Thuốc điều trị tăng huyết áp, vì sao phải uống lâu dài?

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 18 окт 2024
  • #huyetap #thuochuyetap #tanghuyeap
    Bệnh Tăng huyết áp rất nguy hiểm vì gây nên rất nhiều các biến chứng như: nhồi máu cơ tim, suy tim; chảy máu não hay tắc mạch máu não; suy thận… Điều đó khiến cho bệnh nhân phải sử dụng thuốc hạ huyết áp uống hàng ngày để chữa trị. Vậy có phải uống thuốc huyết áp lâu dài hay không và vì sao lại phải dùng thuốc lâu dài? Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng nghe những chia sẻ của Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Tuyết Trinh Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City.
    Tác dụng của thuốc huyết áp là gì?
    Thuốc hạ huyết áp có tác dụng giữ huyết áp ở mức độ ổn định bởi căn bệnh cao huyết áp chính là kẻ giết người trong thầm lặng - chỉ cần một chút sơ xuất và chủ quan, bệnh nhân rất dễ bị đột quỵ, suy tim vì không kiểm soát được huyết áp.
    Khi uống thuốc tăng huyết áp, vì sao phải uống suốt đời?
    Thuốc huyết áp phải uống suốt đời vì mục tiêu của việc chữa trị tăng huyết áp chính là phòng tránh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Hơn nữa, duy trì việc dùng thuốc là để chống tái phát và hạn chế tối đa những chuyển biến xấu của bệnh.
    Người bệnh cần phải tuân thủ lịch uống thuốc bởi thuốc huyết áp được xem như một “người gác cổng” - giúp giữ cho huyết áp của bệnh nhân luôn trong trạng thái ổn định. Không nên vì thấy huyết áp đã bình thường, hoặc vì lười mà vô tình hay cố tình bỏ thuốc. Tại các bệnh viện, bệnh nhân nhập viện khẩn cấp do các biến chứng như đột quỵ, suy tim bởi huyết áp tăng đột biến là khá nhiều. Chính vì thế, dùng thuốc huyết áp là việc phải làm cả đời nếu đã mắc bệnh và có chỉ định điều trị của bác sĩ.
    Dùng thuốc điều trị tăng huyết áp thế nào cho an toàn?
    Để đảm bảo việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp mang lại hiệu quả cao nhất và hạn chế tối đa tác dụng phụ, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:
    Chỉ sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp khi được kê đơn bởi bác sĩ.
    Sử dụng đúng liều lượng đã được kê. Trong trường hợp quên thuốc, uống ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến thời gian uống liều tiếp theo, bỏ qua liều bị quên và uống liều kế tiếp như bình thường, không uống gấp đôi để bù lại liều thuốc đã quên.
    Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Điều trị tăng huyết áp là điều trị “cả đời”, trong suốt quá trình này, nhu cầu về chủng loại thuốc và liều dùng có thể khác nhau tùy từng giai đoạn. Tái khám định kỳ giúp điều chỉnh thuốc phù hợp với diễn biến bệnh cũng như phát hiện sớm các biến chứng của tăng huyết áp và tác dụng phụ của thuốc.
    Báo cho bác sĩ khi gặp các tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc điều trị tăng huyết áp. Cần đi khám ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng dị ứng: phát ban, khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.
    Thông báo với bác sĩ và dược sĩ tất cả các thuốc đang sử dụng (bao gồm cả thuốc kê đơn hay tự mua không theo đơn) để tránh các tương tác bất lợi.
    Vì sao nên uống thuốc huyết áp vào giờ cố định?
    Tính nhất quán trong thói quen dùng thuốc huyết áp chính là chìa khóa mang đến khả năng tối ưu hiệu quả điều trị. Sự dao động của huyết áp do không tuân thủ uống thuốc định kỳ (dùng thiếu 1 liều) thậm chí còn tệ hơn là huyết áp tăng cao. Vì vậy, bệnh nhân cần tạo lập ra cho mình thói quen uống thuốc vào đúng một giờ cố định mỗi ngày.
    Uống thuốc huyết áp vào giờ cố định để đạt kết quả điều trị tối ưu
    Các lưu ý để tăng hiệu quả chữa bệnh tăng huyết áp?
    Để việc chữa bệnh tăng huyết áp hiệu quả nhất, bệnh nhân ngoài việc tuân thủ thời gian và liều thuốc uống thì còn phải lưu ý thực hiện các điều sau:
    Không uống nhiều rượu, bia
    Bỏ thuốc lá
    Không thức khuya, tắm muộn
    Tránh căng thẳng
    Tăng cường vận động, luyện tập
    Ăn uống cân bằng dinh dưỡng.
    Tóm lại, điều trị tăng huyết áp là vấn đề rất quan trọng. Đa số các trường hợp thuốc hạ huyết áp cần uống hàng ngày và lâu dài. Bệnh nhân hoàn toàn có thể kiểm soát tốt sức khỏe nếu tích cực chữa bệnh và quan tâm đến sức khỏe chính mình một cách nghiêm túc.
    Đăng ký để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại: / @vinmechospital
    Liên hệ với Vinmec:
    Fanpage: / vinmec
    Website: www.vinmec.com
    TikTok: / benhvienvinmec
    Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
    vinmec.com/vi/...
    ------------------------
    Bản quyền thuộc về Vinmec
    Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup

Комментарии • 40

  • @tenkhong206
    @tenkhong206 3 месяца назад

    Bác sĩ nói đúng

  • @duocphamtruongtho4462
    @duocphamtruongtho4462 2 года назад +1

    Clip dễ hiểu, cảm ơn!

