Trả lời câu hỏi - Xuất gia gieo duyên - Ngày 22/12/2024 - Sư Cô Tâm Tâm thuyết giảng

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 10 фев 2025
  • Trả lời câu hỏi - Xuất gia gieo duyên - Ngày 22/12/2024 - Sư Cô Tâm Tâm thuyết giảng tại Tịnh Xá Trung Tâm
    ---------------------
    Các tin tức về Phật sự và bài giảng Vi diệu Pháp trên kênh RUclips Tịnh xá Pháp Huệ - Bình Tân, liên hệ Sơn: 0938.001.281; Zalo/Viber: 0938.001.281
    ---------------------
    Danh mục Bài giảng Vi Diệu Pháp và File mp3: • Danh mục bài giảng VI ...
    Bài giảng Vi Diệu Pháp năm 2018: • Vi Diệu Pháp 400 - Ngh...
    Bài giảng Vi Diệu Pháp năm 2019: • Vi Diệu Pháp 428 - Ngh...
    Bài giảng Vi Diệu Pháp năm 2021: • Vi Diệu Pháp 484 - Ngh...
    Bài giảng Vi Diệu Pháp căn bản năm 2022: • Vi Diệu Pháp căn bản 2022
    Bài giảng Vi Diệu Pháp năm 2023: • Vi Diệu Pháp 485 - Ngh...
    Bài giảng Vi Diệu Pháp năm 2024: • Vi Diệu Pháp 529 - Ngh...
    Bài giảng lẻ: • Tình Thương - Ngày 18/...
    Trích đoạn và phụ đề: • Của phi nghĩa không bề...
    Trả lời câu hỏi: • Video
    -------------------------------------------------
    Link tải các tập Kinh: drive.google.c...
    Link tải Bảng Chi Pháp: drive.google.c...
    Link tải bài Hồi hướng phước báu: drive.google.c...
    Link tải tài liệu khác: drive.google.c...

Комментарии • 12

  •  13 дней назад +1

    Nội dung các câu hỏi trong bài giảng này:
    1/ Câu 1: (1:21)
    Làm sao ứng với quả nghiệp bị hành hạ gián tiếp?
    (Giải thích vì sao hỏi câu hỏi này: Ở nhà ba con rất kỷ tính nên khi dẫn bạn về nhà con rất hay bị ba la, có khi ba la vì con không dọn dẹp cho bạn, có khi ba la vì bạn con không biết điều, có lúc vì bạn ngủ nhờ trong nhà, trước lúc bạn về con dọn nguyên tối vẫn bị ba la, hoặc có khi dẫn bạn về để ý sử dụng đồ theo ý ba mà vẫn có chuyện để ba la).
    2/ Câu 2: (3:33)
    Làm ở công ty con làm việc bán hàng, khi khách hàng liên hệ với con qua điện thoại để nhờ hỗ trợ thêm, nếu con trực tiếp hỏi sếp thì sếp sẽ khó chịu, có khi không có gì mà sếp nói khách hàng này không tử tế, khách hàng này không đàng hoàng, thậm chí có lúc còn tỏ vẻ không hỗ trợ khách hàng để con trả lời khách ra sao thì ra, tuy nhiên khi có 1 điều lạ là khi khách hàng gặp trực tiếp sếp thì sếp hỗ trợ và không nói gì. Như vậy, con thấy rằng do nghiệp quả của con bị ba la, bị chửi gián tiếp, chửi người khác mà con phải nghe. Như vậy con làm gì trong tình huống này?
    3/ Câu 3: (15:13)
    Tịnh xá Pháp Huệ có làm lễ xuất gia gieo duyên không? Vì con có tác ý muốn đến Tịnh xá Pháp Huệ được Sư cô Tâm Tâm xuống tóc xuất gia gieo duyên.
    4/ Câu 4: (18:03)
    Sư cô cho con hỏi: Con đọc tài liệu nào thì có nói chi tiết về phương pháp chánh quán như thực?
    5/ Câu 5: (18:47)
    Con xin hỏi: File kinh Cầu An con tự đọc tụng mỗi ngày ở nhà được không? Con đọc nhưng không có hương hoa, không có tôn tượng của Đức Bổn Sư có được không? Khi đọc có cần phải kiêng gì không? Xin Sư cô hướng dẫn giúp.

  • @TamNguyen-1977
    @TamNguyen-1977 17 дней назад +2

    Nam Mô Bốn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🙏🙏

  • @anhnguyen-hy3jb
    @anhnguyen-hy3jb 11 дней назад +2

    Nam mô bốn sư thích ca mâu ni phật...

  • @jackiewin4289
    @jackiewin4289 18 дней назад +2

    Nam Mo Bon Su thich Ca Mau Ni Phat 🙏🙏🙏.

