Đại lão Hoà thượng Thích Trí Quảng thuyết giảng: "Đức Phật và Thánh chúng"

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 28 авг 2024
  • Mời quý vị theo dõi vào 8g30 thứ Bảy hàng tuần trên Giác Ngộ Online

Комментарии • 65

  • @_NguyenAnhHao-iy8uc
    @_NguyenAnhHao-iy8uc 2 месяца назад +7

    THẬT PHƯỚC ĐỨC ĐỂ NGHE NHỮNG LỜI GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ ❤❤❤

  • @phapan8871
    @phapan8871 2 месяца назад +4

    Chí tâm đảnh lễ :
    NAM MÔ
    TỐI THƯỢNG THỪA
    VIÊN GIÁO
    DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH
    PHÁP HOA
    HỘI THƯỢNG PHẬT
    BỒ TÁT
    🙏🙏🙏

  • @phiang7301
    @phiang7301 2 месяца назад +4

    nam mô tối thuọng thừa viên giáo diệu pháp liêng hoa kinh con xin kính chúc hòa thượng pháp chủ luôn có sứ khỏe cho phật tử chúng con để tú học a di đà phật

  • @nguyenvule1054
    @nguyenvule1054 2 месяца назад +4

    Con xin đảnh lễ đại Lão HT Sư Ông :Thích Trí Quảng
    Nam Mô Tối Thượng Thừa Viên Giáo Diệu Pháp Liên Hoa Kinh - Pháp Hoa Hội Thượng Phật Bồ Tát🙏🙏🙏

  • @user-vh3tj3pj9p
    @user-vh3tj3pj9p 2 месяца назад +2

    Nam mô amidaphat🙏🙏🙏 con xin thành kinh tri ân bài pháp nhủ cảu sư ông. Nam mo amidaphat🙏🙏🙏

  • @user-ly4qj9hv3s
    @user-ly4qj9hv3s 2 месяца назад +3

    Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật ❤❤❤❤❤

  • @VanTran-ky4ye
    @VanTran-ky4ye 2 месяца назад +3

    NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT 🙏🙏🙏

  • @ngocdunghuynh8456
    @ngocdunghuynh8456 2 месяца назад +3

    NAM MÔ PHÁP HOA HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT🪷🙏🙏🙏🪷
    Con xin kính lễ Đức Pháp Chủ Hoà Thượng Tôn Sư và Đại Ân Sư và xin Cầu nguyện cho Ngài Pháp Thể luôn Khinh An để ban bố cho chúng con những lời Pháp Nhũ Thâm Sâu Vàng Ngọc 🪷🙏🙏🙏🪷

  • @ShaHoang-wf8sz
    @ShaHoang-wf8sz Месяц назад +1

    Nam mô a di đà phật
    Thầy nói hay quá chuẩn quá
    Con ko theo đạo nào cả nhưng thời gian gần đây có ông minh tuệ đi khất thực như kiểu thầy nói người ta tu theo phật
    Còn bây giờ đa số toàn thợ tư ,chùa còn có bồ còn có tài sản còn có xe riêng còn có con riêng, bi hài cho nền phật pháp Việt Nam

  • @mwgmwg5243
    @mwgmwg5243 2 месяца назад +2

    ❤❤❤❤❤❤❤ nam mô bổn sư thích ca mâu Ni Phật ❤ tâm vững chắc làm nên tất cả chính xác không vu túp mat ❤ nam mô a Di Đà Phật ❤❤❤❤❤❤❤❤❤🎉🎉

  • @nguyentranthi2075
    @nguyentranthi2075 2 месяца назад +2

    Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật

  • @vothithuhuong4163
    @vothithuhuong4163 2 месяца назад +2

    Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Phật Bồ Tát

  • @siphanthi7024
    @siphanthi7024 2 месяца назад +2

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

  • @camvan4273
    @camvan4273 2 месяца назад +2

    Nam mô bôn sư thích ca mâu ni phật

  • @thaohuynh1877
    @thaohuynh1877 2 месяца назад +3

    CHÍ TÂM ĐÃNH LỄ 🙏NAM MÔ TỐI THƯỢNG THỪA VIÊN GIÁO DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH PHÁP HOA HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT🙏🙏🙏

  • @YenTran-ld4jh
    @YenTran-ld4jh 2 месяца назад +2

    NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

  • @hungtrankhanh6025
    @hungtrankhanh6025 2 месяца назад +2

    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙇🙏🙇🙏🙇

  • @gianggiang3115
    @gianggiang3115 Месяц назад

    Nam mô a di đà phật

  • @Luongngocdieu258
    @Luongngocdieu258 2 месяца назад +4

    NAM MÔ TỐI THƯỢNG THỪA VIÊN GIÁO DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH PHÁP HOA HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT 🙏🪷

  • @Nhuan_Hoa
    @Nhuan_Hoa 2 месяца назад +2

    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏🙏🙏

  • @LanhuongTranthi-ko4iz
    @LanhuongTranthi-ko4iz 2 месяца назад +4

    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT,con xin cám ơn thầy và các đạo hữu,con đã thi 2 lần tốt nghiệp được tổng cộng 60 điểm và con đỗ vào Đại học Đông Đô 2 lần rồi ạ,con xin tu tập ạ.NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!@❤❤❤😟😟😟🙏🙏🙏

  • @vanho4629
    @vanho4629 2 месяца назад +2

    NAM MÔ CỬU VIỄN THẬT THÀNH ĐẠI ÂN GIÁO CHỦ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT🙏🙏🙏

  • @PhapHoaKinh-HoaDuc
    @PhapHoaKinh-HoaDuc 2 месяца назад +2

    Con luôn tìm những bài giảng từ Thầy. Ước 1 lần được Thầy xoa đầu !

  • @BePhung-eu8co
    @BePhung-eu8co 2 месяца назад +2

    Nam mô bổn sư thích ca mâu Ni Phật ❤ Nam mô a Di Đà Phật VN nói đi đôi với làm

  • @ngochanguyenthi973
    @ngochanguyenthi973 2 месяца назад +2

    Nam Mô A Di Đà Phật

  • @thuthuynguyen6914
    @thuthuynguyen6914 2 месяца назад +4

    Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật con thành kính đảnh lễ, thành kính tri ân thầy! Nam mô Hoan hỷ tạng Bồ tát Ma ha tát. Nam mô Thập phương thường trú Tam Bảo.

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 16 дней назад

    Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo
    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
    ( Mỗi người hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là thường trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ tuyệt đối “; Phật giác ngộ là tự mình, do trí “ vô sư, chứ không hải trí hữu sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của tất cả các Pháp mà giác ngộ vì “ tất cả các Pháp đều là Phật Pháp “, “ Như Lai là nghĩa các Pháp như như “; “ Tất cả chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều có Phật tánh “; “ Tất cả các Pháp đều vận hành theo lý “ Duyên sinh “, “ Nhân qủa “, “ Phước nghiệp “……; Khi chiêm ngưỡng tượng Phật, Chúng ta cố gắng thường hình dung Đức Phật đản sanh ở Ca Tỳ La Vệ, Phật thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng, Phật thuyết pháp ở Ba La Nại và Phật nhập diệt ở Câu Thi Na; đó chính là 04 động tâm, tức 04 điểm kích động tâm chúng ta, tác động căn lành chúng ta khiến chúng ta phát tâm đến với Phật. Nếu chúng ta không phát được tâm Bồ đề, đương nhiên không thể đến với Phật, không thể hiểu Phật và không thấy Phật ).
    Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật.
    Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
    Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả.
    Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả.
    + Chúng con xin nguyện : “ Lấy Giới Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới Luật “
    Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả.
    + Chúng con cố gắng giữ cho Thân, Khẩu, Ý được thanh tịnh, tỉnh thức trong từng sát na, hơi thở.
    Nam Mô Luận Nghị ( Hùng Biện ) Đệ Nhất Đại Ca Chiên Diên ( Mahā Kaccāna, Maha Kaccayana, Katyayana ) Tôn Giả.
    Nam Mô Phúc Lành Đầu Tiên ( s, p : Piṇḍola - Bharadvāja, 賓頭盧頗羅墮 ), Phúc Điền Đệ Nhất ) Tân Đầu Lô Phả La Đọa Xà ( Tân Đầu Lô Phả La Đọa Thệ ( 賓頭盧頗羅墮誓 ), Phả La Đọa ( s : Bharadvāja, 頗羅墮 ), Tân Đầu Lô ( 賓頭盧 ) hay Tân Đầu ( 賓頭 ); Trường Mi Tăng ( 長眉僧 ) hay Trường Mi Sa Môn ( 長眉沙門 ) ).
    Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Đại Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Tôn Giả.
    Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Bồ Tát.
    ( ……Dù Cha ra sao vẫn luôn là đấng sinh thành - Dù Mẹ làm sao cũng luôn mang nặng đẻ đau ……).
    Nam Mô Tây Thiên ( Ấn Độ ), Đông Độ ( Trung Hoa ), An Nam ( Việt Nam ), Xiêm La ( Thái Lan ) Truyền Giáo Lịch Đại Tổ Sư Giác Linh.
    Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành :
    + Bát Đại Nhơn Giác - Bát Nhã Tâm Kinh - Kim Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa - Lăng Già - Kinh Lăng Nghiêm - Kinh Viên Giác - Kinh Pháp Hoa - Pháp Bảo Đàn Kinh - Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết - Kinh Thắng Man - Kinh Hoa Nghiêm - Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải - Bồ Đề Đạt Ma Quán Tâm Pháp - Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Tham Thiền Yếu Chỉ - Thiền Tông Ngũ Lục - Thiền Tông Vĩnh Gia Tập - Thiền Đốn Ngộ - Thiền Căn bản - Thiền Quan Sách Tấn - Lâm Tế Ngữ Lục - Hiển Tông Ký - Truyền Đăng Lục Những Thiền Sư Xuất Sắc - Yếu Chỉ Trung Luận Quán - Yếu Chỉ Hoa Nghiêm - Yếu Chỉ Pháp Hoa - Yếu Chỉ Phật Pháp - Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21 - Đường Lới Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền - Thiền Thất Khai Thị - Phật Giáo và khoa học, …..
    + Các bản Kinh dịch thuật của Ngài Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam - Ngài Khương Tăng Hội :
    1 ) An Ban Thủ Ý, An Thế Cao dịch, Tăng Hội và Trần Huệ chú sớ, Tăng Hội đề tựa.
    2 ) Pháp Cảnh Kinh, An Huyền dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.
    3 ) Ðạo Thọ Kinh, Chi Khiêm dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.
    4 ) Lục Ðộ Yếu Mục, Tăng Hội biên tập.
    5 ) Nê Hoàn Phạm Bối Tăng Hội biên tập.
    6 ) Ngô Phẩm ( Ðạo Hành Bồ Tát ), Tăng Hội dịch.
    7 ) Lục Ðộ Tập Kinh, Tăng Hội biên tập.
    Nam Mô Tăng.
    Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
    Thiền có các loại sau : ( Theo Phật Học Phổ Thông - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thầy Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thiện Hạ Hoa ) : Vì thiền có nhiều loại khác nhau như thế, nên trước khi muốn thực hành cho đúng đắn chúng ta cần biết sơ lược các lối tu thiền, để khỏi lạc vào đường nguy hiểm.
    + Ngoại Đạo Thiền : ( Trong phần ngoại đạo thiền này, chúng tôi muốn nói đến các loại thiền của ngoại đạo như đạo Tiên, đạo Bà la môn, các lối thôi miên, và những tà thiền định với mục đích không chơn chánh.
    Sao gọi là không chơn chánh ? - Theo quan niệm của đạo Phật thì những hành động gì không nhằm mục đích trau dồi tâm tánh, dẹp trừ phiền não hữu lậu, để cầu giải thoát sanh tử luân hồi, đều không là chơn chánh ) :
    + Tà Thiền Định.
    + Thiền Định Của Đạo Tiên.
    + Luyện Yoga ( Yuj ).
    + Luyện Thôi Miên
    + Phàm Phu Thiền :
    + Tứ Thiền :
    + Sơ Thiền, Ly Sanh Hỷ Lạc.
    + Nhị Thiền, Định Sanh Hỷ Lạc.
    + Tam Thiền, Ly Hỷ Diệu Lạc.
    + Tứ Thiền, Xả Niệm Thanh Tịnh.
    + Tứ Không Định :
    + Không Vô Biên Xứ Định
    + Thức Vô Biên Xứ Định.
    + Vô Sở Hữu Xứ Định.
    + Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng Xứ Định.
    + Nhị Thừa Thiền ( Tiểu Thừa Thiền, thuộc về xuất thế gian thiền, nghĩa là các người tu theo các loại thiền này có thể vượt ra ngoài thế gian, thoát được sanh tử luân hồi. Tuy thế, pháp tu thiền nầy không đem lại một kết quả mau lẹ, lớn lao toàn diện như các lối Ðại-thừa thiền, mà chỉ có tánh cách chậm chạp, tuần tự, cục bộ, tu một pháp chỉ trừ được phiền não; nghĩa là chứng quả thấp nhỏ, có hạn lượng, nên thuộc về Nhị thừa thiền (Nhị thừa thiền là Thinh văn thừa và Duyên giác thừa ). Nhị Thừa Thiền có rất nhiều phương pháp tu ( 14 Phương pháp tu tập ) :
    + Ngũ Đình Tâm Quán
    + Cửu Tưởng Quán.
    + Tứ Vô Lượng Tâm.
    + Thập Lục Đặc Thắng.
    + Thông Minh Thiền.
    + Thập Nhứt Thế Xứ Quán.
    + Bát Bối Xã Quán.
    + Bát Thắng Xứ Quán.
    + Lục Diệu Pháp Môn.
    + Bát Niệm Xứ.
    + Thập Quán Tưởng.
    + Cửu Thế Đệ Định.
    + Sư Tử Phấn Tấn Tam Muội.
    + Ba Mươi Bảy Pháp Trợ Đạo.
    + Đại Thừa Thiền ( Xuất Thế Gian Thượng Thượng Thiền : Pháp thiền này chỉ dành riêng cho những người thượng căn rất thông minh và lanh lợi tu. Những bực Ðại Thừa Bồ Tát đã nhiều đời nhiều kiếp tu hành, phá hết các phiền não thô trược, chỉ còn vi tế vô minh, nếu kiếp này gặp được minh sư chỉ giáo cho phép tu Ðại Thừa thiền nầy, thì sẽ được tỏa ngộ. Cũng như cành hoa sắp nở, chỉ thêm chút ít công phu vun tưới, thì hoa sẽ trổ ngay. Yếu tố căn bản của Ðại Thừa thiền là trí huệ. Thiền giả phải lấy trí huệ để tự quan sát tâm tánh. Nếu thiếu trí huệ, thiền giả khó được kết quả khi tu theo Ðại thừa thiền. ). Đại Thừa Thiền có các phương pháp tu tập như sau, chia làm 02 loại lớn là “ Tam Muội “, “ Dĩ Tâm Ấn Tâm, Trực Chị Nhơn Tâm Kiến Tánh Thành Phật, Bất Lập Văn Tự Giáo Ngoại Biệt Truyền “ :
    + Pháp Hoa Tam Muội.
    + Niệm Phật Tam Muội.
    + Ban Châu Tam Muội.
    + Giác Ý Tam Muội.
    + Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.
    + Tứ Tánh Thiền.
    + Nhứt Thế Thiền.
    + Nhứt Thế Môn Thiền.
    + Thiện Nhơn Thiền.
    + Nhứt Tế Hạnh Thiền.
    + Trừ Phiền Não Thiền.
    + Thử Thế Tha Thế Thiền.
    + Thanh Tịnh Tịnh Thiền.
    + Tứ Tánh Thanh Tịnh Thiền.
    + Trực Chỉ Thiền.
    + Như Lai Thanh Tịnh Thiền.
    + Như Lai Tối Thượng Thừa Thiền.
    + Đạt Ma Sư Tổ Thiền
    + ……
    Các truyền dạy pháp Thiền này có hai lối :
    + Tham Cứu Một Câu Thoại Đầu.
    + Dùng các phương pháp : đánh, la, hét, ra dấu, mời ăn cơm, uống nước trà,…..để Tổ Sư biết được vị đệ tử kia đã giác ngộ hay chưa ?.
    ......

