Tiểu sử ĐỖ MẠNH CƯỜNG NTK tài năng không vợ nuôi 8 con nuôi và cuộ sống đối diện thị phi và cô đơn

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 3 дек 2024
  • #tieusudomanhcuong #tiểusửđỗmạnhcường #ntkđỗmạnhcườngtiểusử
    Tiểu sử ĐỖ MẠNH CƯỜNG NTK tài năng không vợ nuôi 8 con nuôi và cuộ sống đối diện thị phi và cô đơn
    Đỗ Mạnh Cường sinh năm 1981 tại Hà Nội.
    Anh vào Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội ở tuổi 21, sau ba lần thi trượt ngành báo chí. Lên năm thứ hai, anh xin phép mẹ sang Pháp học thời trang. Nhiều người thân, làng xóm ngăn cản vì cho rằng Đỗ Mạnh Cường không thể làm nghệ thuật. Tuy vậy, bà Hà Minh đứng về phía con, xem như canh bạc cuộc đời để ít ra con trai có nghề nuôi sống bản thân.
    Bảy năm ở Pháp, Đỗ Mạnh Cường hầu như không có bạn, chỉ tập trung học. Ở trường, anh làm bài tập nhiều gấp ba, bốn lần người khác "để thầy cô phải nhớ tới mình". Trong trí nhớ của Lê Hà - người bạn thân hiếm hoi của Cường, đêm nào anh cũng thức rất khuya làm bài, nhiều lúc chỉ chợp mắt hai tiếng. Trong bài thi tốt nghiệp ở trường Chambre Syndicale De La Couture Parisienne, Đỗ Mạnh Cường là một trong 20 sinh viên đạt điểm cao nhất với bộ sưu tập "Trophees Saint Roch" được biểu diễn ở bảo tàng Lourve. Anh còn được Dior chọn làm thực tập sinh một năm - niềm khát khao của nhiều sinh viên thiết kế thời trang.
    Năm 2007, Đỗ Mạnh Cường được mời từ Pháp về Việt Nam trình diễn bộ sưu tập đầu tiên "Cô Đơn". Bộ sưu tập lấy ý tưởng từ nỗi cô đơn của người nghệ sĩ sau ánh hào quang sân khấu. Bộ sưu tập độc màu đen đã gây ấn tượng mạnh với phong cách avant-garde nổi loạn. Một năm sau, Đỗ Mạnh Cường quyết định một thân một mình về nước lập nghiệp. Anh tiếp tục đưa sự kịch tính, dữ dội vào các bộ sưu tập tiếp theo như Nạn nhân thời trang (2008), Tiếng chim hót trong bụi mận gai (2009) gây tranh luận trái chiều. Trong khi giới chuyên môn thích thú với sự cầu kỳ trong kỹ thuật cắt, xếp lưới, tạo khối phồng của nhà thiết kế trẻ mới vào nghề, đa số người tiêu dùng không chấp nhận kiểu quần áo lạ lùng này.
    Đỗ Mạnh Cường khi ấy cho rằng: "Phải làm những thứ điên điên khùng khùng như thế mới được gọi là thời trang". Anh bỏ ngoài tai những lời góp ý, một mình đi ngược đám đông. Chỉ một người nhìn thấy sự dũng cảm ở nhà thiết kế trẻ và đặt niềm tin ở anh từ ấy đến nay, đó là doanh nhân Huy Cận. "Cường thấy mình cô đơn nhưng vẫn lựa chọn nó. Tôi hiểu điều ấy hơn ai hết, bởi tôi cũng cô đơn trong hướng kinh doanh của mình. Vì thế tôi chọn gắn bó với Cường và hạnh phúc với điều đó", doanh nhân sinh năm 1969 nói. 10 năm đồng cam cộng khổ, giờ họ là tri kỷ của nhau.

Комментарии •