Chương trình tư vấn thấu hiểu tiềm năng của con cùng bố mẹ: bit.ly/3QoZ9Jc Khóa học AYP - Đồng hành cùng bạn "thấu hiểu cảm xúc và tìm lại phiên bản chân thật của chính mình": ayp.vn/khoa-hoc-ky-nang-mem-awaken-your-power/
Thầy Sadhguru thông thái thật. Thầy nói cha mẹ ko nên sửa chữa hay ảnh hưởng bằng cách dạy con mà hãy tạo một môi trường tốt nhất cho đứa trẻ trưởng thành một cách tự nhiên. Đứa trẻ sẽ rất mạnh mẽ. Xem clip này thấy thầy nói đúng thật ❤😊
Topic này giống một câu mình từng hỏi hồi anh nói về workaholic, anh Trí hồi đó không trả lời. Ta luôn phải phân loại giữa short course và long term course. Boost tinh thần, sinh trắc, kỳ tích, thần đồng hay truyền cảm hứng là những liều doping ngắn hạn. Yêu và đam mê là dài hạn. "The mediocre teacher tells. The good teacher explains. The superior teacher demonstrates. The great teacher inspires". William Arthur Ward. Từ inspire ở đây ko có nghĩa là truyền cảm hứng kiểu bạn tài giỏi, bạn vĩ đại, và tôi cũng thế. Ở đây inspire là kiểu làm gương bố vui theo cách của bố, và con cũng có cách riêng như thế. Bạn bình thường, bạn ổn, bạn vui, đơn giản vì thế giới bạn như thế. Con đọc sách gì bố sẽ đọc cùng, và thành một thằng bạn nói mấy thứ ngớ ngẩn với nó, tôn trọng sự bình thường của con, thay vì dậy nó nói gì cho đúng. Hành trình làm bố là một hành trình tự giáo dục bản thân, và nó sẽ không bao giờ kết thúc cả kể cả là con 70 tuổi. Có thể đây ko phải câu trả lời của anh dành cho câu mình hỏi lần trước, nhưng vẫn cảm ơn. P.s, anh vẫn đang khoe về con chơi rubic nhất trường, xin đừng so sánh, xin đừng làm thế, , nó ko khác gì 3 tuổi đạp xe đạp cả, nó chơi vì sự tự tin, tự tôn, cảm giác thấu hiểu thứ nó làm, và vì niềm vui của chính nó, ko phải vì nhất trường. Câu hỏi cuối của Khương về cỏ dại thực sự rất phù hợp. Nếu đọc Cuộc cách mạng một cọng rơm rồi, chúng ta sẽ thấy cỏ dại hay sâu bệnh, cũng có vai trò riêng của nó, nỗi sợ, một chút ganh đua xấu xí cũng thế. Lần nữa cảm ơn về những chia sẻ, vô cùng cảm ơn về sự chân thành, và xin lỗi vì đã phản biện.
phản biện là một điều tốt mà bạn. Có gì mà phải xin lỗi. Mình cũng thấy thích những chia sẻ của anh Trí từ đầu cho đến lúc nói về sinh trắc học vân tay. :D Sau đó thì chưa coi tiếp, ko biết sao.
@@TonyPhanHCM Sinh trắc học vân tay là một yếu tố ảnh hưởng, với % chưa xác định lên số phận một con người, là một thông tin tham khảo chứ ko phải thông tin quyết định. Theo quan điểm cá nhân của mình. Hơn nữa, biết trước tương lai là điều ai cũng muốn, nhưng thực sự, nếu có thật nó sẽ khiến cuộc sống vô cùng nhàm chán. Mình xin lỗi vì của mình là một góc nhìn chưa đầy đủ, kể cả quan điểm của bản thân. Do đó, sự phản biện có thể gây ra tranh cãi 1 chiều. Và nó ảnh hưởng không tốt cho sức lan truyền của video đáng xem này.
Mình luôn hướng theo phương pháp “let it be”, vừa dạy con vừa học làm mẹ. Kiến thức và công nghệ đang thay đổi từng ngày, mình không muốn đóng khuôn con vào bất cứ 1 khuôn mẫu nào, bởi bản thân mình hiểu rõ cảm giác ntn khi bị như vậy. Những chia sẻ của anh Trí hay của nhưng cha mẹ khác đều là những góc nhìn đáng suy nghĩ và học hỏi.
Có những người vẫn đang ngày đêm nuôi dạy con theo bản năng và biện hộ rằng "Đó là muốn tốt cho con." nhưng chưa từng hỏi xem "Con có hạnh phúc hay vui không?" Bảo đọc sách nuôi dạy con thì nói bận, bảo đi học các khóa nuôi dạy con, cũng bảo bận, nhưng mấy lúc rảnh thì thấy toàn chúi mũi vô cái điện thoại hoặc ngồi tán hươu tán vượn, nhậu nhẹt với bạn "bè".
Đúng, mình thấy câu nói “Vì muốn tốt cho con” là sai lầm nhất, tốt hay không hãy để con cảm nhận và nói ra, còn lại tất cả chỉ là sự ích kỷ của bản thân áp đặt lên người khác nhưng lại tự cho mình là “tốt” và đem lại sự nặng nề cho người khác. Một kiểu áp lực tinh thần rất khó tả đến từ người thân :(
Thật ra con người họ luôn nghĩ họ đúng, nên mới không tin vào sách vở và cũng không có nhu cầu học những lớp để thay đổi bản thân họ (vì muốn dạy con thì phải cha mẹ phải thay đổi mà). Họ sống với niềm tin của họ là nói vậy con cái sẽ hiểu chuyện và đối xử tốt với họ như niềm tin của họ được đúc kết từ đó giờ là như vậy. Like grandfather, like father, like son
Rất tuyệt vời khi anh Quéo luôn đổi mới không ngừng để tìm tới tận cùng sự thật, truyền cảm hứng, định hướng cho mọi người. Anh đã đi đúng sứ mệnh lớn lao cho đất nước Việt Nam xinh đẹp!!❤🎉🎉
Thanks, Trí! Mình cũng là một bà mẹ tham vọng trong cách dạy con. Mình đang tập “tính kiên nhẫn” để quan sát và lắng nghe con hơn. Mình đôi lúc cảm thấy “struggling”..Mình đang cố gắng chậm lại.
Video này có lẽ topic mà mình học được khá hay, đã từng học a Trí qua những video học online và thậm chí cả offline được anh truyền động lực phải làm 1 giấc mơ lớn(1 triệu học HS-SV thành công ở tuổi 30), ở ứa tuổi zen Y cuẩ tụi mình là lứa tuổi trẻ sau ĐỔI MỚI sau thế hệ của ông cha chúng ta được truyền dạy cách tiết kiệm-ổn định nhưng sau khi nắm được những kiến thức thúc đẩy ấy chúng ta mới thấy được một vùng trời mới được ,mở ra. Những thứ đó đã sai lầm khi thế hệ chúng ta lại nhét những thứ ấy cho thế hệ tiếp theo vì chúng thấy những thứ chúng không thích được mở ra dễ dàng nên chúng nó nhìn nhận cuộc sống khá nhàm chán. Mình nghĩ môi trường mà mình tạo ra để thúc đẩy chúng nó tự phát triển và mình sẽ là người dìu dắt, định hướng cái đúng sai cho chúng nó-như là người thầy. Tôi tin những lời chia sẻ này chúng ta sẽ giúp cho thế hệ tốt hơn và tránh những căn bệnh mới(trầm cảm). Cuộc sống chỉ là thời gian thôi, hãy để tụi nó được cảm nhận.