  • @ThăngNguyễnVăn-v2s
    @ThăngNguyễnVăn-v2s 18 дней назад +2

    Adidaphat

  • @TinhanhnguyenBui
    @TinhanhnguyenBui 11 дней назад +1

    Nam Mô Đại Thừa Pháp Bảo Tôn Kinh Kinh Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật : ( Đoạn 3 ) :
    Hay thay, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ! Ngài đã đem tâm đại bi ban rải cho khắp chúng sanh bị khổ não bằng những lời răn dạy vô cùng chân thật. Và Ngài đã chỉ dạy Ta sự giáo hóa cứu độ các ngươi trong tương lai. Bậc thầy như vậy thật khó được gặp. Trong thâm tâm Ngài luôn thương tưởng chúng sanh trong cuộc đời xấu ác. Ngài cứu giúp họ thoát khỏi khổ đau và làm cho họ được an ổn. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vì các ngươi mà bố thí đầu, tai, mũi, tay, chân, thân thể… Ngài đã chịu biết bao khổ não để mang lại lợi lạc cho các ngươi.
    Đức Phật Di Lặc an ủi vô lượng chúng sanh bằng những lời khai đạo như vậy, khiến họ vô cùng hoan hỷ. Sau đó Ngài mới thuyết pháp. Trong số chúng sanh đó có người phước đức sung mãn, cung kính tin thọ và khát ngưỡng đại sư, họ muốn nghe pháp nên suy nghĩ : “ Nguồn gốc các khổ do 05 dục bất tịnh. Chúng ta nên từ bỏ lo sầu khổ não, biết pháp khổ vui đều là vô thường ”.
    Phật Di Lặc quán sát tâm của đại chúng khi ấy đều thanh tịnh, thuần thục. Ngài thuyết pháp Tứ đế, những người được nghe đồng thời đạt đạo Niết Bàn.
    Lúc bấy giờ Phật Di Lặc ở vườn Hoa Lâm. Vườn này có diện tích 100 do tuần, đại chúng đầy khắp vườn. Hội thuyết pháp lần đầu có 96 ức người đắc quả A La Hán. Đại hội thuyết pháp lần hai có 94 ức người đắc quả A La Hán. Hội thuyết pháp lần ba có 92 ức người đắc quả A La Hán.
    Phật Di Lặc đã chuyển pháp luân hóa độ chư thiên và loài người rồi, Ngài dẫn các đệ tử vào thành khất thực. Vô lượng chúng trời Tịnh Cư cung kính theo Phật vào thành Sí Đầu Mạc. Trong lúc vào thành, họ hiện vô số thần lực và vô lượng sự biến hiện. Thích Đề Hoàn Nhân cùng chư thiên cõi Dục, Phạm Thiên Vương cùng chư thiên cõi Sắc trỗi trăm ngàn loại âm nhạc ca ngợi công đức Phật và mưa tuôn những hoa trời, bột thơm Chiên đàn cúng dường Đức Phật. Họ dựng tràng phan, lọng che khắp các nẻo đường và đốt những loại hương thơm, khói tụ như mây.
    Khi Đức Thế Tôn vào thành, Đại Phạm Thiên Vương và Thích Đề Hoàn Nhân chắp tay cung kính nói kệ tán thán :
    Đấng Chánh biến tri Lưỡng Túc Tôn
    Trời người thế gian không sánh kịp
    Thế Tôn Thập lực rất hy hữu
    Ruộng phước tốt cao tột vô biên
    Ai cúng dường Phật sanh lên trời
    Cung kính đảnh lễ bậc tinh tấn.
    Lúc ấy, trời người, La Sát… trông thấy đại lực rộng lớn của Phật chinh phục tất cả. Ngàn vạn ức vô lượng chúng sanh đều rất hoan hỷ. Họ chắp tay ca ngợi :
    Vô cùng hy hữu ! Vô cùng hy hữu ! Công đức thần lực của Như Lai viên mãn không thể nghĩ bàn.
    Các trời người đem hoa sen đủ màu sắc xen lẫn và hoa Mạn Đà La để rải trên đất Phật. Hoa tụ lại cao đến đầu gối. Chư thiên trong hư không trỗi trăm ngàn âm nhạc ca ngợi công đức Phật. Từ đầu đêm đến cuối đêm, Ma vương luôn cảnh tỉnh mọi người rằng :