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 16 дней назад

    Tông ( Tôn ) Phái Phật Giáo Bắc Tông ( Đại Thừa ) - Thiền Tông : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thầy Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thanh Hạ Từ và Các Qúy Tôn Đức Khác : “ Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật “ : ( đoạn 3 ) :
    Nam Mô Tam Thập Tam Tổ Thiền Tông Ấn Độ - Trung Hoa; Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam Khương Tăng Hội và Tam Tổ Thiền Tông Việt Nam - Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử :
    Chơn lý bổn vô danh,
    Nhơn danh hiển chơn lý,
    Thọ đắc chơn thật pháp,
    Phi chơn diệc phi ngụy.
    ( Chơn lý vốn không tên,
    Nhơn tên bày chơn lý,
    Nhận được pháp chơn thật,
    Chẳng chơn cũng chẳng ngụy ).
    Nam Mô Cửu Tổ Thiền Tông - Tổ Phục Đà Mật Đa ( Buddhamitra ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 322 năm. Ngài có Cha tên là Phục Đà Vi Thùy, Mẹ tên là Ưu Phả Thị, Ngài họ Tỳ Xá La. Ngài sinh ở nước Đề Già, Ấn Độ xưa ).
    Thử địa biến kim sắc,
    Dự tri ư thánh chí,
    Đương tọa bồ đề thọ,
    Giác hoa nhi thành dỉ.

    ( Đất này hóa sắc vàng,
    Biết có thánh nhơn sang,
    Ngồi dưới cây bồ đề,
    Hoa giác nở hoàn toàn ).
    ------
    Sư tọa kim sắc địa,
    Thường thuyết chơn thật nghĩa,
    Hồi quang nhi chiếu ngã,
    Linh nhập tam ma đề.
    ( Thầy ngồi đất sắc vàng,
    Thường nói nghĩa chơn thật,
    Xoay ánh sáng chiếu con,
    Khiến vào nơi Chánh Định ).
    ------
    Chơn thể tự nhiên chơn,
    Nhơn chơn thuyết hữu lý,
    Lãnh đắc chơn chơn pháp,
    Vô hành diệc vô chỉ.

    ( Chơn thể đã sẵn chơn,
    Bởi chơn nói có lý,
    Hội được pháp chơn nhơn,
    Không đi cũng không dừng ).
    Nam Mô Thập Tổ Thiền Tông - Tổ Hiếp Tôn Giả ( Parsvika ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 361 năm. Ngài có Cha tên là Hiếp Thành Huỳnh, Mẹ tên là Châu Phước Truyền, Ngài tục danh là Nan Sanh. Ngài sinh ở Trung Ấn Độ xưa ).
    Mê ngộ như ẩn hiển,
    Minh ám bất tương ly,
    Kim phó ẩn hiển pháp,
    Phi nhất diệc phi nhị.
    ( Mê ngộ như ẩn hiện,
    Tối sáng chẳng rời nhau,
    Nay trao pháp ẩn hiện,
    Chẳng một cũng chẳng hai ).
    Nam Mô Thập Nhất Tổ Thiền Tông - Tổ Phú Na Dạ Xa ( Punyayasas ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 398 năm. Ngài có Cha tên là Phú Bảo Thân, Mẹ tên là Thuận Kiều Trang, dòng Cù Đàm. Ngài là con trai út, sinh ở nước Hoa Thị, Ấn Độ xưa. ).
    Khể thủ trưởng lão tôn,
    Đương thọ Như Lai ký,
    Kim ư thử địa thượng,
    Nhi độ sanh tử chúng.
    ( Cúi đầu lễ trưởng lão,
    Hiện nhận lời Phật ghi,
    Nay ở nơi xứ nầy,
    Độ chúng khỏi sanh tử ).
    ------
    Ẩn hiển tức bổn pháp,
    Minh ám nguyên bất nhị,
    Kim phó ngộ liễu pháp,
    Phi thủ diệc phi khí.
    ( Ẩn hiện vốn pháp này,
    Sáng tối nguyên không hai,
    Nay truyền pháp liểu ngộ,
    Không lấy cũng chẳng bỏ ).
    Nam Mô Thập Nhị Tổ Thiền Tông - Tổ Bồ Tát Mã Minh ( Asvaghosha, hiệu Mã Minh, Công Thắng ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 434 năm. Ngài có Cha tên là Mã Thắng Quyền, Mẹ tên là Hữu Phúc Vân. Ngài sinh ở nước Ba La Nại, Ấn Độ xưa. ).
    Phi ẩn phi hiển pháp,
    Thuyết thị chơn thật tế,
    Ngộ thử ẩn hiển pháp,
    Phi ngu diệc phi trí.
    ( Pháp không ẩn không hiển,
    Nói là mé chơn thật,
    Ngộ pháp ẩn hiển nầy,
    Chẳng ngu cũng chẳng trí ).
    Nam Mô Thập Tam Tổ Thiền Tông - Tổ Ca Tỳ Ma La ( Kapimala ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 475 năm. Ngài có cha tên là Ca Phất Trung Thiên, Mẹ tên là Khưu Phước Thiện. Ngài sinh ở nước Hoa Thị, Ấn Độ xưa. ).
    Thân hiện viên nguyệt tướng,
    Dĩ biểu chư Phật thể,
    Thuyết pháp vô kỳ hình,
    Dụng biện phi thinh sắc.
    ( Thân hiện tướng trăng tròn,
    Để nêu thể các Phật,
    Nói pháp không hình ấy,
    Dùng rõ phi thinh sắc ).
    ------
    Vị minh ẩn hiển pháp,
    Phương thuyết giải thoát lý,
    Ư pháp tâm bất chứng,
    Vô sân diệc vô hỷ.
    ( Vì sáng pháp ẩn hiển,
    Mới nói lý giải thoát,
    Nơi pháp tâm chẳng chứng,
    Không sân cũng không hỷ ).
    Nam Mô Thập Tứ Tổ Thiền Tông - Tổ Long Thọ ( Nagarjuna, Long Thắng ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 517 năm. Ngài có cha tên là Long Chí, Mẹ tên là Út Phương, dòng Phạm Chí. Ngài sinh ở miền Tây Ấn Độ xưa. ).
    Thử mộc sanh kỳ nhĩ,
    Ngã thực bất khô khao,
    Trí giả giải thử nhơn,
    Ngã hồi hướng Phật đạo.
    ( Cây nầy sanh nấm lạ,
    Con ăn rất ngon lành,
    Người trí giải nhơn nầy,
    Con xin theo Phật đạo ).
    ------
    Nhập đạo bất thông lý,
    Phục thân hoàn tín thí,
    Nhữ niên bát thập nhất,
    Thử mộc diệc vô nhĩ.
    ( Vào đạo không thông lý,
    Hoàn thân đền tín thí,
    Trưởng giả tuổi tám mốt,
    Cây nầy không sanh nấm ).
    ------
    Bổn đối truyền pháp nhơn,
    Vị thuyết giải thoát lý,
    Ư pháp thật vô chứng,
    Vô chung diệc vô thủy.
    ( Xưa đối người truyền pháp,
    Vì nói lý giải thoát,
    Nơi pháp thật không chứng,
    Không chung cũng không thủy ).
    Nam Mô Thập Ngũ Tổ Thiền Tông - Tổ Bồ Tát Ca Na Đề Bà ( Kanadeva ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 546 năm. Ngài có cha tên là Ca Na Bạc, Mẹ tên là Hữu Chung Truyền, dòng Tỳ Xá Ly. Ngài sinh ở miền Nam Ấn Độ xưa. ).
    ......

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q День назад

    Tông Tào Động Nhật Bản : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Azuma Ryushin ( Đông Long Chơn ), Thầy Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Như Hạ Điền và Các Qúy Tôn Đức Khác : ( đoạn 1 ) :
    1. Tào Động Tông Và Lịch Sử Hình Thành :
    1.1 Tên gọi Tào Động Tông & Đặc trưng của Phật Giáo Nhật Bản là có nhiều Tông Phái :
    1.1.1. Phật Giáo Nhật Bản là Phật Giáo của Tông Phái :
    Từ thời Nara xa xưa, Tông Hoa Nghiêm đã có các chùa Todaiji (Đông Đại Tự); Tông Pháp Tướng có chùa Yakushiji (Dược Sư), chùa Kofukuji (Hưng Phước), chùa Horyuji (Pháp Long) và những chùa thuộc hệ thống Kyomizudera (Thanh Thủy Tự); Luật Tông có chùa Đường Chiêu Đề; Ngoài ra, còn có các Tông Thành Thật, Tông Tam Luận và Tông Câu Xá (sau nầy ba Tông nầy không còn nữa, nhưng giáo nghĩa của ba Tông ấy lấy ba bộ luận Thành Thật Luận, Tam Luận, Câu Xá Luận làm căn bản Phật Giáo và đối tượng để nghiên cứu).
    Thời Heian (Bình An) Tông Thiên Thai có chùa Tỷ Duệ Sơn, Diên Lịch Tự; Tông Chơn Ngôn gồm có chùa Cao Dã Sơn Kim Cang Phù Tự, Tông Tịnh Độ thời Kamakura có chùa Tri Ân Viện, Tăng Thượng Tự v.v.., hay Tịnh Độ Chơn Tông gồm chùa Đông Bổn Nguyện Tự, chùa Tây Bổn nguyện Tự v.v...; Tông Lâm Tế có các chùa Diệu Tâm Tự, Viên Giác Tự v.v...; Tông Tào Động có các chùa Vĩnh Bình Tự, Tổng Trì Tự v.v...; Tông Nhật Liên có chùa Thân Diên Sơn Cứu Viễn Tự, Đại Thạch Tự v.v... Thời Tông có chùa Du Hành Tự v.v..
    Thời Edo, Tông Hoàng Bích có chùa Vạn Phước Tự v.v... Như thế có tất cả 13 Tông phân ra 56 phái, được gọi là 13 Tông 56 Phái, thế nhưng các tự viện, giáo đoàn và tông phái độc lập với nhau, cho nên không thể biết chính xác số lượng tăng thêm. Thật ra, 13 tông nầy cũng có sự liên hệ với nhau. Ở Nhật, có khoảng 75.000 chùa viện, có 100.000 Tăng Ni, có khoảng 75.000.000 tín đồ Phật Giáo trong tổng số nhân khẩu là một ức một ngàn vạn, tức 110.000.000 người. Hầu như tất cả tín đồ và đàn gia thuộc các Tông Phái và chùa viện có sự sinh hoạt tín ngưỡng như cử hành nghi lễ, tụng kinh, lễ bái chư Phật, chư Bồ Tát v.v... đặc biệt theo Tông Phái của mình. Từ đó Tông Chỉ, Giáo Nghĩa dần dần thay đổi theo.
    1.1.2. Phật Giáo và Đức Thích Tôn
    Đức Thích Tôn là đấng khai Tổ, vị khai sáng Phật Giáo, mà những lời giáo huấn của Ngài được xem là giáo pháp, không ai được phép nói khác. Giáo lý nào không phù hợp với lời Phật có thể nói rằng không phải Phật Giáo. Thế nhưng Giáo Pháp vô cùng thậm thâm khó tường, cho nên tạo thành nhiều Tông Phái, mang từng Tông Chỉ và Giáo Nghĩa riêng biệt.
    1.1.3. Phật Giáo thời kỳ Nara ( Nại Lương ) và Heian ( Bình An ) :
    Thời Nara, chư Tăng mang Phật Giáo từ Trung Hoa và Bán Đảo Triều Tiên vào Nhật Bản. Thời ấy, chư Tăng dù có khác nhau về Tông Phái nhưng chưa đông, cùng giao thiệp với nhau để cùng học hỏi và chia sẽ, cho nên ảnh hưởng của Tông Phái chưa mạnh mẽ. Đến thời Heian, có nhiều Tăng sĩ người Nhật sang Trung Hoa du học, mang về Nhật những tinh hoa Phật Giáo và nối kết các thế hệ trước lại với nhau. Tuy nhiên giống như thời Nara, thời kỳ nầy Phật Giáo được người Nhật xem là văn hóa ngoại lai, tiếp nhận một cách miễn cưỡng, dần dần về sau mới phát triển việc học Phật. Thế nhưng, sự liên hệ tu học giữa các Tông Phái vẫn còn tiếp tục.
    1.1.4. Phật Giáo của thời đại Kamakura ( Kiêm Thương ) :
    Thời Kamakura (Kiêm Thương), chỉ có Thiền thuộc Tông Lâm Tế và Tào Động không gửi chư Tăng sang Trung Hoa và bán đảo Triều Tiên du học, bởi vì họ có thể tu học tại Nara, Tỷ Duệ Sơn và Cao Dã Sơn, ở đó họ có thể tự chọn phương hướng sáng tạo của riêng mình và do mình quyết định, ngay cả chọn pháp môn và Kinh điển thuần túy thiết thực và phù hợp mục đích giải thoát, cho nên khi đó hình thức Tông Phái thật sự vẫn còn phôi thai và sự học hỏi trao đổi với nhau trở nên vô cùng cần thiết.
    Những nguyên nhân hình thành và năng lực thúc đẩy xã hội, những tánh cố hữu của con người, những yêu cầu tâm lý quần chúng..., trong bối cảnh lịch sử thời đó, được chư vị Tổ Sư nhận thức một cách rõ ràng và tùy duyên với hoàn cảnh và đời sống xã hội, xây dựng và phát triển Phật Giáo Nhật Bản. Đặc biệt, thế hệ sau luôn luôn niệm ân và tôn kính chư vị Tổ Sư tiền bối, xây dựng Tông phong. Xa hơn nữa, người Nhật bao giờ cũng có tâm sùng bái Tổ Tiên do vậy nhiều khi, với người Nhật, hình ảnh đức Thế Tôn còn mờ nhạt hơn cả chư liệt vị Tổ Sư, dù rằng khởi nguyên của Phật Giáo ở Ấn Độ và trải qua hơn 2.000 năm lịch sử, Phật Giáo được truyền sang các nước khu vực Á Châu rồi bây giờ lan đến Âu Châu và Mỹ Châu nữa.
    Thật ra, trong quá trình mở rộng đến 360 độ với nhiều góc cạnh, Phật Giáo đã tạo nhiều ảnh hưởng trong đời sống của con người, ở mọi lãnh vực như: tư tưởng, kỹ thuật, chính trị, kinh tế, tôn giáo v.v... mà qua nghiên cứu có thể nói rằng Phật Giáo rất đa dạng.
    1.1.5. Tính Chất Độc Thiện Của Tông Phái :
    Được gọi là Phật Giáo Tông Phái, bởi vì Phật Giáo Nhật Bản hiển lộ nguyên vẹn tính chất thứ bậc trong nhiều phuơng diện của Phật Giáo. Người Nhật, có thể nói rằng, đến với Phật Giáo là dung hợp tinh thần Phật Giáo vào nhân cách của mình, mà nhờ vậy hơn 1000 năm kể từ thời đại Nara, thời đại Heian, thời đại Phật Giáo được xem là thịnh hành nhất cho đến nay, Phật Giáo vẫn còn tồn tại. Phải chăng đó là điểm đáng chú ý của người Nhật.
    Nói chung, tất cả các Tông Phái Phật Giáo đều được tôn trọng ở Nhật cho nên những vấn đề như dễ dãi hay bài bác, thuần thiện hay ngăn cản cũng lệ thuộc vào đó. Câu nói người Nhật là: “Dẫu Tông luận thua ai đi nữa cũng xấu hỗ đức Phật Thích Ca” nghĩa là một khi niềm tin đã đặt vào Tông Phái mà tự mình đã chọn, thì con đường tuyệt vời duy nhất ấy không thua các Tông Phái nào cả. Chính điều ấy đưa đến chỗ tranh cãi vô ích, để rồi đánh mất lập trường của mình lúc nào không hay. Thế nên đủ biết rằng vấn đề so sánh các Tông Phái được xem như quyết định cần thiết bởi vì nhằm xác chứng tính ưu việt và độc lập của Tông Phái mình.
    Thật sự, trong quá khứ Phật Giáo Nhật Bản mang đầy màu sắc tranh luận giữa các Tông Phái. Có rất nhiều cuộc tranh luận khác nhau đã xãy ra và mỗi lần tranh luận đều mang ý nghĩa khác nhau. Nói chung, Tông Phái nầy khó có thể thừa nhận điểm nổi bật của Tông Phái khác. Thỉnh thoảng, còn đi ngược lại bản chất vốn thiện của mình, để rồi bất chợt một lúc nào đó quên hẳn và đi xa khỏi điểm căn bản của Phật Giáo, trở thành một biến thái của lòng tin, mà cho rằng chẳng qua tất cả đều do Tâm tạo.
    ......

