Em cảm ơn cô và nhóm đã làm video này. Bài giảng hay và giúp ích cho em. Em đã hiểu hơn về phần bt xđ chi phí được trừ. Mong cô sớm ra video tiếp theo kịp trước ngày thi tax ạ :)
Cô cho em hỏi tình huống 6, 40:00 , tại sao quỹ dự phòng tiền lương năm 2018 mà công ty có thể trích lập là 12,75 tỷ lại k tính vào cp dự phòng tiền lương được ghi nhận trên bctc ạ? Nếu nói là chưa thực tế thực hiện trích lập mà mới dự kiến, nếu dự kiến sao mk đã tính vào cp dự phòng tiền lương theo thuế để tính CL rồi ạ?
Hi em, quy trình đầy đủ sẽ là đưa ra BCTC dự thảo => BCTC final => Báo cáo thuế. Tuy nhiên, trong tình huống bài thi thì ta bỏ qua bước BCTC final, mà điều chỉnh thẳng vào BCTC dự thảo thôi. Thì trong bài tập này, dữ kiện có cho biết về quỹ dự phòng tiền lương: "Công ty sẽ ghi nhận bổ sung vào BCTC kiểm toán" => quy trình đáng lẽ là điều chỉnh 12,75 tỷ vào BCTC dự thảo để lập BCTC kiểm toán. Sau đó mới từ BCTC final này để ra BC thuế. Tuy nhiên, ta bỏ qua bước trung gian này, mà đi từ BCTC dự thảo => BC thuế
Dữ kiện của em đưa ra ngắn gọn quá chị không trả lời được em ạ. Em phải xem tình huống cụ thể số liệu như nào để tách ra phần CP lãi vay được trừ & không được trừ. CP lãi vay vượt quá 15% lscb của NHNN thì là vay từ đâu? Có thuộc đối tượng bị áp theo trần lãi vay này không? Chưa góp đủ vốn ĐL thì là góp được bao nhiêu %? Còn tất nhiên, khi em có 2 tình huống không được trừ, thì chỉ cần rơi vào 1 tình huống thì đã là không được trừ rồi.
Hi em, Về mặt kế toán: chi phí phát hành cổ phiếu sẽ ghi nhận là Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần / Có các TK 111, 112. Như vậy em có thể thấy là về mặt kế toán, chi phí phát hành này cũng đã không tính vào chi phí trong kỳ rồi. Về mặt thuế, em xem quy định tại Mục 2.34 - Điều 6 - Thông tư 78 nhé.
Dạ cho hỏi ở tình huống 4, các khoản chi trả cho người sáng lập và chủ đầu từ đều là chi phí k được trừ, tức tổng chi phí không được trừ là 550tr, sao lại được trừ 400tr vào chi phí ạ?
Em chào cô. Cô cho em hỏi tại sao chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện thì phần đánh giá chênh lệch tỷ giá của khoản nợ phải trả là chi phí hợp lý trong khi nợ phải thu thì không ạ. Mong cô giải đáp giúp em ạ.
Hi em, không có lý do chính thức. Nhưng theo logic của văn bản thì có thể lý giải là theo nguyên tắc thận trọng. Với CLTG chưa thực hiện phát sinh từ khoản phải trả có gốc ngoại tệ, do AP đối ứng với chi phí, là nghĩa vụ của doanh nghiệp nên sẽ ghi nhận vào trong kỳ phát sinh. Còn với các tài sản có gốc ngoại tệ (tiền, AR) thì là quyền lợi, thu nhập nên chỉ ghi nhận phần đã thực hiện trong kỳ. Còn chưa thực hiện thì chưa ghi nhận
Em chào cô ạ, cô cho em hỏi chỗ ví dụ khấu hao của TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi ở phần đầu với ạ. Theo cô nói thì ở đó thì do phần khấu hao này của tscđ dùng cho mục đích phúc lộ và kế toán đều được đưa vào chi phí nên tại đó không phát sinh khoản điều chỉnh. Nhưng theo em biết thì khoản hao mòn ấy thì lại được hạch toán vào quỹ phúc lợi trên tk 3353, vậy thì tại sao lại ko có sự chênh lệch ạ. Em cảm ơn cô nhiêuc
Hieu oi, hach toan vao quy phuc loi tren tk 3353 la quy dinh o dau day em? Tk 335 la tk chi phi phai tra ma. Chi chua hinh dung ra tinh huong em de cap. Em kiem tra lai xem co phai bi nham k nhe
Dạ, em có tham khảo lại thông tin e) Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi, khi tính hao mòn vào thời điểm cuối năm tài chính, ghi: Nợ TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ. Như vậy thì phần hao mòn của tài sản phúc lợi không đẩy vào chi phí, như vậy tại sao không có sự chênh lệch ạ.
em nghe đi nghe lại mà vẫn ko hiểu phần chi phí lãi vay được trừ :( Tại sao lúc xét lãi vay 2017, phần được deductible expense 7.2 tỷ là của công ty ông D chứ sai lại gộp với 4.837 tỷ của liên doanh... Ngoài ra liên danh khi tính phần lãi vay, vì ông D đang góp vốn bằng vay 100 tỷ (nhưng vẫn góp thiếu vần vốn phải góp), nếu mình gộp chung tính interest vậy tại sao ko tính 7.2 tỷ đó trên tỉ lệ vốn thiếu/ tiền vay vậy ạ.
Hi em, 2 ý em hỏi chị hiểu là cùng xuất phát từ 1 vấn đề thôi. Chị hiểu thế này: Yêu cầu của tình huống là tính chi phí lãi vay được khấu trừ. Do vậy, sẽ tính tổng chi phí lãi vay được trừ của tất cả các khoản vay, của cả công ty V và công ty T. Tuy nhiên, khi xét điều kiện khấu trừ thì phải xét riêng cho từng khoản vay của V Co và T Co. Do vậy, ta mới có 7.2 tỷ là chi phí lãi vay được khấu trừ của khoản vay tại V Co và tương ứng tại T Co 4.84 tỷ.
C chưa hiểu em tính sản lượng tiêu thụ mục đích để tính cái gì. Nhưng về logic thì sẽ tính em ạ. Vì bản chất là cty bán sản phẩm cho khách hàng, thu được tiền, sau đó lấy tiền trả lương cho người lao đông. Nhưng giờ thì công ty bỏ bước trung gian là bán qua khách hàng, lấy luôn sản phẩm trả cho người lao động.
Không khẳng định như vậy được em ah. Muốn xem có được ưu đãi thuế k? Và theo dạng như nào thì phải xem dn có đáp ứng điều kiện luật quy định k em ạ. Em xem video về ưu đãi thuế tndn nhé. Ad đã giải thích rất rõ trong đó rồi.
17:43 chị ơi, trong video chị có nói theo quy định của thuế thì thời gian khấu hao nhanh tối đa được phép áp dụng là 2.5 năm mà công ty này đang áp dụng 3 năm thì là vượt quá khung cho phép rồi mà ạ, sao chị lại bảo chưa vượt khung cho phép ạ? Em cảm ơn chị ạ
Chị ơi . Em hỏi hơi khờ 1 tý . Chỗ mà chi phí hợp lý cho HDSXKD . Chị có cho ví dụ là mua 1 du thuyền cho giám đốc đi du lịch thì ko thể xem là chi phí được trừ vì ko phục vụ cho hoạt động kinh doanh sản xuất . Nhưng nếu công ty giải thích là mua du thuyền để đi du lịch và chuyến du lịch này phục vụ cho đối tác khách hàng và đối tác này giúp công ty mình ký được các hợp đồng liên quan đến việc sản xuất kinh doanh thì có được ko ạ ? Hoặc công ty ăn uống nhà hàng với 1 số đối tác nhằm mục đích phục vụ cho việc kinh doanh của công ty . Em cảm ơn chị .
