1. Bạn này nói về chu trình Nitrogen là đúng ==> chu trình này rất đơn giản, nhưng vô cùng quan trọng, mình sẽ giải thích thêm bên dưới. 2. Bạn này không giải thích được tại sao khi thay nước lại phải châm thêm vi sinh ==> Mình đoán là do bạn chưa hiểu kĩ chu trình Nitrogen. Không hiểu cách vi sinh hoạt động. 3. Bạn cũng không giải thích được vi sinh có sinh trưởng hay không, làm sao biết vi sinh trưởng ==> Do không hiểu cách vi sinh hoạt động. GIẢI THÍCH THÊM VỀ NITROGEN: Môi trường sống của cá là NƯỚC. Và môi trường sống LÝ TƯỞNG của cá là NƯỚC không chứa ammonia(NH3+, NH4), Nitrit (NO2), Nitrat (N03). Vậy nhiệm vụ của chúng ta khi nuôi cá là luôn kiểm soát hàm lượng AMMONIA, NITRIT, NITRAT ==> Lý tưởng là các chỉ số này về 0. Mua các que test AMMONIA, NITRIT, NITRAT để biết chỉ số các chất này trong nước là bao nhiêu. Để đưa các chỉ số AMMONIA, NITRIT, NITRAT về 0 ta có 2 cách: thay nước, dùng vi sinh. Vi sinh AMMONIA sẽ ăn AMMONIA và thải ra NITRIT. Vi sinh NITRIT sẽ ăn NITRIT và thải ra NITRAT. Không có con vi sinh nào ăn được NITRAT cả, chỉ có thay nước hoặc dược cây xanh hấp thụ. VI SINH Trong bể cá sẽ có rất nhiều vi sinh, lợi có hại có, kể cả 2 con vi sinh ở trên, vi sinh AMMONIA và vi sinh NITRIT. Nhiệm vụ của chúng ta là tạo môi trường sống cho vi sinh AMMONIA và vi sinh NITRIT, đồng thời loại bỏ vi sinh có hại (vi khuẩn). 1a. Để nuôi vi sinh AMMONIA và vi sinh NITRIT: ta cần có bề mặt để vi sinh bám vào, ví dụ như: bio media (không biết gọi tiếng việt là gì, google Filter Media). 1b. Vi sinh AMMONIA và NITRIT sẽ hấp thụ thức ăn trong nước vì vây ta có thể nuôi và lưu giữ lại 2 loại vi sinh này ở một ngăn chứa riêng để khi thay nước, 2 loại vi sinh này không mất đi. 2a. Để loại bỏ vi sinh có hại (vi khuản): ta dùng tia UV ==> Vậy tia UV có giết vi khuẩn có lợi hay không? CÓ. Đọc phần QUY TRÌNH SETUP. 2b. Vi sinh có hại (vi khuẩn) một số bơi lơ lửng trong nước, một số bám lên bề mặt filter. Nói cách khác, về mặt sinh học và môi trường sống, chúng hoàn toàn giống vi sinh có lợi. Tuy nhiên diểm khác biệt là vi sinh có hại sẽ trực chờ cơ hội để tiếp xúc trực tiếp lên cơ thể cá và xâm nhập vào cơ thể cá để gây bệnh. QUY TRÌNH SETUP HỆ THỐNG LỌC: Muốn giữ được vi khuẩn có lợi, và loại bỏ vi sinh có hại, thì quy trình setup hê thống lọc như sau: Hút nước ==> Lọc phân, cặn bã, các vật thể có thể thấy được bằng mắt (gọi là Mechanic Filter) ==> Cho nước đi qua than hoạt tính (có thể bỏ qua bước này, công dụng than hoạt tính để khử mùi tanh, loại bỏ chlorine) ==> Cho nước đi qua media filter (đây là nơi vi sinh sống, kể cả vi sinh lợi và hại) ==> Cho nước đi qua đèn UV (tia UV sẽ làm thay đổi ADN của vi sinh, làm cho chúng không sinh sản được và chết) ==> Đưa nước trở lại hồ cá. LƯU Ý: 1. Trong giai đoạn 1 tháng đầu setup hồ cá, phải đàm bảo TẮT đèn UV ==> để giữ lại vi sinh có lợi. 2. Làm sao biết vi sinh AMMONIA và vi sinh NITRIT đã hoạt động và sinh trưởng trong hồ cá? rất đợn giản, dùng que test AMMONIA và NITRIT để kiểm tra 2 hàm lượng này trong nước. Nếu 2 hàm lượng này về 0, nghĩa là vi sinh đang hoạt động. 3. Làm sao biết khi nào nên thay nước? Test hàm lượng NITRAT, vượt qua ngưỡng cho phép thì thay nước. Google để biết hàm lượng NITRAT bao nhiêu cá sẽ không chịu được. Sau khoảng 2 chu kì thay nước, ta biết được thời gian chu kì thay nước thì không cần test NITRAT nữa. 4. Vệ sinh Mechanic Filter, 1 tuần/lần. 5. KHÔNG được rửa Media Filter, vì đây là nơi vi sinh sinh sống. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian 3-6 tháng thì media filter cần phải được thay thế vì bề mặt của Media filter bị tắc nghẽn, không thông thoáng, không còn là chỗ lý tưởng cho vi sinh sinh sống.
