như 1 season bản lề để kể về lịch sử cải lương hơn là gợi mở về cách thay đổi nó trong tương lai.
Góp ý host về cách đặt câu hỏi 1 chút, mình hiểu rất rõ về tư tưởng của chương trình nhưng cách đặt câu hỏi có vẻ áp đặt chính kiến bản thân và thực sự không gợi mở lắm. Vì những người trong hành trình và đam mê của học cảm thấy vẫn rất ổn với hiện tại nhưng mong muốn của ctr lại xa hơn.
Cảm ơn chương trình nhưng để thực hiện được những mục tiêu hay tâm ý của show này mong ctr đề xuất mời những nhà báo có niềm đam mê lâu năm với cải lương như nhà báo Thanh Hiệp hay các nghệ sĩ trẻ như Quế Trân để cho mục đích này hơn. Cảm ơn ctr đã đọc.
Hi vọng sẽ có nhà báo Thanh Hiệp
Cảm ơn bạn vì những chia sẻ, đóng góp trên
@@Vietcetera Ui được reply sướng quá ạ, cảm ơn Vietcetera đã luôn tạo ra được những chương trình ý nghĩ bổ ích và cực kì nhân văn ạ, cảm ơn mọi người thật nhiều
@@Vietcetera host này thật sự quá tệ, ngưỡng mộ Vietcera nhưng thật sự đưa ông này lên làm host thì thấy show cũng bth như mấy chỗ khác toàn đưa người quen
@@Vietcetera mình hơi bất ngờ vì sự lựa chọn host lần này của Vietcetera 🥲
tôi sinh năm 2003, năm lớp 10 nghe ông ÚtsTrà Ôn hát bài tình anh bán chiếu rồi mê tới giờ. Nhờ nghe cải lương mà tôi biết quá trời nhiều điều. Đối với tôi cải lương là cái gì đó rất đặc biệt, tôi đã nghe rất nhiều thể loại nhạc khác nhau nhưng cải lương là một thứ gì đó hoàn toàn khác biệt và tôi mê đến tận bây giờ. cảm ơn chương trình dã đem lại các câu chuyện xa xưa về cải lương thông qua các nghệ sĩ gọi là cây đa cây đề. RẤT CẢM ƠN CHƯƠNG TRÌNH.
Rất vui khi có người trẻ tuổi yêu thích cải lương. Chúc cháu nhiều SK và thành công trong công việc.
2k3 thì nên xưng e nghe hay hơn nhé.
@@loannguyen0103 để ý sai chỗ rồi bạn.
@@loannguyen0103 MXH là phẳng, tuổi tác đôi khi ko quá quan trọng đâu bạn.
Mình từng có duyên xem vài vở kịch có chú Châu diễn trên sân khấu, giọng của chú ở đây như thế nào thì ở trên sân khấu nó cũng y như thế. Tròn vành rõ chữ, nhả thoại từ tốn nhẹ nhàng nhưng đầy cảm xúc. Nghe đài từ của chú Châu cực kỳ sướng tai, xem mê lắm.
Kiến.thức.uyên.bác.về.dòng.nhạc.cổ.!có.thâm.niên.ca.diễn.xứng.đáng.pphong.danh.hiệu.tiến.sĩ.và.ns.nd.cho.ns.chí.tâm!
Rất thích các diễn viên chân chính như Chú Hữu Châu và anh Hữu Lộc
Thật sự cải lương đg đc wan tâm trở lại là nhờ sự ra đi của chú Vũ Linh,ai cũng lụt lại những tuồng xưa của chú từng đóng
1 là thay đổi host, 2 là thay đổi lối dẫn dắt trò chuyện... yêu thì nên yêu 1 cách đàng hoàng, tử tế còn nếu k làm dc thì xin đừng chỉ biết "yêu"
Trong Have a sip tập của anh Táo, khi nghe anh chị chia sẻ về Cải lương lẫn dự án Trăm Năm Sân Khấu, mình đã rất mong chờ. Một phần vì vốn dĩ mình quê ở miền Tây, một phần vì mình tò mò về lịch sử và nguồn cội của Cải Lương. Ở tập này, mình đã được biết thêm nhiều về những người và tổ chức có công rất lớn để đưa Cải lương đến với sự công nhận của xã hội thời đó. Mình hơi bất ngờ về cách dẫn cũng như những câu hỏi của anh Bình (ví dụ như ở phút 17:30, câu hỏi đó mình nghĩ không nên xuất hiện trong bất cứ cuộc đối thoại nào, chứ đừng nói là trước mặt một nghệ sĩ như chú Hữu Châu), mình cũng hiểu phần nào vì khi bên cạnh anh là chú Hữu Châu thì thật khó để có thể hoà nhịp một cách trơn tru được. Tuy nhiên, mình cảm thấy anh Bình cũng không đáng trách hoàn toàn, bởi lẽ chú Hữu Châu chia sẻ phần lớn là những câu chuyện trong gia đình của chú và của thời kỳ đó, những sự việc có lẽ là nếu chú không nói thì tất cả chúng ta đều không thể nào biết được. Anh Bình chỉ có một điều duy nhất cần chỉnh lại để dự án này thành công hơn đó là chọn cách dẫn khác đi, dưới góc nhìn đơn thuần của một khán giả, mình mong muốn được nghe những cô chú nghệ sĩ nói nhiều hơn về nghề, về Cả lương một loại hình nghệ thuật rất hay, rất đẹp của dân tộc, mình tin đó cũng là mục đích và ý nghĩa của dự án này. Thế nên thay vì đặt câu hỏi và những câu mở mà theo mình có hơi thiên hướng áp đặt, thì anh nên đặt những câu để cô chú có đà kể nhiều hơn nữa về Cải lương. Mình vẫn sẽ theo dõi dự án này, cảm ơn Vietcetera vì đã mang Cải lương đến gần hơn với những người trẻ như mình.
Nghệ sĩ Hữu Châu kể chuyện cuốn quá, đây là điều ước muốn nghe nghệ sĩ Hữu Châu kể thêm. Theo dỏi FB chú mà mê. Chỉ mong được về Vn để xem kịch của Hữu Châu và Thành Lộc
Đọc bài viết của BBB mình ngưỡng mộ một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc, một lượng kiến thức uyên thâm. Nhưng nghe BBB nói, mình thấy sự hời hợt, hời hợt, rất hời hợt. Đừng nói vuốt đuôi, đừng áp đặt, đừng võ đoán.
Mình đang nhìn thấy 1 BBB loay hoay và choáng ngợp trước những tượng đài. Hy vọng những tập sau Bình sẽ duyên hơn và chủ đề được khai mở nhiều hơn.
Viết bài khác với phỏng vấn trực tiếp mà bạn. Giống như ca sĩ thu đĩa và hát live, đâu phải ai hát live cũng hay như đĩa thu đâu.
Từ tập Have a Sip gần nhất phỏng vấn a.Bình thì tôi đã thấy cái tôi của anh rất cao và đề cao bản thân mình nhiều. Và đến khi a làm host thì rất tiếc cho chương trình rất hay nhưng chưa trọn vẹn được. Các ý kiến đóng góp thì hầu như các comment khác đã thể hiện.
P/s: nói chuyện với người lớn tuổi hơn mà 'ừm', 'ờ' liên tục trong lúc chú Châu đang kể thì các bạn tự hiểu, mình thấy rất phản cảm.
ngồi vắt chéo chân ngang hàng là thấy ghét rồi
Quá mất dạy, thấy have a ship mà show này đưa thg vô giáo dục này lên thì chịu
anh này được cái ra vẻ, tỏ ra hiểu biết nhưng thật ra chẳng tìm hiểu gì, cũng không dành sự tôn trọng nhất định cho người đối diện, quá thiếu sót vậy mà được gặp Bác Hữu Châu thì anh ấy quá may mắn mà thôi
Tự cao đánh chết con nguời...nên nó mới đổi ngệ danh à...trình độ trung bình thôi
Chú Hữu Châu rất tuyệt vời 👍👍👍
Ns thanh nga tài sắc vẹn toàn . Tượng đài cái lương Bích 100 năm
Lần thứ hai coi hết 1 podcast cuả Vietcetera, lần đầu là cô Hồng Đào, lần hai là chú Hữu Châu, hi vọng lần ba là chú Thành Lộc.
Ai nói bạn là cải lương chết vẫn như cơn sóng ngầm len lỏi trong cuộc sống người dân Miền Nam
Cá nhân tui rất là thích tập này
@@buivuuyen Mình cũng vậy ạ:))
Mình cũng vậy ạ:))
Mong anh Bình lần sau hỏi những câu hỏi có duyên hơn và tìm hiểu thông tin kĩ càng hơn khi dẫn, thấy khúc cuối có vẻ như chú Châu k hài lòng với việc anh so sánh cuộc đời của cô Thanh Nga với sự tồn tại của sân khấu cải lương, rồi tự cho rằng 30 mấy năm là ngắn ngủi. Có lần chú Châu đã từng nói ít tham gia trò chuyện trên những chương trình truyền hình (1 tập của Kí Ức Vui Vẻ), hi vọng lần nói chuyện này của anh sẽ k làm chú Châu phải thay đổi lần nữa suy nghĩ của mình và k tham gia vì thật sự rất thích chú Châu kể chuyện.