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q День назад

    Tông Tào Động Nhật Bản : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Azuma Ryushin ( Đông Long Chơn ), Thầy Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Như Hạ Điền và Các Qúy Tôn Đức Khác : ( đoạn 2 ) :
    1. Tào Động Tông Và Lịch Sử Hình Thành :
    1.1 Tên gọi Tào Động Tông & Đặc trưng của Phật Giáo Nhật Bản là có nhiều Tông Phái :
    1.1.6. Đạo Nguyên Thiền Sư Phủ Định Về Tông Phái :
    Trong các Tông Phái Phật Giáo Nhật Bản, Thiền Tông có đến ba tông đó là: Tông Lâm Tế, Tông Tào Động, và Tông Hoàng Bích, gọi là Tam Tông. Trong đó, Tông Lâm Tế và Tông Tào Động do chư Tăng Nhật Bản từ Trung Hoa mang về quê hương vào thời Kamakura. Còn Tông Hoàng Bích do chư Tăng người Trung Hoa mang đến vào thời Giang Hộ. Ngài Đạo Nguyên (Dogen) được xem là vị Tổ khai sáng Tông Tào Động, một phái nhỏ thuộc Tông Thiền. Thế nhưng, điều oái ăm, chính Ngài Đạo Nguyên lại bài bác và phủ nhận danh hiệu của Tông Phái. Sau đó, mỗi Tông phái, tự suy tôn những vị Tăng đạo cao, đức trọng trở thành Tông Tổ và tự đặt danh xưng cho Tông Phái của mình. Về sau, việc nầy rất thịnh hành nhưng với Thiền Sư Đạo Nguyên lại triệt để phủ nhận.
    1.1.7. Lập Trường Của Ngài Đạo Nguyên :
    Ngài Đạo Nguyên thực hành tọa Thiền, pháp môn chính yếu của Phật Giáo, khởi nguyên từ thời đức Thích Tôn, đấng giáo chủ Phật Giáo. Ngài xưng tán đức Thích Tôn là Phật Đà, (bậc giác ngộ), xem Thiền là pháp môn đặc biệt phù hợp căn cơ chúng sanh (khế cơ), bởi vì chính đức Phật thực hành Thiền ngay trên mặt đất nầy, hoằng dương Giáo Pháp tại đây. Thiền vừa là suối nguồn tâm linh của Phật Giáo về mặt lịch sử, vừa là môn học thuần túy chân chánh, về mặt truyền thừa, được lưu truyền từ Phật đến chư vị Tổ Sư.
    Mặt khác, Thiền là pháp môn chính thống của Phật Giáo Nguyên Thỉ có nhiều loại như: Thiền chỉ; thiền quán. Phương pháp Tọa thiền là pháp hành trong Phật Giáo, chính đức Phật chỉ dạy và được truyền thừa qua nhiều thế hệ, mà đây là sự thật lịch sử, không ai không thừa nhận đây là một Tông Phái được gọi là Thiền Tông. Ở Nhật, pháp môn Thiền cũng có thể gọi là Phật Tâm Tông hay Thiền Tông; hoặc Tào Động Tông, mà những danh hiệu ấy, chắc chắn Ngài Đạo Nguyên Thiền Sư biết đến, nhưng vào thời đó, Ngài không gọi Thiền Tông bằng các danh hiệu Phật Tâm, Thiền Tông hay Tào Động Tông.
    Với Ngài Thiền sư Đạo Nguyên, Thiền không riêng của Tông Phái nào, bởi vì nền tảng căn bản giáo lý chung của các Tông Phái là Thiền. Thật tế, trong đạo Phật phương pháp tọa Thiền là phương pháp chỉ quán đả tọa, không phải sở hữu riêng của bất cứ Tông Phái nào, vì thế đề cập Thiền như một Tông Phái riêng là điều tuyệt đối không nên.
    1.1.8. Việc Gọi Tên Tông Phái Bắt Đầu Trong Tông Mình :
    Cho đến thời Thiền Sư Oánh Sơn (Keizan) , đệ tử đời thứ tư của Thiền sư Đạo Nguyên, vấn đề xác định Tông Danh vẫn chưa rõ ràng, nếu không muốn nói là chẳng có gì cả. Thế nhưng, về phương diện sử liệu, trong khi các môn nhân đệ tử của Ngài Đạo Nguyên Thiền Sư giữ vững lập trường của chính mình, thì những Tông Phái khác lại lưu tâm đến Ngài Đạo Nguyên và môn đệ của Ngài Đạo Nguyên, cho rằng Tông Tào Động là một phái thuộc về Thiền Tông, mà ý nghĩ nầy mãi về sau vẫn không thay đổi, làm cho môn đệ của Ngài Đạo Nguyên tự xưng mình là Tào Động Tông lúc nào không hay, song chắc chắn phải sau thời Thiền Sư Oánh Sơn, có thể suy đoán là thời Thiền Sư Nga Sơn Thiều Thạc (Gasanjosehi) , cao đệ của Thiền sư Oánh Sơn, thời đại phân ly của Nam Bắc triều .
    Về sau, các môn đệ tiếp tục kế thừa theo truyền thống của Thiền Sư Đạo Nguyên, giáo huấn và xiển dương ngày càng rộng rãi hơn. Đồng thời, ở Nhật, giáo đoàn, chùa viện Phật Giáo có lúc phát triển một cách mạnh mẽ. Phật Pháp cũng như phương pháp tọa Thiền đã phổ cập, dần dần Tào Động trở thành danh hiệu của Tông, dù lập trường không cần nêu rõ và không có gì khó khăn cản trở. Từ đó cho đến hôm nay, Tông Tào Động mang danh hiệu một cách tự nhiên và các Tông Phái khác cũng gọi như vậy.
    Thật không sai nếu cho rằng lập trường của Thiền Sư Đạo Nguyên phủ định danh hiệu của Tông mình, nhưng người khác lại gọi môn nhân đệ tử của Thiền Sư Đạo Nguyên là Tông Tào Động, thế nhưng danh hiệu ấy có sớm lắm là giữa thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 7. Từ đó cho đến bây giờ, về phương diện lịch sử cũng như phương diện xã hội, đó là việc đã rồi, không thể chối bỏ được. Trong quy chế của Tông Tào Động quy định rằng: “Tông chính là Tông Tào Động”.
    1.1.9. Ý nghĩa Danh Xưng Của Tông :
    Tông Tào Động nghĩa là kết hợp hai chữ Tào và Động, mà cả hai đều là chữ đầu của tên các Thiền Sư Trung Quốc.
    Chữ Tào lấy từ chữ Tào Khê Sơn của bậc Đại Thánh Giả Thiền Sư Huệ Năng (Sokeizan Eino Zenshi) thuộc Tào Khê Sơn. Thiền Sư Huệ Năng được mọi người tôn kính là Lục Tổ Đại Sư, vị Tổ Sư thứ 6 từ Bồ Đề Đạt Ma Sơ Tổ , người từ Ấn Độ sang. Chữ Tào còn mang ý nghĩa xác nhận cội Thiền được cắm rễ tại đất Trung Hoa. Còn Động, theo Thiền Tông Trung Hoa, chỉ cho Thiền Sư Động Sơn Lương Giới (Tozan Ryokai Zenshi) - vị Tổ của Tông Tào Động và Tông Động Sơn. Đệ tử lớn của Thiền Sư Động Sơn là Thiền Sư Động Sơn Bổn Tịch (Sozan Honyaku Zenshi) - còn gọi là Kiệt Tăng, vị Tăng ưu tú, đã lấy chữ Tào nơi Tào Sơn kết hợp với chữ Động từ sự ngưỡng vọng Thiền Sư Động Sơn và Thiền Sư Tào Sơn, tạo thành danh hiệu của một phái của Thiền Tông gọi là Động Tào Tông hay Tào Động Tông. Về sau, Tông Tào Động được truyền sang Nhật, cho nên có hai giả thuyết cho rằng, đó là kết hợp từ hai vị Tổ Thiền Sư Huệ Năng thuộc Tào Khê Sơn và Thiền Sư Động Sơn Lương Giới, và đó là sự kết hợp từ hai chữ đầu tên của hai vị Tổ Thiền Sư Động Sơn Lương Giới và Thiền Sư Tào Sơn Bổn Tịnh, gọi tên cho Tông mình.
    ......

  • @Trung-hoa
    @Trung-hoa Месяц назад

    ❤SƯ MINH TUỆ ĐƯA CON QUA ĐÂY❤

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 27 дней назад

    Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : Chúng sanh đa bệnh - Phật Pháp đa phương : ( đoạn 177 ) :
    533 / Giữ giới không sát sanh
    Trong năm giới, giới không sát hại chúng sanh được xếp đầu tiên, vì giết hại là một tập khí sâu dày của chúng sanh nên Đức Phật nhấn mạnh để chúng ta lưu tâm. Người Phật tử giữ giới không sát sanh cần hết sức lưu ý rằng : Trọng tâm của giới này là không giết người, kế đến là tránh giết các loài to lớn như heo gà chó mèo…, đối với các loài li ti nhỏ nhít thì cũng không cố sát nhưng nếu vô tình giẫm đạp hay làm tổn hại chúng thì phải thành tâm sám hối.
    Do đó, nếu giết người thì người Phật tử phạm giới thứ nhất không sát sanh, chắc chắn sẽ đọa vào ác đạo, chịu quả báo nặng nề. Còn nếu cố tình ( hay vô ý ) giết hại các loài vật khác thì bị khuyết giới, tuy vẫn bị quả báo xấu về sau ( tùy mức độ tạo nghiệp ) nhưng có thể ăn năn, sám hối. Tùy theo sự thành tâm sám hối của mình, đồng thời nguyện không tái phạm và tích cực phóng sanh thì nghiệp sát của mình sẽ mỏng dần cho đến nhẹ nhàng.
    Trong trường hợp vì công việc hay giao tế cần tham dự tiệc tùng với đối tác và bạn bè, nếu bạn làm tổn hại chúng sanh ( như ăn lẩu tôm, cá còn sống nấu ngay trên bàn ) thì như trên đã nói, bạn bị khuyết giới chứ chưa phạm giới. Do đó, bạn phải thành tâm sám hối tội lỗi nghiệp chướng của mình.
    Tuy nhiên, trong những trường hợp có thể từ chối được, bạn cần nói rõ với mọi người rằng bạn là Phật tử, đã phát nguyện không sát hại chúng sanh. Dẫu ngoài những ngày ăn chay thì bạn vẫn ăn uống bình thường nhưng đó là thực phẩm đã làm sẵn, không trực tiếp giết hay chứng kiến người khác giết các loài vật để làm thức ăn cho mình.
    Sự hòa hợp với bạn bè là cần thiết nhưng vẫn có thể hòa mà không đồng. Đơn cử như có khá nhiều người tham dự tiệc tùng mà phải ăn kiêng vì bệnh thì họ chỉ dùng những món phù hợp. Cũng vậy, trong khi nhóm bạn bè ăn lẩu tôm tươi sống, nếu bạn không thích thì có thể gọi cho mình một món khác phù hợp hơn mà không có gì trở ngại cả.
    Thiết nghĩ, người Phật tử chân chính nên tự khẳng định mình là Phật tử trước mọi người và luôn thể hiện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ( không giết hại, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không say nghiện ) của mình. Chính sự thẳng thắn và thành thật về mình ( là một Phật tử ) thì mọi người sẽ tôn trọng, hiểu và cảm thông với mình hơn, nhất là không hề cho mình là lập dị hay cố tình khác người.
    534 / Tùy duyên trong Phật giáo là thế nào ?
    Duyên sinh ( duyên khởi ) là một trong những giáo lý trọng yếu của Phật giáo. Mọi sự, mọi việc ở đời đều do nhân duyên sinh. Các nhân duyên tác động và chi phối lẫn nhau trùng trùng điệp điệp, vô cùng vô tận.
    Tùy duyên có nghĩa chính là tùy thuộc vào nhân duyên. Đủ nhân ( nguyên nhân chính ), đủ duyên ( các nhân phụ ) thì sự việc ( vật ) thành; thiếu nhân, thiếu duyên thì sự việc ( vật ) chưa thành. Sự thành - trụ - hoại - không của thế giới hay sanh - lão - bệnh - tử của nhân sinh hoàn toàn tùy thuộc vào nhân duyên.
    Người Phật tử biết các pháp đều tùy duyên nên chủ động nỗ lực tạo ra các nhân duyên tốt lành để mong nhận quả báo tốt đẹp. Nếu thành công thì người Phật tử cũng không quá tự hào, vì biết duyên lành đã tròn đủ. Ngược lại, sau khi đã hết sức cố gắng mà nếu như sự việc vẫn không như ý mình thì cũng an nhiên, vì chưa đủ duyên.
    Tùy duyên là tâm thái sống minh triết, an nhiên trước mọi biến động của cuộc đời. So với quan niệm “ cái gi đên rôi sẽ đến nên ” một cách đơn thuần thì tinh thần tùy duyên năng động hơn rất nhiều trong việc chủ động tạo thêm nhân duyên tốt lành đồng thời cũng rất nhẹ nhàng nếu “ cái sẽ đến ” không được toại nguyện, như ý.
    535 / Điều phục vọng tưởng :
    Những nỗi khổ niềm đau trong đời thì ai cũng có. Theo thời gian, có người nhanh chóng quên đi quá khứ đau buồn hoặc có nhớ lại thì cũng thoáng qua. Nhưng có người thì không thể nào nguôi ngoai được, ký ức về quá khứ đau buồn rất sâu đậm và mạnh mẽ, luôn trỗi dậy trong tâm trí khiến cho vết thương lòng càng thêm dai dẳng.
    Nói về nhân quả - nghiệp báo thì tất cả những biểu hiện của thân tâm mình trong hiện tại đã phản ánh rõ nét nghiệp của mình đã gây tạo trong quá khứ ( xa và gần ). Điều đáng nói là nghiệp lực của mỗi người do tự mình tạo ra nhưng nghiệp không cố định, nếu nỗ lực tu dưỡng thì có thể chuyển hóa được.
    Bạn hay nhớ lại chuyện “ những người gây oán thù với mình ”. Dù bạn không muốn nhớ những chuyện đau buồn ấy nhưng vẫn cứ nhớ, chứng tỏ trong sâu thẳm của nội tâm bạn vẫn còn cố chấp, chưa thực sự buông xả. Bạn cần bình tâm quán sát thật rõ về những “ oán thù ” ấy để thấy rằng đó là quả đắng của các nhân bất thiện trong những đời quá khứ. Có vay thì phải trả, trả được chừng nào thì nhẹ nhàng hơn chừng nấy.
    Khi chưa biết đạo, tâm mình luôn ghim gút hận thù. Nay mình hiểu rõ đạo lý nhân quả - nghiệp báo ( tất cả đều do mình ) nên chấp nhận những quả báo xấu, xem như đã trả nợ rồi buông xả và tha thứ hết thảy, kể cả những người đã làm khổ mình. Chính sự chấp nhận, tha thứ và buông xả đã tháo tung nội kết chôn vùi trong tâm bấy lâu nay. Khi hạt giống khổ đau và oán hận được nhổ lên và chuyển hóa thì chúng sẽ ít tái hiện lại trong tâm thức. Nhờ đó, tâm bạn sẽ thanh thản, nhẹ nhàng hơn.
    Đối với vấn đề bạn “ hay lo lắng mặc dù chuyện ấy chưa xảy ra với mình và lại hay đặt tình huống giả định rồi sợ hãi ” chính là vọng tưởng và cũng là nghiệp riêng của bạn. Bạn nên quán chiếu việc quá khứ thì đã qua rồi, việc tương lai thì chưa đến để an trú trong hiện tại; mà thực ra hiện tại cũng đang trôi chảy nói gì đến tương lai.
    Đối với ý kiến cho rằng “ vọng tưởng của mình là do các vong linh gợi lên ”, theo chúng tôi, có chăng cũng chỉ là một vài trường hợp hi hữu như báo mộng chẳng hạn. Người học Phật có chánh kiến cần xác quyết rằng vọng tưởng chính là do nghiệp lực của mình ( nội ma ) dấy động, không nên nghĩ rằng vọng tưởng đó là do trời thần ma quỷ vong hồn nào đó ( ngoại ma ) gợi lên.
    Bạn đã biết niệm Phật A Di Đà ( hay Bồ tát Quán Thế Âm ) thì hàng ngày nên siêng năng niệm Phật, lấy đó làm pháp môn tu của mình. Cần có ít nhất hai thời niệm Phật cố định trong ngày, sau đó tùy duyên niệm Phật mọi lúc, mọi nơi.
    Trong quá trình tu tập, không phải đợi vọng tưởng khởi lên mới niệm Phật mà ngược lại bạn luôn niệm Phật, còn vọng tưởng khởi lên thì cứ mặc nhiên ( chỉ cần chánh niệm nhận biết rõ mà không duyên theo rồi tự nó cũng tan biến mà thôi ). Vọng tưởng như vang theo tiếng, như bóng theo hình. Phải thấy rằng, vọng tưởng là khách, tâm chánh niệm với Phật hiệu mới là chủ. Khách đến mà chủ không tiếp thì khách tự ra đi. Nên trọng tâm tu tập của bạn là “ không ngại vọng tưởng khởi lên, chỉ ngại không nhất tâm niệm Phật ”.
    Việc sám hối nghiệp chướng, oan gia trái chủ tiền khiên cũng rất cần thiết nhưng chính yếu của tu tập là thiết lập được giới - định - tuệ trong đời sống hàng ngày. Sống đạo đức thì tâm mới an định, tâm được định thì trí mới sáng, trí sáng thì vô minh phiền não tiêu tan, và nhờ đó bạn thành tựu thảnh thơi, an lạc.
    ......