Anh Trí thật là can đảm và đáng ngưỡng mộ khi ngồi nhận ra những gì mình đã qua để gửi đến kinh nghiệm cho các thế hệ ba mẹ khác. Em nghĩ khi con của anh lớn thêm chút nữa, có thêm nhiều trải nghiệm, hay đến sau này có em bé, những việc mà anh bảo giờ con ko muốn làm, từ chối lại quay về làm lại để cảm nhận với 1 góc nhìn yêu thương khác và kèm cả nước mắt thay lời cảm ơn. Mặc dù bây giờ thì tỏ ra phản kháng 1 chút. Em nghĩ vậy đó. Cảm ơn anh rất nhiều với những chia sẻ chân thành tận đáy lòng và xuất phát từ trái tim.
chú nghĩ sao về một tuổi thơ chỉ bị cha mẹ bảo bọc, nhốt ở nhà.... muốn đi đâu cũng phải xin được đi không (khi chưa đủ 18 tuổi thì cháu không được phép đi đâu cả mà giờ 18 rồi mà vẫn bị một số cấm đoán). Một ngày cứ như một vòng lặp quay quanh đi học về nhà ăn cơm ngủ rồi lại đi học từ ngày này qua ngày khác đến cả những ngày nghỉ. Và mỗi lần cháu học xong, vừa đụng vào điện thoại để giải trí thì lại nghe một câu nói quen thuộc "Sao mày cứ suốt ngày chơi điện thoại vậy hả?" và rồi la mắng cháu.... Game không cho chơi dù nó là thứ duy nhất cháu có thể dùng để giao lưu với người lạ. Nhạc, thứ cháu dùng để thư giãn, khơi gợi hứng thú cũng không được nghe do không phù hợp với gu âm nhạc của thế hệ cha mẹ cháu. Và rồi cháu tìm đến truyện, cháu tìm thấy một thế giới lạ thú rồi chìm đắm trong đó đến mức gọi là nghiện. Cháu cứ chìm đắm và co mình trong thế giới đó.... Và hiển nhiên là cha mẹ cháu cũng không cho cháu đọc.... Cháu đã bị trầm cảm và có suy nghĩ muốn tự tử khi mới chỉ là một học sinh lớp 8. Tuy nhiên mỗi lần cháu muốn tự tử thì cháu lại nghĩ đến những nỗi buồn của mọi người xung quanh cháu khi cháu mất và những đầu tư của cha mẹ đã dành cho cháu, rồi cháu lại sợ không dám tự tử nữa.... đến giờ cháu đã có gần 10 lần muốn tự tử rồi..... đến cả khi vừa thi tốt nghiệp thpt xong thì cháu giải lao thì vẫn bị cha mẹ là và yêu cầu cháu học tiếng anh.... cháu đã lại muốn tự tử nữa.... cháu đã tự hỏi mình rằng "những nổ lực học ngày học đêm không nghỉ để có thể đuổi kịp những người khác về mặt tri thức để đạt điểm cao đến giờ chỉ để đạt được những lời trách móc đó thôi ư".... Thế rồi cháu phát hiện ra may mắn nhất cuộc đời cháu là khi lên lớp 12 cháu đã cởi mở hơn và có những người bạn.... Cháu đã tâm sự với họ và được họ động viên để vượt qua....
Đi làm thêm. Lấy tiền đi học chỗ anh Trí. Đi làm thêm chắc ko bị cấm. Cấm cũng cố mà làm. Tương lai của bạn chả ai chịu trách nhiệm hộ đâu. À. Lưu tin nhắn bạn viết ra này. Sau còn đọc được thì đọc lại nhé :)
cách dạy của a đúng khi đứa trẻ đó có nhiệt huyết , cách làm a không đúng khi không cho nó 1 con đường từ bỏ để chọn cách đi khác !!! Đứa trẻ có thể nó k giỏi trong cái cách mà phụ huynh nghĩ ra trong đầu , những nó sẽ rất giỏi trong cái cách mà chính nó nghĩ ra và cần 1 lời Động viên và 1 sự Im Lặng để lắng nghe nó
Cảm ơn anh Trí , anh Khương và mọi người trong Ekip đã làm ra những video thật bổ ích. Làm em liên tưởng đến câu anh hay nói của thầy Thích Nhất Hạnh là :" Hiểu là Thương mà Thương là phải Hiểu"❤
Em thay mặt con anh cám ơn anh vì đã may mắn tỉnh thức và lùi lại một bước để cho con không gian đc thở và đc là chính mình. 😂. Nỗi lòng từ một người cũng gánh vác quá nhiều sự kỳ vọng từ ba mẹ..
Con cũng từng là 1 người rất tự ti vì được so sánh nhất là người c trong gia đình và chưa từng ngồi xuống lắng nghe , con biết con giỏi cái gì và muốn cái gì nhưng vì muốn chứng minh với m.n thấy là con giỏi như nào mà bất chấp tất cả để chứng minh là con cũng giỏi mà , hiện tại bây giờ con đã đạt những gì con muốn nhưng con không vui và luôn có những khoảng cách với những người đã ko chịu ngồi xuống lắng nghe con trước đó nữa , ước gì họ có thể hiểu con sớm hơn !!!
Với em, một người thích chơi Rubik, bộ môn ông Quéo không thích. Lúc có đi học rất thích chơi rubik, cơ duyên thích chơi rubik giông như bạn nhỏ, khi sơ thích bùng cháy thì cày rubik ngày đêm tìm hiều những thứ liên quan để lên trình, đến khi nhận ra cục rubik mình là loại cùi (rubik chợ) em tự tiết kiệm tiền để mua đồ sịn để chơi, trở thành trùm trường về bộ môn này. Điều em muốn nói là sự lắng nghe, hổ trợ cần thiết cho con mình chơi tới bến với thứ nó thích và nó lành tính. Nếu có sự lắng nghe lúc con nhận ra thứ con thích, đồng cảm với sự bùng cháy của con. Tôn trọng sở thích của con là điều rất quan trọng trong thời gian lớn lên và phát triển của con, đừng áp đặc kinh nghiệm bản thân người lớn, Nếu tương lai đừng để con mình xa lánh, không tâm sự, con không biết mình thích gì, mất đi ngọn lửa vào mọi thứ trong cuộc sống.
Kiên nhẫn với quá trình khám phá của con trẻ, quan sát cảm xúc và luôn là người bạn bên cạnh lắng nghe, chia sẻ và giúp đỡ con trên chặng hành trình phát triển Cảm ơn anh Trí, anh Khương và đội ngũ phía sau vì chia sẻ này
Sau nhiều năm sống thì mình nhận ra rằng mỗi một lần không lắng nghe thân tâm của mình thì mình lại vô tình tạo ra một shadow. Shadow đó về sau sẽ ngầm ngăn cản một nỗ lực nào đó của mình. Nó dẫn đến nhiều lần burn out. Nó giống như khi bạn là một kẻ độc tài với bản thân thì bản thân sẽ ngầm tạo phản vậy.
Mỗi đứa trẻ là 1 hạt giống chả đưa nao giống đứa nào . Bản thân bạn Trí cũng k phải là người hoàn hảo . Bạn tự tin thì đúng về nhưng gì bạn đã từng và làm dc . Nhưng k có nghĩa mọi quyết định của bạn đều đúng đắn . Ngày hôm nay với nhận thức của mình bạn cho rằng quá khư đã có vài điều k chuẩn lắm và có thể làm dc tốt hơn . Nhưng bạn có nghĩ rằng 10 năm sau nhìn lại những lời hôm nay của bạn bạn cũng lại thấy chưa đúng lắm k ?? Trẻ con 4t đạp xe đi vèo vèo thì bt chứ có gì mà phải ố zè ?? Về kiến thức thì bạn nhiều hơn mình nhiều do bạn chịu khó học còn mình chịu khó chơi . Nhưng với gia đình và với con cái quan điểm của mình là dùng tcam cảm xúc chứ k phải dùng li trí hay kiến thức làm chủ đạo . Con mình thậm chí mình còn hạn chế việc các con đi học thêm ở lưa tuổi con nhỏ chỉ khi còn thấy cần và muốn học gì xin xỏ mình mới cho đi . Vì 1 đứa đi khi 3t đã biết đọc đi học lớp 1 đã làm thanh thạo toán giải hệ phương trình 2 ẩn như mình đủ trải nghiệm và hiểu việc biết trc mọi thứ nó tạo cảm giác nhàm chán và thiếu động lực như nào . Mình có 1 tuổi thơ nhiều màu sắc và hồn nhiên mình cũng muốn con mình như vậy . Bớt mang kiến thức vào cuộc đời con trẻ đi . Cái cây trong tự nhiên là cái cây đẹp nhất chứ k phải trong bồn bonsai
Cảm ơn anh vì video bổ ích , em cũng đang trên chặn đường sắp làm cha em xem video thấy rất phù hợp ở thời điểm này . Khi em xem hết video em cảm nhận như sau . Kiểu như trong cuộc sống mọi thứ đều có tích cực và tiêu cực thì trong cách dạy con của mỗi người chúng ta cũng vậy . Ví dụ : Ta nhìn game với 1 góc độ cho con chơi giải trí để biết để học hỏi thì lại khác với cấm đoán sợ con nghiện chìm trong đó , hãy để cảm xúc của những đứa trẻ được đơn thuần đơn giản hồn nhiên , nhưng đừng vì đôi lúc những thứ ta trải nghiệm đem ra dạy con quá sớm để giải thích hoặc giúp con trong khi tuổi đời con trẻ còn quá non nớt . Hãy lắng nghe và nhìn với góc độ tích cực những lời nói và hành động của con cái thay vì tìm điểm tiêu cực trong những thứ con trải nghiệm . Ta có thể vừa làm Cha vừa làm Bạn với con để con không bị thấy lạc lõng và bị áp lực . Cảm ơn anh rất nhiều vì video này .