Vấn đề nằm ở chỗ giải thích như nào em ạ. Với việc ăn uống thì có thể dễ dàng giải thích là tiếp khách, và chi phí cũng không quá nhiều nên thuế người ta có thể bỏ qua. Nhưng với chi phí lớn thì có thể sẽ yêu cầu thêm các bằng chứng hỗ trợ chứng minh thực sự là liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
@@Tuonthi chị ơi. Bữa giờ em quên báo với chị . Em pass thuế rồi chị - có 56% thôi chị . Mà em thấy vui quá . Ở công ty em chỉ thực tập phần kê khai thuế hàng tháng là lấy output- input thôi . Chứ em ko biết gì về thuế nhà thầu hay các hoạt động chuyển nhượng khác . Vậy mà ko ngờ là em pass được luôn ☺️. Em cảm ơn chị.
Add ơi, mình hỏi một chút với ạ. Ở phút 39.58 thì khi tính quỹ dự phòng tiền lương năm 2018 tăng 50% so với 2017 thì là 12.75 tỷ đúng không, sao lại là 12.5 tỷ? Mình chưa hiểu lắm 8.5 tỷ + 4.25 tỷ =12.75 tỷ Cảm ơn b nhiều
Em có thắc mắc ở VD4 phút thứ 44. Khi cty V vay ngân hàng để đầu tư vào cty T thì chi phí lãi vay này cty T phải chịu luôn ạ? Vì em thấy ở phần kết chị cộng tổng CPLV được trừ là 7.2+4.837=12.037 tỷ, trong khi 7.2 là lãi vay từ V đi vay, còn 4.837 là lãi vay từ T đi vay, nếu gộp chung 2 khoản này thì cả 2 đều là chi phí của T hay sao ạ?
Em chưa hiểu lắm về 2 bằng ACCA và CPA , thì nó có khác nhau gì ko ạ, em biết sơ CPA là thành kiểm toán viên vậy ACCA cũng là kiểm toán hay sao ạ, nếu học thì mình học ở đâu là uy tín vậy cô . Thanks cô ạ.
Hi em, CPA Việt Nam thì là chứng chỉ kiểm toán viên của Việt Nam. Em có CPA Việt Nam thì em được quyền ký các báo cáo kiểm toán... Còn ACCA là chứng chỉ kế toán công chứng của UK. Ở VN, nếu em có ACCA thì em có thể đăng ký thi chuyển đổi để lấy CPA Việt Nam. Chứ riêng bằng ACCA thì em vẫn không ký được cái báo cáo kiểm toán ở VN. Tuy nhiên, về gía trị thì Ad thấy ACCA vẫn được đánh giá cao hơn, đặc biệt ở là ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Nên đặc biệt các bạn làm Big 4 thường hay thi ACCA, sau đó mới chuyển đổi sang CPA. Học thì em có thể tự học hoặc đi trung tâm. Đều được cả. Đặc biệt ACCA tài liệu học rất rõ ràng, minh bạch nên rất dễ tự học. Trung tâm học thì em nên suy nghĩ mục đích CHÍNH của mình là gì để lựa chọn. Mục đích chính là lấy kiến thức? là pass? hay là nâng cao tiếng anh? Nếu mục đích chính là Pass thì em có thể chọn trung tâm gần nhà để đi học thường xuyên và chọn trung tâm có tutor nhiệt tình. Vì mục đích của đi học là để tutor giải đáp thắc mắc là chính. Chứ đi học mà tutor chỉ nhắc lại các kiến thức trong sách thì rất lãng phí em ạ.
Hi em, thi CPA VN thì phải đủ điều kiện mới được thi. Mình nộp hồ sơ sau đó đến tầm T10 chắc sẽ có thông báo ngày thi, địa điểm thi...Giờ thì chắc hết hạn nộp hồ sơ rồi. Thi ACCA thì em vào website của họ để làm thủ tục đăng ký các kiểu, sau đó chọn môn thi... Vơi các môn CBEs thì chắc là có chọn địa điểm thi luôn...
chị ơi, cho em hỏi, tình huống 2 ở phút 18 giống với đề thi tháng 12 năm 2018 (bài 5). Nhưng trong đáp án thì lại phải điều chỉnh phần Depreciation. Chị giải thích giùm em với ạ
Em ơi, chị có giải thích rồi mà: Lưu ý: trường hợp này thời gian khấu hao tối thiểu cho máy mới đã là 8 năm. Như vậy sau 2.5 năm thì thời gian khấu hao còn lại tối thiểu phải là 5.5 năm. Nếu doanh nghiệp áp dụng là 4 năm thì là khác so với khung quy định này. Do vậy, cần có hồ sơ giải trình được phê duyệt và báo với cơ quan thuế quản lý. Đề bài không cho thông tin này nên mình đang coi là không có. Và do vậy cho mục đích thuế sẽ không được tính theo mức 4 năm mà phải tính theo mức 5.5 năm. Tuy nhiên đáp án Đề thi F6 Kỳ Dec.2018 thì vẫn đang cho tính theo mức 4 năm mà không bổ sung giả định gì các bạn nhé.
Cô ơi, ở tình huống 6 phút thứ 38, theo khoản 2 điều 4 tt96 thì trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng ko chi thì hoàn trích lập, trong đề bài 1/7/2018 mới chi thì có vi phạm quy định sau 6 tháng này ko ạ
Hi Hồng Quân, do chị dịch/dùng từ chưa chính xác đó. Phải là: Cho đến 1.7.2018 mới đúng... => Không vi phạm thời hạn chi trả. Vì mục đích tình huống này là test về số tiền trích lập dự phòng, chứ không phải test thời điểm chi trả em ah
Hi Ngọc Thuỷ, theo hiểu biết của chị thì không có luật nào cấm nhà đầu tư đi vay ngân hàng để góp vốn vào công ty em ah. Họ huy động tiền từ đâu là quyền của họ, miễn là họ góp vốn vào công ty như cam kết. Công ty cũng không có trách nhiệm phải quan tâm đến nguồn gốc vốn góp của nhà đầu tư là vốn vay hay vốn tự có, đó là việc của nhà đầu tư. Còn từ góc độ của thuế, sẽ quan tâm đến việc công ty đã có đủ số vốn để hoạt động theo như cam kết chưa? Nếu chưa góp đủ, mà công ty lại đi vay ngân hàng thì chi phí đi vay tương ứng sẽ không được coi là chi phí hợp lý hợp lệ và loại ra khi tính thuế. Lý do vì nếu góp đủ vốn thì sẽ không cần phải đi vay số tiền tương đương đó. Do vậy không được tính chi phí hợp lệ. Tuy nhiên, chỉ là về thuế thì bị loại thôi. Chứ cũng không có luật nào cấm công ty không được huy động vốn vay khi nhà đầu tư chưa góp đủ vốn như cam kết em ạ.