  •  Месяц назад

    23:12

  • @Hoaquangsang
    @Hoaquangsang Месяц назад

    18:08

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 27 дней назад

    Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : Chúng sanh đa bệnh - Phật Pháp đa phương : ( đoạn 173 ) :
    523 / Phật Niết bàn nằm nghiêng bên nào ?
    Theo Kinh Trường bộ I, ghi nhận hình ảnh Thế Tôn khi chuẩn bị nhập Niết bàn nằm nghiêng bên phải : “ Rồi Thế Tôn, cùng với đại chúng Tỳ kheo đi đến bên kia sông Hirannavati, tại Kusinàrà Upavattana, rừng Sàlà của dòng họ Mallà, khi đi đến nơi liền nói với Tôn giả Ananda :
    Này Ananda, hãy trải chỗ nằm, đầu hướng về phía Bắc giữa hai cây sàlà song thọ. Này Ananda, Ta nay mệt mỏi, muốn nằm nghỉ.
    Xin vâng, bạch Thế Tôn !
    Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn, trải chỗ nằm, đầu hướng về phía Bắc giữa hai cây sàlà song thọ. Và Thế Tôn nằm xuống, về phía hông bên phải, như dáng nằm con sư tử, hai chân để lên nhau ( Kinh Đại bát Niết bàn, số 16 ).
    Kinh Trường A hàm cũng ghi nhận tương tự như vậy : “ Bấy giờ Phật vào thành Câu thi, Ngài đến nơi sinh quán đời trước, giữa cây song thọ, thuộc bộ tộc Mạt la, và bảo A nan :
    Ông hãy sửa chỗ cho Ta nằm, giữa cây song thọ, đầu quay về hướng Bắc, mặt quay về hướng Tây.
    Sau khi sửa soạn xong, Đức Thế Tôn nằm nghỉ, và tự lấy y Tăng già lê xếp thành bốn lớp đắp lên mình. Ngài nằm nghiêng về bên phải, như sư tử chúa, hai chân chồng lên nhau ” ( Kinh Du hành, số 02 ).
    Kinh điển Đại thừa, thuộc hệ Phật giáo phát triển cũng ghi nhận Đức Phật nhập Niết bàn nằm nghiêng bên phải : “ Sau khi ba lần thuận nghịch nhập các thiền định cùng phổ cáo đại chúng, Đức Thế Tôn nằm nghiêng bên hữu ( phải ) trên giường thất bảo : Gối đầu phương Bắc, chân chỉ thẳng phương Nam, mặt hướng về phương Tây, lưng day qua phương Đông ( Kinh Đại Bát Niết bàn, phẩm 27 ).
    Như vậy, nằm nghiêng bên phải là một trong những đặc điểm quan trọng của tướng Niết bàn. Do đó, tạc tượng Phật Niết bàn nằm nghiêng về bên trái, thiết nghĩ không phù hợp với “ Niết bàn tướng ” mà kinh luận Phật giáo đã đặc tả.
    524 / Thần thức có mặt trong bào thai khi nào ?
    Thần thức là một trong ba thành tố căn bản hình thành nên bào thai, mầm sống trong giai đoạn nguyên thủy và sơ khai nhất. Theo Phật giáo, bào thai do tinh cha huyết mẹ cùng thần thức hòa hợp mà thành. Đoạn kinh sau đây đã xác chứng điều này : “ Này các Tỳ kheo, có ba sự hòa hợp mà một bào thai thành hình : ở đây, cha mẹ có giao hợp và người mẹ không trong thời có thể thụ thai, và hương ấm ( gandhabba ) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình. Ở đây, cha và mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, nhưng hương ấm ( gandhabba ) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình. Và này các Tỳ kheo, khi nào cha mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, và hương ấm có hiện tiền; có ba sự hòa hợp như vậy, thì bào thai mới thành hình ” ( Kinh Trung bộ I, Đại kinh Đoạn tận ái, số 38 ).
    Kết hợp tuệ giác kinh Phật với những khảo nghiệm của khoa học hiện đại, chúng ta có thể xác định, thời khắc thụ thai ( lúc tinh trùng xâm nhập vào trứng ) cũng chính là lúc thần thức có mặt để hội đủ nhân duyên hình thành bào thai.
    Về vấn đề, người Phật tử ăn trứng vịt lộn có phạm giới sát sanh ? Như chúng tôi đã từng trình bày, ngoài những ngày ăn chay thì người Phật tử ăn uống bình thường. Tuy nhiên trong những ngày không ăn chay ấy, người Phật tử nên mua các thực phẩm ( cá, thịt ) đã làm sẵn, không trực tiếp giết hại. Do vậy, nếu người Phật tử luộc trứng vịt lộn ( trực tiếp giết ) thì mang tội sát sanh nhưng mua trứng mà người ta đã luộc sẵn về ăn thì không phạm giới sát. Nhân đây thiết nghĩ cũng cần nói thêm rằng, ăn trứng vịt lộn ở xứ ta là chuyện bình thường nhưng với đa phần người nước ngoài xem đó là “ dã man ”. Vì thế, trong những ngày không ăn chay, Phật tử cũng nên tránh các thực phẩm “ độc ” có thể gây thêm tính ác cho con người.
    525 / Bất hiếu & tà kiến ?
    Chị của bạn lúc gần cuối đời, một phần do bệnh tật đau đớn hành hạ, một phần do phiền muộn và tức giận con cái nên đã nói ra những lời cay độc. Những dấu hiệu đó cho thấy trước lúc chết, cận tử nghiệp của chị cũng không được thanh thản và nhẹ nhàng. Thông thường, người lúc sắp lâm chung mang cận tử nghiệp xấu ác thì khó có thể sanh vào cõi lành.
    Còn những người con của chị bạn đã không tròn câu hiếu đạo khi mẹ của họ còn sanh tiền. Sau khi mẹ chết, vì sợ “ mẹ về cắn ” nên họ đã nhờ thầy pháp trấn yểm, giam cầm mẹ vĩnh viễn ngoài phần mộ chịu lạnh lẽo, đói khát lại càng bất hiếu hơn. Ở đây, chúng tôi chưa nói đến việc liệu thầy pháp có thực sự làm được những yêu cầu ấy hay không, chỉ xét đến động cơ của việc làm này đã cho thấy con cái đã cạn tình với mẹ, bất hiếu nặng nề.
    Theo quan điểm của Phật giáo, một người khi chết đi thì thần thức theo nghiệp thọ sanh. Năng lực của nghiệp rất mạnh mẽ không gì có thể ngăn cản được. Do đó, việc nhờ thầy pháp trấn yểm để giam cầm vĩnh viễn người chết dưới mộ phần là điều không thể. Trấn yểm người thân chỉ là tín niệm dân gian, mang sắc thái tà kiến, mê tín, phi nhân và phi nghĩa.
    Thiết nghĩ, việc giải thoát cho chị của bạn, theo hướng tháo gỡ bùa phép đã trấn yểm, thực sự là không cần. Vì như đã nói ở trên, không gì có thể ngăn được nghiệp lực tìm hướng tái sanh nên chắc chắn chị của bạn không bị “ nhốt dưới mộ ” mà sẽ tùy nghiệp tái sanh vào một trong những cảnh giới của lục đạo. Tuy nhiên, với cận tử nghiệp nhiều vướng mắc và muộn phiền nên chị của bạn khó được sanh vào cõi lành.
    Trong Phật giáo có những pháp thức siêu độ vong linh, nhất là những chúng sanh đọa lạc trong tam đồ, ác đạo. Vấn đề là, những người thân có tâm nguyện và khả năng để thỉnh Tăng lập đàn siêu độ cho người chết hay không.
    ......

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 27 дней назад

    Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : Chúng sanh đa bệnh - Phật Pháp đa phương : ( đoạn 172 ) :
    520 / Thờ tượng Phật ngoài trời tại tư gia có phạm pháp ?
    Trước hết chúng tôi hoan nghênh tinh thần “ là Phật tử chân chánh, luôn tôn trọng pháp luật ” của bạn. Là một công dân tốt, một Phật tử mẫu mực thì điều đầu tiên phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật.
    Nói về pháp luật thì đương nhiên là đúng đắn, quy định cụ thể, chi tiết và ngày tháng rõ ràng. Pháp luật luôn được công khai, mọi người đều biết rõ để cùng nhau chấp hành. Trường hợp cán bộ xã buộc người dân thực thi pháp luật mà chỉ nói chung chung, ra lệnh bằng miệng, cố tình giấu giếm hoặc không dựa vào văn bản pháp luật hiện hành nào cả là điều không thể chấp nhận.
    Bạn là người dân nên vốn không mấy am tường về các văn bản pháp luật, nhất là các nghị định, nghị quyết… mới, nên có quyền yêu cầu cán bộ hướng dẫn cụ thể để hiểu và chấp hành. Nếu cán bộ không đưa ra văn bản pháp luật nào mà bắt buộc hay cưỡng chế người dân di dời một công trình nào đó thì chính các cán bộ ấy vi phạm pháp luật.
    Có hai vấn đề cần đặt ra trong trường hợp của bạn, nếu thực sự có văn bản pháp luật mới quy định cấm “ thờ tượng Phật ngoài trời ” tại tư gia thì phải xem thời gian ra đời của văn bản đó. Bạn đặt tượng từ 07 năm trước, nay mới có quy định thì chắc chắn bạn không vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này, cán bộ nên ân cần vận động, nhẹ nhàng giải thích, hỗ trợ nhiều cách cho người dân hiểu vấn đề để họ tự nguyện thực thi pháp luật vì lợi ích chung. Ngược lại, nếu bạn dựng tượng sau ngày ban hành văn bản pháp luật thì bạn đã phạm pháp. Trường hợp này cán bộ mới có quyền xử lý người vi phạm theo pháp luật hiện hành.
    Về phương diện văn bản pháp luật, chúng tôi đã tìm hiểu Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo ( số 21 / 2004 / PL - UBTVQH11, ngày 18 - 6 - 2004 ), Nghị định số 92 / 2012 / NĐ - CP ( do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 8 - 11 - 2012 về tín ngưỡng, tôn giáo ), Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ( tu chỉnh lần 5 ), Nội quy Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương ( tu chỉnh lần 4 )… và cũng chưa tìm thấy quy định cấm “ thờ tượng Phật ngoài trời ” tại tư gia Phật tử.
    Điều đáng nói là hiện nay, một số địa phương trên cả nước vẫn tồn tại việc chính quyền yêu cầu người dân Phật tử tháo dỡ, di dời tượng thờ lộ thiên tại tư gia ( ra lệnh bằng miệng ) mà hầu như không đưa ra một văn bản pháp luật nào cả. Điều này khiến cho không ít Phật tử bức xúc phản đối cũng như tạo ra sự lúng túng trong khi xử lý vấn đề của chính quyền địa phương. Thiết nghĩ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần phối hợp với các ban ngành chức năng của Nhà nước sớm ban hành quy chế cụ thể về tượng thờ lộ thiên ( như địa điểm và cách thức tôn trí, kích thước tôn tượng… ) để người Phật tử được tự do thể hiện tín ngưỡng cũng như sự quản lý của Nhà nước được thuận tiện và rõ ràng.
    Cần nói thêm rằng, trong đời sống thực tiễn xã hội, việc Phật tử thờ tượng Bồ tát lộ thiên ở trên sân thượng, non bộ và trong sân vườn tại tư gia Phật tử là truyền thống lâu đời và rất phổ biến. Trong tín ngưỡng thờ phụng của Phật giáo, hầu hết các vị Phật và Bồ tát, Thánh tăng thường thờ trong chánh điện, đặc biệt riêng Bồ tát Quán Thế Âm thường được thờ ngoài trời, ngoài biển, ngoài vườn ( quen gọi là Quán Âm lộ thiên ).
    Trở lại vấn đề, bạn đang sống trong một xã hội với hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh và nghiêm minh. Vì thế, nếu chính quyền xã nơi bạn cư trú không đưa ra văn bản nào của Nhà nước quy định cấm “ thờ tượng Phật ngoài trời ” tại tư gia Phật tử thì bạn không có nghĩa vụ chấp hành, và bạn hoàn toàn không vi phạm pháp luật.
    521 / Cần làm phước để hồi hướng
    Trong vòng 49 ngày là khoảng thời gian tốt nhất cho thân nhân làm phước rồi hồi hướng công đức cho người thân đã mất. Cách thức làm phước thì rất đa dạng, nhưng thông dụng và phổ biến hơn cả là phát tâm tụng kinh, cúng dường, bố thí, ăn chay, ấn tống kinh sách, phóng sanh,…nói chung là hướng Phật, làm lành.
    Cần lưu ý là, việc làm phước của thân nhân chỉ có tác dụng trợ duyên nhằm “ ảnh hưởng tốt nhất đến tiến trình tái sanh ” mà thôi chứ không mang tính quyết định. Chính nghiệp lực của mỗi người tốt hay xấu kết hợp với khả năng thức tỉnh nhiều hay ít mới là nhân tố quan trọng quyết định xu hướng tái sanh vào cảnh giới lành hay dữ trong lục đạo.
    Sau khi hỏa táng, tro cốt người mất nên thờ ở chùa hay nghĩa trang; ở nhà chỉ nên thờ di ảnh mà thôi.
    522 / Thân trung ấm tồn tại có trái ngược với giáo lý Vô ngã ?
    Đúng là trong Kinh Bát Nhã, Đức Phật dạy “ năm uẩn đều không ”. Khó hiểu nhất trong lời dạy này là chữ Không. Không đây không phải mang nghĩa đối lập với có, là không có gì cả mà siêu việt nghĩa có - không thường tình. Không chính là không có tự tính, duyên khởi tính, vô ngã tính, là Sunyata. Như vậy, Phật dạy thân năm uẩn này là không có tự ngã, do duyên sanh chứ không nói thân này là “ không có cái gì cả ”.
    Ngoài giáo lý duyên sanh, vô ngã, Đức Phật còn dạy về luân hồi và tái sanh. Con người sau khi chết không mất hẳn mà tái sanh vào trong lục đạo tương ứng với nghiệp của mình. Vậy cái gì đi tái sanh ? Cái đó, tạm gọi là “ thần thức - hương linh - thân trung ấm - trung hữu ”. Điều đáng nói là cái thần thức… này không phải là linh hồn trường cửu, bất biến ( như quan niệm của các tôn giáo khác ) mà nó cũng duyên sanh, vô ngã như thân năm uẩn vậy. Có thể nói, khi còn sanh tiền năm uẩn đều Không, khi mất rồi thần thức… cũng đều Không. Và như thế, không có gì chấp ngã hay không đúng với “ lời kinh, ý Phật ” hoặc “ ngược lại với giáo lý vô thường, vô ngã, tánh không ” cả.
    Theo chỗ bạn biết : “ thời Đức Phật còn trụ thế, Ngài chưa từng nói về lễ cầu siêu, cũng chưa từng có thuyết linh ”, thiết nghĩ, bạn có biết nhưng chưa trọn. Trước hết, đối tượng để cầu siêu không phải chỉ có thần thức, thân trung ấm mà các chúng sanh trong ác đạo ( đặc biệt là loài ngạ quỷ sống quanh ta ). Thời Phật tại thế, chính Đức Phật cũng như các Tỳ kheo nói pháp khai thị ( thuyết linh ) cho các ngạ quỷ, dạ xoa, la sát giác ngộ, bỏ tà quy chánh rất nhiều. Mặt khác, mỗi khi có người qua đời, tứ chúng thường hỏi Thế Tôn vị ấy sanh về nơi nào, Thế Tôn thường nói cho tứ chúng biết rõ người ấy đã siêu thoát hay bị đọa lạc. Và như thế, lễ cầu siêu hiện nay là hoàn toàn cần thiết trong tâm nguyện cầu âm siêu, dương thái của mọi người.
    Vấn đề “ Đức Thế Tôn có phải đang dần bị các thứ nghi lễ kia thần thánh hóa, biến thành vị thần xin thì cho, cầu thì ban hay không ” hoàn toàn tùy thuộc vào tuệ giác, chánh kiến của những người thực hành các nghi lễ cầu an, cầu siêu. Nếu những thí chủ tổ chức lễ chỉ nhằm “ xin, cầu ” Phật cho họ an, siêu và những vị Tăng ( Ni ) cũng nhắm mắt “ xin, cầu ” giúp cho thí chủ mà không khai hóa, hướng dẫn họ hiểu và tu học đúng như Chánh pháp thì việc này không phải là Phật sự đúng nghĩa. Bởi Phật không có quyền ban phúc hay giáng họa cho ai nên “ xin, cầu ” thì Ngài cũng không giúp được ( huống là những Tăng, Ni bình thường ). Chỉ có nhân quả mới thực sự có quyền năng, nên hãy gieo nhân lành để gặt phước quả tốt đẹp. Phật dạy nên “ xin, cầu ” điều tốt để hưởng quả lành. Cầu siêu cũng vậy, Phật cũng không giúp cho họ siêu sanh, và chúng ta không một ai có thể làm cho họ siêu sanh, trừ việc chính họ tỉnh thức mà thăng hoa, siêu thoát.
    Đức Phật là bậc Giác ngộ, giáo pháp của Ngài luôn đồng nhất một vị giải thoát. Vì thế, cần nghiên tầm và thực hành theo đúng Chánh pháp để được lợi ích, an lạc.
    ......