Cám ơn anh đã chia sẻ và góp ý rất chi tiết cho kênh, em xin phép được ghim bình luận của anh lên đầu mục bình luận để anh em học hỏi thêm :D. em sẽ nghiên cứu thêm những góp ý của anh để áp dụng khi làm video sau :D
* CHUYÊN SÂU * * ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA pH, kH, gH * pH: Là chỉ số để đo mức độ axit của nước. Ở góc độ thuỷ sinh, chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau. Mỗi loài động vật đều cần duy trì chỉ số pH ổn định trong máu, ví dụ máu người có pH 7.4. Cá cũng vậy, mỗi loài cá sẽ có thể thích nghi và sống tốt ở môi trường nước có mức chỉ số pH khác nhau ==> Điều quan trọng nhất là chỉ số pH không được thay đổi đột ngột trong khoảng thời gian ngắn (Đối với cá, chúng sẽ không sống được nếu độ pH thay đổi quá 0.3 chỉ số trong 24 giờ ) TẠI SAO CÁ KHÔNG CHỊU ĐƯỢC KHI pH THAY ĐỔI ĐỘT NGỘT? Vì độ pH của nước thẩm thấu vào máu của cá ở mức độ tế bào da => dẫn tới độ pH trong máu của cá thay đổi. Cơ thể cá cần thời gian và năng lượng để thích nghi với mức độ pH thay đổi trong máu của cá. LÀM SAO ĐỂ TRÁNH pH TRONG NƯỚC THAY ĐỔI ĐỘT NGỘT? Đó là nhờ kH và gH. kH: là chỉ số carbonate hardness. Nói cách khác, là nồng độ ion HCO3 trong nước. HCO3 có tác dụng trung hoà axit => Nồng độ này giúp nước có khả năng bảo vệ tránh chỉ số pH giảm đột ngột (nước bị axit hoá). Khi pH giảm đột ngột, cá sẽ bị 2 vấn đề: sốc pH, và nhiễm axit (nếu pH quá thấp). gH: là chỉ số general hardness. Nói cách khác, là làm lượng khoáng chất (canxi Ca, magie Mg, khoáng chất khác) có trong nước. Tất cả động thực vật đều cần khoáng chất để sinh tồn, trong đó có cá. ==> gH ngoài việc giúp pH tránh giảm đột ngột còn có tác dụng bổ sung khoáng chất cho cá. kH, gH CÓ GIẢM ĐI THEO THỜI GIAN KHÔNG? CÓ. Quá trình phân huỷ phân cá, cây chết sẽ sản sinh ra axit => Lúc đó lượng axit sẽ được trung hoà bởi carbonate HCO3 ==> dẫn đến hàm lượng kH giảm. gH sẽ giảm theo thời gian vì cá và cây sẽ hấp thụ khoáng chất cho quá trình sinh học của chúng. LÀM SAO ĐỂ BỔ SUNG kH, gH? 1. Dùng phương pháp hoá học. Mua các sản phẩm bổ sung kH (carbonate), gH (mineral, khoáng chất). 2. Bổ sung đá vôi (LimeStone), các loại đá khác. LÀM SAO ĐỂ THEO DÕI CHỈ SỐ kH, gH? Dùng dụng cụ test.