Em cảm ơn chị về bài giảng ạ. Chị cho em hỏi là một tài sản mua về được sử dụng từ t8 đến t12 để sản xuất nhưng sang năm tiếp theo do không đủ đơn hàng nên chỉ sử dụng từ t10 đến t12 thì mình sẽ tính chi phí khấu hao cho năm đó như thế nào ạ ( trong đề bài có ghi là a monthly basis nhưng e vẫn chưa hiểu nó như thế nào ạ )
Hải ơi em copy full tình huống để chị xem cho dễ nhé. Thường thì mấy vụ trích khấu hao gián đoạn sẽ phải tuân thủ theo TT quản lý tscđ về thời gian gián đoạn đó. Tuỳ thuộc vào thời gian gián đoạn là như nào để xem có trích khấu hao hay k
@@Tuonthi Dạ đề bài là như này: In july 2018 DPN purchased 2 identical items of equipment, A and B, for a total amount of 12000 mil (exclusive vat). The estimated useful life of the equipment is 5 years and DPN depreciation it on a monthly basis. Both A and B are used from Aug to Dec each year to make product that is comsumed specifically on the occasion of lunar year. In 2018 both A and B were fully operated from Aug to Dec. In 2019, as oreders received were insufficient, only A was fully functional from Aug to Dec while B was used from Nov to Dec 2019 only. What is total accumulated depreciation expense of DPN for CIT purposes with respect to equip items A and B for the fiscal year ended 31/12/2019 ? Đây là của đợt thi vừa rồi ạ, e tính ra 2400 ạ
Hi em, học thì ai cũng học được. Mình thích thì mình học thôi. Nhưng theo kinh nghiệm của Ad thì em nên xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp là gì trước khi học. Nếu làm kiểm toán viên cho công ty việt nam thì CPA ok, còn nếu Big 4 thì ưu tiên ACCA hơn. Tương tự như vậy, nếu e định mục tiêu làm CA hay GA ở công ty nước ngoài hay tập đoàn việt nam lớn thì ACCA cũng được ưu tiên. Còn vị trí CA hay GA ở công ty việt nam nhỏ thì không yêu cầu bằng cấp nhiều.
Hi chị, e thấy ở phút 24 chị tính cp khấu hao k đc trừ cho xe ô tô là (2-1.6)/8*6/12=25tr. Nhưng mà e thấy 2 tỷ này là nguyên giá chưa VAT, lúc mua xe thì phần VAT đầu vào k đc khấu trừ là 200-160=40tr kế toán sẽ ghi nhận vào nguyên giá luôn, rồi trích khấu hao trên nguyên giá 2,04 tỷ phải k chị? Nếu vậy cp khấu hao k đc trừ phải là (2,04-1.6)/8*6/12= 27.5tr
Hi em, điều em nói đúng với thực tế. Nhưng vì ta đang đề cập là đề thi nên nó sẽ khác với thực tế chút em ah. Bài tập đang liên quan đến CIT, cũng chỉ nói là xe ô tô trị giá 2 tỷ (không bao gồm VAT) chứ không đề cập đến việc hạch toán của kế toán trên sổ sách như nào, nếu 2 tỷ này là giá trị ghi nhận trên sổ sách thì không bao gồm toàn bộ VAT, hay là chỉ không bao gồm VAT được khấu trừ thôi? cũng k đề cập thuế suất VAT. Nên ta sẽ chỉ xem xét về CIT thôi. Để tính theo đúng thực tế như em đề cập thì tình huống đề bài sẽ phải chi tiết thêm nhiều.
Hi em, nếu chưa chắc bản chất thì em nên học video theo trình tự nhé. Những vấn đề em hỏi Ad đã giải thích rất rõ trong video đầu tiên rồi. ruclips.net/video/kZ5lJb-SPJw/видео.html
add cho mình hỏi bài tập tình huống 02 ở phut 32, công ty đã ghi nhận chi phí tổng cộng là 10 tỉ (2017)+0,5 tỉ (2018)+ 11 tỉ (2018)=21.5 tỉ cty thanh toán 10.5 (2018) + 12.5=23 tỉ nên đáng ra công ty cần ghi nhận thêm 1,5 tỉ chi phí cho 2018 chứ ạ
Hi Trúc, Chị hiểu ý em. Tuy nhiên ở tình huống này chúng ta chỉ xem xét điều chỉnh cho báo cáo thuế năm 2018 nha. Báo cáo thuế năm 2017: Tình huống cho biết thực chi tại T2.2018 (trước thời điểm quyết toán) là 10.5 tỷ. Như vậy ta có thể suy luận rằng công ty đã kê khai thuế theo số 10.5 tỷ. Năm 2018: Đã chi 12.5 tỷ trước quyết toán - Đã ghi nhận 11.5 tỷ => Ghi nhận bổ sung 1 tỷ. Lúc làm bài thi thì để rõ ràng em cứ ghi rõ giả sử... thì em tính theo phương án nào cũng được điểm ah.
@@Tuonthi Em thấy trong đề có ghi là 500tr chênh lệch của năm 2017 được ghi tăng chi phí trên BCTC 2018, vậy là 2018 vẫn có 500 triệu này rồi. Vậy là nếu mà giả sử theo kiểu của chị thì có cần bỏ 500 triệu này không ạ? Vì theo giả sử thì 2017 đã quyết toán thuế có 500 triệu cp này rồi, nên cho năm 2018 thì ghi tăng lợi nhuận 500tr để quyết toán thuế ạ?
