Đất nhà mình là đất ruộng hay đất đồi ạ. Đất yếu như đất ruộng thì anh nên gia cố bằng cọc tre, khoảng 25 cọc/1m2 ( tre đực 6-8cm, đất nhập nước) sau đó anh có thể dùng móng băng, rộng khoảng 1m->1,2m. Thép dầm móng 6D18, thép móng D12a150. Nếu là đất đồi thì anh có thể dùng móng đơn, KT 1,2->1,6m, thép móng D14a150, dầm móng 350-400, 4->6D18. Thép cột anh dùng 4D16, cột 22x22
Cũng tuỳ vị trí bạn ạ. Đối với móng nhà ống hoặc các móng biên của nhà vuông thì móng hình chữ nhật tốt hơn, đối với nhà vuông, móng của các cột ở giữa thì móng hình vuông có thể tốt hơn.
Chào a nhà e đang định xây nhà 2 tầng chiều rộng 8m chiều dài 12m đất nhà e có khoảng 80em là đất bồi còn dưới ta đất tốt a cho e hỏi nên dùng loại móng nào có đúng đc mong đơn k ak
Do không có số liệu khảo sát địa chất nên mình cũng không thể tư vấn cụ thể cho bạn được. Nếu lớp đất bồi kia không sâu, bạn hoàn toàn có thể đào qua lớp đất bồi đến lớp đất có địa chất tốt để đặt móng. Nếu lớp đất bồi sâu, không thể đào đến lớp đất tốt để đặt móng thì theo mình bạn nên sử dụng phương án móng cọc để tránh hiện tượng lún lệch của nhà khi móng đặt ở 2 khu vực địa chất khác nhau. Chúc bạn có một ngôi nhà đẹp !
Chào anh, phần vuốt đó có tác dụng tiết kiệm vật liệu là chủ yếu thôi anh ạ. Vì trong quá trình lực dọc truyền từ chân cột xuống đế móng và xuống nền đất thì sẽ có một phản lực từ nền đất truyền ngược lại vào đế móng, lúc này trong đế móng sẽ hình thành 1 dạng tháp chọc thủng có dạng hình chóp ( chính là dạng móng hoàn thành khi ta vuốt cổ trụ) phần vật liệu bên ngoài ta có thể vuốt để cắt giảm chi phí vì nằm ngoài tháp chọc thủng này. Tháp chọc thủng sẽ được xác định thông qua tính toán, nhưng thông thường sẽ là 1 góc 45 độ ( như khi mình vuốt). Nếu móng của anh có đủ tiết diện thì việc bỏ phần vuốt này hoàn toàn có thể a nhé !
@@cua-xd7292 nói đến lực phản lực bạn cho mjnh hỏi tiếp với . đối với nhà thi công ép cọc . nguoi ta thường dùng dọ trụ để chống lại lực phản lực từ cọc ép hướng lên đúng ko . và nếu nhà ko thi công ép cọc . thì cũng ko nhất thiêt phải dùng đến dọ trụ . cảm ơn bạn nhiều
Thực ra câu hỏi của anh mình chưa hiểu “ rọ trụ” anh nhắc đến là gì, nhưng về móng anh có thể hiểu như sau: 1/ Đối với móng cọc thì phần đài cọc có tác dụng liên kết các cọc lại với nhau, lực dọc chân cột sẽ truyền xuống nhóm cọc gián tiếp thông qua đài cọc. Lúc này trong đài cọc cũng hình thành tháp chọc thủng do nhóm cọc gây ra. Khi tính toán cần chọn chiều cao đài cọc cho hợp lý và thường đài cọc là một khối hộp hình vuông hoặc hình chữ nhật ( còn tuỳ thuộc vào tải trọng và cách bố trí cọc trong đài ). Đối với đài cọc dạng này thì thép chịu momen chủ yếu là thép dưới và một phần thép vị trí dầm móng giao với đài. 2/ Đối với dạng móng đơn thì đài móng thường có dạng hình chóp cụt, ít khi làm dạng hình hộp chữ nhật hoặc vuông.