Nghe chú Châu nói về bà nội cuốn quá cứ thích nghe hoài mà bị cắt ngang chuyển đề tài cái rụp 😅với lúc chú Châu nhắc chỗ mà nói chuyện với bà nội k có ngồi cái tướng vậy chắc cũng là nhắc khéo đó anh Bình.
Với cả nói chuyện với bậc cha chú mà cứ ừm ừm hơi bị lớn nghe k ổn, mà cứ dạ dạ thì nó bị lấn át đi câu chuyện chú Châu đang kể, thay vào đó anh có thể gật gật đầu, còn k thì edit giảm hay cắt bớt ừm ừm dạ dạ của anh thì sẽ hay hơn 😊
Với đồng quan điểm với đa số các bình luận khác là anh đặt vài câu hỏi hơi thiếu suy nghĩ, bị áp đặt theo quan điểm cá nhân. Mới xem lần đầu nhưng em thấy tập này anh đúng là Bình “Bồng Bột” thiệt!!
Có lẽ như MC hỏi nhiều câu hỏi vì muốn nói về nhiều chủ đề khác nhau, vì vậy mà các ns chưa kịp nói hết ý là bị cắt ngang
Với các ns lớn như vầy thì nên hỏi ít thôi nhưng sẽ nhận được câu trả lời đầy đủ hơn.
Bình này thảo mai, ngu lắm, toàn hóng chuyện của người khác kiếm fame
Đúng, host hỏi vô duyên ơn. Cũng may anh Hữu Châu trả lời rất hay
đồ mất dạy chứ nói gì. ngồi trò chuyện anh Hữu Châu mà bắt chân chữ ngũ là thiếu văn hoá , không tôn trọng tiền bối.cô Thanh Nga tuy bị ám sát mất nhưng quãng đời cô sống như vậy có xem là ngắn hay ko. thứ mà sống cho lâu ko làm được gì mới là sống ngắn.
B nói rất chuẩn
Nghệ sĩ Thanh Nga là đại thần tượng của mẹ tôi , Hằng ngày nhà tôi nghe đĩa hát toàn những tuong cải lương của đoàn Thanh minh thanh Nga, vì vậy toàn gia đình và con cháu đều thương mến và yêu tiếng hát truyền cảm, sang trọng, mượt mà của ca sĩ Thanh Nga. Đại gia đình của bà bầu Thơ đều là thân tương của gia đình tôi .
Tôi là một người 9x đời đầu, tôi tiếp xúc với nghệ thuật ca hát - cải lương khi mà tôi chưa biết gì? Những lúc nhỏ tôi thường rất khó chịu khi nghe những bài hát hải ngoại, tôi xem hằng đêm qua chiếc tivi hàng xóm với từng tuồng được chiếu trên tivi, rồi tới thời kỳ băng video quay tay. Mãi cho đến năm tôi học lớp 11 năm 2008 tôi được nghe tiếng hát Duy Khánh và từ đó tôi dần dà tìm hiểu rồi say mê, tôi như đi ngược thời gian bắt đầu từ nhạc vàng rồi ca cổ rồi lại cải lương với 1 tâm thế muốn về ký ức ngày xưa. Những cây đa, cây đề họ hát bằng tình cảm và những câu chuyện rất nhân văn qua những tuyệt phẩm của tác giả, đặc biệt là ông Viễn Châu. Chương trình rất hay qua từng lời kể của khách mời, những người dẫn chuyện chưa khai thác hết được cái tài hoa và đặc sắc của trăm năm sân khấu, lối dẫn rất hạn chế, mong chương trình sẽ phát huy tốt hơn cho những số sau. Xin cảm ơn
Xin dành lời khen tặng đến người dựng background quá ý nghĩa, ở hướng chú Hữu Châu thì là người nghệ sỹ, ở hướng anh Bình là khán giả, còn trực diện thì cả hai như chỉ cuộc đời người nghệ sỹ ở trên sân khấu và ở đời thường vậy.
Thật sự rất quý chú Hữu Châu, chú là một trong những người nghệ sĩ mang cho con cảm xúc mạnh mẽ khi xem chú diễn, cứ xem chú diễn con lại tự hào về tây nam bộ mình ❤️🔥
Cô thanh nga ca , diễn trên cả tuyệt vời. Mỹ nhân tự cổ như danh tướng, thất hứa nhân gian kiếng bạch đầu.
Hồi đó những cuộc thi đánh giá đều công tâm và chất lượng và những BGK là những người trình độ chuyên môn đẳng cấp . Còn giờ ôi tôi loạn xi ba chao ...
Anh Bình Bồng Bột có lẽ thật sự nên xem lại cách host của mình. Làm host là gợi mở vấn đề, để khách mời chia sẻ. Lắng nghe là để hiểu, ko phải chỉ để vội trả lời. Chưa kể đến đoạn anh nói sự ngắn ngủi của cuộc đời cô Thanh Nga. Trời ơi... là chú Châu thì đau lòng bao nhiêu chứ???
Chú Hữu Châu một người thầy, người đi trước thật đáng kính trọng và ngưỡng mộ ❤ Thương Chú và chúc Chú thật nhiều sức khoẻ ạ ❤
Đề nghị chương trình mời những nghệ sĩ kì cựu để họ chia sẻ kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sao hiểu nhiều hơn về văn hóa nghệ thuật. Với là cầu nối để cùng nhau phát triển nghệ thuật cải lương như cái thời hoàng kim.
Dù có mời tên tuổi lớn nói thêm thì cải lương bây giờ cũng khó mà lên lại được thời hoàng kim. 10-20 năm nửa , sau đợt những ngôi sao này ra đi, thì người ta cũng mua đĩa của họ nghe tiếp thôi ,rồi nghe lại nếu muốn thôi vì nó quá hay rồi ( như đỉnh núi không thể vượt qua) .Chứ mấy e mới dù có hát lại cũng không thể bằng. Ngoại trừ Marketing cho ngôi sao mới ( và phải là thiên tài cải lương thật sự- hay nói là ai đó tái sinh). Nếu marketing thì người ta thường kiếm tiền nhiều, mà kiếm tiền nhiều thì lại chẳng chọn cải lương, họ sẽ chọn nhạc trẻ và hip hop hay cái nhạc gì đang thịnh. Mà làm sống cải lương làm gì, khi nó có chết đâu ( như xem phim bao công quách què, tụi China đóng phim còn lâu mới bằng tuồng cải lương lúc nhỏ tui đã xem), có chăng là để kiếm tiền bằng cải lương nó chậm và khó thôi ( Nhận định cá nhân cho vui, không tranh luận đúng sai) . hehe hé😂
Cá nhân mình thấy chương trình rất có ý nghĩa khi mời các nghệ sĩ gạo cội chia sẻ về bộ môn sân khấu cải lương miền nam. Sẽ rất tuyệt vời nếu như cách dẫn chuyện của A.Bình tốt hơn. Thật sự có nhiều đoạn a nói chưa có duyên lắm và có phần áp đặt khi đặt câu hỏi với khách mời. Chẳng hạn ở tập trước khi anh phỏng vẫn Nghệ sĩ Hồng Dung, con của Nghệ sĩ Năm Châu. Cách đặt câu hỏi về mối liên hệ giữa Ông Năm và Bà Phùng Há thật sự thiếu tế nhị. Hay trong phỏng vấn với NS Kim Cương nói về khả năng ca hát của Cô. Còn tập này anh nhận xét đời sống cải lương ngắn ngủi như vậy thật không hay tí nào. Mình rất quan tâm đến những chương trình như thế này, hy vọng người dẫn sẽ có những thay đổi để phù hợp và đạt được ý nghĩa ban đầu là giới thiệu cũng như bảo tồn nét đẹp sân khấu cải lương đến với nhiều thế hệ khán giả.
Tôi rất nhớ những lời thoại và những câu hát của nghệ sĩ Thanh Nga trong vở tuồng San khấu về khuya và tuong Tiếng hạc trong trang, những giọng trầm bổng đầy diễn cảm.Gia đình tôi đều thương hết những vai Thanh Nga diễn, da ăn sâu vào tâm trí tôi .
Người trẻ ko thích cải lương vì họ không biết nhịp ko biết nghe cái hay của nhạc cổ chỉ cần nghe đàn đã muốn hát. Dài dòng, xước mướt là điểm thứ 2 khiến nhiều người ko thích cải lương. Nếu có thể áp dụng, sáng tạo, cải tiến những giai điệu cải lương vào tân nhạc như cổ phong hí kịch, Rap, vọng cổ, nhịp.. chắc chắn cải lương sẽ là một nét đẹp văn hóa có 1 0 2 của VN và sẽ ngày càng phát triển :).