  • @yeno9886
    @yeno9886 Месяц назад

    𝐍𝐀𝐌 𝐌Ô 𝐁Ổ𝐍 𝐒Ư 𝐓𝐇Í𝐂𝐇 𝐂𝐀 MÂU 𝐍𝐈 𝐏𝐇Ậ𝐓🙏🙏🙏
    𝐍𝐀𝐌 𝐌Ô 𝐁Ổ𝐍 𝐒Ư 𝐓𝐇Í𝐂𝐇 𝐂𝐀 MÂU 𝐍𝐈 𝐏𝐇Ậ𝐓🙏🙏🙏
    𝐍𝐀𝐌 𝐌Ô 𝐁Ổ𝐍 𝐒Ư 𝐓𝐇Í𝐂𝐇 𝐂𝐀 MÂU 𝐍𝐈 𝐏𝐇Ậ𝐓🙏🙏🙏

  • @roinguyen3762
    @roinguyen3762 Месяц назад

    Hiện nay mình tin tưởng vào Phật giáo mười chỉ còn một

    • @gianggiang3115
      @gianggiang3115 Месяц назад

      Không tu tập thì làm sao hiểu được những lời th dạy. Không biết thì hãy lắng nghe mà thực hiện. Đừng chỉ nhìn những j bên ngoài. Nam mô a di đà phật.

  • @taihuynh946
    @taihuynh946 Месяц назад

    Ông có muốn được như thế không mấy ông đều như nhau k

  • @taihuynh946
    @taihuynh946 Месяц назад +1

    Tạo lao

  • @alonew3493
    @alonew3493 2 месяца назад +2

    NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
    🙏🙏🙏

  • @ngocdieuluong7450
    @ngocdieuluong7450 2 месяца назад +2

    NAM MÔ TỐI THƯỢNG THỪA VIÊN GIÁO DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH PHÁP HOA HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT 🙏🪷

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q Месяц назад

    Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo
    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    ( Mỗi người hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là thường trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ tuyệt đối “; Phật giác ngộ là tự mình, do trí “ vô sư, chứ không hải trí hữu sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của tất cả các Pháp mà giác ngộ vì “ tất cả các Pháp đều là Phật Pháp “, “ Như Lai là nghĩa các Pháp như như “; “ Tất cả chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều có Phật tánh “; “ Tất cả các Pháp đều vận hành theo lý “ Duyên sinh “, “ Nhân qủa “, “ Phước nghiệp “……; Khi chiêm ngưỡng tượng Phật, Chúng ta cố gắng thường hình dung Đức Phật đản sanh ở Ca Tỳ La Vệ, Phật thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng, Phật thuyết pháp ở Ba La Nại và Phật nhập diệt ở Câu Thi Na; đó chính là 04 động tâm, tức 04 điểm kích động tâm chúng ta, tác động căn lành chúng ta khiến chúng ta phát tâm đến với Phật. Nếu chúng ta không phát được tâm Bồ đề, đương nhiên không thể đến với Phật, không thể hiểu Phật và không thấy Phật ).
    Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật.
    Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
    Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả.
    Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả.
    + Chúng con xin nguyện : “ Lấy Giới Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới Luật “
    Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả.
    + Chúng con cố gắng giữ cho Thân, Khẩu, Ý được thanh tịnh, tỉnh thức trong từng sát na, hơi thở.
    Nam Mô Luận Nghị ( Hùng Biện ) Đệ Nhất Đại Ca Chiên Diên ( Mahā Kaccāna, Maha Kaccayana, Katyayana ) Tôn Giả.
    Nam Mô Phúc Lành Đầu Tiên ( s, p : Piṇḍola - Bharadvāja, 賓頭盧頗羅墮 ), Phúc Điền Đệ Nhất ) Tân Đầu Lô Phả La Đọa Xà ( Tân Đầu Lô Phả La Đọa Thệ ( 賓頭盧頗羅墮誓 ), Phả La Đọa ( s : Bharadvāja, 頗羅墮 ), Tân Đầu Lô ( 賓頭盧 ) hay Tân Đầu ( 賓頭 ); Trường Mi Tăng ( 長眉僧 ) hay Trường Mi Sa Môn ( 長眉沙門 ) ).
    Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Đại Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Tôn Giả.
    Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Bồ Tát.
    ( ……Dù Cha ra sao vẫn luôn là đấng sinh thành - Dù Mẹ làm sao cũng luôn mang nặng đẻ đau ……).
    Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành :
    Nam Mô Tăng.
    Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
    ……
    “ Hương các loại hoa thơm, Không ngược bay chiều gió, Nhưng hương người đức hạnh, Ngược gió khắp tung bay. Chỉ có bậc chân nhân, Tỏa khắp mọi phương trời. “
    “ Hoa chiên đàn, già la; Hoa sen, hoa vũ quý; Giữa những hương hoa ấy; Giới hương là vô thượng “
    “ Ít giá trị hương này; Hương già la, chiên đàn; Chỉ hương người đức hạnh; Tối thượng tỏa Thiên giới.”
    ……
    + Thập Lục A La Hán, La Hán ( 16 vị A La Hán : là những bậc : “Bậc đáng được tôn kính”, hay còn gọi là “Tôn giả” ý nói bậc đầy đủ cả tánh đức và trí tuệ : Sát tặc, Ứng cúng, Bất sanh. Tên Các Vị A La Hán đó là Các Ngài :
    1 / Tân Đầu Lô Phả Đọa ( Pindolabharadvaja, A La Hán Tọa Lộc, A La Hán Cỡi Hươu ), xuất thân dòng Bà La Môn, là một đại thần danh tiếng của vua Ưu Điền. Theo Pháp Trụ Ký, xếp Ngài là vị A La Hán thứ nhất, thường cùng 1.000 vị A La Hán trụ ở Tây Ngưu Hóa Châu.
    2 / Ca Nặc Ca Phạt Tha ( Kanakavatsa, A La Hán Hỷ Khánh ), còn gọi là Yết Nặc Ca Phược Sa. Theo Pháp Trụ Ký, Ngài là vị A La Hán thứ hai, thường cùng 500 vị A La Hán trụ tại nước Ca Thấp Di La ( Kashmir ).
    3 / Ca Nặc Ca Bạt Ly Đọa Xà ( Kanakabharadvaja, A La Hán Cử Bát ). Ngài là vị Đại đệ tử được đức Phật giao phó giáo hóa vùng Đông Thắng Thần Châu. Theo Pháp Trụ Ký ngài là vị A La Hán thứ ba, thường cùng 600 vị A La Hán trú tại Đông Thắng Thần Châu.
    4 / Tô Tần Đà ( Subinda, A La Hán Thác Tháp ). Theo Pháp Trụ Ký, ngài là vị A La Hán thứ tư, thường cùng 700 vị A La Hán phần nhiều trụ ở Bắc Câu Lô Châu.
    5 / Nặc Cù La ( Nakula, A La Hán Tĩnh Tọa ). Theo Pháp Trụ Ký, Tôn giả Nặc Cù La được xếp vào vị trí A La Hán thứ năm, Ngài thường cùng 800 vị A La Hán trụ ở Nam Thiện Bộ Châu.
    6 / Bạt Đà La ( Bhadra, A La Hán Qúa Giang ). Bạt Đà La còn gọi là Hiền, vì mẹ Ngài hạ sanh Ngài dưới cây Bạt Đà, tức là cây Hiền. Theo Pháp Trụ Ký, Ngài là vị A La Hán thứ sáu, thường cùng 900 vị A La Hán trụ tại Đam Một La Châu.
    7 / Ca Lý Ca ( Kalica, A La Hán Kỵ Tượng ), trước khi xuất gia làm nghề huấn luyện voi. Theo Pháp Trụ Ký, Tôn giả Ca Lý Ca là vị A La Hán thứ bảy, cùng với 1.000 vị A La Hán luôn thường trụ tại Tăng Già Trà Châu ( Tích Lan ).
    8 / Phạt Xà La Phất Đa La ( Vajraputra, A La Hán Tiểu Sư, A La Hán Đùa Sư Tử ). Theo Pháp Trụ Ký. Ngài là vị A La Hán thứ tám, thường cùng 1.100 vị A La Hán trụ ở châu Bát Thích Noa.
    9 / Thú Bác Ca ( Jivaka, A La Hán Khai Tâm ). Theo Pháp Trụ Ký, Ngài Thú Bác Ca là vị A La Hán thứ chín, thường cùng 900 vị A La Hán trụ trong núi Hương Túy.
    10 / Bán Thác Ca ( Panthaka, A La Hán Thám Thủ, Đại Lộ Biên Sanh, Ngài là anh của Tôn giả Châu Lợi Bàn Đặc ). Theo Pháp Trụ Ký, Tôn giả Bán Thác Ca là vị A La Hán thứ mười, Ngài thường cùng 1.100 vị A La Hán trụ ở Tất Lợi Dương Cù Châu.
    11 / La Hầu La ( Rahula, A La Hán Trầm Tư ). Ngài là một trong Thập Đại Đệ Tử Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài là Mật Hạnh Đệ Nhất. Theo Pháp Trụ Ký, Ngài là vị A La Hán thứ mười một, thường cùng 1.100 vị A La Hán trụ ở Tất Lợi Dương Cù Châu.
    12 / Na Già Tê Na ( Nagasena, Na Tiên, A La Hán Khoái Nhĩ ). Ngài sinh trưởng ở miền bắc Ấn Độ. Theo Pháp Trụ Ký, Ngài cũng là vị A La Hán thứ mười hai, thường cùng 1.200 vị A La Hán trụ trong núi Bán Độ Ba.
    13 / Nhân Yết Đà ( Nhân Kiệt Đà, Angada, A La Hán Bố Đại ). Theo Pháp Trụ Ký, Ngài là vị A La Hán thứ mười ba, thường cùng 1.300 vị A La Hán trụ trong núi Quảng Hiếp.
    14 / Phạt Na Bà Tư ( Vanavàsin, A La Hán Ba Tiêu ). Theo Pháp Trụ Ký, tôn giả Phạt Na Bà Tư là vị A La Hán thứ mười bốn, ngài và 1.400 vị A La Hán thường ở trong núi Khả Trụ.
    15 / A Thị Đa ( Ajita, A La Hán Trường Mi ). Ngài thuộc dòng Bà La Môn nước Xá Vệ. Pháp Trụ Ký xếp Ngài là vị A La Hán thứ mười lăm, thường cùng 1.500 A La Hán trụ trong Linh Thứu Sơn.
    16 / Chú Trà Bán Thác Ca ( Châu Lợi Bàn Đặc, Cullapatka, A La Hán Kháng Môn ). Ngài như một tấm gương cần cù nhẫn nại. Theo Pháp Trụ Ký, Tôn giả là vị A La Hán thứ mười sáu, cùng với 1.600 vị A La Hán thưòng trụ tại núi Trì Trục.
    Ngoài ra, còn có hai vị A La Hán khác ( thường gọi chung là Thập Bát A La Hán ) :
    17 / Nan Đề Mật Đa La ( Nandimitra , Khánh Hữu, A La Hán Hàng Long ). Ngài ra đời sau Phật diệt độ 800 năm, cư trú tại nước Sư Tử. Tôn giả Nan Đề Mật Đa La là vị A La Hán thứ 17, do mọi người tưởng nhớ công ơn ngài nói ra Pháp Trụ Ký.
    18 / Đạt Ma Đa La ( Dharmatrata, A La Hán Phục Hổ ). Ngài ở núi Hạ Lan tỉnh Cam Túc.
    ......