Cảm ơn bạn Nhan Bach và Green Happiness đã cho mọi người hiểu thêm về vi sinh và cách thức chu trình nito. Mình muốn hỏi thêm 1 chút về các loại vi sinh này để có thể hiểu rõ và vận dụng tốt. Các bạn có biết các loại vi sinh này là vi khuẩn yếm khí hay hiếu khí không vậy. Theo mình nghĩ, môi trường trong lọc thùng là môi trường yếm khí còn môi trường trong lọc tràn là môi trường thoáng khí. Vậy nếu sử dụng lọc thùng thì chúng ta nên sử dụng loại vi sinh nào, tương tự như vậy đối với lọc tràn. Ngoài ra, nếu chỉ sử dụng lọc thùng, các vi khuẩn yếm khí có thể phân huỷ hiệu quả không? Cảm ơn các bạn
@@vubaotrung868 1. Bạn nên mua dụng cụ test Ammonia (NH3), Nitrit (NO2), Nitrate (NO3) để kiểm soát và biết được các vi khuẩn đã phát triển đầy đủ hay chưa. 2. Vi khuẩn hiếu khi/ yếm khí mà bạn đề cập nghĩa là một số vi khuẩn cần oxy để sống, một số vi khuẩn không cần. Đa số đều cần oxy. ==> Lưu ý oxy vẫn được hoà tan trong nước (ít hay nhiều mà thôi). Cho nên vi khuẩn sinh sống trong thùng lọc không có nghĩa là chúng không cần Oxy. 3. Bạn tham khảo biểu đồ sau để biết khi nào vi khuẩn đã phát triển đầy đủ: www.google.com/url?sa=i&url=http%3A%2F%2Fwww.centrevilleaquarium.com%2Fthe-nitrogen-cycle%2F&psig=AOvVaw3pKEv7Hnnl_o76Mz9Te-XP&ust=1630472968573000&source=images&cd=vfe&ved=0CAsQjRxqFwoTCKiY7qO_2vICFQAAAAAdAAAAABAD 4. Vi khuẩn luôn có 2 loại tốt và xấu. Để cá sinh tồn được với vi khuẩn xấu thì CẦN: MỘT là làm giảm sự phát triển của vi khuẩn bằng cách dùng tia UV, HAI là tăng sức đề kháng của cá, hay nói cách khác không để cá bị STRESS => Muốn cá phát triển tốt cần đảm bảo Ammonia về 0, Nitrit về 0 và Nitrate dưới 20ppm. Nhiệt độ và pH không được đột ngột thay đổi
Chứ kh phải các chủng vi khuẩn yếm khí sẽ hấp thụ NO3 và chuyển hóa thành N2 hả a? Nếu kh khử hoàn toàn được Nito thì sao gọi là chu trình Nito được ạ? ( mong anh giải đáp thắc mắc)
Công nhận anh có kiến thức sâu rộng về thủy sinh. Rồi cách diễn đạt, truyền đạt kiến thức cũng rất là dễ hiểu và thân thiện 💙 Rất thích phong cách của anh 💯💯💯
Quá chi tiết cho những a e nào còn lăn tăn về vấn đề vi sinh phát triển ntn ở trong bể, chu trình Nitrat hoá.... Hiểu biết đủ về vấn đề này, chắc chắn sẽ ko có ai gặp cảnh cá - tép của mình bị chết lai rai nữa thầy nhỉ??? 🙂
Hehe, cám ơn đại ka đã chia sẻ quan điểm. Thực ra giữa việc hiểu biết và hành động em thấy cũng k hoàn toàn giống nhau. Nhiều anh em cứ thích vào nước xong phải thả cá ngay thì phải chấp nhận rủi ro thôi :))))
nào a làm kiểu natural cho bể 644 tiếp đi , e đang tính set mà coi qua mấy video trên kênh thấy nó ko hợp thẩm mỹ lắm P/S : Chúc kênh anh ngày càng thành công nhé 🥰🥰🥰
anh Tuấn cho em hỏi chút về khuẩn PSB, như anh nói PSB là khuẩn quang hợp thì trong lọc thùng không có ánh sáng thì khuẩn này có sống được không? nếu không sống được thì có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nước không, vì khuẩn chỉ sống được ở môi trường trong bể. thank ciu anh!
Chào anh, cho em hỏi xíu trên thị trường có rất nhiều vật liệu lọc từ bình dân đến cao cấp nhưng gần như chúng chỉ chứa được nhiều vi sinh hiếu khí còn yếm khí thì em chưa thấy sản phẩm nào nổi bật cả. Anh có thể chia sẻ cho em vật liệu lọc nào có thể chứa được nhiều vi sinh yếm khí không ạ. Cảm ơn anh về những bài chia sẻ bổ ích
Cháu châm vi sinh vào bể cá vàng 3,4 ngày r mà k thấy nước trong , phân cá vị tan ra nhiều làm đục thêm ạ. Liệu có phải vi sinh chết hay cháu làm sai cách k ạ? Cháu mới chơi nên cần kinh nghiệm ạ ! Chúc chú nhiều sk ạ .