Lần đầu tiên xem Bình ở have a ship cách đây 1 năm, mình thích anh chàng này quá trời, đến have a ship lần thứ 2 cách đây không lâu, thấy cách nói chuyện đã không còn thú vị như lần đầu. Nhờ trong cuộc trò chuyện đó có nói đến chương trình trăm năm sân khấu, mình đã tìm kiếm và theo dõi không sót tập nào và mình nhận ra, mình hết thích nghe Bình nói nữa rồi 😢
Khán giả vẫn yêu mến cải lương. Cầu mong có vở diễn hay, diễn viên tài giỏi, tận tâm! Yêu mến anh Hữu Châu! Mỗi ngày tôi đều nghe cải lương.
tôi chỉ mở nghe tiếng khi ngủ. Nhưng từ Uhm, ừm bạn làm tôi mở xem bình luận. Lúc đầu tôi nghe bạn uhm tôi nghĩ bạn chắc lở lời, ai dè đây thói quen, mà thói quen nc người lớn mà vậy thì ko được...
Nghệ sĩ hữu châu mình đã xem qua kịch phim anh đóng mình thích nhất anh đóng vai hài diễn xuất rất hay thiệt con nhà nồi còn nói về cô thanh nga diễn cải lương thì khỏi phải chê mình cũng đã coi phim trên RUclips trước 75 như phim nắng chiều thì cô diễn cũng rất hay tài giỏi và xinh đẹp nữa
Truoc tien xin cam on mot chuong trinh day y nghia , nhan van , giup moi nguoi hieu ro hon van hoa cai luong tram nam da ton tai den bay gio , cai luong la van hoa cua dan VN , cam on chuong trinh da moi anh Huu Chau , mot nguoi nghe sy chan chinh de moi nguoi nen hoc tap
Mong cải lương sống lại để nhiều bạn trẻ biết cái nôi và ý nghĩa nhân cách sống trong đó
Con rất thích chú. Từ tâm với nghề lẫn đạo đức ngoài đời
Thỉnh thoảng hay nghe Bình phản ứng với câu chuyện kể bằng cách gằn giọng "ừm". Đây là cách phản ứng không hay khi tiếp chuyện với những người lớn hơn mình. Hơn nữa, đừng áp đặt quan điểm của mình lên câu chuyện khách mời, bản lĩnh của người dẫn chương trình nên đặt vào câu hỏi hơn là thể hiện triết lý của mình. Thân mến!
Mặc dù biết là không thể nhưng với chủ đề trăm năm sân khấu này, mình thật sự muốn host là chị Trác Thuý Miêu. Một người khả năng dẫn dắt và có đam mê, hiểu biết về sân khấu 😢
Chắc do kinh phí chương trình á bạn, chứ đc chị Miêu dẫn thì quá hay rồi!
Đứng ở góc độ 1 người trẻ,ít được tiếp cận vs nghệ thuật ngày xưa,nên đôi lúc những nghệ sĩ lớn tuổi,mình chỉ được nghe tên tuổi của họ,chứ ít khi được biết về hành trình chinh phục đỉnh cao nghề của họ. Nên mình muốn biên tập hãy đặt câu hỏi khai thác khách mời là trọng tâm,tập này thấy toàn khai thác cô của chú Hữu Châu là cô Thanh Nga là chính. Nên rốt cuộc cũng phải gg xem chú Hữu Châu phát triển nghề ntn. Mặc dù lúc nhỏ cũng từng xem ngày xửa ngày xưa của chú rồi nhưng làm sao hiểu được chặng đường đi của chú ntn
Con hâm mộ nghệ sỹ Hữu Châu lắm. Qua chương trình này con hiểu thêm về chú rất nhiều. Cảm ơn chương trình.
Tất cả các ca sĩ có tài vừa đẹp vừa hát hay khán giả xem đi xem lại vẫn thích nghe những ca sĩ diễn viên từ sân khấu đến diễn viên hài rồi nhạc vàng chèo cải lương thập niên cũ xem đi xem lại vẫn hay và rất nhiều người nổi tiếng họ yêu nghề tiền thì vẫn cần nhưng phải yêu nghề và tiền đi đôi với nhau những thế hệ đó bắt đầu có là đầu tiên nên không thể phai mờ được nó sẽ tồn tại để đời mãi mãi không bao giờ mất được rồi không biết con cháu những đời sau này không biết có phát triển được không chứ bây giờ chưa thấy gì
nói về sân khấu kịch,, chú là tuổi thơ của con. Con cám ơn chú
Cãi luong khó hon kįch , cãi luong vùa ca vùa diên công súc hao tón hon kįch , nguoi ns cãi luong phãi có suc khõe .
Tôi rẩt nể phục các NS ,nhất là NS Thanh Nga từ giọng ca,diễn xuất vô cùng điêu luyện khiến làm cho mn xem mê luôn
NS Hữu Châu nói chuyện hay, chân thật. Cam ơn những Nghệ sĩ chan chính lao động nghệ thuật chan chính!
Mình xem hết là vì mình mến cách chú Hữu Châu chia sẻ, còn cách bạn host đặt vấn đề thì nghe tới lúc bạn host hỏi về một đoàn cải lương 30 mấy năm là vẫn ngắn ngủi thì mình thấy nực cười quá bạn host ơi... thời buổi này kinh doanh một cái gì đó nho nhỏ mà giữ được 5 năm 10 năm thôi là cũng cần lo đủ thứ rồi, nói chi 1 đoàn hát trong một giai đoạn lịch sử đầy thăng trầm khi đất nước còn trong thời chiến. Bạn host khi chọn câu hỏi để hỏi cũng nên suy tư trăn trở chút xíu đi ạ.
Một gameshow đình đám chừng 1-2 mùa là tiêu mà bạn này nói cải lương 30 năm là ngắn.
Gọi chú xưng con! Mà ngồi gát chân lên như vậy! Nên xem lại!
Cách anh dùng "chết" cho cải lương cũng vậy. Mình thấy được sự chạnh lòng của Chú Hữu Châu lúc đó. Rồi chú Hữu Châu cũng nói lại một câch nhẹ nhàng hơn là "Nó không chết hoàn toàn đâu, đừng dùng từ "chết". Loại hình nào cũng sẽ có lúc điêu đứng thôi."
Là host mà không biết cách dùng từ, chắt lọc từ sao cho nó "êm tai" và tôn trọng dành cho khách mời. Huống chi với Chú Hữu Châu cải lương là cái nôi, là tuổi thơ, là tình yêu chảy trong xương cốt, là cái chú thương và trân quý đến nhường nào. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ cho vô vàn sự dùng từ rất HỖN và LÁO của anh trong tập này thôi.
Ước gì người trò chuyện với chú Hữu Châu là chị Thuỳ Minh. Bình vẫn còn bồng bột lắm.
Thuỳ Minh không hơn đâu.
Thật biết ơn show đã cùng các nghệ sĩ ưu tú Việt Nam để chia sẻ về những tinh hoa nghệ thuật dân tộc 🙏Vô cùng trân trọng! Nghe mà nhớ về tuổi thơ bà nội mở radio nghe cải lương mỗi trưa, cô ngồi kế bên chiếc máy may cọc cọc may đồ mỗi ngày 🥰
Có 1 điều lạ, lướt qua các bình luận, những nghệ sĩ trong bóng tối toàn là nghệ sĩ được mọi người kính trọng như Hữu Châu, Thành Lộc… Còn những nghệ sĩ luôn xuất hiện trên liveshows trên gameshows toàn bị ném đá và khán giả bày tỏ sự chán nản với showbiz.
Một chuyến du lịch trải nghiệm đầy thích thú không ai ngờ vn mà có những chuyen tham quan quá tuyệt
A MC này cũng có kiến thức về bóng đá nhiều lắm nè, giỏi ghê!
Rất mong nghệ thuật cải lương được trở lại thời hoàng kim thuở trước, đẩy lùi tình trạng hài bẩn, nghệ sĩ bẩn đang nhan nhản hoành hành khắp nơi như hiện nay. Mong lắm....
Thật sự xem hết tập này vì yêu mến NS Hữu Châu.
Chỉ đơn giản nhìn về cách ngồi vắt chéo chân thôi cũng nhìn ra được sự khiêm tốn của 2 con người chênh nhau hoàn toàn. Đúng là Bình "Bồng Bột", nói chuyện kiểu đó với người lớn mà thái độ vẫn ngạo nghễ như mình hiểu biết lắm vậy 😂
Ôi a Hữu Châu. Chẳng hiểu sao mình cứ nhớ câu a HC diễn trong kịch gì đó. Mà bây giờ lâu lâu mình vẫn lãm nhảm lúc buồn vui một mình. " Con chim chết ngắt tha rác lên cây. Lũ kiến từng bày tha mồi làm tổ" ,không hiểu sao. Và hát bài " lan da trâu"._ Chắc có lẽ là duyên nghệ sĩ thật sự nó thấm vào suy tư của tui nhỉ. Nghe bao nhiêu thứ mõi ngày mà vẫn nhớ khúc đó dù đã bao nhiêu lâu và chỉ xem thoáng qua kakakka . Thanks a Châu 👍👍👍😂😂😂
Thầy đồ gặp nạn với cô Ngọc giàu và anh Anh vũ á bạn.