Anh ơi nhà em 80m2 .e đi Móng cọc ạ. 3 mét rượi em đi 1 trụ . Đế trụ em đi sắt phi 10 a10 dài 1 mét 2 . Còn dầm móng em đi 4 cây phi 16 . nhà 2 tầng rượi móng vậy có yếu k ạ
Thông tin của anh cung cấp chưa được đầy đủ nên mình không thể tư vấn cho bạn được. Nếu bạn làm nhà ống, địa chất là đất tương đối tốt ( đất đồi miền núi) thì Cũng không đáng lo. Tuy nhiên nếu có điều kiện bác nên đi thép đế móng D12 sẽ yên tâm hơn
Điều bạn nói đến là khi tính momen gây ra giữa 2 móng. Trong trường hợp mình đề cập đến là momen sinh ra khi sét đến dầm móng và một móng đơn. Khi đấy ta coi điểm đặt lực tại đáy móng và cánh tay đòn là khoảng cách từ đáy móng đến vị trí liên kết dầm móng và cổ cột (đài). Như vậy khoảng cách đặt dầm móng càng gần với đáy móng thì khả năng ngăn cản chuyển vị của các móng sẽ tốt hơn là đặt lên cao. Cảm ơn bạn vì đã góp ý.
Vì cái video này chỉ cho những ông đang học ngành xây dựng thôi. Những người xây nhà thì người ta chỉ quan tâm đặt thép thực tế thế nào thì lại k có, toàn lý thuyết với tính toán lằng nhằng
Cũng phụ thuộc vào quy mô công trình nữa bác ạ. Nếu công trình nhà dân, tải trọng không lớn thì hoàn toàn có thể dùng thép D10. Mình tính toán thông thường thép đế móng cũng không lớn quá thép D14 bác ạ. Nếu nhà dân 1-2 tầng, kích thước móng trong khoảng 1-1,6m bác hoàn toàn có thể bố trí thép D10 a100-a150
Chào bạn. Mình có xem video về móng đơn. Có kỹ sư bảo thiết kế móng đơn k quá 2.2m. Mình không hiểu tại sao kỹ sư này lại nó vậy. Bạn nghĩ sao về vấn đề này.ruclips.net/video/rflS8rOQeEI/видео.html .Mong bạn hồi đáp. Thanks bạn.
Chào bạn. Trước hết xin lỗi bạn vì bây giờ mình mới phản hồi bình luận của bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi video. Về vấn đề bạn nêu ra mình xin trả lời như sau: Về lý thuyết móng đơn có thể có kích thước bất kỳ, miễn làm đảm bảo yêu cầu chịu lực theo thiết kế và đảm bảo yêu cầu cấu tạo. Tuy nhiên khi gặp công trình có tải trọng lớn, ta mở rộng kích thước móng đơn để đảm bảo yêu cầu chịu tải thì đến 1 giới hạn nào đó chúng sẽ trở thành dạng móng băng hoặc bè ( do kích thước móng dưới các cột sẽ tiến sát đến nhau khi ta mở rộng kích thước móng). Đó là vấn đề thứ nhất có thể kể đến khi anh kỹ sư trong video kia nêu ra ( “không nên quá 2.2m”). Vấn đề thứ 2 quan trọng nhất đó là vấn đề kết cấu của móng. Khi tải trọng từ chân cột truyền đến móng đơn, móng sẽ truyền tải trọng này xuống nền đất, đất sẽ tạo ra một phản lực lên đế móng, tác dụng ngược vào đài móng. Khi này trong móng đơn sẽ hình thành một tháp chọc thủng có đỉnh tháp tại chân cột, đáy tháp tại đế móng. Nếu chúng ta mở rộng đáy móng đơn nhiều quá mà không tăng chiều cao của móng thì tháp chọc thủng này sẽ nằm trong móng và có xu hướng làm vỡ đài móng, còn nếu chúng ta tăng cả diện tích đáy móng và chiều cao móng để đảm bảo yêu cầu kết cấu thì không hiệu quả về kinh tế so với các loại móng khác ( băng, móng bè, móng cọc). Bạn có thể lên google tìm kiếm cụm từ “ tháp chọc thủng của đài móng” để hiểu kỹ hơn về vấn đề này. Theo mình đó là 2 vấn đề cốt lõi để chúng ta không nên làm móng đơn có diện tích quá lớn. Một lần nữa cảm ơn bạn đã theo dõi video và đưa ra câu hỏi rất hay. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ !
Rất bổ ích bạn
Em đang có ý định xây nhà gác lửng, vậy nhờ a làm cho bản vẽ kết cấu thép được ko ạ
Hay quá ❤❤
Anh ơi cho em hỏi; móng đơn lệch 2 phương thì thép phương nào đặt trước ạ, em cảm ơn
Chiều dài từ vĩ sắt đế móng đến sắt dưới dầm tối tiểu và tối đa là bao mhieue
Chào a, e chuẩn bị làm nhà 2 tầng kích thước 4x10 móng đơn nền đất tốt, mong a chỉ dùm cách bố trí thép cột, dầm, đế ... Phi bao nhiêu Với ạ, thanks a
Móng đơncao 2.7m thì đặt dầm ở đâu hợp lí. Cảm ơn
Chia sẻ rất hay về móng đơn.
Cảm ơn bạn rất nhiều. Cũng mong thấy nhiều bài chia sẻ kiến thức từ các bạn !
Bác cho e hỏi nếu làm móng đơn nhưng xây tường mềm lên trên rằng có đảm bảo ko? (Nền nhà e đất liền thổ, e xây theo kiểu mái thái)
anh làm về móng băng và móng cọc luôn được không ạ . tks
rat hay. cam on anh
Anh ơi..em cb xây nhà cấp 4 mái thái...anh có thể chỉ em .đế móng mình dùng thép bao nhiêu ạ..và cột móng mình dùng thép bn ạ.
1 tầng đổ mái bằng ạ
Đất nhà mình là đất ruộng hay đất đồi ạ. Đất yếu như đất ruộng thì anh nên gia cố bằng cọc tre, khoảng 25 cọc/1m2 ( tre đực 6-8cm, đất nhập nước) sau đó anh có thể dùng móng băng, rộng khoảng 1m->1,2m. Thép dầm móng 6D18, thép móng D12a150. Nếu là đất đồi thì anh có thể dùng móng đơn, KT 1,2->1,6m, thép móng D14a150, dầm móng 350-400, 4->6D18. Thép cột anh dùng 4D16, cột 22x22
Mongy đơn lệch cả hai phương thì cần lưu ý j a nhi
Cho mình xin cái móng của nhà 10mx7m x 2 tầng được không bạn?
Hay. Good video.
cảm ơn bạn, rất bổ ích
Cho mih hoi mong hinh vuong .co do chiu luc bang hinh chu nhat k bsn
Cũng tuỳ vị trí bạn ạ. Đối với móng nhà ống hoặc các móng biên của nhà vuông thì móng hình chữ nhật tốt hơn, đối với nhà vuông, móng của các cột ở giữa thì móng hình vuông có thể tốt hơn.