    Các ngươi đã được làm thân người, được gặp thời tốt đẹp, chớ nên ngủ nghỉ suốt đêm để tâm trí mê muội. Hoặc đứng hay ngồi, các ngươi cũng cần phải nỗ lực tinh tấn giữ chánh niệm, quán sát chân chính về 05 ấm, vô thường, khổ, không, vô ngã. Các ngươi hãy thực hành theo lời Phật dạy, chớ có buông lung. Nếu ai phát sanh nghiệp ác, sau này chắc chắn đưa đến hối hận.
    Khi đó trên các nẻo đường, nam nữ đều bắt chước nói theo :
    Các ngươi hãy thực hành theo lời Phật dạy, chớ có buông lung. Nếu ai phát sanh nghiệp ác, sau này chắc chắn sẽ hối hận. Hãy nỗ lực phương tiện, tinh tấn cầu đạo, chớ đánh mất pháp lợi lạc mà rong ruổi theo con đường sanh tử. Khó thay được gặp đấng đạo sư cứu vớt khổ não cho chúng sanh như vậy. Nhờ tâm kiên trì tinh tấn sẽ được Niết Bàn thường lạc.
    Các đệ tử của Phật Di Lặc đều đầy đủ oai nghi, thân đoan chánh. Họ nhàm chán sanh - già - bệnh - chết, học rộng, nghe nhiều, bảo vệ kho tàng chánh pháp, được lìa bỏ các dục như chim sổ lồng.
    Lúc bấy giờ Phật Di Lặc muốn đến chỗ trưởng lão Đại Ca Diếp, Ngài cùng 04 chúng vân tập đến núi Kỳ Xà Quật và tất cả đều trông thấy đại Ca Diếp trên đỉnh núi. Trong thâm tâm của đại chúng vô cùng kinh ngạc. Đức Phật Di Lặc ngợi khen :
    Tỳ Kheo Đại Ca Diếp là vị đệ tử lớn của Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Thích Ca Mâu Ni ở trong đại chúng thường ca ngợi, tán thán hạnh “ Đầu Đà Đệ Nhất “ của Thầy. Thầy thông đạt thiền định giải thoát tam muội, mặc dầu có nhiều thần lực nhưng tâm không cao ngạo, còn làm cho chúng sanh được nhiều hoan hỷ. Thầy luôn thương tưởng những chúng sanh bần cùng, hạ tiện, khổ não và cứu giúp họ hết khổ não, được an vui.
    Đức Phật Di Lặc ngợi khen nhục thân của Đại Ca Diếp :
    Lành thay Đại Ca Diếp ! Vị đại đệ tử của đấng có thần đức lớn Thích Ca Mâu Ni ở nơi đời xấu ác vẫn có thể giữ tâm tu tập. Mọi người thấy Phật Di Lặc ngợi khen Đại Ca Diếp nên có trăm ngàn ức người nhờ nhân này mà nhàm chán cuộc đời và đắc đạo. Họ suy nghĩ : “ Phật Thích Ca Mâu Ni ở trong cuộc đời xấu ác đã giáo hóa vô lượng chúng sanh, làm cho họ được đầy đủ 06 thần thông, thành tựu đạo quả A La Hán ”. Đạo tràng thuyết pháp rộng 80 do tuần, dài 100 do tuần. Những người ở trong đạo tràng này hoặc đứng hoặc ngồi, hoặc gần hoặc xa đều tự thấy Phật ở ngay trước mặt và chỉ thuyết pháp cho riêng họ mà thôi. Phật Di Lặc trụ thế 06 vạn năm. Ngài thương xót chúng sanh, làm cho họ được mắt pháp. Sau khi Ngài diệt độ, chánh pháp trụ ở đời cũng 06 vạn năm. Các ngươi hãy nên tinh tấn phát tâm thanh tịnh, phát khởi các nghiệp thiện, được gặp Phật Di Lặc như ngọn đèn sáng của thế gian, chắc chắn không nghi ngờ.
    Đức Phật dạy kinh này xong, Tôn Giả Xá Lợi Phất… đều hoan hỷ thọ trì, Đảnh lễ Phật mà lui ra. ( Hết Kinh )
    …….
    Trước khi viên tịch, Ngài ( Hòa Thượng Bố Đại - được xem là hóa thân của Đức Phật Di Lặc ) để lại một bài kệ :
    Di Lặc chơn Di Lặc
    Thiên bách ức hoá thân
    Thời thời thị thời nhân
    Thời nhân thường phất thức
    Nghĩa là :
    Di Lặc đúng thật là Di Lặc đây,
    Hoá thân trăm ngàn ức,
    Thường chỉ dạy cho mọi người,
    Mà mọi người không biết được.
    Lúc bấy giờ người ta mới biết Ngài là hoá thân của Phật Di Lặc và tạc tượng để thờ.

