Tiểu sử Giáo sư, nhạc sĩ, NSND NGUYỄN VĂN THƯƠNG 100 năm vẫn tỏa bóng làng nhạc Việt

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 15 май 2024
  • #nhạcsĩnguyễnvănthương #gsnsnguyễnvănthương #nguyễnvănthương
    Tiểu sử Giáo sư, nhạc sĩ, NSND NGUYỄN VĂN THƯƠNG 100 năm vẫn tỏa bóng làng nhạc Việt
    Cố Giáo sư - NSND Nguyễn Văn Thương là người thầy của nhiều thế hệ nhạc sĩ, từng làm giám đốc đầu tiên và có công lớn xây dựng, phát triển Nhạc viện Hà Nội. Ông cũng là người đầu tiên của giới âm nhạc được Nhà nước vinh tặng hai danh hiệu cao quý: NSND và Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 2 năm 2001). Cuộc đời sáng tác âm nhạc của ông luôn canh cánh nỗi niềm hướng về Nam...
    Giáo sư Nguyễn Văn Thương đã vĩnh viễn lìa xa đời sống âm nhạc cách đây 15 năm ở tuổi 84. Nhắc đến ông, người yêu nhạc thường nhớ ngay đến "Đêm đông", "Bình Trị Thiên khói lửa" và một số ca khúc khác, trong khi ông còn di sản âm nhạc đồ sộ với nhiều bản khí nhạc đáng nể, từng đại diện cho Việt Nam được nhiều nghệ sĩ nổi tiếng biểu diễn trên sân khấu quốc tế.
    Từ công chức bưu điện đến nhà soạn nhạc
    Nguyễn Văn Thương sinh ngày 22 tháng 5 năm 1919 tại Thừa Thiên Huế. Năm 9 tuổi, ông học đàn nguyệt và tự học ký xướng âm qua sách của Pháp. Năm 1936, tốt nghiệp Quốc học Huế, ông viết bài Trên sông Hương, cũng là một trong những tác phẩm tân nhạc đầu tiên ở Huế.Mùa hè năm 1936, sau khi đỗ bằng thành chung ở Huế, Nguyễn Văn Thương cùng một nhóm bạn thuê thuyền đi dã ngoại đêm trăng trên sông Hương, tắm táp và đàn hát cho nhau nghe. Chuyến đi ấn tượng đã mang lại cảm xúc cho bản nhạc đầu tiên của ông ra đời. Đó là bài "Trên sông Hương", mà theo ông là chuyển từ điệu thức thứ sang điệu thức trưởng vốn chưa nhạc sĩ Việt Nam nào thực hiện trước đó.
    Rồi ba năm sau, đêm giao thừa Hà Nội năm 1939, chàng sinh viên Nguyễn Văn Thương không tiền về Huế ăn Tết, lang thang khắp phố phường trong nỗi nhớ nhà tê tái. Nghe tiếng còi tàu vọng lên từ sân ga Hàng Cỏ, nhìn hành khách nhộn nhịp hồi hương, ông thấy mình lạc loài lạ thường, cô đơn lạ thường. Chân bước qua phố Khâm Thiên, bỗng gặp một cô đầu đang đợi khách. Đôi tay trần trắng tái giữa trời sương lạnh. Thấy ông lơ đễnh, cô có vẻ buồn, bước vào chiếc gương soi lại mình... Tình khúc "Đêm đông" ra đời trong đêm đó…
    Sau khi tham gia Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, Nguyễn Văn Thương hoà mình vào cuộc kháng chiến chống Pháp tái xâm lược. Năm 1948, đang công tác ở Nghệ An, ông nghe tin quê hương bị giặc Pháp tấn công, đàn áp dã man. Trong nỗi đau thương tột cùng ấy, tráng khúc "Bình Trị Thiên khói lửa" đã hình thành: "Hướng về Nam!/ Ai đã qua Đèo Ngang, đã sang Ba Rền, mến dòng Sông Gianh biết danh Lũy Thầy/ Giờ đây lửa cháy ngút trời./Máu nhuộm đồng xanh, ôi đau thương điêu tàn...".
    Không chỉ thành công các ca khúc, GS-NSND Nguyễn Văn Thương còn có đóng góp quan trọng vào nền khí nhạc khi kết hợp nhuần nhuyễn âm nhạc truyền thống dân tộc với kỹ thuật hiện đại, với cảm hứng chủ đạo là hướng về miền Nam như: "Đồng Khởi", "Nhớ về Nam", "Trở về đất mẹ", "Ngày hội non sông", "Buôn làng vào hội", "Vũ khúc Tây Nguyên", "Quê hương Tây Nguyên"…
  • РазвлеченияРазвлечения

Комментарии •