Cam on ban da chia se .chuc ban thanh cong trong cong viec
Vậy đáy móng hình vuông thì đặt thép sao anh
a ra thêm video móng cọc đi a :P
rất hay a. tks a
Chào a nhà e đang định xây nhà 2 tầng chiều rộng 8m chiều dài 12m đất nhà e có khoảng 80em là đất bồi còn dưới ta đất tốt a cho e hỏi nên dùng loại móng nào có đúng đc mong đơn k ak
Do không có số liệu khảo sát địa chất nên mình cũng không thể tư vấn cụ thể cho bạn được. Nếu lớp đất bồi kia không sâu, bạn hoàn toàn có thể đào qua lớp đất bồi đến lớp đất có địa chất tốt để đặt móng. Nếu lớp đất bồi sâu, không thể đào đến lớp đất tốt để đặt móng thì theo mình bạn nên sử dụng phương án móng cọc để tránh hiện tượng lún lệch của nhà khi móng đặt ở 2 khu vực địa chất khác nhau. Chúc bạn có một ngôi nhà đẹp !
chào bạn . bạn cho minh hỏi lớp vuốt cổ trụ có tác dụng gì vây . nếu ko có nó có sao ko . monh bạn chỉ dúp
Chào anh, phần vuốt đó có tác dụng tiết kiệm vật liệu là chủ yếu thôi anh ạ. Vì trong quá trình lực dọc truyền từ chân cột xuống đế móng và xuống nền đất thì sẽ có một phản lực từ nền đất truyền ngược lại vào đế móng, lúc này trong đế móng sẽ hình thành 1 dạng tháp chọc thủng có dạng hình chóp ( chính là dạng móng hoàn thành khi ta vuốt cổ trụ) phần vật liệu bên ngoài ta có thể vuốt để cắt giảm chi phí vì nằm ngoài tháp chọc thủng này. Tháp chọc thủng sẽ được xác định thông qua tính toán, nhưng thông thường sẽ là 1 góc 45 độ ( như khi mình vuốt). Nếu móng của anh có đủ tiết diện thì việc bỏ phần vuốt này hoàn toàn có thể a nhé !
@@cua-xd7292 nói đến lực phản lực bạn cho mjnh hỏi tiếp với . đối với nhà thi công ép cọc . nguoi ta thường dùng dọ trụ để chống lại lực phản lực từ cọc ép hướng lên đúng ko . và nếu nhà ko thi công ép cọc . thì cũng ko nhất thiêt phải dùng đến dọ trụ . cảm ơn bạn nhiều
Thực ra câu hỏi của anh mình chưa hiểu “ rọ trụ” anh nhắc đến là gì, nhưng về móng anh có thể hiểu như sau:
1/ Đối với móng cọc thì phần đài cọc có tác dụng liên kết các cọc lại với nhau, lực dọc chân cột sẽ truyền xuống nhóm cọc gián tiếp thông qua đài cọc. Lúc này trong đài cọc cũng hình thành tháp chọc thủng do nhóm cọc gây ra. Khi tính toán cần chọn chiều cao đài cọc cho hợp lý và thường đài cọc là một khối hộp hình vuông hoặc hình chữ nhật ( còn tuỳ thuộc vào tải trọng và cách bố trí cọc trong đài ). Đối với đài cọc dạng này thì thép chịu momen chủ yếu là thép dưới và một phần thép vị trí dầm móng giao với đài.
2/ Đối với dạng móng đơn thì đài móng thường có dạng hình chóp cụt, ít khi làm dạng hình hộp chữ nhật hoặc vuông.
Anh ơi nhà em 80m2 .e đi Móng cọc ạ. 3 mét rượi em đi 1 trụ . Đế trụ em đi sắt phi 10 a10 dài 1 mét 2 . Còn dầm móng em đi 4 cây phi 16 . nhà 2 tầng rượi móng vậy có yếu k ạ
Thông tin của anh cung cấp chưa được đầy đủ nên mình không thể tư vấn cho bạn được. Nếu bạn làm nhà ống, địa chất là đất tương đối tốt ( đất đồi miền núi) thì Cũng không đáng lo. Tuy nhiên nếu có điều kiện bác nên đi thép đế móng D12 sẽ yên tâm hơn
M=Fy x H, e nghĩ đúng phải là Fy x chiều dài dầm giữa hai móng
Điều bạn nói đến là khi tính momen gây ra giữa 2 móng. Trong trường hợp mình đề cập đến là momen sinh ra khi sét đến dầm móng và một móng đơn. Khi đấy ta coi điểm đặt lực tại đáy móng và cánh tay đòn là khoảng cách từ đáy móng đến vị trí liên kết dầm móng và cổ cột (đài). Như vậy khoảng cách đặt dầm móng càng gần với đáy móng thì khả năng ngăn cản chuyển vị của các móng sẽ tốt hơn là đặt lên cao. Cảm ơn bạn vì đã góp ý.