  • @TinhanhnguyenBui
    @TinhanhnguyenBui 11 дней назад +1

    Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo.
    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
    ( Mỗi Người hãy Tự Mình thấp đuốc lên mà đi, hãy Tự Làm Hòn Đảo Cho Chính Mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là Thường Trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ Tuyệt Đối “; Phật giác ngộ là Tự Mình, Do Trí “ Vô Sư, Chứ Không Phải Trí Hữu Sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của Tất Cả Các Pháp mà giác ngộ vì “ Tất Cả Các Pháp Đều Là Phật Pháp “, “ Như Lai Là Nghĩa Các Pháp Như Như “; “ Tất Cả Chúng Sinh Dù Hữu Tình Hay Vô Tình Đều Có Phật Tánh “; “ Tất Cả Các Pháp Đều Vận Hành Theo Lý “ Duyên Sinh “, “ Nhân Qủa “, “ Phước Nghiệp “……; Khi chiêm ngưỡng Tượng Phật, Chúng ta cố gắng Thường Hình Dung Đức Phật Đản Sanh ở Ca Tỳ La Vệ, Phật Thành Đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng, Phật Thuyết Pháp ở Ba La Nại và Phật Nhập Diệt ở Câu Thi Na; Đó Chính Là 04 Động Tâm, Tức 04 Điểm Kích Động Tâm Chúng Ta, Tác Động Căn Lành Chúng Ta Khiến Chúng Ta Phát Tâm Đến Với Phật. Nếu Chúng Ta Không Phát Được Tâm Bồ Đề, Đương Nhiên Không Thể Đến Với Phật, Không Thể Hiểu Phật Và Không Thấy Phật ).
    Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật.
    Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Mi Đà Phật ( Amitābha Buddha ).
    Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát Ma Ha Tát.
    Nam Mô Đại Thừa Vô Lượng Thọ Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát.
    Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
    Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả.
    Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả.
    + Chúng con xin nguyện : “ Lấy Pháp, Giới, Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới, Luật “.
    Nam Mô Đệ Nhất Về Tu Thiền Ly Bà Đa ( Kaṅkhārevata ) Tôn Giả.
    + Chúng con cố gắng giữ cho Thân, Khẩu, Ý được thanh tịnh, tỉnh thức trong từng sát na, hơi thở.
    Nam Mô Luận Nghị ( Hùng Biện ) Đệ Nhất Đại Ca Chiên Diên ( Mahā Kaccāna, Maha Kaccayana, Katyayana ) Tôn Giả.
    Nam Mô Phúc Lành Đầu Tiên, Phúc Điền Đệ Nhất ( s, p : Piṇḍola - Bharadvāja, 賓頭盧頗羅墮) Tân Đầu Lô Phả La Đọa Xà Tôn Giả ( Tân Đầu Lô Phả La Đọa Thệ ( 賓頭盧頗羅墮誓 ), Phả La Đọa ( s : Bharadvāja, 頗羅墮 ), Tân Đầu Lô ( 賓頭盧 ) hay Tân Đầu ( 賓頭 ); Trường Mi Tăng ( 長眉僧 ) hay Trường Mi Sa Môn ( 長眉沙門 ) ).
    Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Đại Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Tôn Giả.
    Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Bồ Tát.
    ( ……Dù Cha ra sao vẫn luôn là Đấng Sinh Thành - Dù Mẹ làm sao cũng luôn mang nặng đẻ đau ……).
    Nam Mô Tây Thiên ( Ấn Độ ), Đông Độ ( Trung Hoa ), An Nam ( Việt Nam ), Xiêm La ( Thái Lan ) Truyền Giáo Lịch Đại Tổ Sư Giác Linh.
    Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con Nguyện y giáo phụng hành :
    + Nam Mô Đại Thừa Pháp Bảo Tôn Kinh, Kinh : Ba Kinh Tịnh Độ ( Vô Lượng Thọ; Quán Vô Lượng Thọ; Tiểu Bổn A Mi Đà ); Bửu Tích; Đại Bổn A Mi Đà; Thập Lục Quán; Ban Châu Niệm Phật; Bi Hoa; Phương Đẳng; Hoa Nghiêm,……
    + Nam Mô Đại Thừa Pháp Bảo Tôn Kinh Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh : ( Trích Lược - Đoạn 1 ) :
    Nam Mô Tăng.
    Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
    Chúng Con Thành Tâm Tri Ân Công Đức Của Ngài Hạ Liên Cư, Cư Sĩ Minh Chánh, Thầy Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Đức Hạ Niệm và Các Qúy Tôn Đức Khác :
    Bốn mươi tám nguyện ( 48 ) của Vua Thế Nhiêu theo Đức Phật Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai xuất gia làm Sa Môn hiệu là Pháp Tạng - tiền thân của Đức Phật A Mi Đà - Khi Ngài tu Bồ Tát hạnh, đã phát tâm Vô thượng Chánh Giác, giữ nguyện thành Phật, tất được như Phật. Ngải đã phát thệ nguyện rằng :
    Con nếu chứng được Vô thượng Bồ Đề, thành Đẳng chánh giác rồi, cõi nước của Phật ở có đầy đủ vô lượng công đức trang nghiêm không thể nghĩ bàn, không có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh các loại. Nếu có chúng sanh trong ba đường ác cho đến từ địa ngục sanh về cõi con, thọ giáo pháp của con, tất thành A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, không đọa lại ba đường ác nữa. Được như vậy con mới làm Phật. Nếu không được như nguyện, thề không thành Vô thượng Chánh giác.
    1- Nguyện trong nước không có ác đạo.
    2- Nguyện không đọa ba đường ác.
    Khi con thành Phật, các chúng sanh ở mười phương thế giới sanh về cõi con, thân tướng sắc vàng ròng, đủ ba mươi hai tướng tốt, đủ tướng đại trượng phu, đoan nghiêm chánh trực, tất cả đồng một dung nhan, nếu có tốt xấu, hình thể sai biệt, thề không thành Chánh giác.
    3- Nguyện thân có sắc vàng ròng.
    4- Nguyện có ba mươi hai tướng tốt.
    5- Nguyện cho thân không sai biệt.
    Khi con thành Phật, các chúng sanh sanh về cõi con, biết rõ vô lượng kiếp trước. Thấy rõ những việc thiện ác đã làm. Nghe rõ sự việc khắp mười phương cả ba đời khứ lai hiện tại. Nếu không được như nguyện, thề không thành Chánh giác.
    6- Nguyện có túc mạng thông.
    7- Nguyện có thiên nhãn thông.
    8- Nguyện có thiên nhĩ thông.
    Khi con thành Phật, nếu có chúng sanh sanh về cõi con đều được tha tâm trí thông, biết được tâm niệm của chúng sanh xa cách trăm ngàn vạn ức cõi Phật, nếu không như vậy thề không thành Chánh giác.
    9- Nguyện có tha tâm thông.
    Khi con thành Phật, nếu có chúng sanh sanh về cõi con, được thần thông tự tại Ba la mật đa. Trong khoảnh khắc nếu không đi khắp trăm ngàn vạn ức cõi Phật để cúng dường, thề không thành Chánh giác.
    10- Nguyện được thần túc thông.
    11- Nguyện giáp khắp cúng dường chư Phật.
    Khi con thành Phật, nếu có chúng sanh sanh về cõi con, xa lìa tâm phân biệt, các căn tịch tịnh, nếu chẳng an trụ trong định tụ đến đại Niết bàn, thề không thành Chánh giác.
    12- Nguyện quyết định thành bậc Chánh giác.
    Khi con thành Phật, có quang minh vô lượng chiếu khắp mười phương chư Phật, gấp ngàn vạn ức lần ánh sáng của nhựt nguyệt. Nếu có chúng sanh nào thấy hay chạm được ánh sáng của con thì được an lạc, khởi từ tâm làm điều lành, sau sanh về nước con. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.
    13- Nguyện ánh sáng vô lượng.
    14- Nguyện chạm Quang minh được an lạc.
    Khi con thành Phật sống lâu vô lượng. Vô số Thanh văn và trời người trong nước cũng có thọ mạng vô lượng. Giả như chúng sanh ở ba ngàn thế giới thành bậc Duyên giác trải qua trăm ngàn kiếp để tính đếm, nếu biết được số lượng ấy, thề không thành Chánh giác.
    15- Nguyện thọ mạng vô lượng.
    16- Nguyện Thanh văn vô số.
    ......

