Tiểu sử Nhạc sĩ PHẠM TUYÊN Những điều ít biết về cuộc đời và Sự kỳ diệu của âm nhạc
HTML-код
- Опубликовано: 9 фев 2025
- #nhacsiphamtuyen #tieusunhacsiphamtuyen #tiểusửnhạcsĩphạmtuyên
Tiểu sử Nhạc sĩ PHẠM TUYÊN || Những điều ít biết về cuộc đời và Sự kỳ diệu của âm nhạc
Phạm Tuyên sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930, quê ở làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương và là người con thứ 9 của Phạm Quỳnh, một viên quan đại thần và nhà văn hóa thời Nguyễn.
Năm 1949, ông công tác tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, khóa V. Năm 1950, là Đại đội trưởng tại Trường Thiếu sinh quân Việt Nam. Trong thời gian này, ông đã có những chùm ca khúc về Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, về Thiếu sinh quân Việt Nam.
Sinh thời, vợ ông, cố PGS - TS Nguyễn Ánh Tuyết (1936-2009) đã kể về người chồng của mình hết sức chi tiết. Nhạc sĩ Phạm Tuyên là một trong những người con thứ của vợ chồng học giả Phạm Quỳnh. Hồi nhỏ, Phạm Tuyên học trường tiểu học Paul Pert (Huế). Ông được một thầy giáo tên là Phán dạy Nhập môn âm nhạc bằng những bài cổ nhạc như Lưu thủy, Kim tiền, Xuân Phong… và làm quen với cây đàn nguyệt. Trong gia đình, cụ Thượng thư Phạm Quỳnh luôn tạo điều kiện cho những người con hoạt động âm nhạc và phát huy những thiên hướng của riêng từng người.
Khi vào trường Quốc học, Phạm Tuyên lại được học nhạc lý phương Tây với ông thầy người Pháp, tên là Martin. Trong phong trào Hướng đạo sinh, Phạm Tuyên bắt đầu chơi đàn Accordeon và Guitar. Năng khiếu sáng tác nhạc ở Phạm Tuyên bộc lộ rất sớm. Nghe những bài hát phổ biến lúc bấy giờ như “Bạch Đằng giang”, “Dòng sông hát” của Lưu Hữu Phước và “Les Flots du Danube” của Josef Ivanovici, Phạm Tuyên cũng sáng tác bài “Sóng sông Hương”. Năm 1945, ông Phạm Quỳnh gặp nạn, gia đình trở lại Hà Nội.
Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Phạm Tuyên theo gia đình tản cư về làng Vạn Lộc, một làng công giáo thuộc huyện Xuân Trường, Nam Định. Chàng nhạc sĩ tương lai thường đến nhà thờ để học các cha cố chơi đàn harmonium, dịch lời các ca khúc… Năm 1947, Phạm Tuyên đi Ninh Bình, dự thi tốt nghiệp Trung học. Năm sau, anh quyết định ghi danh vào Trường Đại học Pháp lý. Nhưng vừa nhập học một thời gian, giặc Pháp tấn công Việt Bắc. Trường giải thể.