theo dõi những video của anh lâu rồi, nhưng đây là video đầu tiên mà em thích nhất, tuy em vẫn còn đang là sinh viên, nhưng em có thể hiểu được hầu hết những kiến thức mà anh truyền tải. Cảm ơn anh nhiều lắm ạ, chúc kênh của anh cũng như lớp AYP ngày càng phát triển ạ!
Cảm ơn 2 anh rất nhiều. Em xem rất nhiều video của 2 anh nhưng đây là 1 video khiến e vỡ ra nhiều điều và giúp e gỡ rối được rất nhiều vấn đề hiện tại của e. Chúc 2 a thật nhiều sức khoẻ :)))
Cháu mình năm 4t - cho bé đi leo Chùa 1100 bậc thang, leo được vài bậc là kiểu:" con mệt quá, con muốn nghỉ"- "okela, con cứ làm điều con thích, mà con ngồi đây lát mọi người lên Chùa hết thì con chỉ còn 1 MÌNH nha" - Ảnh sợ nên leo 1 mạch ko than vãn gì nữa - đó là SINH TỒN nên đôi lúc cần để BẢN NĂNG xử lý
Cám ơn bạn Trí nhe! Mình là mẹ của cậu bé 8 tuổi, cậu bé của mình có sở thích sưu tầm đồ cũ và sửa lại để cho chúng hoạt động lại được. Mình ko biết sở thích này có tốt hay ko cho sự phát triển của bé! Mình chỉ lo lắng là nhà mình ngày càng chứa nhiều đồ cũ ( vì bé 8 tuổi thì khả năng sửa được ko cao 🥹)
Chị thử tìm hiểu tại sao con mình thích làm vậy xem, rồi đồng hành cùng nó trong việc đó, ý của em là, nếu sở thích đó kiểu như đem đồ cũ về nhưng có thể tái chế này nọ, chị có thể cùng con nghịch ngợm, cũng vui lắm á. Nhưng nếu con chị chỉ mang đồ về mà không có mục đích gì cụ thể thì cái đó mới đáng lo, bởi có một căn bệnh tâm lý của việc mang đồ đạc về nhà, thậm chí là mang rác về, cần sự can thiệp của bác sĩ tâm lý.
Nghe tâm sự của anh Trí em thấy đồng cảm quá. Con em bây giờ gần 3t, mà đã phải sống xa em từ hồi nó 2 tuần tuổi. Nhiều khi em nghĩ em buồn lắm. Lỡ mất nhiều thứ quá.
đúng là mấy lời kích thích giống như thuốc giảm đau tạm thời thôi, sau đó nó sẽ mệt đến mức ám ảnh luôn. mà cái kiểu giảm đau tạm thời là không lành mạnh khi không thực sự cần thiết.
Video của anh Trí rất hay ạ, tuổi thơ của e rất ám ảnh với việc học, mặc dù k phải học kém trong lớp, nhưng vẫn hay bị gđ trách móc, sau này nếu e có con e sẽ có cách hình thành tâm lý từ nhỏ theo một cách đồng điệu và lắng nghe con hơn.
Câu hỏi của Khương đúng là câu hỏi mấu chốt: "làm sao để xác định được ranh giới giữa việc nuông chiều, dễ dãi với con và việc can thiệp quá mức". Để tránh những người áp dụng ngay và luôn phương pháp của anh Trí nêu mà không có sự nâng cấp về nhận thức của bản thân. Đến lúc đó, ví dụ thấy con thích chơi game điện thoại, thích xem titok, vậy là cứ ok, con cứ xem thoải mái đi, bô/mẹ thấy nó cũng có những mặt tốt mà, thì lúc đó cũng không chắc bố mẹ và con sẽ đi đâu về đâu. Mình thấy đọc cuốn sách "huấn luyện cảm xúc" của tác giả "Christina Sungaie Choi, Peck Cho" hoặc xem series "cha mẹ thay đổi" của vtv7 làm bước khởi đầu để từng bước hiểu hơn về phương pháp của anh Trí
E hoàn toàn đồng ý với a Trí nhen, giới thiệu a Trí cuốn “Những đứa trẻ chín ép” có thể thú vị cho anh nhen, có những thúc ép mà người lớn lầm tưởng đến bất ngờ luôn!!
Xem video của Ông Quéo rất nhiều thì đây là video rất hay bắt buộc em phải share, vì rất nhiều phụ huynh gửi con đến học cũng hay tâm sự những vấn đề như ông Quéo nhắc đến và vẫn đang tìm cách tháo gỡ. Tks ông Quéo 😘
:)) mặc dù bố mẹ e như a lúc đầu nhưng ít nhất bây h cả nhà đã thay đổi tích cực hơn cảm ơn anh đã cho em các lối suy nghĩ hay vc làm con đường tương lai cho e
4:00 hồi đấy suy nghĩ buồn cười mà anh :)) em hồi 13-14 mong có xe máy điện, xe máy phóng,... xong đến giờ cbi hết thời học sinh rồi lại quay lại đạp xe ngày gần 20 km đi học khá vui
Có khi nào việc phát triển 1 sở thích tự nhiên của cháu đên mức độ cao như cháu chơi Rubik cũng là kết quả của việc anh đã động viên cháu làm những việc như leo núi, đi xe đạp, chơi patin 1 cách nghiêm túc và tới cùng. Em cũng thắc mắc cùng 1 câu hỏi với anh Khương là: nếu cháu chơi 1 cái gì đó mà cháu nói là cháu thích nhưng tầm vài ngày 1 tháng cháu chán thì sao? cháu phải trải nghiệm sau sắc một thứ gì đó thì cháu mới biết cháu thích cái gì.
chia sẻ của 2 anh rất hữu ích ạ, e cảm ơn 2 anh. 2 anh cho e hỏi có bao nhiêu cách, thực hiện như thế nào để tìm hiểu bản thân hoặc 1 người nào đó như con mình một cách khoa học, vd như sinh trắc vân tay ạ? e theo dõi a.Trí chỉ xem 1 số video k hay xem hết nên k bix nội dung e hỏi có video chưa ạ, em cảm ơn ạ ^^.
Anh ơi, làm sao để rèn một đứa trẻ cách sống gọn gàng, sạch sẽ vậy ạ? Em có một đứa em họ, nó lớp 7 rồi nên bướng và khó bảo lắm. Muốn nó thay đổi tính ở bẩn mà không biết phải làm sao. M.n biết phải làm sao thì giúp mình với, chứ mình bực quá đi mất😢😢😢
Không biết đây có phải là trải nghiệm của riêng em về video này không? Hay là có bạn nào chung ý kiến với mình thì hãy cứ phản hồi với mình nhé. ----->Sau những lần anh Trí chia sẻ thì em sẽ cố gắng suy nghĩ và rút ra được những kết quả từ câu chuyện đó. Nhưng anh Khương thì khác, anh đưa ra những câu hỏi mà bản thân em thấy là hình như ảnh chưa hiểu được vấn đề anh Trí muốn chia sẻ là gì. Không biết đây có phải là 1 sự cố ý từ 2 người không nhưng bản thân em cảm thấy không được thoải mái khi nghe những câu hỏi như không hiểu vấn đề đó của anh Khương và không thoải mái là vì nó làm gián đoạn khả năng tập trung và khả năng phân tích của em khi nghe đến những chia sẻ tiếp theo của anh Trí (cũng có thể hiểu là sau khi nghe anh Khương hỏi thì em lại mất tập trung vào những điều anh Trí muốn chia sẻ). Nên là riêng em lại thích những video mà chỉ có 1 mình anh Trí nói hơn.