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 16 дней назад

    Tông ( Tôn ) Phái Phật Giáo Bắc Tông ( Đại Thừa ) - Thiền Tông : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thầy Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thanh Hạ Từ và Các Qúy Tôn Đức Khác : “ Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật “ : ( đoạn 5 ) :
    Nam Mô Tam Thập Tam Tổ Thiền Tông Ấn Độ - Trung Hoa; Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam Khương Tăng Hội và Tam Tổ Thiền Tông Việt Nam - Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử :
    Chơn tánh tâm địa tàng,
    Vô đầu diệc vô đuôi,
    Ứng duyên nhi hóa vật,
    Phương tiện hô vi trí.
    ( Kho tâm địa chơn tánh,
    Không đầu cũng không đuôi,
    Hợp duyên tùy hóa vật,
    Phương tiện gọi là trí ).
    Nam Mô Nhị Thập Lục Tổ Thiền Tông - Tổ Bất Như Mật Đa ( Punyamitra ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 940 năm. Ngài có Cha là Vua Đức Thắng, Me là Hoàng Hậu Vương Thùy An, dòng Sát Đế Lợi. Ngài sinh ở miền Nam Ấn Độ xưa.).
    Tâm địa sanh chư chủng,
    Nhơn sự phục sanh lý,
    Quả mãn bồ đề viên,
    Hoa khai thế giới khởi.
    ( Đất tâm sanh các giống,
    Nhơn sự lại sanh lý,
    Quả đầy bồ đề tròn,
    Hoa nở thế giới sanh ).
    Nam Mô Nhị Thập Thất Tổ Thiền Tông - Tổ Bát Nhã Đa La ( Prajnatara ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 981 năm. Ngài có Cha tên là Bát Phạt Phi, Me tên là Uất Phương Huyền, dòng Bà La Môn. Ngài sinh ở miền Đông Ấn Độ xưa.).
    Ngô bổn lai tư độ,
    Truyền pháp cứu mê tình,
    Nhất hoa khai ngũ diệp,
    Kết quả tự nhiên thành.
    ( Ta sang đến cõi nầy,
    Truyền pháp cứu mê tình,
    Một hoa nở năm cánh,
    Nụ trái tự nhiên thành ).
    ------
    Diệc bất đổ ác nhi sanh hiềm,
    Diệc bất quán thiện nhi cần thố,
    Diệc bất xả trí nhi cận ngu,
    Diệc bất phao mê nhi tựu ngộ,
    Đạt đại đạo hề quá lượng,
    Thông Phật tâm hề xuất độ,
    Bất dữ phàm thánh đồng triền,
    Siêu nhiên danh chi viết Tổ.
    ( Cũng đừng thấy dữ mà sanh chê,
    Cũng đừng thấy lành mà ái mộ,
    Cũng đừng bỏ trí mà gần ngu,
    Cũng đừng ném mê mà về ngộ,
    Đạt đạo lớn chừ quá lượng,
    Thông Phật tâm chừ vô kể,
    Chẳng cùng phàm thánh đồng vai,
    Vượt lên, gọi đó là Tổ ).
    ------
    Giang tra phân ngọc lãng,
    Quản cự khai kim tỏa,
    Ngũ khẩu tương cộng hành,
    Cửu thập vô bỉ ngã.
    ( Thuyền con rẽ sóng ngọc,
    Đuốc soi mở khóa vàng,
    Năm miệng đồng cùng đi, Chín,
    Mười không ta người ).
    Nam Mô Nhị Thập Bát Tổ Thiền Tông - Tổ Bồ Đề Đạt Ma ( Bodhidharma ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 1.002 năm, hưởng thọ 112 tuổi. Ngài có Cha là Vua Bồ Hương Chí, Me là Hoàng Hãu Chi Hương Phấn, dòng Sát Đế Lợi. Ngài là Hoàng tử thứ ba, sinh ở miền Nam Ấn Độ xưa.).
    Bổn lai duyên hữu địa,
    Nhơn địa chúng hoa sanh,
    Bổn lai vô hữu chủng,
    Hoa diệc bất tằng sanh.
    ( Xưa nay nhơn có đất,
    Bởi đất giống hoa sanh,
    Xưa nay không có giống,
    Hoa cũng chẳng từng sanh ).
    ------
    Tâm trung tuy kiết ngoại đầu hung,
    Xuyên hạ tăng phòng danh bất trung,
    Vi ngộ độc long sanh võ tử,
    Hốt phùng tiểu thử tịch vô cùng.
    ( Trong tâm tuy kiết ngoài đầu hung,
    Đất xuyên phòng tăng tên chẳng trúng,
    Vì gặp độc long sanh con võ,
    Chợt nghe chuột nhỏ lặng vô cùng ).
    ------
    Bị quán lai ý giai như thật,
    Chơn u chi lý cảnh bất thù,
    Bổn mê ma ni vị ngõa lịch,
    Hoát nhiên tự giác thị chơn châu,
    Vô minh trí huệ đẳng vô dị,
    Đương tri vạn pháp tất giai như,
    Mẫn thị nhị kiến chi đồ bối,
    Thân từ tá bút tác tư thơ,
    Quán thân dữ Phật bất sai biệt,
    Hà tu cánh mích bỉ vô dư ?.
    ( Ông cư sĩ Hướng,
    Xem rõ ý Ông gởi đến đây,
    Đối lý chơn u có khác gì,
    Mê bảo ma ni là ngói gạch,
    Bỗng nhiên giác ngộ biết chơn châu,
    Vô minh trí huệ đồng chẳng khác,
    Muôn pháp đều như, phải liễu tri,
    Thương kẻ chấp thường và chấp đoạn,
    Bày lời mượn bút viết thơ này,
    Quán thân với Phật không sai khác,
    Nhọc gì tìm kiếm Niết Bàn chi ? ).
    Nam Mô Nhị Thập Cửu Tổ Thiền Tông - Tổ Huệ Khả ( 494 - 601 Dương lịch, hưởng thọ 107 tuổi. Ngài có Cha tên là Chu Lương Khánh , Me tên là Khưu Phước Vinh, dòng dõi Hoàng Thất. Ngài sinh ở nước Chu, Trung Hoa xưa.).
    Hoa chủng tuy nhơn địa,
    Tùng địa chủng hoa sanh,
    Nhược vô nhơn hạ chủng,
    Hoa địa tận vô sanh.
    ( Giống hoa tuy nhơn đất,
    Từ đất giống hoa sanh,
    Nếu không người gieo giống,
    Hoa, đất trọn không sanh ).
    Nam Mô Tam Thập Tổ Thiền Tông - Tổ Tăng Xán ( 524 - 602 Dương lịch, hưởng thọ 78 tuổi. Ngài có Cha tên là Tăng Lữ, Me tên là Thái Kim Bình. Ngài sinh ở làng Chương Chữ, Trung Hoa xưa.).
    Hoa chủng hữu sanh tánh,
    Nhơn địa hoa sanh sanh,
    Đại duyên dữ tín hiệp,
    Đương sanh sanh bất sanh.
    ( Giống hoa có tánh sống,
    Nhơn đất hoa nảy mầm,
    Duyên lớn cùng tín hợp,
    Chính sanh, sanh chẳng sanh ).
    ------
    Khi cảnh duyên sắc phát,
    Không nói duyên sắc khởi;
    Làm sao biết được duyên,
    Muốn dứt cái khởi ấy ?.
    Sư đáp :
    Cảnh sắc khi mới khởi,
    Sắc cảnh tánh vẫn không,
    Vốn không người biết duyên,
    Tâm lượng cùng tri đồng,
    Soi gốc phát chẳng phát,
    Khi ấy khởi tự dứt,
    Ôm tối sanh hiểu duyên,
    Khi duyên, tâm chẳng theo,
    Chí như trước khi sanh,
    Sắc tâm không nuôi dưỡng,
    Từ không vốn vô niệm,
    Tưởng thọ ngôn niệm sanh,
    Khởi pháp chưa từng khởi,
    Đâu cầu Phật chỉ dạy.
    ------
    Nhắm mắt không thấy sắc,
    Cảnh lự lại thêm phiền,
    Sắc đã chẳng quan tâm,
    Cảnh từ chỗ nào phát ?.
    Sư đáp :
    Nhắm mắt không thấy sắc,
    Trong tâm động lự nhiều,
    Huyễn thức giả thành dụng,
    Há gọi trọn không lỗi,
    Biết sắc chẳng quan tâm,
    Tâm cũng chẳng quan người,
    Tùy đi có tướng chuyển,
    Chim bay trông không thật.
    ------
    Cảnh phát không chỗ nơi,
    Duyên đó hiểu biết sanh,
    Cảnh mất hiểu lại chuyển,
    Hiểu bèn biến làm cảnh,
    Nếu dùng tâm kéo tâm,
    Lại thành biết bị biết,
    Theo đó cùng nhau đi,
    Chẳng lìa mé sanh diệt ?.
    Sư đáp :

    Tâm sắc, trước, sau, giữa;
    Thật không cảnh duyên khởi,
    Một niệm tự ngừng mất,
    Ai hay tính động tịnh,
    Đây biết tự không biết,
    Biết, biết duyên chẳng hợp,
    Nên tự kiểm bản hình,
    Đâu cầu tìm ngoại cảnh,
    Cảnh trước không biến mất,
    Niệm sau chẳng hiện ra,
    Tìm trăng chấp bóng huyền,
    Bàn dấu đuổi chim bay,
    Muốn biết tâm bản tánh,
    Lại như xem trong mộng,
    Ví đó băng tháng sáu,
    Nơi nơi đều giống nhau,
    Trốn không trọn chẳng khỏi,
    Tìm không lại chẳng thành,
    Thử hỏi bóng trong gương,
    Tâm từ chỗ nào sanh ?.
    ------
    Khi đều đặn dụng tâm,
    Nếu là an ổn tốt ?.
    Sư đáp :
    Khi đều đặn dụng tâm,
    Đều đặn không tâm dụng,
    Bàn quanh danh tướng nhọc,
    Nói thẳng không mệt phiền,
    Không tâm đều đặn dụng,
    Thường dụng đều đặn không,
    Nay nói chỗ không tâm,
    Chẳng cùng có tâm khác.
    ------
    Người trí dẫn lời diệu,
    Cùng tâm phù hợp nhau,
    Lời cùng tâm đường khác,
    Hiệp thì trái vô cùng ?.
    Sư đáp :
    Phương tiện nói lời diệu,
    Phá bệnh đạo đại thừa,
    Bàn chẳng quan bản tánh,
    Lại từ không hóa tạo,
    Vô niệm là chơn thường,
    Trọn phải bặt đường tâm,
    Lìa niệm tánh chẳng động,
    Sanh diệt chẳng trái lầm,
    Cốc hưởng đã có tiếng,
    Bóng gương hay ngó lại.
    Nam Mô Tam Thập Nhất Tổ Thiền Tông - Tổ Đạo Tín ( 580 - 651 Dương lịch, hưởng thọ 59 tuổi. Ngài có Cha tên là Tư Đạo Mã, quê ở Hà Nội, Trung Hoa xưa; Me tên là Quảng Trì Chính, quê ở làng Kỳ Châu, huyện Quảng Tế, Trung Hoa xưa. ).
    ......

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q Месяц назад

    Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo
    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    ( Mỗi người hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là thường trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ tuyệt đối “; Phật giác ngộ là tự mình, do trí “ vô sư, chứ không hải trí hữu sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của tất cả các Pháp mà giác ngộ vì “ tất cả các Pháp đều là Phật Pháp “, “ Như Lai là nghĩa các Pháp như như “; “ Tất cả chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều có Phật tánh “; “ Tất cả các Pháp đều vận hành theo lý “ Duyên sinh “, “ Nhân qủa “, “ Phước nghiệp “……; Khi chiêm ngưỡng tượng Phật, Chúng ta cố gắng thường hình dung Đức Phật đản sanh ở Ca Tỳ La Vệ, Phật thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng, Phật thuyết pháp ở Ba La Nại và Phật nhập diệt ở Câu Thi Na; đó chính là 04 động tâm, tức 04 điểm kích động tâm chúng ta, tác động căn lành chúng ta khiến chúng ta phát tâm đến với Phật. Nếu chúng ta không phát được tâm Bồ đề, đương nhiên không thể đến với Phật, không thể hiểu Phật và không thấy Phật ).
    Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật.
    Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
    Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả.
    Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả.
    + Chúng con xin nguyện : “ Lấy Giới Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới Luật “
    Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả.
    + Chúng con cố gắng giữ cho Thân, Khẩu, Ý được thanh tịnh, tỉnh thức trong từng sát na, hơi thở.
    Nam Mô Luận Nghị ( Hùng Biện ) Đệ Nhất Đại Ca Chiên Diên ( Mahā Kaccāna, Maha Kaccayana, Katyayana ) Tôn Giả.
    Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Đại Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Tôn Giả.
    Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Bồ Tát.
    ( ……Dù Cha ra sao vẫn luôn là đấng sinh thành - Dù Mẹ làm sao cũng luôn mang nặng đẻ đau ……).
    Nam Mô Tây Thiên ( Ấn Độ ), Đông Độ ( Trung Hoa ), An Nam ( Việt Nam ), Xiêm La ( Thái Lan ) Truyền Giáo Lịch Đại Tổ Sư Giác Linh.
    Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành :
    + Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo : ( đoạn 1 ) :
    Nam Mô Tăng.
    Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
    Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Thái Hư Pháp Sư ( Giảng tại Hội Phật Giáo Chánh Tín ở Hán Khẩu - Trung Hoa ); Ngài Đại Sư Thật Xoa Nan Đà; Thầy Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Trí Hạ Thủ; Thầy Đại Lão Hòa Thượng Thượng Tâm Hạ Châu và Các Qúy Tôn Đức Khác :
    Chương I
    Nghiệp Quả Thế Gian và Xuất Thế Gian
    Chia làm năm đoạn
    1) Từ nơi nhơn mà nói đến quả :
    Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo Long vương rằng : " Tất cả chúng sanh vì tâm tưởng khác nhau nên tạo nghiệp khác nhau, do vậy có sự xoay vần trong các thú "
    Bấy giờ là chỉ thời gian thuyết pháp. Thế Tôn là chỉ đức Phật, ở đời ai cũng tôn trọng nên gọi là Thế Tôn. Long Vương tức chỉ vị chúa tể ở Long cung, Phật kêu Long vương mà bảo. Tâm là tâm vương, Tưởng là 51 món tâm sở; Tâm vương, Tâm sở của chúng sanh ở trong tam giới cửu địa, năm thú, bốn loài sanh v.v... không đồng nhau, nên hành vi cũng không đồng, và chịu quả báo cũng không đồng. Cũng như vì nhân tâm không đồng nên bộ mặt chẳng ai giống ai; đây là hợp cả tâm vương và tâm sở, tóm tắt gọi là tâm; nếu phân biệt mà nói thì phải nói tâm và tưởng v.v. mới đủ. Ta nên biết: thân hành động, miệng nói phô, ý suy nghĩ, toàn là do tâm chủ động. Nên người ta nói : Có ở trong tức là hiện ra ở ngoài. Nếu hành động mà không có dụng công của tâm thời không thành thiện ác; các nhà luân lý học cũng thừa nhận như thế. Nhân vì tâm tưởng không đồng nên hành vi tạo tác không đồng, thành thử có nghiệp quả xoay vần trong năm thú.
    Sao gọi là Xoay Vần ? Nghĩa là loài người tạo nghiệp lành thì sanh lên cõi trời; tạo nghiệp dữ thì đọa xuống địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh v.v… Nghiệp địa ngục súc sanh hết, nhờ tu thiện, trở lại sanh làm người, làm người nếu không tu thiện, trở lại đọa lạc; cứ thế xoay chuyển mãi, nên gọi là Xoay Vần. Theo từ ngữ của Phật tức là luân hồi. Đoạn này là từ nơi "nhơn" mà nói rõ " quả báo " vậy.
    2) Từ nơi " quả " mà nói rõ " nhơn " :
    Này Long vương ! Nhà ngươi có thấy trong hội này và các loài ở trong đại hải hình sắc chủng loại mỗi mỗi không đồng nhau không ? Tất cả đều do tâm tạo thiện hay ác của thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp mà gây nên cả.
    Trước hết, Phật kêu Long vương khiến chăm chú nghe. Các loài tôm cá ở trong biển hình sắc chủng loại không đồng, quả báo cũng không đồng, toàn do tâm tưởng và hành vi không đồng gây nên. Chỗ xuất hiện của hành vi là thân, khẩu và ý đều có thiện hay ác, nên thành sai biệt. Đoạn này là dẫn " quả " để nói về " nhân ".
    3 ) Nói Rõ Về Tướng Của Nhân :
    A ) Quán Tâm Là Vô Sanh :
    Tâm ấy không có hình sắc, không thể thấy được, chỉ là do các pháp nhóm họp hư huyễn không thật, rốt ráo không có chủ tể, không có ngã và ngã sở.
    Tâm chỉ có danh từ mà không có hình sắc, mắt không thể nhìn được, tay không thể nắm được, chỉ vì vô thỉ đến nay gom góp các pháp hư huyển mà sanh khởi sự phân biệt, huân thành chủng tử, rồi khởi ra hiện hạnh. Ba cõi này đều là do phân biệt giả dối mà hiện khởi ra cả, rốt ráo không có chủ tể, không thể chỉ cái gì là " ngã " [ ta ] và " ngã sở " [ vật của ta ]. Nếu ai chấp tâm ấy có chủ tể tức thuộc về tà kiến đoạn thường của ngoại đạo.
    B ) Quán Pháp Như Huyễn :
    Tuy đều theo nghiệp, hiện ra không đồng; mà thật trong ấy không có người tác giả, nên tất cả các pháp, tự tánh như huyễn, đều là bất khả tư nghì.
    Các pháp giả dối tức là chỉ cho các pháp tạo thành thân căn và khí giới như năm uẩn, bốn đại v.v. Các pháp ấy nhứt định không ai tạo thành, chỉ do nghiệp lực hiển hiện mà thôi; nghiệp lại do tâm tạo, tâm lại do các pháp mà sanh khởi, lần lữa nương nhau như huyễn, như hóa, sanh diệt vô thường, không có gì là chắc chắn trường tồn; vì không thể dùng tư tưởng nghị luận mà suy cứu, nên gọi là bất tư nghì. Ngày xưa có ngoại đạo chấp rằng : Vạn vật do vị Đại tự tại thiên tạo thành, ngày nay thì Gia giáo cũng cho rằng : Tất cả đều do Thượng đế tạo thành và làm chúa tể. Đối với Phật giáo, nói như thế là vọng chấp sai lầm. Đạo Phật nói rằng : Tất cả quả báo khổ hay vui đều do sự sai khác của mười nghiệp thiện hay không thiện mà thôi, nhưng phải biết tự tánh của nghiệp quả là như huyễn, vì do nhân duyên cấu hợp sanh diệt vô thường. Tức như kinh Bát nhã nói về Chơn Không, Pháp tướng duy thức nói về Giả Hữu, thật là bao trùm không sót vậy.
    ......