@@phamthanh361 còn nhớ hay thế 🤣🤣🤣. Mình chịu,
@@7Kéo727 xem hoài nên nhớ á bạn . lần đầu coi cười xỉu 🤣
Hữu Châu là thân tương của gia đình tôi , diễn xuất tuyệt vời, lúc trẻ mà đống vai người già giống như một ông già thật sự .
Mong là anh Bình làm những series sau nó cứng hơn. Chắc tại mùa đầu nên chưa quen lắm với vai trò host. Hy vọng show này sẽ ngày càng phát triển, để mang tới cái niềm yêu thích nghệ thuật dân tộc không chỉ riêng gì cải lương.
dẫn chương trình dỡ quá!!
một bình luận tích cực, nhưng mình thấy cách anh này thể hiện nó thuộc vê bản chất. Cách anh suy nghĩ và đặt câu hỏi nó không hề có chiều sâu, cũng chẳng hoa mỹ hay tôn trọng như cái cách anh ấy đang cố. Nên thay luôn người khác, chứ ctr không cần người như anh, quá nhiều thiếu sót
Có chương trình mà làm Host phỏng vấn trường giang đấy,đúng chán luôn .
Con mê chú Hữu Châu lắm.
Không những mê chú ấy mà còn rất mê hồi ký Thanh Minh-Thanh Nga do cô Hồng Loan kể nữa:))
Ns ưu Tú hữu châu nói chuyện hay quá rất chân tình và thật gần gũi ấm áp
Nghệ sĩ Hữu Châu tuyệt vời
Bạn Bình đặt câu hỏi rất tù, không gợi mở mà lại áp đặt suy diễn của mình lên người khác. Bạn nên bớt suy diễn drama lại để lắng nghe những người trong thời cuộc đó suy nghĩ. Ngoài ra câu so sánh cải lương ngắn chưa đầy nửa thế kỷ không biết muốn nói lên điều gì mà so với cái gì mà gọi là ngắn. Việc soạn câu hỏi rất hời hợt, không có sự nghiên cứu hoặc không đủ trình độ để hỏi. Lần nghe Bình nói với chị Thuỳ Minh về Trăm năm sân khấu nghe tên project thì rất hay nhưng podcast này cho thấy bạn không chuẩn bị tốt việc gì cả.
hmm cảm thấy buồn vì host chưa thể làm tốt vai trò của mình. Mong anh Bình đừng chêm quá nhiều chữ "dạ" xen giữa khi khách mời nói và mong anh tìm được những câu hỏi mở ý cho khách mời kể chuyện hơn. Em thấy anh chưa chừa lại không gian cho khách mời và hơi áp đặt suy tưởng của mình. Vẫn mong những tập mới của TNSK.
Đồng ý với ý kiến của 2 bạn, bạn này nên chỉnh chu hơn khi tiếp chuyện với các bậc như NS Hữu Châu, bạn đưa suy nghĩ riêng của mình vô nhiều mà suy nghĩ của bạn lại rất tiêu cực
cái kiểu showbiz nó ngấm vào máu rồi, cái gì cũng suy luận rồi làm cho lố lên, nên chỉ hợp với mấy mẹ showbiz thôi, còn với giới nghệ sĩ làm nghệ thuật thì nó lệch tông và thấy vô duyên nhạt nhẽo hẳn, từ lúc phỏng vấn chị Mỹ Tâm đã thấy rất chán rồi, kiểu xem chỉ nghe chị Mỹ Tâm chia sẻ thôi chứ thật sự ko muốn nghe câu hỏi của ông nội này luôn, tới lúc thấy tên chương trình này hay quá, khách mời gạo cội mà nhìn qua host là thấy chán hẳn
Mình cảm nhận cái cách bạn host thể hiện là bạn biết rất nhiều, nhưng thật ra bạn đang không chuẩn bị kỹ và không cảm được, và không biết đủ sâu. bạn host hời hợt và ko phù hợp với những chương trình thế này. mình nghĩ bạn host đi dẫn, làm những chương trình giải trí đơn thuần thì hơn
Từ tập đầu tiên mình cũng cảm nhận giống bạn, mất cảm xúc là một phần, đứt gãy thông tin và câu truyện từ NS mới tiếc
Cải lương thực ra không chết, việc nói rằng Cải lương chết chỉ là sự biện minh cho việc hoạt động nghệ thuật không tốt. Chữ "không tốt" ở đây không chỉ là việc làm nghệ thuật một cách không nghiêm túc, mà "không tốt" ở đây là không có được "NGƯỜI NGHỆ SĨ GIỎI VÀ CÓ TÂM" theo nghĩa này:
Về " NGHỆ SĨ GIỎI", nếu chúng ta có tìm hiểu và nghiên cứu về nghệ thuật Cải lương của nước nhà, chúng ta sẽ thấy thế hệ của cô Thanh Nga, bà Út Bạch Lan, má Ngọc Giàu, bác Thành Được, bác Hữu Phước, bác Thanh Sang, vâng vâng, hay thậm chí có thể liệt kê NSND Út Trà Ôn vào "danh sách" ở thế hệ đó, vì tuy ông lớn tuổi hơn những người đó, nhưng ông diễn "cùng thời"... thì thế hệ này, họ giỏi hơn tiền bối của họ rất nhiều - phải nói là như vậy, mặc dù tiền bối của họ là người đặt nền móng cho Cải lương. NHƯNG! Chính họ đem lại cho khán giả một cái nhìn rất thật, rất đời. Và không quá khi nói rằng: họ là những người tạo ra "sách vở" cho thế hệ sau, và vì thế hệ sau chỉ gói gọn trong việc "học lại" thế hệ đó, nên mãi mãi thế hệ sau chỉ là học trò! Tuy thế hệ sau họ có sáng tạo, có cái mới, nhưng chưa đủ. Vì sao? Vì thế hệ sau đang sống trong "thời đại này", khi đất nước không còn chiến tranh, không còn bị thực dân, đế quốc bốc lột, không còn bị ràng buộc bởi tư tưởng khép kín của phong kiến, thì họ không tài nào biến cái khổ thành thật. VÀ! Thế hệ sau không có được sự "đặt nền móng" cho một KHỐI những cái chân - thiện - mỹ mới, thì Cải lương sẽ "thụt lùi".
Về "NGHỆ SĨ CÓ TÂM", chúng ta không thấy được sự "chết với nghề", mà chỉ thấy được sự "sống với nghề", qua câu chuyện bà Bầu Thơ, mới thấy được sự "chịu chơi" của bà, bà đánh cược nhiều thứ để đào tạo ra nhiều lớp nghệ sĩ CHẤT LƯỢNG, có tài năng, có đạo đức. Ngày nay: Thứ nhất, nghệ sĩ đa phần "làm kinh doanh" hơn là "diễn xuất", họ coi Cải lương là "một cái nghề", và tư tưởng đó khiến họ bớt tâm huyết, bớt hi sinh đi rất nhiều. Thứ hai, nghệ sĩ chân chính thì bị nghệ sĩ có phe đảng "ém tài", người có tài - có tâm mà không biết nịnh hót thì dễ bị "đàn anh chị" ghét. Thứ ba, quá bị phụ thuộc vào "sách vở", mất đi sự tự nhiên, đặc biệt là sự DỨT KHOÁT trong cách diễn, nếu để ý, thế hệ trẻ ngày nay, nét diễn của họ bị pha tạp, bị "ỒN ÀO", bị "MẬP MỜ", nói rất nhiều khi thoại nhưng không câu nào nghe chắc câu nào, không gây ấn tượng cho khán giả. VÀ! Nhìn nghệ sĩ Hiếu Cảnh sẽ thấy, tuy chú không nổi tiếng, nhưng vẫn tâm huyết, hi sinh với nghề.
MẶT KHÁC:
Từ "Cải" trong Cải lương có nghĩa là cải cách, cải biến, nhưng chính sự cải cách đó đã giết chết Cải lương. Nói như thế không có nghĩa là Cải lương chết do sự cải cách, mà Cải lương chết là do "cải cách không phù hợp", không phù hợp chứ không phải là sai. Sự cải cách sai thể hiện rõ nhất trong việc: kéo nhịp - diễn chậm và không thật - tuồng dài - thiếu kịch bản hay (hay nói cách khác là thiếu soạn giả biết "vận dụng" thời đại tạo ra tác phẩm phù hợp) - thiếu sân khấu "vintage" - trang phục - vâng vâng.
Về "KÉO NHỊP", ngày xưa ca Cải lương rất "nhanh", lời lẽ thì ngắn gọn, đủ ý, không dài dòng, tạo cảm giác chân thật và cảm xúc từ cách ca "tự sự", kể chuyện. Còn ngày nay, nhịp quá nhiều, ca rất chậm, chúng ta nói Cải lương chết cũng vì lẽ đó, thời đại này, đi nhanh - sống vội, thì làm sao lắng nghe những giai điệu chầm chậm như thế nổi, cho nên KỊCH NÓI vẫn sống vì nó nhanh và gọn, hai tính chất đó khiến nó vẫn tồn tại tương đối mạnh!