Mình có 1 Ng bạn , mn nghĩ sao khi b ấy bị xhtd bởi chính cha đẻ khi còn nhỏ nhưng vẫn chăm sóc cho b ấy đến khi học hết cấp 3 ? B ấy là 1 hsg của trường tuy nhiên rất hay nghĩ đến việc tự tử tuy mình đã khuyên 1 vài lần hic
Em đã chia tay,và xa con,ko có điều kiện gần để dạy con ,em có xem mấy clips về con cái của anh rất hay và trải nghiệm,a có khóa nào để e cân đối và gửi con vào học khóa hè ko ạ
Cảm ơn bạn đã tin tưởng anh Trí và học viện. Đội ngũ mong được hiểu thêm về mong muốn của bạn để có thể đưa ra hỗ trợ phù hợp nhất. Bạn có thể trao đổi cùng đội ngũ tư vấn tại facebook.com/nghuutri #adminVT
em hiện tại là 1 người rất quan tâm người yêu nhưng quan tâm người yêu đến mức khiến bạn ấy bị ngộp á anh có thể chỉ em cách để khắc phục chuyện này mà vẫn quan tâm bạn ấy đc nhiều
theo ý m cũng ko hẳn SAI, m chỉ xem đó là trải nghiệm trong quá trình đồng hành cùng con, coi như cả gia đình cùng học và điều chỉnh. Kĩ thuật của m là "không làm gì cả", chỉ quan sát, hỗ trợ khi con yêu cầu, theo kiểu Unschooling - Giáo dục tự chỉ huy (John Holt). Mỗi đứa trẻ, con người đều có những năng lực, khả năng riêng mà khi gặp môi trường phù hợp sẽ phát triển. Chia sẻ của 1 ng có 2 thằng ku (1 ku 5 tuổi đạp xe, nhào lộn, đu dây mà ko biết cách kể hết 1 câu chuyện, và 1 ku 3 tuổi biết ca hát, kể chuyện, tranh luận, nhắc khéo nhưng ghét chạy bộ, vẫn lạch bạch đạp xe 3 bánh).
Cho em xin phép hỏi anh và mọi người câu hỏi ngoài lề một chút ạ. Là việc đưa hình ảnh con cái của mình lên mxh là tốt hay xấu ạ. Và có nên che mặt các kiểu hay không ạ. 😂😂 Em biết câu hỏi này có hơi... nhưng mà em muốn có góc nhìn của mọi người ở đây ạ. Em cảm ơn.
Nội dung và tư tưởng trong video này của anh Trí, em thấy rất gần với quyển sách "NGƯỜI MẸ TỐT hơn là NGƯỜI THẦY TỐT" . Anh Trí đã biết cuốn này rồi chăng?
bảo sao sai , cứ liên tục dùng tâm lý thế sau này nó lớn lên nó cảm nhận nhiều hơn thì những việc đó làm hồi bé bỗng nhiên cảm thấy chán và không vui vẻ gì
Nói vậy tội người nông dân anh. Người nông dân ở quê thật thà chân chất. Thời gian đâu để họ cập nhật mấy món kích thích tăng trương ở chợ kim biên. Dưa leo trồng cung dê thu hoạch mà. 1 tháng là có trái liền
Chương trình tư vấn thấu hiểu tiềm năng của con cùng bố mẹ: bit.ly/3QoZ9Jc
Khóa học AYP - Đồng hành cùng bạn "thấu hiểu cảm xúc và tìm lại phiên bản chân thật của chính mình": ayp.vn/khoa-hoc-ky-nang-mem-awaken-your-power/
Thầy Sadhguru thông thái thật. Thầy nói cha mẹ ko nên sửa chữa hay ảnh hưởng bằng cách dạy con mà hãy tạo một môi trường tốt nhất cho đứa trẻ trưởng thành một cách tự nhiên. Đứa trẻ sẽ rất mạnh mẽ. Xem clip này thấy thầy nói đúng thật ❤😊
Topic này giống một câu mình từng hỏi hồi anh nói về workaholic, anh Trí hồi đó không trả lời. Ta luôn phải phân loại giữa short course và long term course. Boost tinh thần, sinh trắc, kỳ tích, thần đồng hay truyền cảm hứng là những liều doping ngắn hạn. Yêu và đam mê là dài hạn.
"The mediocre teacher tells. The good teacher explains. The superior teacher demonstrates. The great teacher inspires". William Arthur Ward.
Từ inspire ở đây ko có nghĩa là truyền cảm hứng kiểu bạn tài giỏi, bạn vĩ đại, và tôi cũng thế. Ở đây inspire là kiểu làm gương bố vui theo cách của bố, và con cũng có cách riêng như thế. Bạn bình thường, bạn ổn, bạn vui, đơn giản vì thế giới bạn như thế. Con đọc sách gì bố sẽ đọc cùng, và thành một thằng bạn nói mấy thứ ngớ ngẩn với nó, tôn trọng sự bình thường của con, thay vì dậy nó nói gì cho đúng.
Hành trình làm bố là một hành trình tự giáo dục bản thân, và nó sẽ không bao giờ kết thúc cả kể cả là con 70 tuổi. Có thể đây ko phải câu trả lời của anh dành cho câu mình hỏi lần trước, nhưng vẫn cảm ơn.
P.s, anh vẫn đang khoe về con chơi rubic nhất trường, xin đừng so sánh, xin đừng làm thế, , nó ko khác gì 3 tuổi đạp xe đạp cả, nó chơi vì sự tự tin, tự tôn, cảm giác thấu hiểu thứ nó làm, và vì niềm vui của chính nó, ko phải vì nhất trường.
Câu hỏi cuối của Khương về cỏ dại thực sự rất phù hợp. Nếu đọc Cuộc cách mạng một cọng rơm rồi, chúng ta sẽ thấy cỏ dại hay sâu bệnh, cũng có vai trò riêng của nó, nỗi sợ, một chút ganh đua xấu xí cũng thế.
Lần nữa cảm ơn về những chia sẻ, vô cùng cảm ơn về sự chân thành, và xin lỗi vì đã phản biện.
phản biện là một điều tốt mà bạn. Có gì mà phải xin lỗi.
Mình cũng thấy thích những chia sẻ của anh Trí từ đầu cho đến lúc nói về sinh trắc học vân tay. :D Sau đó thì chưa coi tiếp, ko biết sao.
@@TonyPhanHCM Sinh trắc học vân tay là một yếu tố ảnh hưởng, với % chưa xác định lên số phận một con người, là một thông tin tham khảo chứ ko phải thông tin quyết định. Theo quan điểm cá nhân của mình. Hơn nữa, biết trước tương lai là điều ai cũng muốn, nhưng thực sự, nếu có thật nó sẽ khiến cuộc sống vô cùng nhàm chán.
Mình xin lỗi vì của mình là một góc nhìn chưa đầy đủ, kể cả quan điểm của bản thân. Do đó, sự phản biện có thể gây ra tranh cãi 1 chiều. Và nó ảnh hưởng không tốt cho sức lan truyền của video đáng xem này.
Mình luôn hướng theo phương pháp “let it be”, vừa dạy con vừa học làm mẹ. Kiến thức và công nghệ đang thay đổi từng ngày, mình không muốn đóng khuôn con vào bất cứ 1 khuôn mẫu nào, bởi bản thân mình hiểu rõ cảm giác ntn khi bị như vậy. Những chia sẻ của anh Trí hay của nhưng cha mẹ khác đều là những góc nhìn đáng suy nghĩ và học hỏi.
Có những người vẫn đang ngày đêm nuôi dạy con theo bản năng và biện hộ rằng "Đó là muốn tốt cho con." nhưng chưa từng hỏi xem "Con có hạnh phúc hay vui không?"