Tại sao video ít người xem lại chất lượng nhỉ
Vì cái video này chỉ cho những ông đang học ngành xây dựng thôi. Những người xây nhà thì người ta chỉ quan tâm đặt thép thực tế thế nào thì lại k có, toàn lý thuyết với tính toán lằng nhằng
Xem video gặp ông này nguy hiểm nè ruclips.net/video/TbGUM2HSm7M/видео.html
Xin chào
Đế móng dùng sắt 10 dc ko b nhỉ
Cũng phụ thuộc vào quy mô công trình nữa bác ạ. Nếu công trình nhà dân, tải trọng không lớn thì hoàn toàn có thể dùng thép D10. Mình tính toán thông thường thép đế móng cũng không lớn quá thép D14 bác ạ. Nếu nhà dân 1-2 tầng, kích thước móng trong khoảng 1-1,6m bác hoàn toàn có thể bố trí thép D10 a100-a150
@@cua-xd7292 ok b
Chào bạn. Mình có xem video về móng đơn. Có kỹ sư bảo thiết kế móng đơn k quá 2.2m. Mình không hiểu tại sao kỹ sư này lại nó vậy. Bạn nghĩ sao về vấn đề này.ruclips.net/video/rflS8rOQeEI/видео.html .Mong bạn hồi đáp. Thanks bạn.
Chào bạn. Trước hết xin lỗi bạn vì bây giờ mình mới phản hồi bình luận của bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi video. Về vấn đề bạn nêu ra mình xin trả lời như sau: Về lý thuyết móng đơn có thể có kích thước bất kỳ, miễn làm đảm bảo yêu cầu chịu lực theo thiết kế và đảm bảo yêu cầu cấu tạo. Tuy nhiên khi gặp công trình có tải trọng lớn, ta mở rộng kích thước móng đơn để đảm bảo yêu cầu chịu tải thì đến 1 giới hạn nào đó chúng sẽ trở thành dạng móng băng hoặc bè ( do kích thước móng dưới các cột sẽ tiến sát đến nhau khi ta mở rộng kích thước móng). Đó là vấn đề thứ nhất có thể kể đến khi anh kỹ sư trong video kia nêu ra ( “không nên quá 2.2m”). Vấn đề thứ 2 quan trọng nhất đó là vấn đề kết cấu của móng. Khi tải trọng từ chân cột truyền đến móng đơn, móng sẽ truyền tải trọng này xuống nền đất, đất sẽ tạo ra một phản lực lên đế móng, tác dụng ngược vào đài móng. Khi này trong móng đơn sẽ hình thành một tháp chọc thủng có đỉnh tháp tại chân cột, đáy tháp tại đế móng. Nếu chúng ta mở rộng đáy móng đơn nhiều quá mà không tăng chiều cao của móng thì tháp chọc thủng này sẽ nằm trong móng và có xu hướng làm vỡ đài móng, còn nếu chúng ta tăng cả diện tích đáy móng và chiều cao móng để đảm bảo yêu cầu kết cấu thì không hiệu quả về kinh tế so với các loại móng khác ( băng, móng bè, móng cọc). Bạn có thể lên google tìm kiếm cụm từ “ tháp chọc thủng của đài móng” để hiểu kỹ hơn về vấn đề này. Theo mình đó là 2 vấn đề cốt lõi để chúng ta không nên làm móng đơn có diện tích quá lớn. Một lần nữa cảm ơn bạn đã theo dõi video và đưa ra câu hỏi rất hay. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ !
Gà