  • @TinhanhnguyenBui
    @TinhanhnguyenBui 11 дней назад +1

    Nam Mô Đại Thừa Pháp Bảo Tôn Kinh Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh : ( Trích Lược - Đoạn 2 ) :
    Khi con thành Phật, vô số chư Phật trong vô lượng cõi ở mười phương thế giới, nếu không khen ngợi tên con, nói công đức quốc độ của con, thề không thành Chánh giác.
    17- Nguyện được chư Phật xưng tán.
    Khi con thành Phật, chúng sanh trong mười phương nghe danh hiệu con, hết lòng tin tưởng, nếu có điều lành nào, tâm tâm hồi hướng nguyện sanh về cõi nước con, cho đến mười niệm, nếu không được vãng sanh, thề không thành Chánh giác. Ngoại trừ những kẻ phạm tội ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp.
    18- Nguyện mười niệm tất vãng sanh.
    Khi con thành Phật, chúng sanh khắp mười phương nghe danh hiệu con, phát tâm Bồ đề, tu các công hạnh, hành sáu Ba la mật, kiên cố không lùi, lại đem các căn lành hồi hướng nguyện sanh về cõi nước con, một lòng nghĩ đến con ngày đêm không dứt, đến khi mạng chung, con cùng Thánh chúng Bồ Tát liền đến tiếp đón, khoảnh khắc sanh về cõi con được Bất thối chuyển. Nếu không được như nguyện, thề không thành Chánh giác.

    19- Nguyện nghe danh phát tâm.
    20- Nguyện lâm chung tiếp dẫn.
    Khi con thành Phật, chúng sanh trong mười phương nghe danh hiệu con, nhớ nghĩ nước con, phát tâm Bồ đề kiên cố không thối lui, trồng các căn lành, hết lòng hồi hướng sanh về Cực Lạc, đều được toại ý; nếu có ác nghiệp đời trước, nghe danh hiệu con hết lòng sám hối, làm các điều lành, lại trì kinh giữ giới nguyện sanh về nước con, mạng chung không lạc vào ba đường ác, liền sanh về nước con. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.