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q Месяц назад

    Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo
    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    ( Mỗi người hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là thường trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ tuyệt đối “; Phật giác ngộ là tự mình, do trí “ vô sư, chứ không hải trí hữu sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của tất cả các Pháp mà giác ngộ vì “ tất cả các Pháp đều là Phật Pháp “, “ Như Lai là nghĩa các Pháp như như “; “ Tất cả chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều có Phật tánh “; “ Tất cả các Pháp đều vận hành theo lý “ Duyên sinh “, “ Nhân qủa “, “ Phước nghiệp “……; Khi chiêm ngưỡng tượng Phật, Chúng ta cố gắng thường hình dung Đức Phật đản sanh ở Ca Tỳ La Vệ, Phật thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng, Phật thuyết pháp ở Ba La Nại và Phật nhập diệt ở Câu Thi Na; đó chính là 04 động tâm, tức 04 điểm kích động tâm chúng ta, tác động căn lành chúng ta khiến chúng ta phát tâm đến với Phật. Nếu chúng ta không phát được tâm Bồ đề, đương nhiên không thể đến với Phật, không thể hiểu Phật và không thấy Phật ).
    Nam Mô Tây Thiên ( Ấn Độ ), Đông Độ ( Trung Hoa ), An Nam ( Việt Nam ), Xiêm La ( Thái Lan ) Truyền Giáo Lịch Đại Tổ Sư Giác Linh.
    Nam Mô Pháp :
    + Dhammacakkappavattanasutta - Bài Kinh Chuyển Pháp Luân
    Nam Mô Tăng.
    Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
    Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.
    Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn ấy, Đức A Ra Hán, Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
    1. Anuttaraṃ abhisambodhiṃ, sambujjhitvā tathāgato; paṭhamaṃ yaṃ adesesi, dhammacakkaṃ anuttaraṃ. Tathāgato anuttaraṃ abhisambodhiṃ sambujjhitvā yaṃ paṭhamaṃ anuttaraṃ dhammacakkaṃ adesesi.
    ( Sau khi đã giác ngộ Chánh trí tối thượng, đức Như Lai đã thuyết pháp luân vô thượng lần đầu tiên. ) Sau khi đã giác ngộ, Chánh giác trí tối thượng, Thế Tôn thuyết lần đầu, Về Pháp luân tối thượng.
    2. Sammadeva pavattento, loke appaṭivattiyaṃ; yathākkhātā ubho antā, paṭipatti ca majjhimā. Loke appaṭivattiyaṃ sammadeva pavattento ubho antā majjhimā paṭipatti ca yathākkhātā.
    ( Khi đang chuyển vận (pháp ấy) chưa từng có trên đời, ( Đức Như Lai ) đã nói về hai phần cực đoan và phương pháp Trung đạo. ) Khi chuyển vận Pháp ấy, Chưa hề có trên đời, Thế Tôn đã nói về Hai cực đoan, trung đạo.
    3. Catūsvāriyasaccesu catūsu, visuddhi-ñāṇa-dassanaṃ; desitaṃ dhammarājena, sammāsambodhi-kittanaṃ. Catūsvāriyasaccesu dhammarājena desitaṃ visuddhi-ñāṇa-dassanaṃ sammāsambodhi-kittanaṃ.
    ( Đấng Pháp vương đã nói về tri kiến thanh tịnh trong Tứ đế, xin tán dương sự chánh giác ấy. ) Bậc Pháp vương đã thuyết, Về tri kiến thanh tịnh, Trong bốn loại Thánh đế, Xin tán dương trí ấy.
    4. Nāmena vissutaṃ suttaṃ, dhammacakkappavattanaṃ; veyyākaraṇa-pāṭhena, saṅgītan-tam-bhaṇāmase. ‘Dhammacakkappavattanaṃ’ nāmena veyyākaraṇapāṭhena saṅgītaṃ vissutaṃ suttaṃ, taṃ bhaṇāmase.
    ( Chúng ta hãy tụng đọc bài kinh nổi tiếng được kết tập bằng đoạn kinh ký thuyết với tên gọi " Dhammacakkappavattana " . ) Chúng ta hãy tụng đọc, Kinh nổi tiếng với tên, " Sự chuyển vận Pháp luân, " Được kết tập, truyền lại, Bằng đoạn kinh ký thuyết.
    5. Evamme sutaṃ. Ekaṃ samayaṃ bhagavā bārāṇasiyaṃ viharati isipatane migadāye. Tatra kho bhagavā pañcavaggiye bhikkhū āmantesi - Dveme, bhikkhave, antā pabbajitena na sevitabbā. Katame dve? Yo cāyaṃ kāmesu kāmasukhallikānuyogo hīno gammo pothujjaniko anariyo anatthasaṃhito, yo cāyaṃ attakilamathānuyogo dukkho anariyo anatthasaṃhito. Ete kho, bhikkhave, ubho ante anupagamma majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.
    ( Tôi đã được nghe như vầy. Một thời/thuở nọ, đức Thế Tôn trú tại Vườn Nai, ở Isipatana, trong xứ Bārāṇasī. Rồi ở đó, Thế Tôn đã gọi nhóm 5 vị tỳ-khưu: ‘Này các tỳ-khưu, có hai cực đoan này mà bậc xuất gia không nên hành theo.’ Hai (cực đoan ấy) là gì? Sự say đắm trong phiền não dục lạc, thấp hèn, thường tình, thuộc phàm phu, không thuộc Thánh nhân, không đem đến lợi ích; và sự tự hành hạ khiến đau khổ, không thuộc Thánh nhân, không đem đến lợi ích. Này các tỳ-khưu, sau khi từ bỏ hai cực đoan ấy, phương pháp Trung đạo khiến tác thành mắt, tác thành trí mà được Như Lai chánh giác (sẽ) dẫn đến sự an tịnh, thắng trí, giác ngộ, và Níp-bàn. )
    6. ‘Katamā ca sā, bhikkhave, majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati? Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṃ - sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto sammāājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi. Ayaṃ kho sā, bhikkhave, majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.
    ( Này các tỳ-khưu, gì là phương pháp Trung đạo ấy khiến tác thành mắt, tác thành trí mà được Như Lai chánh giác (sẽ) dẫn đến sự an tịnh, thắng trí, giác ngộ, và Níp-bàn? Chính là Thánh đạo này gồm tám phần, tức là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định. Này các tỳ-khưu, đây là phương pháp Trung đạo ấy khiến tác thành mắt, tác thành trí mà được Như Lai chánh giác (sẽ) dẫn đến sự an tịnh, thắng trí, giác ngộ, và Níp-bàn. )
    7. ‘Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhaṃ ariyasaccaṃ - jātipi dukkhā, jarāpi dukkhā, byādhipi dukkho, maraṇampi dukkhaṃ, appiyehi sampayogo dukkho, piyehi vippayogo dukkho, yampicchaṃ na labhati, tampi dukkhaṃ - saṃkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā honti. Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ - yāyaṃ taṇhā ponobbhavikā nandirāgasahagatā tatratatrābhinandinī, seyyathidaṃ - kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā. Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ - yo tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo. Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ - ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṃ - sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto sammāājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi.
    ( Lại nữa, này các tỳ-khưu, đây là Thánh đế về khổ - sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, gần những vật/người đáng ghét là khổ, xa những vật/người đáng yêu là khổ, muốn cái gì mà không được thì cũng là khổ - tóm lại, năm uẩn bị chấp thủ/ngũ thủ uẩn là khổ. Lại nữa, này các tỳ-khưu, đây là Thánh đế về nhân sanh Khổ - Trong ai còn tham ái dẫn đến tái sanh, câu hỷ/khởi sanh cùng với hỷ và tham, vui thích kiếp này kiếp kia, tức là - Dục ái, hữu ái và phi hữu ái. Lại nữa, này các tỳ-khưu, đây là Thánh đế về sự diệt khổ - Ai mà có sự đoạn diệt, ly tham hoàn toàn, sự xả ly, sự dứt bỏ, sự giải thoát và sự không chấp trước đối với tham ái ấy. Lại nữa, này các tỳ-khưu, đây là Thánh đế về phương pháp dẫn đến đoạn tận khổ - Chính là Thánh đạo này gồm tám phần, tức là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định. ).
    .......

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q Месяц назад

    Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo
    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    ( Mỗi người hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là thường trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ tuyệt đối “; Phật giác ngộ là tự mình, do trí “ vô sư, chứ không hải trí hữu sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của tất cả các Pháp mà giác ngộ vì “ tất cả các Pháp đều là Phật Pháp “, “ Như Lai là nghĩa các Pháp như như “; “ Tất cả chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều có Phật tánh “; “ Tất cả các Pháp đều vận hành theo lý “ Duyên sinh “, “ Nhân qủa “, “ Phước nghiệp “……; Khi chiêm ngưỡng tượng Phật, Chúng ta cố gắng thường hình dung Đức Phật đản sanh ở Ca Tỳ La Vệ, Phật thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng, Phật thuyết pháp ở Ba La Nại và Phật nhập diệt ở Câu Thi Na; đó chính là 04 động tâm, tức 04 điểm kích động tâm chúng ta, tác động căn lành chúng ta khiến chúng ta phát tâm đến với Phật. Nếu chúng ta không phát được tâm Bồ đề, đương nhiên không thể đến với Phật, không thể hiểu Phật và không thấy Phật ).
    Nam Mô Tây Thiên ( Ấn Độ ), Đông Độ ( Trung Hoa ), An Nam ( Việt Nam ), Xiêm La ( Thái Lan ) Truyền Giáo Lịch Đại Tổ Sư Giác Linh.
    Nam Mô Pháp :
    + Satipatthàna Sutta - Kinh Niệm Xứ - Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya : ( đoạn 1 ) :
    Nam Mô Tăng.
    Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
    Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.
    Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn ấy, Đức A Ra Hán, Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
    Chúng con thành tâm tri ân công đức của Sư Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Minh Hạ Châu và Các Qúy Tôn Đức Khác :
    Như vầy tôi nghe.
    Một thời Thế Tôn ở xứ Kuru ( Câu Lâu ), Kammassadhamma ( Kiềm Ma Sắt Đàm ) là đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi Các Tỷ Kheo :
    Này Các Tỷ Kheo.
    Các Tỷ Kheo vâng đáp Thế Tôn :
    Bạch Thế Tôn.
    Thế Tôn thuyết như sau :
    Này Các Tỷ Kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.
    Thế nào là bốn ? Này Các Tỷ Kheo, ở đây Tỷ Kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
    ( Quán Thân ) :
    Và này Các Tỷ Kheo, thế nào là Tỷ Kheo sống quán thân trên thân ? Này Các Tỷ Kheo, ở đây, Tỷ Kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, Vị ấy thở vô; tỉnh giác, Vị ấy thở ra. Thở vô dài, Vị ấy tuệ tri : " Tôi thở vô dài "; hay thở ra dài, Vị ấy tuệ tri : " Tôi thở ra dài "; hay thở vô ngắn, Vị ấy tuệ tri : " Tôi thở vô ngắn "; hay thở ra ngắn, Vị ấy tuệ tri : " Tôi thở ra ngắn ". " Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô ", Vị ấy tập ; " Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra ", Vị ấy tập ; " An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô ", Vị ấy tập ; " An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra ", Vị ấy tập. Này Các Tỷ Kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay thiện xảo khi quay dài, tuệ tri : " Tôi quay dài " hay khi quay ngắn, tuệ tri : " Tôi quay ngắn ". Cũng vậy, này Các Tỷ Kheo, Tỷ Kheo thở vô dài, tuệ tri : " Tôi thở vô dài "; hay thở ra dài, tuệ tri : " Tôi thở ra dài "; hay thở vô ngắn, tuệ tri : " Tôi thở vô ngắn "; hay thở ra ngắn, tuệ tri : " Tôi thở ra ngắn ". " Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô ", Vị ấy tập ; " Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra ", Vị ấy tập ; " An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô ", Vị ấy tập ; " An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra ", Vị ấy tập.
    Như vậy, Vị ấy sống quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay Vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. " Có thân đây ", Vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và Vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này Các Tỷ Kheo, như vậy là Tỷ Kheo sống quán thân trên thân.
    Lại nữa, này Các Tỷ Kheo, Tỷ Kheo đi, tuệ tri : " Tôi đi ", hay đứng, tuệ tri : " Tôi đứng ", hay ngồi, tuệ tri : " Tôi ngồi ", hay nằm, tuệ tri : " Tôi nằm ". Thân thể được sử dụng như thế nào, Vị ấy tuệ tri thân như thế ấy.
    Vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay Vị ấy sống quán thân trên ngoại thân; hay Vị ấy sống quán thân trên nội thân, ngoại thân; hay Vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay Vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay Vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. " Có thân đây ", Vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và Vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này Các Tỷ Kheo, như vậy là Tỷ Kheo sống quán thân trên thân.
    Lại nữa, này Các Tỷ Kheo, Tỷ Kheo, khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo Sanghati ( Tăng già lê ), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm.
    Như vậy, Vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay Vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. " Có thân đây ", Vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và Vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này Các Tỷ Kheo, như vậy là Tỷ Kheo sống quán thân trên thân.
    Lại nữa, này Các Tỷ Kheo, Tỷ Kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này : " Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu ". Này Các Tỷ Kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát : " Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi ". Cũng vậy, này Các Tỷ Kheo, một Tỷ Kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này : " Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu ".
    Như vậy, Vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân, hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay Vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. " Có thân đây ", Vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và Vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này Các Tỷ Kheo, như vậy là Tỷ Kheo sống quán thân trên thân.
    ......

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 16 дней назад

    Tông ( Tôn ) Phái Phật Giáo Bắc Tông ( Đại Thừa ) - Thiền Tông : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thầy Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thanh Hạ Từ và Các Qúy Tôn Đức Khác : “ Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật “ : ( đoạn 2 ) :
    Nam Mô Tam Thập Tam Tổ Thiền Tông Ấn Độ - Trung Hoa; Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam Khương Tăng Hội và Tam Tổ Thiền Tông Việt Nam - Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử :
    Tỳ kheo chư quyến thuộc.
    Ly Phật bất trang nghiêm !.
    Du như hư không trung.
    Chúng tinh chi vô nguyệt.

    ( Tỳ kheo các quyến thuộc.
    Vắng Phật chẳng trang nghiêm !.
    Ví như trong hư không,
    Nhiều sao mà không trăng ).
    ------
    Pháp pháp bổn lai pháp,
    Vô pháp vô phi pháp.
    Hà ư nhất pháp trung,
    Hữu pháp hữu phi pháp.
    ( Các pháp, pháp xưa nay,
    Không pháp, không phi pháp.
    Tại sao trong một pháp,
    Có pháp, có phi pháp ? )
    ------
    Khể thủ tam giới tôn,
    Khí ngã như chí thử.
    Tạm bằng bi nguyện lực,
    Thả mạc Bát Niết Bàn.
    ( Lạy đấng tôn tam giới,
    Bỏ con đến nơi nầy.
    Tạm nương sức bi nguyện,
    Xin chớ vội Niết Bàn ).
    ------
    Tôn giả nhất hà tốc,
    Nhi qui tịch diệt trường !.
    Nguyện trụ tu du gian,
    Nhi thọ ư cúng dường.