Về "DIỄN CHẬM VÀ KHÔNG THẬT", nếu chúng ta có nghiên cứu, thì cái nôi của Cải lương xuất phát từ miền Tây (ví dụ như Bạc Liêu), mà người miền Tây nói chung ở thời điểm đó (nói "thời điểm đó" không có nghĩa là phê phán thời điểm này), họ là những người chân chất, "tay chân mau lẹ", đặc biệt là dùng TỪ ĐỊA PHƯƠNG, nên Cải lương trong những thập niên 40s, 50s, 60s, thậm chí là 70s, tiết tấu của diễn xuất trong Cải lương rất nhanh, từng phân cảnh không nhiều thời gian, nhưng đầy đủ cốt lõi câu chuyện cần truyền tải, nếu để ý sẽ thấy những băng dĩa Cải lương trước năm 75 thì thời lượng đều từ 1 tiếng đổ lại, nếu hơn 1 tiếng ví dụ như vở "Tiếng hạc trong trăng", thì là do cốt chuyện quá dài chứ không phải là "dài dòng" như ngày nay. VÀ! Nghệ sĩ cũng xuất thân đa phần từ đời sống thiếu thốn, cực khổ và dân dã nên họ đưa "ngôn ngữ địa phương" vào lời thoại.
Về "THIẾU KỊCH BẢN HAY", cái này khó trách được, vì xu hướng của cuộc sống ở thời bình có nhiều biến đổi, vấn đề xã hội thì thế hệ trước đã làm rất nhiều, còn chủ đề về tình yêu thì cũng muôn hình vạn trạng, tình yêu của con người bây giờ bị giới trẻ đa phần xem nhẹ, ít thiêng liêng và chung thủy hơn trước, nên chuyện bi lụy về tình yêu sẽ không phù hợp với một khối lớn giới trẻ hiện thời. Nên không thể đòi hỏi việc một soạn giả có thể đưa chuyện bi lụy ấy đến giới trẻ một cách dễ dàng, vì chúng ta khổ như người xưa, nhưng cách thể hiện, bộc lộ cái khổ vì tình ấy lại khác xưa rất nhiều. Chúng tạo ra sự LŨNG ĐOẠN trong việc cập nhật thời đại vào Cải lương. CÒN NẾU KHÔNG! Tại sao lại không đưa tuồng nước ngoài vào, thực ra Cải lương ngày xưa đâu chỉ có tuồng Tàu (Trung Quốc), ngày xưa có những tuồng bên Hi Lạp, bên Mông Cổ chẳng hạn. Và đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu giết chết Cải lương.
Về "THIẾU SÂN KHẤU VINTAGE (SÂN KHẤU CỔ ĐIỂN)", ngày xưa cảnh trí của sân khấu không lộng lẫy, không rộng lớn và loãng như bây giờ, nó chỉ gói gọn trong một không gian vừa đủ, và thậm chí là nhỏ giống như sân khấu "hát đình, hát đám", nên khán giả mê Cải lương và tập trung vào sân khấu nhiều hơn bây giờ, phần lớn họ mê sân khấu và nghệ sĩ đến nổi họ chỉ ngồi im ắng thưởng thức chứ không bấm điện thoại, không nói chuyện riêng như ngày nay. VÀ! Sân khấu được coi là "thánh đường" ở thời đó.
Về "TRANG PHỤC", đồ trang phục của nghệ sĩ ngày xưa rất đơn giản, mộc mạc, không chói lóa, đính "kim sa, hột lựu" như ngày nay, và đồ đạc rất chất chứ không chỉ gói gọn mang âm hưởng Trung Quốc như bây giờ. Càng khang trang, càng lộng lẫy thì càng tạo khoảng cách giữa khán giả và nghệ sĩ, từ đó mất đi cái thật, cái đời, mặc dù sân khấu là tái phục dựng, là "ảo".
CUỐI CÙNG LÀ KHÁN GIẢ! Nguyên nhân này không muốn đề cập đến vì đây là vấn đề "nhạy cảm", mang sự phiến diện của góc nhìn cá nhân.
Đó là những nguyên nhân khiến CẢI LƯƠNG CHẾT mà trong vòng nhiều năm qua, tôi theo dõi và nghiên cứu nghệ thuật nước nhà!
THÂN ÁI.
Cảm ơn bạn @mingfu đã có một bài viết rất dài để lý giải về "cái chết của cải lương", mà theo bạn là do "việc hoạt động nghệ thuật không tốt". Với những gì bạn đã viết ra và tự nhận là người "theo dõi và nghiên cứu nghệ thuật nước nhà", tôi cũng xin có đôi lời đính chánh những điều bạn lý giải chưa thật tường minh, ngõ hầu độc giả vô tình đọc được cũng không vì vậy mà hiểu lầm tai hại về cải lương. Để dễ theo dõi, tôi xin được đánh số thứ tự các ý sẽ trình bày. 1. Bạn mở đầu bằng câu "Cải lương thực ra không chết, việc nói rằng Cải lương chết chỉ là sự biện minh cho việc hoạt động nghệ thuật không tốt." Sau khi liệt kê một loạt các nguyên nhân, bạn kết luận "Đó là những nguyên nhân khiến CẢI LƯƠNG CHẾT mà trong vòng nhiều năm qua, tôi theo dõi và nghiên cứu nghệ thuật nước nhà!". Tôi xin phép hỏi bạn: Rốt cuộc cải lương chết hay không chết? 2. Bạn lập luận rằng "Chữ "không tốt" ở đây không chỉ là việc làm nghệ thuật một cách không nghiêm túc, mà "không tốt" ở đây là không có được "NGƯỜI NGHỆ SĨ GIỎI VÀ CÓ TÂM". Tôn trọng quan điểm của bạn, tôi tạm đồng ý với lập luận này. Nhưng đến khi bạn triển khai giải thích thì tôi thấy thật sự vô cùng phiến diện. Tôi sẽ phản biện ngay dưới đây:
2.1. Về NGHỆ SĨ GIỎI, bạn phát biểu rằng thế hệ "cô Thanh Nga, bà Út Bạch Lan, má Ngọc Giàu, bác Thành Được, bác Hữu Phước, bác Thanh Sang, vâng vâng, hay thậm chí có thể liệt kê NSND Út Trà Ôn vào 'danh sách' ở thế hệ đó" giỏi hơn thế hệ tiền bối của họ rất nhiều và tạo ra "sách vở" cho các thế hệ sau. [Tôi xin phép lưu ý rằng bạn mắc một số lỗi chính tả, như "vân vân" (không phải "vâng vâng"), "bóc lột" (không phải "bốc lột")]. Tôi hết sức phản đối ý kiến này, cho dù thần tượng cải lương duy nhất của tôi là nghệ sĩ Thanh Nga. Tôi dám chắc bạn chưa được xem những nghệ sĩ tiền phong như Năm Phỉ, Năm Châu, Phùng Há, Bảy Nam, Ba Vân... diễn, nếu có cũng chỉ lướt qua một vài trích đoạn rất ngắn và mờ căm. Khi đưa ra kết luận mà bản thân chưa thu thập đầy đủ dữ liệu thì kết luận đó dễ bị lệch lạc. Các bậc nghệ sĩ tiền phong đã phải vượt biết bao rào cản từ gia đình và xã hội để khẳng định vị thế của nghệ thuật cải lương non trẻ trong lòng công chúng đương thời, đem cái nghệ thuật đó mà dương danh quốc tế. Nếu trí - tài - tâm của họ không đủ xuất chúng, thì sự khắc nghiệt của xã hội và thời cuộc có lẽ đã dìm chết lâu rồi, làm sao có cơ hội để tiến tới thời kỳ hoàng kim thứ hai gói gọn trong khoảng 20 năm (1955 - 1974) mà bạn đang cho là vô tiền khoáng hậu đó?
Đoạn này bạn ép uổng cải lương, buộc cải lương phải "khổ" chi vậy nè: "Tuy thế hệ sau họ có sáng tạo, có cái mới, nhưng chưa đủ. Vì sao? Vì thế hệ sau đang sống trong "thời đại này", khi đất nước không còn chiến tranh, không còn bị thực dân, đế quốc bốc lột, không còn bị ràng buộc bởi tư tưởng khép kín của phong kiến, thì họ không tài nào biến cái khổ thành thật." Nếu nội dung cải lương chỉ nói về "cái khổ" thì bộ môn này đã không sống mạnh mẽ trong dân gian như vậy.
2.2. "Về "NGHỆ SĨ CÓ TÂM", chúng ta không thấy được sự "chết với nghề", mà chỉ thấy được sự "sống với nghề"". Sự cực đoan và phiến diện của bạn còn thể hiện ngay trong câu mở đoạn về nghệ sĩ có tâm như vậy đó. Bởi câu mở đoạn đã sai nên các lập luận kéo theo sau nó cũng hồ đồ tương tự. Tôi chỉ muốn nói với bạn một câu: Nghệ sĩ không sống được để theo nghề thì chết với nghề e là quan điểm di hại cho đời sau. Và bạn cũng không nên lấy nghệ sĩ Hiếu Cảnh để dẫn chứng mà công kích những người khác, anh ấy có biết cũng không dám nhận.