Bảo đọc sách nuôi dạy con thì nói bận, bảo đi học các khóa nuôi dạy con, cũng bảo bận, nhưng mấy lúc rảnh thì thấy toàn chúi mũi vô cái điện thoại hoặc ngồi tán hươu tán vượn, nhậu nhẹt với bạn "bè".
Đúng, mình thấy câu nói “Vì muốn tốt cho con” là sai lầm nhất, tốt hay không hãy để con cảm nhận và nói ra, còn lại tất cả chỉ là sự ích kỷ của bản thân áp đặt lên người khác nhưng lại tự cho mình là “tốt” và đem lại sự nặng nề cho người khác. Một kiểu áp lực tinh thần rất khó tả đến từ người thân :(
Thật ra con người họ luôn nghĩ họ đúng, nên mới không tin vào sách vở và cũng không có nhu cầu học những lớp để thay đổi bản thân họ (vì muốn dạy con thì phải cha mẹ phải thay đổi mà). Họ sống với niềm tin của họ là nói vậy con cái sẽ hiểu chuyện và đối xử tốt với họ như niềm tin của họ được đúc kết từ đó giờ là như vậy.
Like grandfather, like father, like son
Rất tuyệt vời khi anh Quéo luôn đổi mới không ngừng để tìm tới tận cùng sự thật, truyền cảm hứng, định hướng cho mọi người. Anh đã đi đúng sứ mệnh lớn lao cho đất nước Việt Nam xinh đẹp!!❤🎉🎉
Thanks, Trí! Mình cũng là một bà mẹ tham vọng trong cách dạy con. Mình đang tập “tính kiên nhẫn” để quan sát và lắng nghe con hơn. Mình đôi lúc cảm thấy “struggling”..Mình đang cố gắng chậm lại.
giờ mới thấm thía, con cái đến đây như một người Thầy giúp cha mẹ học được những bài học lớn trong đời
Video này có lẽ topic mà mình học được khá hay, đã từng học a Trí qua những video học online và thậm chí cả offline được anh truyền động lực phải làm 1 giấc mơ lớn(1 triệu học HS-SV thành công ở tuổi 30), ở ứa tuổi zen Y cuẩ tụi mình là lứa tuổi trẻ sau ĐỔI MỚI sau thế hệ của ông cha chúng ta được truyền dạy cách tiết kiệm-ổn định nhưng sau khi nắm được những kiến thức thúc đẩy ấy chúng ta mới thấy được một vùng trời mới được ,mở ra. Những thứ đó đã sai lầm khi thế hệ chúng ta lại nhét những thứ ấy cho thế hệ tiếp theo vì chúng thấy những thứ chúng không thích được mở ra dễ dàng nên chúng nó nhìn nhận cuộc sống khá nhàm chán. Mình nghĩ môi trường mà mình tạo ra để thúc đẩy chúng nó tự phát triển và mình sẽ là người dìu dắt, định hướng cái đúng sai cho chúng nó-như là người thầy. Tôi tin những lời chia sẻ này chúng ta sẽ giúp cho thế hệ tốt hơn và tránh những căn bệnh mới(trầm cảm). Cuộc sống chỉ là thời gian thôi, hãy để tụi nó được cảm nhận.
Anh Trí thật là can đảm và đáng ngưỡng mộ khi ngồi nhận ra những gì mình đã qua để gửi đến kinh nghiệm cho các thế hệ ba mẹ khác.
Em nghĩ khi con của anh lớn thêm chút nữa, có thêm nhiều trải nghiệm, hay đến sau này có em bé, những việc mà anh bảo giờ con ko muốn làm, từ chối lại quay về làm lại để cảm nhận với 1 góc nhìn yêu thương khác và kèm cả nước mắt thay lời cảm ơn. Mặc dù bây giờ thì tỏ ra phản kháng 1 chút. Em nghĩ vậy đó.
Cảm ơn anh rất nhiều với những chia sẻ chân thành tận đáy lòng và xuất phát từ trái tim.
chú nghĩ sao về một tuổi thơ chỉ bị cha mẹ bảo bọc, nhốt ở nhà.... muốn đi đâu cũng phải xin được đi không (khi chưa đủ 18 tuổi thì cháu không được phép đi đâu cả mà giờ 18 rồi mà vẫn bị một số cấm đoán). Một ngày cứ như một vòng lặp quay quanh đi học về nhà ăn cơm ngủ rồi lại đi học từ ngày này qua ngày khác đến cả những ngày nghỉ. Và mỗi lần cháu học xong, vừa đụng vào điện thoại để giải trí thì lại nghe một câu nói quen thuộc "Sao mày cứ suốt ngày chơi điện thoại vậy hả?" và rồi la mắng cháu.... Game không cho chơi dù nó là thứ duy nhất cháu có thể dùng để giao lưu với người lạ. Nhạc, thứ cháu dùng để thư giãn, khơi gợi hứng thú cũng không được nghe do không phù hợp với gu âm nhạc của thế hệ cha mẹ cháu. Và rồi cháu tìm đến truyện, cháu tìm thấy một thế giới lạ thú rồi chìm đắm trong đó đến mức gọi là nghiện. Cháu cứ chìm đắm và co mình trong thế giới đó.... Và hiển nhiên là cha mẹ cháu cũng không cho cháu đọc.... Cháu đã bị trầm cảm và có suy nghĩ muốn tự tử khi mới chỉ là một học sinh lớp 8. Tuy nhiên mỗi lần cháu muốn tự tử thì cháu lại nghĩ đến những nỗi buồn của mọi người xung quanh cháu khi cháu mất và những đầu tư của cha mẹ đã dành cho cháu, rồi cháu lại sợ không dám tự tử nữa.... đến giờ cháu đã có gần 10 lần muốn tự tử rồi..... đến cả khi vừa thi tốt nghiệp thpt xong thì cháu giải lao thì vẫn bị cha mẹ là và yêu cầu cháu học tiếng anh.... cháu đã lại muốn tự tử nữa.... cháu đã tự hỏi mình rằng "những nổ lực học ngày học đêm không nghỉ để có thể đuổi kịp những người khác về mặt tri thức để đạt điểm cao đến giờ chỉ để đạt được những lời trách móc đó thôi ư".... Thế rồi cháu phát hiện ra may mắn nhất cuộc đời cháu là khi lên lớp 12 cháu đã cởi mở hơn và có những người bạn.... Cháu đã tâm sự với họ và được họ động viên để vượt qua....
cha mẹ bạn, chắc cũng không học được nhiều như bạn đâu, đúng không?
@@Phanhoangltv Hay ... câu hỏi của bạn đã là lời giải đáp
Mình cũng vừa thi thpt này. Mình đồng cảm với câu chuyện của bạn
Như thế là bố mẹ bạn cực đoan quá đôi lúc bạn cần “nổi dậy” và nói thẳng luôn với ba mẹ bạn
Đi làm thêm. Lấy tiền đi học chỗ anh Trí. Đi làm thêm chắc ko bị cấm. Cấm cũng cố mà làm. Tương lai của bạn chả ai chịu trách nhiệm hộ đâu.
À. Lưu tin nhắn bạn viết ra này. Sau còn đọc được thì đọc lại nhé :)
cách dạy của a đúng khi đứa trẻ đó có nhiệt huyết , cách làm a không đúng khi không cho nó 1 con đường từ bỏ để chọn cách đi khác !!! Đứa trẻ có thể nó k giỏi trong cái cách mà phụ huynh nghĩ ra trong đầu , những nó sẽ rất giỏi trong cái cách mà chính nó nghĩ ra và cần 1 lời Động viên và 1 sự Im Lặng để lắng nghe nó
Cảm ơn anh Trí , anh Khương và mọi người trong Ekip đã làm ra những video thật bổ ích. Làm em liên tưởng đến câu anh hay nói của thầy Thích Nhất Hạnh là :" Hiểu là Thương mà Thương là phải Hiểu"❤
Em thay mặt con anh cám ơn anh vì đã may mắn tỉnh thức và lùi lại một bước để cho con không gian đc thở và đc là chính mình. 😂. Nỗi lòng từ một người cũng gánh vác quá nhiều sự kỳ vọng từ ba mẹ..