    ( Tôn giả sao quá nhanh,
    Sớm vào nơi tịch diệt !.
    Xin tạm dừng chốc lát,
    Để nhận con cúng dường ).
    ------
    Nhị vương thiện nghiêm trụ,
    Vật vi khổ bi luyến.
    Niết bàn đương ngã tịnh,
    Nhi vô chư hửu cố.
    ( Hai vua ở an vui,
    Chớ vì thương buồn khổ.
    Niết bàn, tôi an tịnh,
    Vì không còn các nghiệp ).
    Nam Mô Nhị Tổ Thiền Tông - Tổ A Nan Đà ( tên gọi ngắn là A Nan, Khánh Hỉ, Hoan Hỉ ) ( 605 TCN - 485 TCN, hưởng thọ 120 tuổi. Ngài có cha là Vua Hộc Phạn, Mẹ là Hoàng Hậu Phước Thệ Thiện, dòng Sát Đế Lợi. Ngài sinh ở Capilapattu ( Ca Tỳ La Vệ, Xá Vệ ), Ấn Độ xưa. Ngài là một trong Thập Đại Đệ Tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Mật hạnh Ngài là Đa Văn Đệ Nhất. ).
    Bổn lai truyền hữu pháp,
    Truyền liễu ngôn vô pháp.
    Các các tu tự ngộ.
    Ngộ liễu vô vô pháp.
    ( Xưa nay truyền có pháp.
    Truyền rồi nói không pháp.
    Mỗi mỗi cần tự ngộ.
    Ngộ rồi không không pháp ).
    ------
    Thông đạt phi bỉ thử.
    Chí thánh vô trường đoản.
    Nhữ trừ khinh mạn ý.
    Tất đắc A La Hán.
    ( Thông suốt không kia đây.
    Chí thành không hay dở.
    Ngươi trừ tâm khinh mạn.
    Chóng được A La Hán ).
    Nam Mô Tam Tổ Thiền Tông - Tổ Thương Na Hòa Tu ( Sanakavasa ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 60 năm. Ngài có cha tên là Lâm Thắng, Mẹ tên là Kiều Xa Da, dòng Tỳ Xa Đa. Ngài sinh ở nước Ma Đột La, Ấn Độ xưa. ).
    Phi pháp diệc phi tâm,
    Vô tâm diệc vô pháp.
    Thuyết thị tâm pháp thời,
    Thị pháp phi tâm pháp.
    ( Phi pháp cũng phi tâm,
    Không tâm cũng không pháp,
    Khi nói tâm pháp ấy,
    Pháp ấy phi tâm pháp ).
    ------
    Nhược nhơn địa đảo,
    Hoàn nhơn địa khởi.
    Ly địa cầu khởi,
    Chung vô kỳ lý.
    ( Nếu nhơn đất ngã,
    Phải nhờ đất dậy.
    Lìa đất muốn dậy,
    Trọn không lý ấy ).
    ------
    Khể thủ tam muội tôn,
    Thập lực đại từ túc.
    Ngã kim nguyện hồi hướng,
    Vật linh hữu liệt nhược.
    ( Cúi lạy Chánh - Định tột,
    Đủ mười lực Đại từ.
    Nay con xin hồi hướng,
    Chớ còn tánh yếu hèn ).
    Nam Mô Tứ Tổ Thiền Tông - Tổ Ưu Ba Cúc Đa ( Upagupta ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 98 năm. Ngài có Cha tên là Thiện Ý, Mẹ tên là Ưu Chí Liên, dòng Thủ Đà La. Ngài sinh ở nước Sát Lợi, Ấn Độ xưa. ).
    Nguy nguy thất bảo sơn,
    Thường xuất trí huệ tuyền.
    Hồi vi chân pháp vị,
    Năng độ chư hữu duyên.
    ( Vòi vọi núi bảy báu,
    Thường tuôn suối trí huệ.
    Chuyển thành vị chơn pháp,
    Hay độ ngưòi có duyên ).
    ------
    Ngã pháp truyền ư nhữ,
    Đương hiện đại trí huệ.
    Kim nhựt tùng ốc xuất,
    Chiếu diệu ư thiên địa.
    ( Pháp ta truyền cho ngươi,
    Sẽ hiện trí huệ lớn.
    Mặt trời mọc trong nhà,
    Chiếu sáng khắp trời đất ).
    -----
    Tâm tự bổn lai tâm,
    Bổn tâm phi hữu pháp.
    Hữu pháp hữu bổn tâm,
    Phi tâm phi bổn pháp.
    ( Tâm tự xưa nay tâm,
    Bổn tâm chẳng có pháp.
    Có pháp có bổn tâm,
    Chẳng tâm chẳng bổn pháp ).
    Nam Mô Ngũ Tổ Thiền Tông - Tổ Đề Đa Ca ( Dhrtake - Thông Chơn Lượng ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 135 năm. Ngài có cha tên là Hương Chúng, Mẹ tên là Phi Hoằng. Ngài sinh ở nước Ma Già Đà, Ấn Độ xưa. ).
    Thông đạt bổn tâm pháp,
    Vô pháp vô vi pháp.
    Ngộ liễu đồng vị ngộ,
    Vô tâm diệc vô pháp.
    ( Thông đạt pháp bổn tâm,
    Không pháp không phi pháp.
    Ngộ rồi đồng chưa ngộ,
    Không tâm cũng không pháp ).
    ------
    Ngã kim sanh thử quốc,
    Phục ức tích thời nhựt.
    Bổn tánh Phả La Đọa,
    Danh tự Bà La Mật.
    ( Nay tôi sanh nước nầy,
    Lại nhớ ngày xa xưa.
    Dòng họ Phả La Đọa,
    Tên là Bà La Mật ).
    Nam Mô Lục Tổ Thiền Tông - Tổ Di Dá Ca ( Miccaka ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 180 năm. Ngài có Cha tên là Di Phả Liệt, Mẹ tên là Phất Thệ Phùng, dòng Bà La Môn. Ngài sinh ở Trung Ấn Độ xưa. ).
    Vô tâm vô khả đắc,
    Thuyết đắc bất danh pháp.
    Nhược liễu tâm phi tâm,
    Thủy giải tâm tâm pháp.
    ( Không tâm không thể được,
    Nói được chẳng gọi pháp.
    Nếu rõ tâm phi tâm,
    Mới hiểu tâm tâm pháp ).
    ------
    Hiền kiếp thánh chúng Tổ,
    Nhi đương đệ thất vị.
    Tôn giả ai niệm ngã,
    Thỉnh vị tuyên Phật địa.
    ( Hiền kiếp các thánh Tổ,
    Ngài là vị thứ bảy,
    Tôn giả thương xót con,
    Thỉnh vì nói Phật địa ).
    Nam Mô Thất Tổ Thiền Tông - Tổ Bà Tu Mật ( Vasumitra ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 231 năm. Ngài có Cha tên là Bà Thanh Quân, Mẹ tên là Phát Thụy Nham, dòng Phả La Đọa. Ngài họ Phả La Đọa, sinh ở Miền Bắc Ấn Độ xưa ).
    Tâm đồng hư không giới,
    Thị đằng hư không pháp.
    Chứng đắc hư không thời,
    Vô thị vô phi pháp.
    ( Tâm đồng hạn hư không,
    Chỉ pháp bằng thái hư.
    Khi chứng được hư không,
    Không pháp, không phi pháp ).
    -------
    Phụ Mẫu phi ngã thân,
    Thùy vi tối thân giả ?,
    Chư Phật phi ngã đạo,
    Thùy vi tối đạo giả ?.
    ( Cha Mẹ chẳng phải thân,
    Ai là người chí thân ?
    Chư Phật phi đạo tôi,
    Cái gì là tột đạo ? ).
    ------
    Nhữ ngôn dữ tâm thân,
    Phụ Mẫu phi khả tỷ,
    Nhữ hạnh dữ đạo hiệp,
    Chư Phật tâm tức thị,
    Ngoại cầu hữu tướng Phật,
    Dữ nhữ bất tương tợ,
    Nhược thức nhữ bổn tâm,
    Phi hiệp diệc phi ly.
    ( Lời ngươi cùng tâm thân,
    Cha Mẹ không thể sánh,
    Hạnh ngươi cùng đạo hiệp,
    Chư Phật chính là tâm,
    Ngoài cầu Phật có tướng,
    Cùng ngươi không chút giống,
    Nếu biết bổn tâm ngươi,
    Chẳng hiệp cũng chẳng lìa ).
    ------
    Hư không vô nội ngoại,
    Tâm pháp diệc như thử,
    Nhược liễu hư không cố,
    Thị đạt chơn như lý.
    ( Hư không chẳng trong ngoài,
    Tâm pháp cũng như thế,
    Nếu hiểu rõ hư không,
    Là đạt lý chơn như ).
    ------
    Ngã sư thiền Tổ trung,
    Thích đương vi đệ bát,
    Pháp hóa chúng vô lượng,
    Tất hoạch A La Hán.
    ( Thầy tôi trong thiền Tổ,
    Hiện là vị thứ tám,
    Giáo hóa chúng không cùng,
    Thảy được quả La Hán ).
    Nam Mô Bát Tổ Thiền Tông - Tổ Phật Đà Nan Đề ( Buddhanandi ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 287 năm. Ngài có Cha tên là Phật Cù Thiên, Mẹ tên là Chí Phương Thu, dòng họ Cù Đàm. Ngài sinh ở nước Ca Ma La, Ấn Độ xưa ).
    ......

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 16 дней назад

    Tông ( Tôn ) Phái Phật Giáo Bắc Tông ( Đại Thừa ) - Thiền Tông : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thầy Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thanh Hạ Từ và Các Qúy Tôn Đức Khác : “ Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật “ : ( đoạn 4 ) :
    Nam Mô Tam Thập Tam Tổ Thiền Tông Ấn Độ - Trung Hoa; Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam Khương Tăng Hội và Tam Tổ Thiền Tông Việt Nam - Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử :
    Tam giới nhất minh đăng,
    Hồi quang nhi chiếu ngã,
    Thập phương tất khai lãng,
    Như nhật hư không trụ.
    ( Ba cõi một ngọn đèn,
    Ánh sáng soi chiếu con,
    Mười phương đều sáng lạng,
    Như mặt trời trong không ).
    ------
    Ư pháp thật vô chứng,
    Bất thủ diệc bất ly,
    Pháp phi hữu vô tướng,
    Nội ngoại vân hà khởi.
    ( Nơi pháp thật không chứng,
    Chẳng giữ cũng chẳng lìa,
    Pháp chẳng tướng có không,
    Trong ngoài do đâu khởi ).
    ------
    Thiện tai đại thánh giả,
    Tâm minh du nhật nguyệt,
    Nhất quang chiếu thế giới,
    Ám ma vô bất diệt.
    ( Lành thay ! Bậc Đại Thánh,
    Tâm sáng như nhật nguyệt,
    Ánh sáng chiếu thế giới,
    Ma tối diệt hết sạch ).
    Nam Mô Thập Lục Tổ Thiền Tông - Tổ La Hầu La Đa ( Rahulata ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 581 năm. Ngài có Cha tên là La Phiệt Đà, Mẹ tên là Lữ Phước Duyên, dòng Phạm Ma. Ngài sinh ở nước Ca Tỳ La, Ấn Độ xưa. ).
    Khể thủ đại từ phụ,
    Hòa nam cốt huyết Mẫu,
    Ngã kim dục xuất gia,
    Hạnh nguyện ai mẫn cố.
    ( Cúi đầu lễ cha lành,
    Nép mình lạy Mẹ hiền,
    Nay con muốn xuất gia,
    Xin thương xót nhận cho ).
    ------
    Chư Phật đại viên giám,
    Nội ngoại vô hà ế,
    Lưỡng nhơn đồng đắc kiến,
    Tâm nhãn giai tương tợ.
    ( Chư Phật gương tròn lớn,
    Trong ngoài không vết che,
    Hai người đồng được thấy,
    Tâm mắt đều giống nhau ).
    ------
    Tâm địa bổn vô sanh,
    Nhơn địa tùng duyên khởi,
    Duyên chủng bất tương phòng,
    Hoa quả diệc phục nhi.
    ( Đất tâm vốn không sanh,
    Nhơn đất từ duyên khởi,
    Duyên giống chẳng ngại nhau,
    Hoa trái cũng như thế ).
    Nam Mô Thập Thất Tổ Thiền Tông - Tổ Tăng Già Nan Đề ( Sanghanandi ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 612 năm. Ngài có Cha là Vua Bảo Trang Nghiêm, Mẹ là Hoàng Hậu Thụy Phương Trinh. Ngài sinh ở thành Thất La Phiệt, nước Bảo Trang, Ấn Độ xưa. ).
    Hữu chủng hữu tâm địa,
    Nhơn duyên năng phát manh,
    Ư duyên bất tương ngại,
    Đương sanh sanh bất sanh.

    ( Có giống có đất tâm,
    Nhơn duyên hay nẩy mầm,
    Đối duyên chẳng ngại nhau,
    Chính sanh, sanh chẳng sanh ).
    Nam Mô Thập Bát Tổ Thiền Tông - Tổ Già Da Xá Đa ( Gayasata ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 654 năm. Ngài có Cha tên là Già Thiên Cái, Mẹ tên là Lam Phương Tánh, Ngài họ Uất Đầu Lam. Ngài sinh ở nước Ma Đề, Ấn Độ xưa. ).
    Tánh thượng bổn vô sanh,
    Vị đối cầu nhơn thuyết,
    Ư pháp ký vô đắc,
    Hà hoài quyết bất quyết.

    ( Trên tánh vốn không sanh,
    Vì đối người cầu nói,
    Nơi pháp đã không được,
    Đâu cần giải chẳng giải ).
    Nam Mô Thập Cửu Tổ Thiền Tông - Tổ Cưu Ma La Đa ( Kumarata ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 691 năm. Ngài có Cha tên là Cưu Thập Miên, Mẹ tên là Nhơn Ánh Sanh, dòng Bà La Môn. Ngài sinh ở nước Nguyệt Chí, Ấn Độ xưa. ).
    Khể thủ tam muội tôn,
    Bất cầu ư Phật đạo,
    Bất lễ diệc bất mạn,
    Tâm bất sanh điên đảo,
    Bất tọa bất giải đải,
    Đãn thực vô sở hảo,
    Tuy hoãn nhi bất trì,
    Tuy cấp nhi bất tháo,
    Ngã kim ngộ chí tôn,
    Hòa nam y Phật giáo.
    ( Đảnh lễ tam muội lớn,
    Chẳng cầu được Phật đạo,
    Chẳng lễ cũng chẳng khinh,
    Tâm chẳng sanh điên đảo,
    Chẳng ngồi chẳng lười biếng,
    Chỉ ăn không cần ngon,
    Tuy hoãn mà không chậm,
    Tuy gấp mà chẳng thô,
    Nay con gặp chí tôn,
    Cúi đầu vâng Phật dạy ).
    ------
    Ngôn hạ hiệp vô sanh,
    Đồng ư pháp giới tánh,
    Nhược năng như thị giải,
    Thông đạt sự lý cánh.
    ( Nói ra hợp vô sanh,
    Đồng cùng tánh pháp giới,
    Nếu hay hiểu như thế,
    Suốt thông sự lý tột ).
    Nam Mô Nhị Thập Tổ Thiền Tông - Tổ Xà Dạ Đa ( Jayata ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 732 năm. Ngài có Cha tên là Xà Phiệt Đà, Mẹ tên là Ưu Phúc Hiền, theo Ấn Giáo. Ngài sinh ở miền Bắc Ấn Độ xưa. ).
    Bào huyễn đồng vô ngại,
    Vân hà bất ngộ liễu,
    Đạt pháp tại kỳ trung,
    Phi kim diệc phi cổ.
    ( Bọt huyễn đồng không ngại,
    Tại sao chẳng liễu ngộ,
    Đạt pháp ngay trong ấy,
    Chẳng xưa cũng chẳng nay ).
    Nam Mô Nhị Thập Nhất Tổ Thiền Tông - Tổ Bà Tu Bàn Đầu ( Vasubandhu ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 771 năm. Ngài có Cha tên là Bà Quang Cái, Mẹ tên là Nghiêm Nhất, Ngài họ Tỳ Xá Khư. Ngài sinh ở nước La Duyệt, Ấn Độ xưa.).
    Tâm tùy vạn cảnh chuyển,
    Chuyển xứ thật năng u,
    Tùy lưu nhận đắc tánh,
    Vô hỷ diệc vô ưu.
    ( Tâm theo muôn cảnh chuyển,
    Chỗ chuyển thật kín sâu,
    Theo dòng nhận được tánh,
    Không mừng cũng không lo ).
    Nam Mô Nhị Thập Nhị Tổ Thiền Tông - Tổ Ma Noa La ( Manorhita ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 803 năm. Ngài có Cha là Vua Ma Thường Tự Tại, Mẹ là Hoàng Hậu Phiệt Nan Dà, dòng Sát Đế Lợi. Ngài là con thứ ba, sinh ở nước Na Đề, Ấn Độ xưa.).
    Nhận đắc tâm tánh thời,
    Khả thuyết bất tư nghì,
    Liễu liễu vô khả đắc,
    Đắc thời bất thuyết tri.
    ( Khi nhận được tâm tánh,
    Mới nói chẳng nghĩ bàn,
    Rõ ràng không chỗ được,
    Khi được không nói biết ).
    Nam Mô Nhị Thập Tam Tổ Thiền Tông - Tổ Hạc Lặc Na ( Haklena ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 843 năm. Ngài có Cha tên là Hạc Thiên Thắng, Mẹ tên là Phúc Kim Cương, dòng Bà La Môn. Ngài sinh ở nước Nguyệt Chí, Ấn Độ xưa.).
    Chánh thuyết tri kiến thời,
    Tri kiến câu thị tâm,
    Đương tâm tức tri kiến,
    Tri kiến tức vu kim.
    ( Chính khi nói tri kiến,
    Tri kiến đều là tâm,
    Chính tâm tức tri kiến,
    Tri kiến tức là hiện nay ).
    Nam Mô Nhị Thập Tứ Tổ Thiền Tông - Tổ Sư Tử ( Aryasimha ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 880 năm. Ngài dòng Bà La Môn. Ngài sinh ở miền Trung Ấn Độ xưa.).
    Thánh nhơn thuyết tri kiến,
    Đương cảnh vô thị phi,
    Ngã kim ngộ kỳ tánh,
    Vô đạo diệc vô lý.
    ( Thánh nhơn nói tri kiến,
    Ngay cảnh không phải quấy,
    Nay ta ngộ tánh ấy,
    Không đạo cũng không lý ).
    Nam Mô Nhị Thập Ngũ Tổ Thiền Tông - Tổ Bà Xá Tư Đa ( Basiasita ) ( Ngài sinh sau Đức Phật nhập Niết Bàn 919 năm. Ngài có Cha tên là Bà Tịch Hạnh, Me tên là Thường An Lạc, dòng Bà La Môn. Ngài sinh ở nước Kế Tân, Ấn Độ xưa.).
    ......