3. Về những mặt khác góp phần khiến "cải lương chết" theo như cách nói của bạn gồm 6 điểm "cải cách sai" thì tôi cũng đọc mà không thấy được chỗ nào thuyết phục hết, nên tôi xin phép phản biện tiếp. Bạn nêu 6 điểm, và tôi sẽ phản biện 6 điểm, bắt đầu từ "cải cách sai".
3.1. Thiệt ra, bạn diễn đạt từ chữ "cải" đến "cải cách không phù hợp" cho đến "cải cách sai" bị lẩn quẩn và mâu thuẫn dữ lắm. Nhưng bạn ơi, đã "cải" thì sẽ có sai và có đúng, quan trọng là phải biết gạn đục khơi trong để mà phát triển hay sẽ bị triệt tiêu. Thì ngay ở cái tên bộ môn này, những người khai sáng đã chọn rồi đó: Cải Lương. Chữ "lương" nghĩa là thiện lành, tốt đẹp, khéo léo, hoàn mỹ. Như vậy "Cải Lương" là biến đổi theo những điều tốt đẹp đó chứ. Sự đời không phải cái gì mới cũng được tiếp nhận. Từ lúc chập chững chào đời cho đến khi thành công rực rỡ, cải lương đã từng bị công kích kịch liệt không biết bao nhiêu lần. Mới ra mắt thì bị chửi là lai căng. Thời bài vọng cổ nhịp 8 qua "cái cuống họng của cô Phùng Há" (chữ trên báo lúc bấy giờ) phổ biến khắp các sân khấu cũng bị chửi. Thời soạn giả Năm Châu ra mắt sân khấu "Thật và Đẹp" không ai thèm coi. Thời soạn giả Viễn Châu mới viết tân cổ giao duyên cũng bị chửi. Tới nay, cải lương hơn trăm tuổi đời, vẫn còn những người cố gắng "cải lương"; đúng hay sai xin để cho khán giả hậu sinh đánh giá.
3.2. Về kéo nhịp: Không biết bạn đang muốn nói tới kéo nhịp bài vọng cổ hay tất cả các bài bản? Phải chăng ý bạn muốn nói là tiết tấu ca bị chậm, thí dụ cũng bài vọng cổ nhịp 32 nhưng hát lê thê? Nếu phải, bạn nói đúng. Nhưng tới câu bạn cho là thời này "đi nhanh - sống vội" nên kịch nói đáp ứng được còn cải lương thì không, ý này cũng có phần đúng, có điều nó chỉ đúng nếu kịch nói nhanh gọn mà vẫn hay. Chứ chỉ nhanh gọn thì các chặp hài còn nhanh hơn nữa đó bạn. Tôi xin dẫn lời của cố Giáo sư Trần Văn Khê đã từng nói trong rất nhiều buổi giao lưu, đại ý rằng nếu đòi hỏi mọi thứ phải nhanh để theo kịp tốc độ phát triển của nhân loại thì nhịp đập trái tim từ thuở hồng hoang đến nay có thay đổi chi đâu? Chung quy, nghệ thuật truyền thống có đặc tính của nó cần được tôn trọng và làm cho nó tốt đẹp hơn, không đơn thuần kết luận một cách thiên về quan điểm vật lý như vậy được.
3.3. Về diễn chậm và không thật: Tôi rất buồn khi phải nói một câu là sự nghiên cứu (nếu có) của bạn ở đoạn này bị trật dữ lắm. Chỉ đúng hai chỗ: cái nôi của cải lương ở miền Tây Nam Bộ và tuồng cải lương thâu băng dĩa chỉ chừng 1 tiếng đổ lại. Nhưng nếu tuồng đó được lược lại từ bổn tuồng diễn trên sâu khấu thì thời lượng tuồng sân khấu không dưới 3 tiếng đồng hồ đó bạn. Tôi bổ túc để các bạn độc giả khác được biết: Tiền thân của cải lương là ca ra bộ, hình thức này xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ Tho. Tuồng cải lương đầu tiên ra mắt thì ở Sa Đéc. Còn ý lập luận về từ địa phương, tôi mời bạn nghe lại các tuồng Đoạn tuyệt, Sân khấu về khuya, Tiếng hạc trong trăng và dẫn giải giùm sự xuất hiện của "ngôn ngữ địa phương" làm cho các tuồng này hay như thế nào. Tôi mong được mở rộng tầm mắt lắm thay.
3.4. Về thiếu kịch bản hay: Điểm này tôi hoàn toàn đồng ý với bạn. Nhưng tôi một lần nữa quyết liệt phản đối nếu bạn cho là "tình yêu của con người bây giờ bị giới trẻ đa phần xem nhẹ, ít thiêng liêng và chung thủy hơn trước" dẫn tới nội dung tuồng cải lương không theo kịp thời đại. Bạn biết không, đây là sự quy chụp rất coi thường lớp trẻ, trong khi họ đang không ngừng vận động để tiếp nối, sửa sai cho các thế hệ đi trước, trong đó có tôi và bạn, cũng như cách chúng ta đã tiếp nối và sửa sai cho tiền nhân. Có như vậy đời sống mới văn minh lên. Chính chúng ta đang thụ hưởng thành quả của những người mà chúng ta coi là hỉ mũi chưa sạch, chưa ráo máu đầu đó. Vả lại, cải lương đâu chỉ nói về tình cảm lứa đôi?
3.4. Về thiếu kịch bản hay: Điểm này tôi hoàn toàn đồng ý với bạn. Nhưng tôi một lần nữa quyết liệt phản đối nếu bạn cho là "tình yêu của con người bây giờ bị giới trẻ đa phần xem nhẹ, ít thiêng liêng và chung thủy hơn trước" dẫn tới nội dung tuồng cải lương không theo kịp thời đại. Bạn biết không, đây là sự quy chụp rất coi thường lớp trẻ, trong khi họ đang không ngừng vận động để tiếp nối, sửa sai cho các thế hệ đi trước, trong đó có tôi và bạn, cũng như cách chúng ta đã tiếp nối và sửa sai cho tiền nhân. Có như vậy đời sống mới văn minh lên. Chính chúng ta đang thụ hưởng thành quả của những người mà chúng ta coi là hỉ mũi chưa sạch, chưa ráo máu đầu đó. Vả lại, cải lương đâu chỉ nói về tình cảm lứa đôi?
3.5. Về thiếu sân khấu cổ điển: Bạn ơi, "Thánh đường sân khấu" là nhà hát thứ thiệt đó. Một bậc thầy về sân khấu kịch thế giới đã nói, "Sân khấu là thánh đường, nơi mọi người muốn bước vào phải để đôi hài bẩn bên ngoài cổng". Nghệ sĩ Năm Châu, người chủ trương sân khấu "Thật và Đẹp" rất tâm đắc với câu này, ông thường dạy học trò như vậy. Sân khấu hồi xưa của các rạp Thủ Đô, Hào Huê, Hưng Đạo (cũ), Đại Đồng, Cao Đồng Hưng... đều đủ rộng, đủ chuẩn để ca diễn chứ không phải nhỏ thó "hát đình", "hát đám" mà bạn nói đâu. Hát đình là hát ở mái võ ca của các đình, cá biệt có đình Minh Phụng ở Quận 11 coi như đủ chuẩn một sân khấu nhỏ. Đoàn có đi lưu diễn thì chở theo giàn để dựng sân khấu. Và hồi xưa càng không có điện thoại di động nên sự so sánh này vô cùng lộn lạo vậy.
3.6. Về trang phục: Bạn phải nói rõ là trang phục tuồng hồ quảng, chứ tuồng cổ Việt mặc đồ vẫn đẹp. Chưa kể, cải lương tuồng Tàu chỉ là một phần trong cải lương chứ không phải là tất cả của cải lương.
3.7. Cuối cùng là khán giả, vì bạn đã muốn giữ tư ý nên tôi cũng xin dừng ở đây.
Theo phép nghị luận, người viết cần hạn chế cái chủ quan, cảm tính của mình. Vì càng chủ quan sẽ càng dễ mắc sai lầm do suy diễn, tức là nói những điều không có, không phải. Việc tôi phản biện ở đây cũng nhằm ý chỉ ra những sai lầm do chủ quan đó chứ không có ý chỉ trích cá nhân. Mong bạn và quý vị hiểu cho.
Trân trọng.