Vân ơi, do chị giải thích bên trên chưa rõ nên mới gây nhầm lẫn cho em đó. Như này chắc em sẽ rõ này. (1) Xác định số cần điều chỉnh khi tính thuế 2018 Toàn bộ chi phí lương 2018 đã được chi trả đến trước thời hạn quyết toán (12.5 tỷ) đều được tính vào chi phí hợp lý cho năm 2018. Nhưng trên BCTC, công ty mới chỉ ghi nhận vào chi phí lương 2018 là 11 tỷ. Do vậy, cần điều chỉnh tăng chi phí lương 2018 /giảm lợi nhuận kế toán trước thuế 1.5 tỷ khi tính thuế. Tuy nhiên, khi khai thuế năm 2017, công ty đã tính chi phí được trừ khi tính thuế là 10.5 tỷ (theo giả sử). Trong khi số ghi nhận trên BCTC 2017 là 10 tỷ, và BCTC 2018 là 0.5 tỷ. Do vậy, khi tính thuế năm 2018, chúng ta phải trừ 0.5 tỷ này đi do đã kê khai vào năm 2017 rồi mà Như vậy tổng điều chỉnh tăng chi phí/giảm lợi nhuận kế toán sẽ là: 1.5 tỷ - 0.5 tỷ = 1 tỷ (2) Về mặt kế toán trên BCTC: - Năm 2017: DR Chi phí/CR 335: 10 tỷ - Năm 2018: DR Chi phí/CR...: 0.5 tỷ (Chi phí lương 2017) DR Chi phí /CR 335: 11 tỷ (Chi phí lương 2018)
Cô ơi, ở tình huống 2 ví dụ 1, về mặt thuế, khi DN thay đổi thời gian hữu dụng của tài sản thì vẫn được trừ chi phí khấu hao theo thời gian hữu dụng cũ miễn đáp ứng được yêu cầu về lợi nhuận và tg khấu hao ko quá 2 lần, phải không ạ? Trong bài giảng cô bảo ko điều chỉnh tại phần đó. Vậy chỉ có kế toán mới điều chỉnh,còn thuế thì mình vẫn được khấu hao theo thời gian phân bổ lúc đầu? Và em có thắc mắc nữa là phần note số 2 bài 5 đề thi tháng 12/2018. Thông tin đề bài là cty thuê nhà của 1 cá nhân để trưng bày sản phẩm, giá thuê 100tr/tháng. Cty đặt cọc 2 tháng( rent deposit); tiền thuê trả mỗi đầu tháng, bắt đầu từ t5, cty phải nộp thuế VAT và PIT cho người cho thuê (tax rate 5%) Yêu cầu xác định chi phí được trừ. Theo em hiển thì trường hợp này cty trả tiền cho cá nhân có doanh thu trên 100tr/ năm mà ko rõ chứng từ đi kèm và việc cty kê khai nộp thuế cho cá nhân này là ko đúng qui định được trừ chi phí của thuế. Tất cả đều không được trừ. Chi phí gồm: Rent deposit 2months*100 = 200tr Rent paymemt 100*8 months= 800tr Tax payment (200+800)*5%*2 = 100tr Em tính như vậy có đúng ko cô? Mong cô giải đáp giúp em ạ
Hi em, em xem câu trả lời dưới đây nhé: (1) Thay đổi thời gian khấu hao: Em đang hơi bị nhầm giữa "thay đổi thời gian khấu hao" & "khấu hao nhanh". Tình huống này là "thay đổi thời gian khấu hao". - Theo quy định của kế toán: được phép thay đổi & khi thay đổi thì tính theo thời gian khấu hao mới. Tình huống này thời gian khấu hao còn lại là: 4 năm. Giá trị còn lại tại thời điểm thay đổi thời gian khấu hao là: 96 tỷ*(1-2.5/8) = 66 tỷ. Chi phí khấu hao cho 3 tháng cuối năm theo thời gian khấu hao mới sẽ phải là: 66 tỷ/4 * 3/12 = 4.125 tỷ. - Theo quy định của thuế: chỉ được thay đổi 1 lần. Nhưng phải đảm bảo không lỗ và vẫn trong khung khấu hao quy định. (8năm-12năm) Theo tình huống này thì khung khấu hao còn lại phải là: 5.5 năm - 9.5 năm. Chi phí khấu hao cho 3 tháng cuối năm theo thời gian khấu hao mới sẽ phải là: 66 tỷ/5.5 * 3/12 = 4 tỷ. (Đây cũng chính là chi phí khấu hao trên sổ kế toán hiện tại do chưa thực hiện điều chỉnh theo thời gian khấu hao mới) => Như vậy, chênh lệch thời gian khấu hao giữa thuế (5.5năm) & Kế toán (4năm) đáng lẽ sẽ khiến chi phí khấu hao theo thuế & kế toán bị lệch nhau 1.125 tỷ. Tuy nhiên, hiện nay trên sổ kế toán chưa điều chỉnh theo thời gian khấu hao mới, Vẫn theo số cũ. Nghĩa là chi phí khấu hao theo thuế = khấu hao theo kế toán. Do vậy, không cần thực hiện điều chỉnh chênh lệch khi tính CIT nữa.
(2) Về vấn đề thuê tài sản của cá nhân: +) Theo quy định tại Khoản 2.5 Thông tư 96/2015: Chứng từ cần thiết khi công ty thuê nhà của cá nhân là: hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân. Và khi mà công ty thoả thuận là giá trị hợp đồng chưa bao gồm thuế & doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân. +) Tình huống của chúng ta: công ty ghi nhận rent deposit, rent payment & tax payment vào chi phí. - Rent deposit: Kế toán đang ghi nhận sai. Cần điều chỉnh lại báo cáo kế toán trước khi làm CIT. Nghĩa là cần điều chỉnh giảm chi phí, tăng lợi nhuận kế toán khi tính CIT mà sử dụng draft FS. - Tax payment & rent payment: Tuỳ em giả định thông tin như nào mà có cách xử lý phù hợp. Nếu giả định có đủ chứng từ thanh toán & nộp thuế => Được khấu trừ do vậy không cần điều chỉnh. Và ngược lại.
@@Tuonthi cho mình hỏi chút, đáp án của đề năm 2018 thì khi tính CIT vẫn được trừ phần chi phí tăng thêm 1.125 chứ không phải bị loại ra đâu ấy bạn. Có thể check giúp mình được ko :D
Video cập nhật mới: ruclips.net/video/466M5AYW-Wg/видео.html
Em cảm ơn cô và nhóm đã làm video này.
Bài giảng hay và giúp ích cho em. Em đã hiểu hơn về phần bt xđ chi phí được trừ. Mong cô sớm ra video tiếp theo kịp trước ngày thi tax ạ :)
Em cảm ơn chị vì nhưng video như thế này, đọc cmt chị trả lời các bạn mà thấy chị nhiệt tình quá. Cảm ơn chị, cảm ơn Tuonthi
Cảm ơn bạn!
0
Em cảm ơn cô nhiều, cô giảng rất dễ hiểu.
Có chỗ nào không rõ thì cứ trao đổi em nhé. Chị trả lời có thể hơi chậm, nhưng sẽ trả lời. Thường tầm 3 ngày.
Bài giảng hay lắm ạ, em cám ơn chị nhiều
Cô dạy hay và dễ hiểu ạ
Cô cho em hỏi tình huống 6, 40:00 , tại sao quỹ dự phòng tiền lương năm 2018 mà công ty có thể trích lập là 12,75 tỷ lại k tính vào cp dự phòng tiền lương được ghi nhận trên bctc ạ? Nếu nói là chưa thực tế thực hiện trích lập mà mới dự kiến, nếu dự kiến sao mk đã tính vào cp dự phòng tiền lương theo thuế để tính CL rồi ạ?
Hi em, quy trình đầy đủ sẽ là đưa ra BCTC dự thảo => BCTC final => Báo cáo thuế. Tuy nhiên, trong tình huống bài thi thì ta bỏ qua bước BCTC final, mà điều chỉnh thẳng vào BCTC dự thảo thôi. Thì trong bài tập này, dữ kiện có cho biết về quỹ dự phòng tiền lương: "Công ty sẽ ghi nhận bổ sung vào BCTC kiểm toán" => quy trình đáng lẽ là điều chỉnh 12,75 tỷ vào BCTC dự thảo để lập BCTC kiểm toán. Sau đó mới từ BCTC final này để ra BC thuế. Tuy nhiên, ta bỏ qua bước trung gian này, mà đi từ BCTC dự thảo => BC thuế
Em cảm ơn bài giảng rất hay của cô ạ
Thanks em đã ủng hộ nhé.
Giả sử CP lãi vay ls vừa vượt quá 150% lscb của NHNN quy định và đồng thời chưa góp đủ vốn ĐL thì xử lý như nào cô giáo???