Con cũng từng là 1 người rất tự ti vì được so sánh nhất là người c trong gia đình và chưa từng ngồi xuống lắng nghe , con biết con giỏi cái gì và muốn cái gì nhưng vì muốn chứng minh với m.n thấy là con giỏi như nào mà bất chấp tất cả để chứng minh là con cũng giỏi mà , hiện tại bây giờ con đã đạt những gì con muốn nhưng con không vui và luôn có những khoảng cách với những người đã ko chịu ngồi xuống lắng nghe con trước đó nữa , ước gì họ có thể hiểu con sớm hơn !!!
Cảm ơn a rất nhiều vì những chia sẻ bổ ích trong hành trình đồng hành cùng con cái
Với em, một người thích chơi Rubik, bộ môn ông Quéo không thích. Lúc có đi học rất thích chơi rubik, cơ duyên thích chơi rubik giông như bạn nhỏ, khi sơ thích bùng cháy thì cày rubik ngày đêm tìm hiều những thứ liên quan để lên trình, đến khi nhận ra cục rubik mình là loại cùi (rubik chợ) em tự tiết kiệm tiền để mua đồ sịn để chơi, trở thành trùm trường về bộ môn này.
Điều em muốn nói là sự lắng nghe, hổ trợ cần thiết cho con mình chơi tới bến với thứ nó thích và nó lành tính. Nếu có sự lắng nghe lúc con nhận ra thứ con thích, đồng cảm với sự bùng cháy của con. Tôn trọng sở thích của con là điều rất quan trọng trong thời gian lớn lên và phát triển của con, đừng áp đặc kinh nghiệm bản thân người lớn, Nếu tương lai đừng để con mình xa lánh, không tâm sự, con không biết mình thích gì, mất đi ngọn lửa vào mọi thứ trong cuộc sống.
Kiên nhẫn với quá trình khám phá của con trẻ, quan sát cảm xúc và luôn là người bạn bên cạnh lắng nghe, chia sẻ và giúp đỡ con trên chặng hành trình phát triển
Cảm ơn anh Trí, anh Khương và đội ngũ phía sau vì chia sẻ này
Sau nhiều năm sống thì mình nhận ra rằng mỗi một lần không lắng nghe thân tâm của mình thì mình lại vô tình tạo ra một shadow. Shadow đó về sau sẽ ngầm ngăn cản một nỗ lực nào đó của mình. Nó dẫn đến nhiều lần burn out. Nó giống như khi bạn là một kẻ độc tài với bản thân thì bản thân sẽ ngầm tạo phản vậy.
Mỗi đứa trẻ là 1 hạt giống chả đưa nao giống đứa nào . Bản thân bạn Trí cũng k phải là người hoàn hảo . Bạn tự tin thì đúng về nhưng gì bạn đã từng và làm dc . Nhưng k có nghĩa mọi quyết định của bạn đều đúng đắn . Ngày hôm nay với nhận thức của mình bạn cho rằng quá khư đã có vài điều k chuẩn lắm và có thể làm dc tốt hơn . Nhưng bạn có nghĩ rằng 10 năm sau nhìn lại những lời hôm nay của bạn bạn cũng lại thấy chưa đúng lắm k ?? Trẻ con 4t đạp xe đi vèo vèo thì bt chứ có gì mà phải ố zè ?? Về kiến thức thì bạn nhiều hơn mình nhiều do bạn chịu khó học còn mình chịu khó chơi . Nhưng với gia đình và với con cái quan điểm của mình là dùng tcam cảm xúc chứ k phải dùng li trí hay kiến thức làm chủ đạo . Con mình thậm chí mình còn hạn chế việc các con đi học thêm ở lưa tuổi con nhỏ chỉ khi còn thấy cần và muốn học gì xin xỏ mình mới cho đi . Vì 1 đứa đi khi 3t đã biết đọc đi học lớp 1 đã làm thanh thạo toán giải hệ phương trình 2 ẩn như mình đủ trải nghiệm và hiểu việc biết trc mọi thứ nó tạo cảm giác nhàm chán và thiếu động lực như nào . Mình có 1 tuổi thơ nhiều màu sắc và hồn nhiên mình cũng muốn con mình như vậy . Bớt mang kiến thức vào cuộc đời con trẻ đi . Cái cây trong tự nhiên là cái cây đẹp nhất chứ k phải trong bồn bonsai
Cảm ơn anh vì video bổ ích , em cũng đang trên chặn đường sắp làm cha em xem video thấy rất phù hợp ở thời điểm này . Khi em xem hết video em cảm nhận như sau . Kiểu như trong cuộc sống mọi thứ đều có tích cực và tiêu cực thì trong cách dạy con của mỗi người chúng ta cũng vậy . Ví dụ : Ta nhìn game với 1 góc độ cho con chơi giải trí để biết để học hỏi thì lại khác với cấm đoán sợ con nghiện chìm trong đó , hãy để cảm xúc của những đứa trẻ được đơn thuần đơn giản hồn nhiên , nhưng đừng vì đôi lúc những thứ ta trải nghiệm đem ra dạy con quá sớm để giải thích hoặc giúp con trong khi tuổi đời con trẻ còn quá non nớt . Hãy lắng nghe và nhìn với góc độ tích cực những lời nói và hành động của con cái thay vì tìm điểm tiêu cực trong những thứ con trải nghiệm . Ta có thể vừa làm Cha vừa làm Bạn với con để con không bị thấy lạc lõng và bị áp lực . Cảm ơn anh rất nhiều vì video này .
theo dõi những video của anh lâu rồi, nhưng đây là video đầu tiên mà em thích nhất, tuy em vẫn còn đang là sinh viên, nhưng em có thể hiểu được hầu hết những kiến thức mà anh truyền tải. Cảm ơn anh nhiều lắm ạ, chúc kênh của anh cũng như lớp AYP ngày càng phát triển ạ!
Cám ơn a Trí đã cho e 1 luồng tư duy mới để nuôi dạy con!.
Video của anh Trí bao giờ cũng hữu ý với em🥰
Cảm ơn 2 anh rất nhiều. Em xem rất nhiều video của 2 anh nhưng đây là 1 video khiến e vỡ ra nhiều điều và giúp e gỡ rối được rất nhiều vấn đề hiện tại của e. Chúc 2 a thật nhiều sức khoẻ :)))
Cháu mình năm 4t - cho bé đi leo Chùa 1100 bậc thang, leo được vài bậc là kiểu:" con mệt quá, con muốn nghỉ"- "okela, con cứ làm điều con thích, mà con ngồi đây lát mọi người lên Chùa hết thì con chỉ còn 1 MÌNH nha" - Ảnh sợ nên leo 1 mạch ko than vãn gì nữa - đó là SINH TỒN nên đôi lúc cần để BẢN NĂNG xử lý
Cám ơn bạn Trí nhe!
Mình là mẹ của cậu bé 8 tuổi, cậu bé của mình có sở thích sưu tầm đồ cũ và sửa lại để cho chúng hoạt động lại được. Mình ko biết sở thích này có tốt hay ko cho sự phát triển của bé! Mình chỉ lo lắng là nhà mình ngày càng chứa nhiều đồ cũ ( vì bé 8 tuổi thì khả năng sửa được ko cao 🥹)
theo em, sở thích đó tốt nha, cùng cậu bé làm việc này nè. vui lắm á
Chị thử tìm hiểu tại sao con mình thích làm vậy xem, rồi đồng hành cùng nó trong việc đó, ý của em là, nếu sở thích đó kiểu như đem đồ cũ về nhưng có thể tái chế này nọ, chị có thể cùng con nghịch ngợm, cũng vui lắm á. Nhưng nếu con chị chỉ mang đồ về mà không có mục đích gì cụ thể thì cái đó mới đáng lo, bởi có một căn bệnh tâm lý của việc mang đồ đạc về nhà, thậm chí là mang rác về, cần sự can thiệp của bác sĩ tâm lý.