Cảm ơn bạn @@phuongdiem-le đã có một bài phản hồi về cmt của tôi. Tôi cũng có đôi lời tỏ bày cho bạn như sau:
2.1. Về "NGHỆ SĨ GIỎI", tôi xin nhận những góp ý về lỗi chính tả trong bài viết bởi tôi cũng là người bình thường, vẫn có sai và vẫn cần phải sửa, cũng như những cái sai của bạn về vấn đề "nghệ sĩ giỏi" vậy. Bạn dám chắc việc tôi chưa xem những nghệ sĩ Năm Phỉ, Năm Châu, Phùng Há, Bảy Nam, Ba Vân... thì rõ ràng là không đúng, vì bạn không phải là tôi, bạn không biết được tôi có xem hay chưa, nên khi bạn dùng từ "dám chắc" là hoàn toàn trật. Tôi không phủ nhận việc "Các bậc nghệ sĩ tiền phong đã phải vượt biết bao rào cản từ gia đình và xã hội để khẳng định vị thế của nghệ thuật cải lương non trẻ trong lòng công chúng đương thời, đem cái nghệ thuật đó mà dương danh quốc tế. Nếu trí - tài - tâm của họ không đủ xuất chúng, thì sự khắc nghiệt của xã hội và thời cuộc có lẽ đã dìm chết lâu rồi, làm sao có cơ hội để tiến tới thời kỳ hoàng kim thứ hai gói gọn trong khoảng 20 năm (1955 - 1974)...", nhưng, câu nói về những vị tiền bối ấy là những lớp người đi trước "thế hệ của cô Thanh Nga, bà Út Bạch Lan, má Ngọc Giàu, bác Thành Được, bác Hữu Phước, bác Thanh Sang, vân vân, hay thậm chí có thể liệt kê NSND Út Trà Ôn vào 'danh sách' ở thế hệ đó" giỏi hơn thế hệ tiền bối của họ rất nhiều và tạo ra "sách vở" cho các thế hệ sau." là hoàn toàn đúng, đối với cá nhân bạn có thể thiển cận nhưng đừng lôi kéo người khác vào. Có thể thế hệ tiền bối là người đặt nền móng, họ vẫn hay và vẫn xuất chúng như bạn nói, nhưng, họ chưa đủ sức để khiến Cải lương trở nên hoàng kim bằng những nghệ sĩ thuộc thế hệ cô Thanh Nga như mình đã nói. Vì sao? Vì cách hát, vì lối diễn, vân vân, và khi bạn đề cập vấn đề này thì bạn nên hiểu rõ hơn về "thời thế", cái tôi đang nói là việc thời thế thay đổi nên cái "hay hơn" của thế hệ cô Thanh Nga nằm ở chỗ được đón nhận mạnh mẽ để trở nên "hoàng kim" như bạn nói. Mặc dù, việc thành công của thế hệ cô Thanh Nga đều phải trải qua một giai đoạn "khó khăn" về việc đưa cái mới, cái hay đến công chúng. Chung quy lại, về điểm này, bạn lí giải chưa thuyết phục và chưa logic khi phản hồi quan điểm của tôi. Bạn nên học lại việc phân biệt rõ trong vấn đề tạo dựng nền móng và phát triển Cải lương, thế hệ tiền bối họ đưa được Cải lương dương danh quốc tế vì thời điểm đó, thực dân Pháp xâm lược và sự trao đổi văn hóa cũng diễn ra từ đó, người Pháp tìm thấy cái hay, cái lạ từ Cải lương nên họ vẫn để việc giao lưu nghệ thuật diễn ra bình thường.
Còn vấn đề bạn nói rằng Cải lương không chỉ có khổ thì xin thưa với bạn, nếu bạn sống ở Việt Nam nói chung và miền Nam Việt Nam nói riêng, thì có rất nhiều người họ kiêng nghe Cải lương vào sáng sớm. Vì sao bạn biết không? Vì Cải lương đa phần đề nói về cái khổ của con người! Bạn có thể không chấp nhận điều đó, mặc bạn. Nhưng, với sự hẹp hòi của bạn, bạn dùng cái thiểu số để bắt bẻ lời tôi, thì bạn đã lầm. Cải lương vì sao được đón nhận bạn biết không? Nếu bạn không biết thì tôi nói cho bạn rõ, vì Cải lương là một bộ môn nghệ thuật phổ biến nhất về việc phản ánh xã hội đương thời ở thời điểm từ những thập niên 20s, 30s cho đến 60s, 70s.
2.2. Về "NGHỆ SĨ CÓ TÂM", nếu bạn đã từng xem qua Kinh kịch của Trung Quốc, thì bạn sẽ hiểu được "CÓ TÂM" là như thế nào. Nhưng, không phải Cải lương phải có những sự hi sinh với nghề tương tự như Kinh kịch thì mới gọi là "CÓ TÂM". Nghệ sĩ có tâm ở đây là việc người ta yêu nghề thật sự và dám làm những điều vượt qua giới hạn của bản thân, "chết với nghề" ở đây là hết mình, không vì tư lợi nhiều, vân vân, chứ không phải là chết theo nghĩa đen. Mình lấy dẫn chứng nghệ sĩ Hiếu Cảnh là mình muốn người khác thấy rằng nghệ sĩ họ làm việc không phải chỉ vì tiền, dù tiền là thứ quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống. Còn bạn cho rằng "Nếu nội dung cải lương chỉ nói về "cái khổ" thì bộ môn này đã không sống mạnh mẽ trong dân gian như vậy." thì tôi cho rằng sai hoàn toàn so với vấn đề chúng ta bàn luận ngay từ đầu, vì nếu Cải lương "sống mạnh mẽ" thì sẽ không có chuyện Cải lương chết. Nên bạn nên học lại cách lập luận.
Chương trình này mà MC Trấn Thành dẫn hoặc MC Trác Thuý Miêu dẫn là rất hấp dẫn và khách mời sẽ có không gian riêng ngồi để kể những câu chuyện về cai lương xưa.
❤❤❤ Thanks chương trình. Chúc chương trình sẽ lan tỏa đến được với thật nhiều thế hệ trẻ
Đây là CT tôi coi từng đầu đến cuối không bỏ qua khúc nào
Mong rằng tiếng hát cải lương đừng mai một, trân quý các tiếng hát cải lương xưa và nay
THAY MC ĐI, MC NÀY KIẾN THỨC KÉM, DẪN CHUYỆN VÔ DUYÊN ÁP ĐẶT, TÂM THẾ DƯỚI CƠ KHÁCH MỜI.
giải thưởng bây giờ đề cử mà mắc cỡ nữa!!!❤❤❤❤ chú Châu thiệt là
Bình Bồng Bột: "Cải lương đời sống của nó ngắn ngủi. Cô Thanh Nga cũng sống cái đời sống rất là ngắn ..."
Ủa, alo ?
Alo thật sự luôn đó, không hiểu anh host nghĩ gì khi nói câu đó :(
Sau khi NSUT Vũ Linh qua đời, có thể thấy khán giả vẫn còn yêu thương cải lương nhiều lắm nhưng hiện tại trên tv ít phát các vở cái lương, ngoài đời sống thì các đoàn ca nhạc hay cải lương ko về địa phương phục vụ bà con nên thế hệ trẻ sau này ít có cơ hội trải nghiệm vì đc xem trực tiếp hấp dẫn hơn
Chương trình quá ý nghĩa. Vietcetara ơi, keep going!!!
Chú Hữu Châu quá lịch sự. Người ta đã nói là ba mấy năm với gương mặt ngao ngán còn đây mình người nhỏ, hậu thế lấy căn cứ ở đâu mà kêu 3 mấy năm là ngắn? Thế nào là ngắn thế nào là dài? Rồi có tìm hiểu kĩ về cô Thanh Nga ko vậy mà nói cuộc đời cô ngắn ngủi như đoàn hát. Thật là quá thiển cận, ý kiến cá nhân, ngông cuồng còn nói trước mặt người thân của họ. Đúng là tên gọi Bình bồng bột đã nói lên tất cả. Ăn nói thiếu suy nghĩ ko biết rõ vai trò của mình làm ảnh hưởng biết bao nhiêu con người…
Xem các cô chú thế hệ trước nói chuyện, cảm nhận được sự đam mê và yêu nghề của cô chú. cách dùng từ ngữ đến cách diễn tả, rất hay
Tôi mê chị Thanh Nga vai trưng Trắc ngay chỗ đánh trống khỏi Ng nghĩa ko ai qua được sắc tuỏng
Một nủ tưởng dày nói tâm rất thích vai dó😊
Vietcetera mời thêm các nghệ sỹ gạo cội để chia sẻ trong podcast nha. Thích quá 🥹 Mình thích chú Hữu Châu lắm
Đoàn Thanh minh Thanh Nga diễn những tuong cải lương xã hội nổi tiếng có giá trị về nghệ thuật của những tác giả danh tiếng như Năm Châu, Ha Triều Hoa Phương…v…v. Phong cách diễn xuất và giọng hát truyền cảm,giọng sang trọng, luyến láy của Thanh Nga là thân tương của hàng triệu triệu người, trong đó có đại gia đình của tôi .