Dữ kiện của em đưa ra ngắn gọn quá chị không trả lời được em ạ. Em phải xem tình huống cụ thể số liệu như nào để tách ra phần CP lãi vay được trừ & không được trừ. CP lãi vay vượt quá 15% lscb của NHNN thì là vay từ đâu? Có thuộc đối tượng bị áp theo trần lãi vay này không? Chưa góp đủ vốn ĐL thì là góp được bao nhiêu %? Còn tất nhiên, khi em có 2 tình huống không được trừ, thì chỉ cần rơi vào 1 tình huống thì đã là không được trừ rồi.
@@Tuonthi Ví dụ vay của nhân viên cty 1 tỷ (LS 20%), LSCB NHTW quy định 10%. Biết VDL đăng ký 10 tỷ, cty mới góp đc 9,5 tỷ VĐL. Xác định CPĐT?
Ad cho e hỏi chi phí phát hành cổ phiếu ( Tăng vốn điều lệ ) có được trừ không ạ
Hi em,
Về mặt kế toán: chi phí phát hành cổ phiếu sẽ ghi nhận là Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần / Có các TK 111, 112. Như vậy em có thể thấy là về mặt kế toán, chi phí phát hành này cũng đã không tính vào chi phí trong kỳ rồi.
Về mặt thuế, em xem quy định tại Mục 2.34 - Điều 6 - Thông tư 78 nhé.
Dạ cho hỏi ở tình huống 4, các khoản chi trả cho người sáng lập và chủ đầu từ đều là chi phí k được trừ, tức tổng chi phí không được trừ là 550tr, sao lại được trừ 400tr vào chi phí ạ?
hình như ở chỗ 39:55 có sai sót 8,5 * 150% = 12.75 tỷ
Đúng là Ad sơ sót nhân nhẩm bị nhầm bạn ah. :D
Em chào cô. Cô cho em hỏi tại sao chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện thì phần đánh giá chênh lệch tỷ giá của khoản nợ phải trả là chi phí hợp lý trong khi nợ phải thu thì không ạ. Mong cô giải đáp giúp em ạ.
Hi em, không có lý do chính thức. Nhưng theo logic của văn bản thì có thể lý giải là theo nguyên tắc thận trọng. Với CLTG chưa thực hiện phát sinh từ khoản phải trả có gốc ngoại tệ, do AP đối ứng với chi phí, là nghĩa vụ của doanh nghiệp nên sẽ ghi nhận vào trong kỳ phát sinh. Còn với các tài sản có gốc ngoại tệ (tiền, AR) thì là quyền lợi, thu nhập nên chỉ ghi nhận phần đã thực hiện trong kỳ. Còn chưa thực hiện thì chưa ghi nhận
Dạ vâng, em cảm ơn cô. Em đã hiểu phần này rồi ạ
Em chào cô ạ, cô cho em hỏi chỗ ví dụ khấu hao của TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi ở phần đầu với ạ. Theo cô nói thì ở đó thì do phần khấu hao này của tscđ dùng cho mục đích phúc lộ và kế toán đều được đưa vào chi phí nên tại đó không phát sinh khoản điều chỉnh. Nhưng theo em biết thì khoản hao mòn ấy thì lại được hạch toán vào quỹ phúc lợi trên tk 3353, vậy thì tại sao lại ko có sự chênh lệch ạ. Em cảm ơn cô nhiêuc
Hieu oi, hach toan vao quy phuc loi tren tk 3353 la quy dinh o dau day em? Tk 335 la tk chi phi phai tra ma. Chi chua hinh dung ra tinh huong em de cap. Em kiem tra lai xem co phai bi nham k nhe
Dạ, em có tham khảo lại thông tin
e) Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi, khi tính hao mòn vào thời điểm cuối năm tài chính, ghi:
Nợ TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.
Như vậy thì phần hao mòn của tài sản phúc lợi không đẩy vào chi phí, như vậy tại sao không có sự chênh lệch ạ.
em nghe đi nghe lại mà vẫn ko hiểu phần chi phí lãi vay được trừ :(
Tại sao lúc xét lãi vay 2017, phần được deductible expense 7.2 tỷ là của công ty ông D chứ sai lại gộp với 4.837 tỷ của liên doanh...
Ngoài ra liên danh khi tính phần lãi vay, vì ông D đang góp vốn bằng vay 100 tỷ (nhưng vẫn góp thiếu vần vốn phải góp), nếu mình gộp chung tính interest vậy tại sao ko tính 7.2 tỷ đó trên tỉ lệ vốn thiếu/ tiền vay vậy ạ.
Hi em, 2 ý em hỏi chị hiểu là cùng xuất phát từ 1 vấn đề thôi. Chị hiểu thế này: Yêu cầu của tình huống là tính chi phí lãi vay được khấu trừ. Do vậy, sẽ tính tổng chi phí lãi vay được trừ của tất cả các khoản vay, của cả công ty V và công ty T. Tuy nhiên, khi xét điều kiện khấu trừ thì phải xét riêng cho từng khoản vay của V Co và T Co. Do vậy, ta mới có 7.2 tỷ là chi phí lãi vay được khấu trừ của khoản vay tại V Co và tương ứng tại T Co 4.84 tỷ.
Chị ơi khi chi trả lương cho nhân viên bằng sản phẩm vd là 2000sp thì 2000sp này có tính vào sản lượng tiêu thụ cuả công ty không ạ
C chưa hiểu em tính sản lượng tiêu thụ mục đích để tính cái gì. Nhưng về logic thì sẽ tính em ạ. Vì bản chất là cty bán sản phẩm cho khách hàng, thu được tiền, sau đó lấy tiền trả lương cho người lao đông. Nhưng giờ thì công ty bỏ bước trung gian là bán qua khách hàng, lấy luôn sản phẩm trả cho người lao động.
2 năm đầu tiên của doanh nghệp mới thành lập được miễn thuế tndn phải k ạ
Không khẳng định như vậy được em ah. Muốn xem có được ưu đãi thuế k? Và theo dạng như nào thì phải xem dn có đáp ứng điều kiện luật quy định k em ạ. Em xem video về ưu đãi thuế tndn nhé. Ad đã giải thích rất rõ trong đó rồi.
Cảm ơn add nhiều lắm. Add cho m xin cái sơ đồ tóm tắt được ko ạ.
Bạn xem ở đây nhé: drive.google.com/drive/u/1/folders/13H2DO6Fg3dYhj_cB_M_4fnHX1y8xpGNq
@@Tuonthi thank you nha
@@Tuonthi sao m ko mở được nhỉ add ơi?
cho m xin vào mail : thanhbinh31083@gmail.com
M cảm ơn ạ
Hi bạn, chắc do lúc trước Ad cài đặt gì đó, cũng không nhớ nữa. Ad đã share lại với bạn rồi. Bạn thử kiểm tra lại xem mở được chưa nha
Em vẫn chưa thông lắm cái tình huống số 6 ở phút 39, chưa hình dung được nó chạy vào PL vs BS như thế nào và ảnh hưởng tới CIT như nào ấy ạ?
Đọc phản hồi của chị ở comment kia của em nhé. Chắc là sẽ rõ hết cả đó. Còn gì không rõ thì cứ phản hồi lại. Chị đi nghỉ mấy hôm về sẽ trả lời. :)
17:43 chị ơi, trong video chị có nói theo quy định của thuế thì thời gian khấu hao nhanh tối đa được phép áp dụng là 2.5 năm mà công ty này đang áp dụng 3 năm thì là vượt quá khung cho phép rồi mà ạ, sao chị lại bảo chưa vượt khung cho phép ạ? Em cảm ơn chị ạ
E có cùng câu hỏi ạ.