    21- Nguyện sám hối được vãng sanh
    Khi con thành Phật, nước con không có phụ nữ. Nếu có nữ nhơn nào nghe danh hiệu con, thanh tịnh tin tưởng, phát tâm Bồ đề, chán ghét nữ thân, mạng chung liền hóa thân nam tử sanh về nước con. Các loại chúng sanh ở thế giới mười phương, sanh về nước con đều hóa sanh trong hoa sen thất bảo. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.
    22- Nguyện trong nước không có người nữ.
    23- Nguyện nhàm chán thân nữ, chuyển thân nam.
    24- Nguyện Liên hoa hóa sanh.
    Khi con thành Phật, chúng sanh khắp mười phương nghe danh hiệu con vui mừng tin tưởng, lễ bái qui mạng, đem tâm thanh tịnh tu hạnh Bồ tát, chư Thiên và người đời hết lòng tôn kính. Nếu nghe danh hiệu con, sau khi mạng chung được sanh vào nhà tôn quý, các căn đầy đủ. Thường tu thù thắng phạm hạnh. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.
    25- Nguyện Thiên Nhân lễ kính.
    26- Nguyện nghe danh hiệu được phước.
    27- Nguyện tu thù thắng hạnh.
    Khi con thành Phật, nước con không có tên ba đường ác. Chúng sanh sanh vào nước con đều nhất tâm trụ vào chánh định. Không còn nhiệt não, tâm được mát mẻ, hưởng thọ an lạc, như Tỳ kheo lậu tận. Nếu còn khởi tưởng niệm tham đắm thân sau, thề không thành Chánh giác.
    28- Nguyện nước không có tên " Bất thiện ".
    29- Nguyện trụ Chánh định tụ.
    30- Nguyện vui như Tỳ kheo dứt sạch các lậu.
    31- Nguyện không tham chấp thân.
    Khi con thành Phật, chúng sanh sanh vào nước con, được vô lượng căn lành, thân thể vững chắc như kim cang bất hoại, thân mình đều có hào quang chiếu sáng. Thành tựu hết thảy trí huệ, biện tài không cùng tận. Rộng nói các pháp bí yếu, giảng kinh thuyết pháp, tiếng như chuông vang. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.
    32- Nguyện được Na la diên thân.
    33- Nguyện Quang minh trí huệ biện tài.
    34- Nguyện khéo nói pháp yếu.
    Khi con thành Phật, chúng sanh sanh vào nước con quyết chắc đến bậc Nhất Sanh Bổ Xứ. Trừ khi phát nguyện rộng lớn trở lại độ sanh, giáo hóa hữu tình, khuyến phát tín tâm, tu hạnh Bồ tát, hành nguyện Phổ Hiền, tuy sanh vào thế giới khác hằng lìa ác thú, hoặc thích thuyết pháp, nghe pháp, hay hiện thần túc, tùy ý tu tập thảy đều viên mãn. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.
    35- Nguyện nhất sanh bổ xứ.
    36- Nguyện giáo hóa tùy ý.
    Khi con thành Phật, chúng sanh sanh vào nước con, nếu muốn ăn uống, y phục hay các đồ cần dùng tùy ý liền đến. Nếu khởi niệm cúng dường mười phương chư Phật, liền được mãn nguyện. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.
    37- Nguyện y thực tự đến.
    38- Nguyện ứng niệm thọ cúng.
    Khi con thành Phật, vạn vật trong cõi nước con đều trang nghiêm thanh tịnh sáng chói, hình sắc thù thắng vi diệu không thể tả xiết, dù có thiên nhãn cũng không thể diễn tả hết vẻ đẹp về hình sắc, hình tướng lộng lẫy và số lượng chúng sanh ở đó v.v… Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.
    39- Nguyện trang nghiêm vô tận.
    Khi con thành Phật, vô lượng cây cảnh trong cõi nước con cao trăm ngàn do tuần. Cây làm đạo tràng cao bốn trăm vạn dặm. Các bậc Bồ Tát trung phẩm cũng có thể biết rõ. Nếu muốn thấy các cõi thanh tịnh trang nghiêm của chư Phật, tuy ở nơi cây báu cũng được thấy rõ vạn tượng như xem trong gương. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.
    40- Nguyện có vô lượng cây sắc báu.
    41- Nguyện cây hiện cõi Phật.
    Khi con thành Phật, cõi nước rộng rãi nghiêm tịnh, sáng chói như gương, chiếu khắp vô lượng vô số bất khả tư nghì thế giới chư Phật khắp mười phương, chúng sanh thấy rồi sanh tâm hi hữu. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.
    42- Nguyện chiếu suốt mười phương.
    Khi con thành Phật, cùng tột dưới đất, trên đến hư không, tất cả vạn vật cung điện, lầu các, ao nước, hoa cây v.v… trong nước đều do vô lượng bảo hương hiệp thành, hương thơm xông khắp mười phương thế giới, chúng sanh ngửi được đều tu Phật hạnh. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.
    43- Nguyện hương báu xông khắp.
    Khi con thành Phật, các bậc Bồ Tát trong mười phương cõi Phật, nghe danh con rồi đều được thanh tịnh giải thoát, Phổ đẳng Tam muội, các môn Tổng trì vào Tam ma địa cho đến thành Phật. Tuy ở trong định thường cúng dường vô lượng vô biên chư Phật vẫn không mất định ý. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.
    44- Nguyện phổ đẳng tam muội
    45- Nguyện trong định cúng Phật.
    Khi con thành Phật, các bậc Bồ Tát ở thế giới khác nghe danh con rồi chứng Ly sanh pháp, được các môn Đà la ni. Thanh tịnh hoan hỷ, an trụ trong thể tướng bình đẳng, tu Bồ Tát hạnh, đầy đủ trí đức mà không chứng được ba nhẫn, nơi Phật pháp mà không chứng được bậc Bất thối chuyển, thề không thành Chánh giác”.
    46- Nguyện được môn Tổng trì.
    47- Nguyện nghe danh đặng pháp nhẫn.
    48- Nguyện hiện chứng quả bất thối chuyển.
    ……
    Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sinh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng.
    Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải.
    Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng, nhất thiết vô ngại.
    Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả, chúng con và chúng sinh, đều trọn thành Phật đạo.