Cám ơn a Khương và a Trí. Câu hỏi của a Khương lúc gần cuối clip cũng là trăn trở của em. Và a Trí trả lời + ví dụ thực sự là điều tuyệt vời
Nghe tâm sự của anh Trí em thấy đồng cảm quá. Con em bây giờ gần 3t, mà đã phải sống xa em từ hồi nó 2 tuần tuổi. Nhiều khi em nghĩ em buồn lắm. Lỡ mất nhiều thứ quá.
đúng là mấy lời kích thích giống như thuốc giảm đau tạm thời thôi, sau đó nó sẽ mệt đến mức ám ảnh luôn. mà cái kiểu giảm đau tạm thời là không lành mạnh khi không thực sự cần thiết.
Rất cảm ơn và khâm phục anh Trí khi nói về những sai lầm của mình để chia sẻ với mọi người
🤶 Bác chào cháu Nguyễn hữu Trí 🤝
Hôm nay được xem chương trình này của cháu Bác nên cảm ơn cháu vì cháu BIẾT NHÌN LẠI NÓI LỜI XIN LỖI CON CỦA CHÁU!!! Nhưng đừng nói lời xin lỗi trên RUclips mà cháu NÊN CHỌN THỜI GIAN THÍCH HỢP 🌼 LỰA NHỮNG LỜI NÓI NÀO ĐÚNG VÀO CÁI TUỔI CỦA CON MÌNH🌼 CÁCH NÓI NHƯ THẾ NÀO ĐỄ CON CỦA MÌNH HIỂU ĐƯỢC ĐÂY LÀ LỜI XIN LỖI CHÂN THẬT VÀ CÓ Ý NGHĨA CHO CON MÌNH VÀ LUÔN CẢ MÌNH ( người cha hay người mẹ) nếu thấy cần thì nên làm ngay🙏🏽
NHỮNG ĐIỀU CHÂN THẬT LUÔN CÓ GIÁ TRỊ RIÊNG🙏🏽
Đối với người Châu Á: việc muốn nói lời xin lỗi xin lỗi con mình là KHÔNG NHIỀU🙏🏽
Bác rất vui khi được cháu Hữu Trí hồi âm cho Bác qua chuyến chạy marathon đầy năng lực của cháu vừa rồi🙏🏽 cháu đã chia sẻ cách truyền năng lượng cho cháu 🙏🏽 bác rất mong cháu vui lòng chia sẻ cho bác được hiểu rỏ hơn KHI CHÁU CẢM NHẬN ĐƯỢC TIẾP NĂNG LƯỢNG như thế nào?🙏🏽
Bác cảm ơn Hữu Trí đã và đang và tiếp tục có những chương trình HỮU ÍCH🙏🏽🌼
Và chúc cho cháu cùng GĐ được đầy đủ sức khỏe và an lành🙏🏽🌼
Và hẹn sớm có được sự hồi âm của cháu Hữu Trí nhé🙏🏽🌼
Đối với
Video của anh Trí rất hay ạ, tuổi thơ của e rất ám ảnh với việc học, mặc dù k phải học kém trong lớp, nhưng vẫn hay bị gđ trách móc, sau này nếu e có con e sẽ có cách hình thành tâm lý từ nhỏ theo một cách đồng điệu và lắng nghe con hơn.
Mấy thằng bé 2 tuổi mấy 3 tuổi trong xóm tôi chạy xe đạp ầm ầm…
-Ở đâu đó 4 tuổi chạy xe đạp… và cảm thấy kinh khủng khiếp
:))
hay thực sự anh ạ! Mỗi đứa trẻ đều sẽ là một thiên tài nếu được dạy dỗ đúng cách, và cách nuôi dạy của anh thực sự rất thuyết phục!
Câu hỏi của Khương đúng là câu hỏi mấu chốt: "làm sao để xác định được ranh giới giữa việc nuông chiều, dễ dãi với con và việc can thiệp quá mức". Để tránh những người áp dụng ngay và luôn phương pháp của anh Trí nêu mà không có sự nâng cấp về nhận thức của bản thân. Đến lúc đó, ví dụ thấy con thích chơi game điện thoại, thích xem titok, vậy là cứ ok, con cứ xem thoải mái đi, bô/mẹ thấy nó cũng có những mặt tốt mà, thì lúc đó cũng không chắc bố mẹ và con sẽ đi đâu về đâu. Mình thấy đọc cuốn sách "huấn luyện cảm xúc" của tác giả "Christina Sungaie Choi, Peck Cho" hoặc xem series "cha mẹ thay đổi" của vtv7 làm bước khởi đầu để từng bước hiểu hơn về phương pháp của anh Trí
Video này hay quá ông Quéo ơi! Anh Khương đặt câu hỏi cũng trọng tâm lắm. Cám ơn mọi người rất nhiều!!!
E hoàn toàn đồng ý với a Trí nhen, giới thiệu a Trí cuốn “Những đứa trẻ chín ép” có thể thú vị cho anh nhen, có những thúc ép mà người lớn lầm tưởng đến bất ngờ luôn!!
Em biết ơn 2 anh đã mang đến cho em một videos tuyệt vời và năm nay em 17 tuổi
Em rất thích các clip ảnh Trí chia sẻ về triết lí dạy con. Mong có nhiều clip về chủ đề này ạ
Xem video của Ông Quéo rất nhiều thì đây là video rất hay bắt buộc em phải share, vì rất nhiều phụ huynh gửi con đến học cũng hay tâm sự những vấn đề như ông Quéo nhắc đến và vẫn đang tìm cách tháo gỡ. Tks ông Quéo 😘
Cảm ơn anh trí, video rất ý nghĩa, nó giúp ích rất nhiều cho kiến thức của em ! Mong anh làm nhiều video về chủ đề như thế này ạ!
0
:)) mặc dù bố mẹ e như a lúc đầu nhưng ít nhất bây h cả nhà đã thay đổi tích cực hơn cảm ơn anh đã cho em các lối suy nghĩ hay vc làm con đường tương lai cho e
Mong con anh xem được và hiểu cho anh!!! Chúc anh một ngày tốt lành!
Cảm ơn anh Trí cùng ekip thật thật nhiều
"mình thích dạy con dựa trên sự tôn trọng cảm xúc cá nhân của con hơn ạ" Tâm sự của 1 người con dưới sự giáo dục bá đạo của mẹ kkkkk
Cảm ơn anh Trí đã tâm sự rất thật ạ!!!
tu truoc toi gio cu nghi a se la 1 nguoi bo rat tam ly nhung thi ra ai cung se co nhung lam lo cua rieng minh .rat cam on nhung chia se cua anh tri a
A Trí làm nhiều về chủ đề đồng hành cùng con nhé anh
4:00 hồi đấy suy nghĩ buồn cười mà anh :)) em hồi 13-14 mong có xe máy điện, xe máy phóng,... xong đến giờ cbi hết thời học sinh rồi lại quay lại đạp xe ngày gần 20 km đi học khá vui
Có khi nào việc phát triển 1 sở thích tự nhiên của cháu đên mức độ cao như cháu chơi Rubik cũng là kết quả của việc anh đã động viên cháu làm những việc như leo núi, đi xe đạp, chơi patin 1 cách nghiêm túc và tới cùng. Em cũng thắc mắc cùng 1 câu hỏi với anh Khương là: nếu cháu chơi 1 cái gì đó mà cháu nói là cháu thích nhưng tầm vài ngày 1 tháng cháu chán thì sao? cháu phải trải nghiệm sau sắc một thứ gì đó thì cháu mới biết cháu thích cái gì.
Đúng dồi e cx thắc mắc nhưng hình như anh Trí chưa trả lời thì phải
Cảm ơn anh đã ra 1 chiếc video hay như này.
Tuyệt vời, cảm ơn 2 anh
chia sẻ của 2 anh rất hữu ích ạ, e cảm ơn 2 anh. 2 anh cho e hỏi có bao nhiêu cách, thực hiện như thế nào để tìm hiểu bản thân hoặc 1 người nào đó như con mình một cách khoa học, vd như sinh trắc vân tay ạ? e theo dõi a.Trí chỉ xem 1 số video k hay xem hết nên k bix nội dung e hỏi có video chưa ạ, em cảm ơn ạ ^^.