Quá khung quy định ở đây là nhanh hơn khung quy định á bạn chứ kphai tgian lâu hơn khung quy định đâu. Bạn hiểu ở đây là 2 năm thì sẽ quá khung quy định á.
Chị ơi . Em hỏi hơi khờ 1 tý . Chỗ mà chi phí hợp lý cho HDSXKD . Chị có cho ví dụ là mua 1 du thuyền cho giám đốc đi du lịch thì ko thể xem là chi phí được trừ vì ko phục vụ cho hoạt động kinh doanh sản xuất . Nhưng nếu công ty giải thích là mua du thuyền để đi du lịch và chuyến du lịch này phục vụ cho đối tác khách hàng và đối tác này giúp công ty mình ký được các hợp đồng liên quan đến việc sản xuất kinh doanh thì có được ko ạ ?
Hoặc công ty ăn uống nhà hàng với 1 số đối tác nhằm mục đích phục vụ cho việc kinh doanh của công ty .
Em cảm ơn chị .
Vấn đề nằm ở chỗ giải thích như nào em ạ. Với việc ăn uống thì có thể dễ dàng giải thích là tiếp khách, và chi phí cũng không quá nhiều nên thuế người ta có thể bỏ qua. Nhưng với chi phí lớn thì có thể sẽ yêu cầu thêm các bằng chứng hỗ trợ chứng minh thực sự là liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
@@Tuonthi chị ơi. Bữa giờ em quên báo với chị . Em pass thuế rồi chị - có 56% thôi chị . Mà em thấy vui quá . Ở công ty em chỉ thực tập phần kê khai thuế hàng tháng là lấy output- input thôi . Chứ em ko biết gì về thuế nhà thầu hay các hoạt động chuyển nhượng khác . Vậy mà ko ngờ là em pass được luôn ☺️. Em cảm ơn chị.
@@hanhi3130 Tin vui nhất ngày hôm nay. You made my day. :)
@@Tuonthi tuy.xe.biet.thoi.nhe
Add ơi, mình hỏi một chút với ạ. Ở phút 39.58 thì khi tính quỹ dự phòng tiền lương năm 2018 tăng 50% so với 2017 thì là 12.75 tỷ đúng không, sao lại là 12.5 tỷ? Mình chưa hiểu lắm
8.5 tỷ + 4.25 tỷ =12.75 tỷ
Cảm ơn b nhiều
Hi bạn, Ad nhẩm nhầm đấy bạn ạ. 8.5 * 150% = 12.75 tỷ
Em có thắc mắc ở VD4 phút thứ 44. Khi cty V vay ngân hàng để đầu tư vào cty T thì chi phí lãi vay này cty T phải chịu luôn ạ? Vì em thấy ở phần kết chị cộng tổng CPLV được trừ là 7.2+4.837=12.037 tỷ, trong khi 7.2 là lãi vay từ V đi vay, còn 4.837 là lãi vay từ T đi vay, nếu gộp chung 2 khoản này thì cả 2 đều là chi phí của T hay sao ạ?
Không phải em ạ. Tình huống này là 2 khoản vay của 2 công ty khác nhau. Chẳng qua là yêu cầu tính tổng chi phí lãi vay được trừ của 2 công ty thôi.
Dạ em hiểu rồi
@@Tuonthi Chị ơi ko phải nếu xét riêng từng công ty, thì của ông V đang góp đủ 500ty 2017, nhưng lại thiếu 50ty cho dự án liên doanh ạ?
Em chưa hiểu lắm về 2 bằng ACCA và CPA , thì nó có khác nhau gì ko ạ, em biết sơ CPA là thành kiểm toán viên vậy ACCA cũng là kiểm toán hay sao ạ, nếu học thì mình học ở đâu là uy tín vậy cô . Thanks cô ạ.
Hi em, CPA Việt Nam thì là chứng chỉ kiểm toán viên của Việt Nam. Em có CPA Việt Nam thì em được quyền ký các báo cáo kiểm toán... Còn ACCA là chứng chỉ kế toán công chứng của UK. Ở VN, nếu em có ACCA thì em có thể đăng ký thi chuyển đổi để lấy CPA Việt Nam. Chứ riêng bằng ACCA thì em vẫn không ký được cái báo cáo kiểm toán ở VN. Tuy nhiên, về gía trị thì Ad thấy ACCA vẫn được đánh giá cao hơn, đặc biệt ở là ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Nên đặc biệt các bạn làm Big 4 thường hay thi ACCA, sau đó mới chuyển đổi sang CPA. Học thì em có thể tự học hoặc đi trung tâm. Đều được cả. Đặc biệt ACCA tài liệu học rất rõ ràng, minh bạch nên rất dễ tự học. Trung tâm học thì em nên suy nghĩ mục đích CHÍNH của mình là gì để lựa chọn. Mục đích chính là lấy kiến thức? là pass? hay là nâng cao tiếng anh? Nếu mục đích chính là Pass thì em có thể chọn trung tâm gần nhà để đi học thường xuyên và chọn trung tâm có tutor nhiệt tình. Vì mục đích của đi học là để tutor giải đáp thắc mắc là chính. Chứ đi học mà tutor chỉ nhắc lại các kiến thức trong sách thì rất lãng phí em ạ.
Dạ nếu tự học thì sau đó mình sẽ đăng ký thi ở vậy cô ?
Hi em, thi CPA VN thì phải đủ điều kiện mới được thi. Mình nộp hồ sơ sau đó đến tầm T10 chắc sẽ có thông báo ngày thi, địa điểm thi...Giờ thì chắc hết hạn nộp hồ sơ rồi. Thi ACCA thì em vào website của họ để làm thủ tục đăng ký các kiểu, sau đó chọn môn thi... Vơi các môn CBEs thì chắc là có chọn địa điểm thi luôn...
chị ơi, cho em hỏi, tình huống 2 ở phút 18 giống với đề thi tháng 12 năm 2018 (bài 5). Nhưng trong đáp án thì lại phải điều chỉnh phần Depreciation. Chị giải thích giùm em với ạ
Em ơi, chị có giải thích rồi mà:
Lưu ý: trường hợp này thời gian khấu hao tối thiểu cho máy mới đã là 8 năm. Như vậy sau 2.5 năm thì thời gian khấu hao còn lại tối thiểu phải là 5.5 năm. Nếu doanh nghiệp áp dụng là 4 năm thì là khác so với khung quy định này. Do vậy, cần có hồ sơ giải trình được phê duyệt và báo với cơ quan thuế quản lý. Đề bài không cho thông tin này nên mình đang coi là không có. Và do vậy cho mục đích thuế sẽ không được tính theo mức 4 năm mà phải tính theo mức 5.5 năm. Tuy nhiên đáp án Đề thi F6 Kỳ Dec.2018 thì vẫn đang cho tính theo mức 4 năm mà không bổ sung giả định gì các bạn nhé.