  • @NganLe-mb6bi
    @NganLe-mb6bi 16 дней назад +2

    NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

  • @TinhanhnguyenBui
    @TinhanhnguyenBui 11 дней назад

    Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo
    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    ( Mỗi Người hãy Tự Mình thấp đuốc lên mà đi, hãy Tự Làm Hòn Đảo Cho Chính Mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là Thường Trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ Tuyệt Đối “; Phật giác ngộ là Tự Mình, Do Trí “ Vô Sư, Chứ Không Phải Trí Hữu Sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của Tất Cả Các Pháp mà giác ngộ vì “ Tất Cả Các Pháp Đều Là Phật Pháp “, “ Như Lai Là Nghĩa Các Pháp Như Như “; “ Tất Cả Chúng Sinh Dù Hữu Tình Hay Vô Tình Đều Có Phật Tánh “; “ Tất Cả Các Pháp Đều Vận Hành Theo Lý “ Duyên Sinh “, “ Nhân Qủa “, “ Phước Nghiệp “……; Khi chiêm ngưỡng Tượng Phật, Chúng ta cố gắng Thường Hình Dung Đức Phật Đản Sanh ở Ca Tỳ La Vệ, Phật Thành Đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng, Phật Thuyết Pháp ở Ba La Nại và Phật Nhập Diệt ở Câu Thi Na; Đó Chính Là 04 Động Tâm, Tức 04 Điểm Kích Động Tâm Chúng Ta, Tác Động Căn Lành Chúng Ta Khiến Chúng Ta Phát Tâm Đến Với Phật. Nếu Chúng Ta Không Phát Được Tâm Bồ Đề, Đương Nhiên Không Thể Đến Với Phật, Không Thể Hiểu Phật Và Không Thấy Phật ).
    Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật.
    Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ Đương Lai Hạ Sanh Từ Thị Di Lặc Tôn Phật.
    Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
    Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta, Phú Lâu Na, Mãn Từ Tử ) Tôn Giả.
    Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả.
    + Chúng con xin nguyện : “ Lấy Pháp, Giới, Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới, Luật “.
    Nam Mô Đệ Nhất Về Tu Thiền Ly Bà Đa ( Kaṅkhārevata ) Tôn Giả.
    + Chúng con cố gắng giữ cho Thân, Khẩu, Ý được thanh tịnh, tỉnh thức trong từng sát na, hơi thở.
    Nam Mô Luận Nghị ( Hùng Biện ) Đệ Nhất Đại Ca Chiên Diên ( Mahā Kaccāna, Maha Kaccayana, Katyayana ) Tôn Giả.
    Nam Mô Phúc Lành Đầu Tiên, Phúc Điền Đệ Nhất ( s, p : Piṇḍola - Bharadvāja, 賓頭盧頗羅墮) Tân Đầu Lô Phả La Đọa Xà Tôn Giả ( Tân Đầu Lô Phả La Đọa Thệ ( 賓頭盧頗羅墮誓 ), Phả La Đọa ( s : Bharadvāja, 頗羅墮 ), Tân Đầu Lô ( 賓頭盧 ) hay Tân Đầu ( 賓頭 ); Trường Mi Tăng ( 長眉僧 ) hay Trường Mi Sa Môn ( 長眉沙門 ) ).
    Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Đại Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Tôn Giả.
    Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Bồ Tát.
    ( ……Dù Cha ra sao vẫn luôn là Đấng Sinh Thành - Dù Mẹ làm sao cũng luôn mang nặng đẻ đau ……).
    Nam Mô Tây Thiên ( Ấn Độ ), Đông Độ ( Trung Hoa ), An Nam ( Việt Nam ), Xiêm La ( Thái Lan ) Truyền Giáo Lịch Đại Tổ Sư Giác Linh.
    Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con Nguyện y giáo phụng hành :
    + Nam Mô Đại Thừa Pháp Bảo Tôn Kinh Kinh Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật : ( Đoạn 1 ) :
    Nam Mô Tăng.
    Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
    Chúng Con Thành Tâm Tri Ân Công Đức Của Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Ni Sư Thích Nữ Như Phúc và Các Qúy Tôn Đức Khác :
    Đại trí Xá Lợi Phất, bậc tướng vĩ đại trong pháp Phật, bậc theo đức Thế Tôn chuyển bánh xe pháp, vì thương thưởng chúng sanh nên bạch Phật :
    Bạch đức Thế Tôn ! Theo trình tự như trong kinh dạy, Bồ Tát Di Lặc sẽ hạ sanh làm Phật. Chúng con muốn nghe đức Thế Tôn dạy rõ về sự trang nghiêm cõi nước và thần lực công đức của Phật Di Lặc. Chúng sanh bố thí như thế nào ? Giữ giới thế nào và được trí tuệ gì để được gặp Phật Di Lặc ?
    Đức Phật bảo Xá Lợi Phất :
    Nay Ta giảng rộng việc này. Thầy hãy nhất tâm lắng nghe.
    Này Xá Lợi Phất ! Nước trong 04 biển cả giảm bớt một ít còn 3.000 do tuần, lúc ấy đất ở Diêm Phù Đề dài 10.000 do tuần, rộng 8.000 do tuần, bằng phẳng như gương gọi là Hoa Nhuyến. Cỏ phủ khắp mặt đất, các loại cây cối, hoa quả thật sum suê. Cây ở đây đều cao 30 dặm, thành phố nối tiếp nhau, gà có thể bay qua lại, tuổi thọ của con người là 08 vạn 04 ngàn năm. Họ có đầy đủ oai đức, trí tuệ và sắc lực an vui. Chỉ có 03 bệnh :
    1 - Đại tiểu tiện.
    2 - Ăn uống.
    3 - Già suy.
    Người nữ ở đây năm trăm tuổi mới kết hôn.