Thời các anh diễn vì yêu nghề, nhưng thời nay thì nó diễn vì tiền là chính
Cách nói chuyện của anh Hữu Châu thật lạ,nghe rất hay hay tiếu tiếu thân thương làm sau ấy,rất thích cách anh nói chuyện và chia sẽ,vô cùng cuốn hút ❤❤❤❤
Đúng vậy:))
hy vọng mùa 2 anh Bình ngồi host chắc hơn , vì mùa này sự hăm hở của mình cho chương trình lụi bại dần theo từng tập.
Mong muốn nhất là thế hệ trẻ VN yêu môn NTCL để Cải lương trở lại thời vàng son .
Tôi không biết thế nào chứ từ lúc Vũ Linh mất là cải lương sống dậy liền
Kkkkkk
Chú Châu nói chuyện rất hay, con cảm ơn Chú ! Anh dẫn chuyện cần có những câu ? dễ thương hơn
Cùng với sự ra đi ngày càng nhiều của những tài năng lớn Sân Khấu và đâu là lớp kế thừa, đâu là sân khấu, .......... Cải Lương sau này sẽ về đâu ???
Cũng mong ngành cải lương hồ quảng được phục Hưng sớm, có lẻ thiếu kịch bản hay và đời thực tế.
Nghe anh Hữu Châu kể về bà bầu thơ, nghệ sỹ Thanh Nga , em cảm thấy ngưỡng mộ tài đức của bà và NS THANH NGA quá, rất cảm động.
Phục hưng cải lương khó 3-4 phần thì cải lương hồ quảng khó 8-9. Bởi cải lương xã hội còn có cơ hội thay đổi và cập nhật thời đại,từ đó mà kéo cải lương trở lại, còn riêng cải lương hồ quảng chỉ có thể dựa vào tình yêu và sự cố gắng của những con người yêu nó, chứ bản thân nó khó lòng vận động để đi theo thời đại.
@@angthiphuongthuy7566 Trung Quốc đã duy trì được bộ môn này tới ngày hôm nay. Theo mình nghĩ là phải có kịch bản hay. Kịch bản hay sẽ kéo khán giả tới rạp coi.
nghệ thuật không bị chi phối bởi nhà nước thì nghệ thuật mới bay cao được. Nghệ sỹ mới chuyên tâm biểu diễn
@@phungtienla-hoquangtienla363 nhưng nghệ thuật không đi được vào đời sống xã hội thì khó lắm. Mà bạn thấy đó, cải lương hồ quảng khó mà kể câu chuyện của hiện tại lắm
Đoàn hát cải lương Thanh Minh Thanh Nga là số 1 trong lòng tôi.
Cảm ơn nghệ sĩ Hữu Châu đã nói lên chương trình mong sao thế hệ sau các cháu xem và học hỏi và lưu truyền 👍👍👍👍👍❤️❤️❤️
Đã lên đây thì nên xưng anh với tôi cho hợp lý. Hữu châu cũng chưa già lắm để xưng như vậy
Bước lùi của Vietcetera là đưa ông Bình này làm host, tên ctrinh và khách mời rất tuyệt vời nhưng host dẫn dắt và đặt câu hỏi thật sự rất tệ
Ông host này đúng là bước lùi thiệt, giá chị Thu Minh làm host nhỉ
A này hay mà
@@thuannguyenminh6038 câu hỏi thì nông, kiểu nhét chữ vào mồm khách mời, trong khi nên khai thác theo hướng chia sẻ về nghề, cứ đi đào sâu đời tư theo hướng tự suy diễn, làm hỏng cả cái format, bạn thấy hay được chứ mình thì không. Cái kiểu cứ cố nói cho hoa mỹ, cho đao to búa lớn nhưng nó rỗng tuếch và gượng gạo
Vậy để người khác như Trấn Thành ổng giành ổng nói không để thể hiện , đôi lúc khách mời đang kể cao trao mình đang nghe nhập tâm thì ổng cát ngang , đúng là MC vô duyên !
@Huỳnh Chương ai mà ko biết, nhưng bạn nghĩ ai nghĩ ra cái kịch bản đó ngoài host?
Cho nen sau này " nôi~ quá mà o đuoc õ trong lòng k giã
Khi dẫn buổi nói chuyện này mình nghĩ nên biết cách tập trung chủ đề chứ không phải bạn thắc mắc cái gì bạn liền hỏi cái đó hoặc bạn nghĩ điều gì thú vị bạn sẽ khai thác thêm cho độc giả được nghe. Đúng, người xem luôn thích những điều thú vị, muốn nghe một cuộc chia sẻ chân thật, muốn những cái bật mí từ chính người trong cuộc nhưng bạn nên đặt để đúng chỗ chứ đừng để lạc trôi, rốt cuộc không biết đang nói cải lương và kịch nói hay nói chung sân khấu hay nói về các nghệ sĩ các danh nhân tượng đài, về nghiệp nghề nghệ sĩ nói chung hay cá nhân chuyện đời của họ, hay đơn giản ôn lại chuyện cũ cùng chú Hữu Châu? Thật ra chủ đề nào cũng hay góc khai thác nào cũng thú vị nhưng đừng có tạt ngang mất cảm xúc tư duy. Ví dụ mình nói chuyện nghệ sĩ Thanh Nga giới mộ điệu ai cũng thương tiếc nhưng có thể nhiều người chưa tìm hiểu lịch sử cải lương họ không biết điều này thì nghe xong cũng không hiểu gì chẳng biết phải cảm nghĩ gì, vậy rồi bạn dẫn dắt câu chuyện mà nói là 33:59 “ tâm hồn cô quá sức mong manh” thì không hề liên quan và hỏi chú có cho rằng cô có cuộc sống hạnh phúc không là một câu hỏi kì cục 😮. Những câu hỏi như 10:00 , 28:56 , 47:20 …. rất áp đặt và nặng tính dẫn dắt làm câu chuyện mất hay lại lan man. Thật may cho chương trình các nghệ sĩ gạo cội đều rất biết cách kể chuyện, rất khéo léo và uyên bác, chính câu chuyện được kể cũng có sẵn ý nghĩa.
Mình đã xem 3 tập. Thật tốt vì Vietcetera đã làm chương trình nhưng mình nghĩ các bạn có thể làm tốt hơn vì chính các bạn ý thức lý do làm chương trình này, cũng như thời gian còn lại của các nghệ sĩ là rất quý giá. Mình không nghĩ các bạn hời hợt nhưng những câu hỏi đưa ra thật sự hời hợt. Mình không nghĩ phải yêu cầu người làm chương trình đi tìm hiểu chuyên sâu về kiến thức chuyên môn, lịch sử nghệ thuật cải lương vì mình cũng như nhiều người trẻ hiện đại đang nghe ở đây cũng không có những nền tảng đó. Mình ở đây vì nghe nói nghệ thuật dân tộc rất hay và đáng tự hào nên rất cần gìn giữ, vậy hãy cho mình thấy những điều đó là được, rồi mình sẽ yêu mến và cố gắng làm gì đó sau. Cho nên các bạn giúp mình : tìm kiếm và truyền tải thông điệp giá trị chứ đừng gồng gánh nặn ra một rổ quote được không? Cho mình ké những câu mình rất muốn hỏi : - Kỷ niệm vui buồn lớn nhất của cô chú với sân khấu ; nghiệp diễn? - Một lý do để quyết định theo nghề hoặc bỏ nghề; - Người thầy, ân nhân mà cô chú biết ơn/ đồng nghiệp cô chú quý trọng?- có điều gì nuối tiếc/ nghĩ muốn làm mà chưa làm được/ mong mỏi gì gởi gắm nghệ sĩ cải lương trẻ và khán giả trẻ?- Vì gọi là cải lương vậy có được quyền cải sửa để bảo tồn phát triển sân khấu cải lương? -nếu sửa Điều gì cần giữ gìn, điều gì có thể thay đổi, lỡ lại bị gọi làm lai căng thì cô chú nghĩ sao? Ngoài cải lương, cô chú có yêu thích loại hình sân khấu nào khác không?
Về mặt chuyên môn các bạn có thể hỏi nhẹ cô chú về bí quyết làm nghề giữ giọng . Chia sẻ thời gian học nghề thành nghề. Cái khó về mặt chuyên môn kỹ xử lý thuật hát của chính cô chú. Chỉ có được nghe giảng giải những bí kỹ tuyệt kỹ đặc thù thì khán giả mới hiểu được cái tuyệt vời của nghệ thuật.
Đồng ý. Những cái mình muốn nghe thuộc về kiến thức thì không thấy đâu. Toàn nghe mấy câu thánh phán, hỏi cô Thanh Nga có hạnh phúc không, tâm hồn mong manh… giá như có chưc năng Mute Host thì tốt.
Mình rất thích xem những chương trình của Vietcetera. Đây là chương trình mình cảm thấy đặc biệt nhất vì nó không chỉ mang tính nghệ thuật mà còn có giá trị lịch sử qua tuổi đời của những nghệ sĩ gạo cội, mà có thể giới trẻ của mình phải gọi là ông, bà, cô, chú. Mong chương trình sẽ tiếp tục những số tiếp theo
nghe chú Hữu Châu kể mà mê! mong chú nhận thêm nhiều podcast ntn nữa