Cô ơi, ở tình huống 6 phút thứ 38, theo khoản 2 điều 4 tt96 thì trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng ko chi thì hoàn trích lập, trong đề bài 1/7/2018 mới chi thì có vi phạm quy định sau 6 tháng này ko ạ
Hi Hồng Quân, do chị dịch/dùng từ chưa chính xác đó. Phải là: Cho đến 1.7.2018 mới đúng... => Không vi phạm thời hạn chi trả. Vì mục đích tình huống này là test về số tiền trích lập dự phòng, chứ không phải test thời điểm chi trả em ah
Mình đâu được vay ngân hàng để góp vốn đâu ạ
Hi Ngọc Thuỷ, theo hiểu biết của chị thì không có luật nào cấm nhà đầu tư đi vay ngân hàng để góp vốn vào công ty em ah. Họ huy động tiền từ đâu là quyền của họ, miễn là họ góp vốn vào công ty như cam kết. Công ty cũng không có trách nhiệm phải quan tâm đến nguồn gốc vốn góp của nhà đầu tư là vốn vay hay vốn tự có, đó là việc của nhà đầu tư.
Còn từ góc độ của thuế, sẽ quan tâm đến việc công ty đã có đủ số vốn để hoạt động theo như cam kết chưa? Nếu chưa góp đủ, mà công ty lại đi vay ngân hàng thì chi phí đi vay tương ứng sẽ không được coi là chi phí hợp lý hợp lệ và loại ra khi tính thuế. Lý do vì nếu góp đủ vốn thì sẽ không cần phải đi vay số tiền tương đương đó. Do vậy không được tính chi phí hợp lệ. Tuy nhiên, chỉ là về thuế thì bị loại thôi. Chứ cũng không có luật nào cấm công ty không được huy động vốn vay khi nhà đầu tư chưa góp đủ vốn như cam kết em ạ.
Em cảm ơn chị về bài giảng ạ.
Chị cho em hỏi là một tài sản mua về được sử dụng từ t8 đến t12 để sản xuất nhưng sang năm tiếp theo do không đủ đơn hàng nên chỉ sử dụng từ t10 đến t12 thì mình sẽ tính chi phí khấu hao cho năm đó như thế nào ạ ( trong đề bài có ghi là a monthly basis nhưng e vẫn chưa hiểu nó như thế nào ạ )
Hải ơi em copy full tình huống để chị xem cho dễ nhé. Thường thì mấy vụ trích khấu hao gián đoạn sẽ phải tuân thủ theo TT quản lý tscđ về thời gian gián đoạn đó. Tuỳ thuộc vào thời gian gián đoạn là như nào để xem có trích khấu hao hay k
@@Tuonthi Dạ đề bài là như này: In july 2018 DPN purchased 2 identical items of equipment, A and B, for a total amount of 12000 mil (exclusive vat). The estimated useful life of the equipment is 5 years and DPN depreciation it on a monthly basis. Both A and B are used from Aug to Dec each year to make product that is comsumed specifically on the occasion of lunar year. In 2018 both A and B were fully operated from Aug to Dec. In 2019, as oreders received were insufficient, only A was fully functional from Aug to Dec while B was used from Nov to Dec 2019 only. What is total accumulated depreciation expense of DPN for CIT purposes with respect to equip items A and B for the fiscal year ended 31/12/2019 ?
Đây là của đợt thi vừa rồi ạ, e tính ra 2400 ạ
Mình học và làm kế toán thì thi CPa dc ko chị. Chứng chỉ CPA có giúp gì nhiều khi đi xin viec không chị?
Hi em, học thì ai cũng học được. Mình thích thì mình học thôi. Nhưng theo kinh nghiệm của Ad thì em nên xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp là gì trước khi học. Nếu làm kiểm toán viên cho công ty việt nam thì CPA ok, còn nếu Big 4 thì ưu tiên ACCA hơn. Tương tự như vậy, nếu e định mục tiêu làm CA hay GA ở công ty nước ngoài hay tập đoàn việt nam lớn thì ACCA cũng được ưu tiên. Còn vị trí CA hay GA ở công ty việt nam nhỏ thì không yêu cầu bằng cấp nhiều.
@@Tuonthi cô ơi! CA với GA là gì ạ?
@@vuhoangquan8864 CA là Chief Accountant (kế toán trưởng) và GA là General Accountant (Kế toán tổng hợp) em nhé
@@TuonthiDạ. Em cảm ơn chị nhiều nhé
Hi chị, e thấy ở phút 24 chị tính cp khấu hao k đc trừ cho xe ô tô là (2-1.6)/8*6/12=25tr. Nhưng mà e thấy 2 tỷ này là nguyên giá chưa VAT, lúc mua xe thì phần VAT đầu vào k đc khấu trừ là 200-160=40tr kế toán sẽ ghi nhận vào nguyên giá luôn, rồi trích khấu hao trên nguyên giá 2,04 tỷ phải k chị? Nếu vậy cp khấu hao k đc trừ phải là (2,04-1.6)/8*6/12= 27.5tr
Hi em, điều em nói đúng với thực tế. Nhưng vì ta đang đề cập là đề thi nên nó sẽ khác với thực tế chút em ah. Bài tập đang liên quan đến CIT, cũng chỉ nói là xe ô tô trị giá 2 tỷ (không bao gồm VAT) chứ không đề cập đến việc hạch toán của kế toán trên sổ sách như nào, nếu 2 tỷ này là giá trị ghi nhận trên sổ sách thì không bao gồm toàn bộ VAT, hay là chỉ không bao gồm VAT được khấu trừ thôi? cũng k đề cập thuế suất VAT. Nên ta sẽ chỉ xem xét về CIT thôi. Để tính theo đúng thực tế như em đề cập thì tình huống đề bài sẽ phải chi tiết thêm nhiều.
Lúc tăng chi phí lợi nhuan kế toán, lúc giảm chi phí lợi nhuận kế toán là sao v cô. Trường em ko dạy chuyên sâu như cô, nên em thấy khó khăn quá cô
Hi em, nếu chưa chắc bản chất thì em nên học video theo trình tự nhé. Những vấn đề em hỏi Ad đã giải thích rất rõ trong video đầu tiên rồi. ruclips.net/video/kZ5lJb-SPJw/видео.html
19:37 sao dùng 8 năm mà ko dùng 12 năn v chị
Hi em, vấn đề này Ad đã gỉai thích rất rõ trong cả bài viết và video rồi em nhé.
add cho mình hỏi bài tập tình huống 02 ở phut 32, công ty đã ghi nhận chi phí tổng cộng là 10 tỉ (2017)+0,5 tỉ (2018)+ 11 tỉ (2018)=21.5 tỉ cty thanh toán 10.5 (2018) + 12.5=23 tỉ nên đáng ra công ty cần ghi nhận thêm 1,5 tỉ chi phí cho 2018 chứ ạ
Hi Trúc,
Chị hiểu ý em. Tuy nhiên ở tình huống này chúng ta chỉ xem xét điều chỉnh cho báo cáo thuế năm 2018 nha.
Báo cáo thuế năm 2017: Tình huống cho biết thực chi tại T2.2018 (trước thời điểm quyết toán) là 10.5 tỷ. Như vậy ta có thể suy luận rằng công ty đã kê khai thuế theo số 10.5 tỷ.
Năm 2018: Đã chi 12.5 tỷ trước quyết toán - Đã ghi nhận 11.5 tỷ => Ghi nhận bổ sung 1 tỷ.
Lúc làm bài thi thì để rõ ràng em cứ ghi rõ giả sử... thì em tính theo phương án nào cũng được điểm ah.