    Khi ấy có một thành lớn tên Sí Đầu Mạc, dài 12 do tuần, rộng 07 do tuần, vô cùng sạch sẽ, trật tự và tốt đẹp. Người ở trong thành này phước đức sung mãn và nhờ phước đức nên họ rất giàu sang, vui vẻ, an bình. Thành này có 07 báu và lầu gác, cửa lớn, sửa sổ, lan can đều do 07 báu tạo thành, lưới chân châu bao phủ lên trên, đường sá rộng 12 dặm, được quét dọn sạch sẽ, có đại lực Long Vương tên Đa La Thi Khí. Ao và cung điện của Long Vương gần thành. Vào lúc nửa đêm, trong ao này thường có mưa phùn để đầm bụi, vì thế mặt đất ướt sáng như thoa dầu, người đi đường không bị bụi bám. Đây là nhờ phước đức của dân chúng nên được như vậy. Đường sá khắp nơi đều có trụ ngọc minh châu cao 10 dặm, ánh sáng chiếu tỏa suốt ngày đêm phát ra từ trụ này nên không cần dùng đến ánh sáng của đèn đuốc. Từ những nẻo đường đến nhà cửa, thành ấp hoàn toàn không có một cục đất nhỏ nào, mặt đất được phủ thuần bằng cát vàng và có những đụn vàng bạc ở khắp nơi. Có thần đại Dạ Xoa tên Bạt Đà Ba La Xa Tắc Ca luôn bảo vệ và quét dọn sạch sẽ trong thành. Nếu có những vật dơ hay đại tiểu tiện thì mặt đất nứt ra tiếp nhận những vật dơ đó, xong rồi khép lại như cũ. Người nào sắp chết, tự nhiên đi đến giữa mộ mà chết. Đời sống thật an vui, không có những nạn trộm cắp, giặc cướp hay oán thù. Làng mạc, phố xá không ai đóng cửa, cũng không buồn phiền vì những nạn binh đao, nước, lửa hay độc hại, đói khát. Người người sống với nhau bằng tâm từ ái, cung kính, thuận hòa. Họ chế phục các căn, nói năng khiêm tốn.
    Này Xá Lợi Phất ! Ta nói tóm tắt cho thầy nghe về sự an vui, giàu có tại thành ấp ở cõi nước kia. Trong những ao, suối, vườn, rừng nơi đây, tự nhiên có nước 08 công đức và trên mặt ao phủ đầy hoa sen đủ màu sắc : xanh, hồng, đỏ, trắng xen nhau rất đẹp; bốn phía ao có 04 bậc thềm bằng châu báu. Có nhiều giống chim tụ tập lại thường trú ngụ nơi ao, hót líu lo tạo thành âm thanh tuyệt diệu như chim thiên nga, chim uyên ương, chim công, chim phỉ thúy, chim anh vũ, chim xá lợi, chim cưu na la, chim kỳ bà kỳ bà… Và còn những loài chim khác hót hay tuyệt vời, không thể tính hết. Trong nước có đầy cây thơm, quả ngọt. Bấy giờ trong Diêm Phù Đề thường có mùi hương tuyệt hảo, giống như là núi hương, chảy ra những vị ngọt thơm ngon trừ bệnh hoạn. Mưa nhuần thấm theo thời tiết nên lúa gạo tốt tươi, không sanh ra loài cỏ dại mà chỉ thuần một loại lúa ngon, dùng công sức rất ít, thu hoạch lại nhiều, người ăn cảm thấy thơm ngon, tăng nhiều khí lực.
    ......