    • @VinmecHospital
      @VinmecHospital  2 года назад

      Cảm ơn bạn đã quan tâm

    • @trinhhieu87lnbg
      @trinhhieu87lnbg 6 месяцев назад

      Uống thuốc huyết áp cả đời có tác hại gì nhiều không bác sĩ

  • @chiutan2509
    @chiutan2509 7 месяцев назад

    Uống thuốc chước mấy jo mới có tác dụng ạ

  • @trinhhieu87lnbg
    @trinhhieu87lnbg 6 месяцев назад

    Bác sĩ ơi uống thuốc huyết áp cả đời thì ảnh hưởng nhiều không ạ

  • @hoaluuinh9743
    @hoaluuinh9743 9 месяцев назад

    Chính xác

  • @missbay9031
    @missbay9031 Год назад

    Bác sĩ vinmec tư vấn & giải thích rất hay và dễ hiểu. Xin cảm ơn!

    • @VinmecHospital
      @VinmecHospital  Год назад

      Xin cảm ơn bạn đã xem video. Chúc bạn sức khỏe và tiếp tục theo dõi các video của Vinmec để có thêm những kiến thức bổ ích trong chăm sóc sức khỏe.

  • @lethingoc9140
    @lethingoc9140 7 месяцев назад

    Cho tôi hỏi huyết áp của tôi 140/155/mạch 95 thì uống loại thuốc gì này tôi mới 48tuô

  • @alejandrobadillo64
    @alejandrobadillo64 3 года назад +1

    I wanna watch this video all day

  • @chucvitv123
    @chucvitv123 2 месяца назад

    Lúc đâu e uống 1 viên huyết áp 170 xog e uống 2 viên nó lên 180 sò e uông 3 viên khác nhau thì nó lên 190 e hỏi bác sĩ sao em càng uông càng lên vây

  • @huanly1214
    @huanly1214 Год назад

    Tôi bị mớ máu cao cực máu đông thinh thoảng phải uống 5 viên thuốc huyết áp một ngày mới xuống được mức ko cao máy là sao ko nhỉ

  • @Vuong-Duc-Thanh
    @Vuong-Duc-Thanh 6 месяцев назад +1

    Khi huyết áp của tôi tăng đến mức 140/85. Bác sĩ yêu cầu tôi uống Amlodipine 5mg/ngày.Sau khi uống thuốc một thời gian,huyết áp của tôi hạ xuống còn 110/70 và tôi thường bị choáng.Lúc đó,tôi mà tiếp tục uống thì chắc giờ này không còn có thể ngồi gõ bàn phím nữa rồi.Hàng ngày,tôi vẫn đo huyết áp đều đặn.Khi nào thấy huyết áp tăng lên 140/89 thì tôi mới uống 1 viên Amlodipine 5mg.

    • @baccaratlivestream8340
      @baccaratlivestream8340 20 дней назад

      Giảm nạp hóa chất dầu mỡ vô là huyết áp về bt thôi

  • @dole3727
    @dole3727 Год назад

    bs oi con 23 tuổi bi tang huyết áp cao con uống ngay 2 v thuốc huyết áp khi con uống vien thu 2 cam thấy mệt ra mô hôi co sao bs

    • @dungho9359
      @dungho9359 Год назад

      Thường thì thuốc huyết áp mổi ngày uống có 1 viên thôi

    • @CongNghiaKieu-ir1rf
      @CongNghiaKieu-ir1rf 10 месяцев назад

      Bạn sao r còn dùng uống thuốc ko

  • @scotttet5223
    @scotttet5223 4 года назад +1

    Tôi nghe nói có khoảng 200-300 thuốc huyết áp mà tôi không biết nào mà tốt

  • @luaninhthi5165
    @luaninhthi5165 Год назад

    Tôi uống thuốc huyết áp một năm rồi giờ thấy ổn định tôi bỏ thuốc có được không ạ

    • @haunguyen3084
      @haunguyen3084 9 месяцев назад

      Kh đc bỏ

    • @haunguyente1541
      @haunguyente1541 2 месяца назад

      Ráng uống đi tới khi nào hư gan hư thận rồi ngưng bạn

  • @nhungnhung6919
    @nhungnhung6919 3 года назад

    Uống huyết áp Losartan bị tác dụng phụ dạ dày và khó chịu vùng họng mình phải làm sao thưa bs