Gần 1tr subs rồi, cố lên ad ơi!
haizz , em thấy thèm cảm giác có ba, muốn được có một người ba như anh :((
quy cho cùng là: im lặng - quan sát - hỗ trợ. Đừng áp đặt bất kì cái gì hết
Quá hay. Vy xem mà rần rần hết người
anh có thể làm riêng về 1 video cách học tiếng anh không ?
Nghe nhiều ta
B tra "dưa leo học tiếng anh" là có video chỉ học t.a hiệu quả nha😆
@@KhangNguyen-tz5oo cảm ơn bạn nhé
Bạn có thể tham khảo thêm bên thầy Năm (Web5Ngay)
Chia sẻ giá trị, cảm ơn anh rất nhiều ❤
Cảm ơn chia sẻ của anh. Rất có ích ạ
Anh ơi, làm sao để rèn một đứa trẻ cách sống gọn gàng, sạch sẽ vậy ạ? Em có một đứa em họ, nó lớp 7 rồi nên bướng và khó bảo lắm. Muốn nó thay đổi tính ở bẩn mà không biết phải làm sao. M.n biết phải làm sao thì giúp mình với, chứ mình bực quá đi mất😢😢😢
em cảm ơn anh vì tất cả
👍👍CẢM ƠN ANH TRÍ ĐÃ LÀM VIDEO HAY VÀ BỔ ÍCH💝💝💖💖💗💗💕💕
Hay và ý nghĩa anh a
Rất hay video hôm nay aTri, “chậm lại một nhịp” và sự thừa nhận mình đã hướng dẫn chưa đúng cho con ngày xưa 🥰 ngưỡng mộ a vì sự Dũng cảm
Thật sự rất hay ạ
Anh làm 1 bài về việc mấy đứa nhỏ bây giờ 3,4 tuổi nghiện điện thoại giúp em với anh. Cháu em giờ thấy nó ghiền quá mà em thấy nó hơi cấn á
Không biết đây có phải là trải nghiệm của riêng em về video này không? Hay là có bạn nào chung ý kiến với mình thì hãy cứ phản hồi với mình nhé.
----->Sau những lần anh Trí chia sẻ thì em sẽ cố gắng suy nghĩ và rút ra được những kết quả từ câu chuyện đó. Nhưng anh Khương thì khác, anh đưa ra những câu hỏi mà bản thân em thấy là hình như ảnh chưa hiểu được vấn đề anh Trí muốn chia sẻ là gì. Không biết đây có phải là 1 sự cố ý từ 2 người không nhưng bản thân em cảm thấy không được thoải mái khi nghe những câu hỏi như không hiểu vấn đề đó của anh Khương và không thoải mái là vì nó làm gián đoạn khả năng tập trung và khả năng phân tích của em khi nghe đến những chia sẻ tiếp theo của anh Trí (cũng có thể hiểu là sau khi nghe anh Khương hỏi thì em lại mất tập trung vào những điều anh Trí muốn chia sẻ).
Nên là riêng em lại thích những video mà chỉ có 1 mình anh Trí nói hơn.
Mình có 1 Ng bạn , mn nghĩ sao khi b ấy bị xhtd bởi chính cha đẻ khi còn nhỏ nhưng vẫn chăm sóc cho b ấy đến khi học hết cấp 3 ? B ấy là 1 hsg của trường tuy nhiên rất hay nghĩ đến việc tự tử tuy mình đã khuyên 1 vài lần hic
Cho mình hỏi sinh trắc vân tay dành cho con trẻ thì bé bao nhiêu tuổi sẽ có thể làm để cho kết quả chính xác nhất ạ.
Thanks a Trí !!!
Bài này hay thật
Em đã chia tay,và xa con,ko có điều kiện gần để dạy con ,em có xem mấy clips về con cái của anh rất hay và trải nghiệm,a có khóa nào để e cân đối và gửi con vào học khóa hè ko ạ
Cảm ơn bạn đã tin tưởng anh Trí và học viện. Đội ngũ mong được hiểu thêm về mong muốn của bạn để có thể đưa ra hỗ trợ phù hợp nhất. Bạn có thể trao đổi cùng đội ngũ tư vấn tại facebook.com/nghuutri #adminVT
Cảm ơn anh trí
em hiện tại là 1 người rất quan tâm người yêu nhưng quan tâm người yêu đến mức khiến bạn ấy bị ngộp á anh có thể chỉ em cách để khắc phục chuyện này mà vẫn quan tâm bạn ấy đc nhiều
Làm Giàu Không Khó quan trọng mình có chịu tìm hiểu hay không
thời đó thấy AYP của a quảng cáo a cứ ngỡ là đa cấp, thấy là em chặn, sau này mới biết là của a Trí á nha
Mô Phật... Hahaha
theo ý m cũng ko hẳn SAI, m chỉ xem đó là trải nghiệm trong quá trình đồng hành cùng con, coi như cả gia đình cùng học và điều chỉnh. Kĩ thuật của m là "không làm gì cả", chỉ quan sát, hỗ trợ khi con yêu cầu, theo kiểu Unschooling - Giáo dục tự chỉ huy (John Holt). Mỗi đứa trẻ, con người đều có những năng lực, khả năng riêng mà khi gặp môi trường phù hợp sẽ phát triển. Chia sẻ của 1 ng có 2 thằng ku (1 ku 5 tuổi đạp xe, nhào lộn, đu dây mà ko biết cách kể hết 1 câu chuyện, và 1 ku 3 tuổi biết ca hát, kể chuyện, tranh luận, nhắc khéo nhưng ghét chạy bộ, vẫn lạch bạch đạp xe 3 bánh).
mn cho mình xin đoạn nhạc nền trong clip với ạ
Nguyễn hữu trí mà ngồi với johnny trí nguyễn cũng vui lắm à nha 🤣🤣🤣
phải dũng cảm lắm mới chia sẻ được điểm yếu của mình trước đám đông huhu
A Trí ơi cho e hỏi xíu ạ tại sao nhà tuyển dụng cấp bậc manager lại chọn phỏng vấn e 16h vậy nhỉ
Chúc anh nhiều sức khoẻ ạ
Bạn phỏng vấn hayyyyy
Mình vẫn biết lạm dụng dopping là không tốt nhưng mình nói mãi ông sếp không chịu nghe.
Cho em xin phép hỏi anh và mọi người câu hỏi ngoài lề một chút ạ. Là việc đưa hình ảnh con cái của mình lên mxh là tốt hay xấu ạ. Và có nên che mặt các kiểu hay không ạ. 😂😂 Em biết câu hỏi này có hơi... nhưng mà em muốn có góc nhìn của mọi người ở đây ạ. Em cảm ơn.
em cũng sai lầm như a :(
=)) thực sự là khó có ai dạy con kiểu như a dc ă
how wonderful
Anh hỏi chung chung thế "Đi chơi có vui không" bố ai bết gì trả lời. Chẵng lẽ nói không vui.
hay thật đấy
Nội dung và tư tưởng trong video này của anh Trí, em thấy rất gần với quyển sách "NGƯỜI MẸ TỐT hơn là NGƯỜI THẦY TỐT" . Anh Trí đã biết cuốn này rồi chăng?
Chắc con anh đang xem video. Để hiểu ba mình hơn.
Có vẻ a Trí không hiểu ý của câu hỏi cuối mà khách mời đưa ra
Có bạn nào xem video sự bại hoại đạo đức dẫn đến nhấn chìm toàn bộ lục địa Atlantis hay chưa? Hãy làm việc Thiện và giữ vững Thiện tâm của mình nhé!
bảo sao sai , cứ liên tục dùng tâm lý thế sau này nó lớn lên nó cảm nhận nhiều hơn thì những việc đó làm hồi bé bỗng nhiên cảm thấy chán và không vui vẻ gì
Thì ổng nhận ra rồi đó!
Nói vậy tội người nông dân anh. Người nông dân ở quê thật thà chân chất. Thời gian đâu để họ cập nhật mấy món kích thích tăng trương ở chợ kim biên. Dưa leo trồng cung dê thu hoạch mà. 1 tháng là có trái liền
K thích màu sắc, k thích logic, đây là 2 cái đặc trưng ở 2 bán cầu não, chả lẽ k có não :))
❤❤❤
A Trí thao túng tâm lý hẻ :v
Cháu bình luận đầu ạ :))