@@Tuonthi Em thấy trong đề có ghi là 500tr chênh lệch của năm 2017 được ghi tăng chi phí trên BCTC 2018, vậy là 2018 vẫn có 500 triệu này rồi. Vậy là nếu mà giả sử theo kiểu của chị thì có cần bỏ 500 triệu này không ạ?
Vì theo giả sử thì 2017 đã quyết toán thuế có 500 triệu cp này rồi, nên cho năm 2018 thì ghi tăng lợi nhuận 500tr để quyết toán thuế ạ?
Vân ơi, do chị giải thích bên trên chưa rõ nên mới gây nhầm lẫn cho em đó. Như này chắc em sẽ rõ này.
(1) Xác định số cần điều chỉnh khi tính thuế 2018
Toàn bộ chi phí lương 2018 đã được chi trả đến trước thời hạn quyết toán (12.5 tỷ) đều được tính vào chi phí hợp lý cho năm 2018. Nhưng trên BCTC, công ty mới chỉ ghi nhận vào chi phí lương 2018 là 11 tỷ. Do vậy, cần điều chỉnh tăng chi phí lương 2018 /giảm lợi nhuận kế toán trước thuế 1.5 tỷ khi tính thuế.
Tuy nhiên, khi khai thuế năm 2017, công ty đã tính chi phí được trừ khi tính thuế là 10.5 tỷ (theo giả sử). Trong khi số ghi nhận trên BCTC 2017 là 10 tỷ, và BCTC 2018 là 0.5 tỷ. Do vậy, khi tính thuế năm 2018, chúng ta phải trừ 0.5 tỷ này đi do đã kê khai vào năm 2017 rồi mà
Như vậy tổng điều chỉnh tăng chi phí/giảm lợi nhuận kế toán sẽ là: 1.5 tỷ - 0.5 tỷ = 1 tỷ
(2) Về mặt kế toán trên BCTC:
- Năm 2017: DR Chi phí/CR 335: 10 tỷ
- Năm 2018:
DR Chi phí/CR...: 0.5 tỷ (Chi phí lương 2017)
DR Chi phí /CR 335: 11 tỷ (Chi phí lương 2018)
@@Tuonthi Dạ em oke rồi, em cám ơn chị nhiều :D
Cô ơi, ở tình huống 2 ví dụ 1, về mặt thuế, khi DN thay đổi thời gian hữu dụng của tài sản thì vẫn được trừ chi phí khấu hao theo thời gian hữu dụng cũ miễn đáp ứng được yêu cầu về lợi nhuận và tg khấu hao ko quá 2 lần, phải không ạ? Trong bài giảng cô bảo ko điều chỉnh tại phần đó. Vậy chỉ có kế toán mới điều chỉnh,còn thuế thì mình vẫn được khấu hao theo thời gian phân bổ lúc đầu?
Và em có thắc mắc nữa là phần note số 2 bài 5 đề thi tháng 12/2018. Thông tin đề bài là cty thuê nhà của 1 cá nhân để trưng bày sản phẩm, giá thuê 100tr/tháng. Cty đặt cọc 2 tháng( rent deposit); tiền thuê trả mỗi đầu tháng, bắt đầu từ t5, cty phải nộp thuế VAT và PIT cho người cho thuê (tax rate 5%) Yêu cầu xác định chi phí được trừ.
Theo em hiển thì trường hợp này cty trả tiền cho cá nhân có doanh thu trên 100tr/ năm mà ko rõ chứng từ đi kèm và việc cty kê khai nộp thuế cho cá nhân này là ko đúng qui định được trừ chi phí của thuế. Tất cả đều không được trừ. Chi phí gồm:
Rent deposit 2months*100 = 200tr
Rent paymemt 100*8 months= 800tr
Tax payment (200+800)*5%*2 = 100tr
Em tính như vậy có đúng ko cô? Mong cô giải đáp giúp em ạ
Hi em, em xem câu trả lời dưới đây nhé:
(1) Thay đổi thời gian khấu hao: Em đang hơi bị nhầm giữa "thay đổi thời gian khấu hao" & "khấu hao nhanh". Tình huống này là "thay đổi thời gian khấu hao".
- Theo quy định của kế toán: được phép thay đổi & khi thay đổi thì tính theo thời gian khấu hao mới. Tình huống này thời gian khấu hao còn lại là: 4 năm. Giá trị còn lại tại thời điểm thay đổi thời gian khấu hao là: 96 tỷ*(1-2.5/8) = 66 tỷ. Chi phí khấu hao cho 3 tháng cuối năm theo thời gian khấu hao mới sẽ phải là: 66 tỷ/4 * 3/12 = 4.125 tỷ.
- Theo quy định của thuế: chỉ được thay đổi 1 lần. Nhưng phải đảm bảo không lỗ và vẫn trong khung khấu hao quy định. (8năm-12năm) Theo tình huống này thì khung khấu hao còn lại phải là: 5.5 năm - 9.5 năm. Chi phí khấu hao cho 3 tháng cuối năm theo thời gian khấu hao mới sẽ phải là: 66 tỷ/5.5 * 3/12 = 4 tỷ. (Đây cũng chính là chi phí khấu hao trên sổ kế toán hiện tại do chưa thực hiện điều chỉnh theo thời gian khấu hao mới)
=> Như vậy, chênh lệch thời gian khấu hao giữa thuế (5.5năm) & Kế toán (4năm) đáng lẽ sẽ khiến chi phí khấu hao theo thuế & kế toán bị lệch nhau 1.125 tỷ.
Tuy nhiên, hiện nay trên sổ kế toán chưa điều chỉnh theo thời gian khấu hao mới, Vẫn theo số cũ. Nghĩa là chi phí khấu hao theo thuế = khấu hao theo kế toán. Do vậy, không cần thực hiện điều chỉnh chênh lệch khi tính CIT nữa.
(2) Về vấn đề thuê tài sản của cá nhân:
+) Theo quy định tại Khoản 2.5 Thông tư 96/2015:
Chứng từ cần thiết khi công ty thuê nhà của cá nhân là: hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân. Và khi mà công ty thoả thuận là giá trị hợp đồng chưa bao gồm thuế & doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.
+) Tình huống của chúng ta: công ty ghi nhận rent deposit, rent payment & tax payment vào chi phí.
- Rent deposit: Kế toán đang ghi nhận sai. Cần điều chỉnh lại báo cáo kế toán trước khi làm CIT. Nghĩa là cần điều chỉnh giảm chi phí, tăng lợi nhuận kế toán khi tính CIT mà sử dụng draft FS.
- Tax payment & rent payment: Tuỳ em giả định thông tin như nào mà có cách xử lý phù hợp. Nếu giả định có đủ chứng từ thanh toán & nộp thuế => Được khấu trừ do vậy không cần điều chỉnh. Và ngược lại.
@@Tuonthi cho mình hỏi chút, đáp án của đề năm 2018 thì khi tính CIT vẫn được trừ phần chi phí tăng thêm 1.125 chứ không phải bị loại ra đâu ấy bạn. Có thể check giúp mình được ko :D
@@kiennguyen122 Bạn ơi bạn đề cập đến nội dung nào trong video nhỉ? Bạn ghi chú ở phút nào của video để Ad check nhé.