    • @VinmecHospital
      @VinmecHospital  3 года назад +2

      "Chào bạn;
      Losartan là một thuốc điều trị tăng huyết áp phổ biến, thường sử dụng bởi rất nhiều bệnh nhân. Nhìn chung thuốc được dung nạp tốt, tuy nhiên người bệnh cũng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc; bao gồm tụt huyết áp, chóng mặt, ban mẩn ngoài da, sưng phù mắt - họng,...
      Các triệu chứng bạn mô tả gặp phải sau khi uống thuốc khá chung chung (tác dụng phụ dạ dày, khó chịu vùng họng), do đó khó có thể xác định được có phải do thuốc gây ra hay không để có thể tư vấn cho bạn kĩ hơn.
      Nhìn chung, nếu bạn cảm thấy các triệu chứng trên gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn, bạn nên đến khám và trao đổi lại cùng BS điều trị để có biện pháp điều trị phù hợp cho vấn đề tăng huyết áp của bạn. Trường hợp bạn gặp phải các triệu chứng như sưng phù mắt - mặt, khó thở,... bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có thể theo dõi và xử trí kịp thời vì đó là dấu hiệu bạn gặp phải tác dụng không mong muốn nghiêm trọng của thuốc.
      Trân trọng

  • @chieunguyen5725
    @chieunguyen5725 3 года назад

    Cho hỏi .huyết áp tăng 170trên 140. Uống thuốc loại gi phù hợp

    • @VinmecHospital
      @VinmecHospital  3 года назад

      "Chào bạn,
      FDA đã phê duyệt nhiều loại thuốc điều trị cao huyết áp, bao gồm:
      - Thuốc lợi tiểu hoặc “thuốc nước”: Giúp thận thải thêm nước và muối ra khỏi cơ thể, đồng thời làm giảm lượng máu
      - Thuốc ức chế men chuyển đổi angiotensin (ACE) và thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARB): Làm giảm huyết áp bằng cách làm giãn mạch máu
      - Thuốc chẹn beta: Khiến tim đập ít hơn
      - Thuốc trực tiếp làm giãn mạch: Bao gồm thuốc chẹn kênh canxi và các chất làm giãn mạch máu trực tiếp khác
      - Thuốc chẹn alpha: Giảm các xung thần kinh làm thắt chặt mạch máu
      - Thuốc ức chế hệ thần kinh: Kiểm soát các xung thần kinh từ não để thư giãn các mạch máu.
      Dựa vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cac-thuoc-dieu-tri-cao-huyet-ap/?link_type=related_posts. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi đến Hệ thống Y tế Vinmec."

    • @thongkhanh9292
      @thongkhanh9292 2 года назад

      @@VinmecHospital cho e hỏi xíu uống thuốc cao huyết áp thường xuyên thì có phải giải độc gan ko ạ, tại e thấy da e dạo này vàng

    • @VinmecHospital
      @VinmecHospital  2 года назад

      Chào bạn, không có khuyến cáo cần uống thuốc giải độc gan trong trường hợp uống thuốc điều trị tăng huyết áp bạn nhé. Một số thuốc huyết áp có thể gây độc cho gan nhưng cũng có thể có nhiều nguyên nhân khác gây vàng da. Do đó, nếu phát hiện vàng da thì bạn nên tới khám để bác sỹ loại trừ các nguyên nhân cũng như có can thiệp điều trị kịp thời nếu cần thiết. Cảm ơn bạn.

    • @tantran364
      @tantran364 Год назад

      Xin cho hỏi là bệnh tăng huyết áp thời gian lâu sẽ biến chứng qua tiểu đường suy thận suy gan ... đó là do không uống thuốc hạ áp hàng ngày nên dẫn biến chứng,hay có dùng thuốc nhưng sẽ vẫn bị ?

  • @annavu-e4d
    @annavu-e4d 7 месяцев назад

    Thuốc Tây nói chung và các loại Thuốc Đông y ....
    chỉ là sự kinh doanh nhiều lợi nhuận nhất trên con người chúng ta .
    Nó là 1 nguồn lợi nhuận nhuận lớn nhất ....
    Tin vào sử dụng Thuốc là Tốn kém , ngu ngốc nhất....
    Chỉ có Tập luyện , ăn uống sinh hoạt...
    Là tốt Nhất không mất tiền ....
    Từ người giàu có lẫn nghèo khó vẫn tin vào Thuốc ....
    Thật đáng tiếc....
    ta

  • @MinhTran-qd8ic
    @MinhTran-qd8ic 3 года назад

    0:51 It’s not a problem, it’s a ME problem!

  • @phenguyen2760
    @phenguyen2760 2 года назад

    Phải hon

  • @ThanhTamGsm-wz8je
    @ThanhTamGsm-wz8je 2 месяца назад

    Bà chủ nhà kêu tôi Đi khám huyết áp

  • @VinhLe-ng1ge
    @VinhLe-ng1ge 3 года назад

    Dở hơi ko dùng đc

  • @SamSung-qh6ij
    @SamSung-qh6ij 3 года назад

    T

  • @HueHuynh-br9qu
    @HueHuynh-br9qu 3 месяца назад

    Ăăă

  • @MinhNguyen-yd9do
    @MinhNguyen-yd9do Год назад +3

    Nói cũng như không . Ai nói cũng được