bao nhiêu kg thì làm s mà nói đc, tuỳ bạn chơi bố cục gì nữa, phân nền lâu lắm, chơi chán bố cục đó thì lật hồ, nếu tiết kiệm thì dùng lại nền, k thì mua mới
@@GreenHappiness2112 mình cứ 2 tuần mình thay nước, không biết có phải do sưởi mình để nhiệt độ cao quá ko. Hôm mình thay nước thấy nhiệt độ ở 30 - 32 độ
Vi sinh cao cấp của nước ngoài mới khác biệt thôi bạn, còn vi sinh VN mình thì same same nhau thôi, bạn cứ trải nghiệm nhiều thì sẽ thấy cái nào dùng OK, còn bạn hỏi loại nào tốt thì 9 người 10 ý. Còn vi sinh châm đúng liều lượng theo HSSD thì loại nào cũng an toàn với cá, kể cả với cá săn mồi bạn đang nuôi.
Chào anh, hồ ngoài trời nếu anh đổ một lượt vi sinh rồi theo dõi, đa phần hồ ngoài trời thoáng hơn trong nhà nên tốc độ phát triển của vi sinh cũng nhanh tuy nhiên hồ bị nắng chiếu nhiều bị lên rêu tảo xanh dẫn tới cạnh tranh oxy làm cá và vi sinh vật khó phát triển
Hồ em đang dùng psb của saki biotech em đang định chuyển qua stability. Vậy có cần phải luộc vll hay nền ko anh? Em có đọc vài cái forum nói trộn chung hai hãng vi sinh không sao 🧐
Chào anh, vd anh thả tép màu vào bể sau 1 thời gian chúng nó đẻ lai lung tung sẽ ra kiểu hình không đẹp, màu sắc xấu. Anh em ở shop họ vẫn bán gọi là tép loạn màu đó ạ. Ngoại trừ vấn đề này ra thì tép không đánh, giết nhau nên thả chung được
chưa bỏ sót 1 video nào của bạn, tiện đây cho mình hỏi chút bể 90 45 45 của mình mới thả đàn xecan 60 con hôm đầu tiên thả thì nó bơi đàn ác lắm mà đến hôm nay thấy nó tách đàn hết rồi, liệu có phải mình thả nhiều cá quá lên nó tách ra không, bể nhỏ 45 mình thả 10 con thì thấy nó bám bám đàn cả ngày
nền em trồng chân châu ngọc trai mà thấy nó lớn lên chậm với bị rêu nâu thì có nên xài phân nền để cây mọc nhanh vs mua thềm tép diệt rêu ko anh . Giúp em với a
A cho e hỏi bể e 644 chạy lọc 604b 2 lít matrix 1 lít neo 220ml purigen còn lại full bông… vi sinh e chơi extra bio.. nhưng sao e chạy lọc 3 ngày rồi bể vẫn phủ trắng k trong đc ạ
@@nguyenminhhoang603 trước tiên thì bể bạn sẽ sủi bọt trắng dày đặc. Rồi sau đó sẽ có mùi thối do extrabio giết sạch stability trong bể. Muốn loại bỏ hết extrabio thì phải luộc lại vll(khoảng 30') luôn đó bạn. Mình đã từng trải nghiệm r, nên từ đó không dùng extrabio nữa luôn
Chào anh, anh xài UV kiểu gì ạ, nếu có hộp UV riêng thì nó chỉ đốt những gì trong nước đi qua thôi. Vi sinh bám vào nền và vật liệu lọc nên không sợ anh nhé. Nhà sản xuất họ sẽ có hướng dẫn bật bao nhiêu lâu theo thể tích hoặc tình trạng của bể
Bể em 9045 thả khoảng 30 chục ốc. Tầm 50 cá chủ yếu sóc đầu đỏ Tam giác. Mà thấy nhiều phân cá quá.hút phân hôm trước hôm sau đã thấy khá nhiều rồi. Như thế có phải vi sinh chưa ổn định lên không phân hủy được phân cá phải k ạ
Psb là dòng sinh vật tự dưỡng. Tức xử lý chất thải vô cơ hấp thụ cần ánh sáng và Co2 không cần Oxi nhiều. Còn nếu muốn xử lý đầu vào hữu cơ như phân huỷ nhanh các cái (Mà mắt thuờng nhìn thấy ý lá cây , mùn bã, nước đục, và ngửi thấy như tanh hôi) thì dùng vi sinh dị dưỡng như dòng Bacillus . Bạn xem mác chai Multibio là họ dùng vi sinh nào. Nếu là Bacillus thì dùng còn Loại "..Somonat" hay "....Bacteria" (Hai dòng này là phải sục khí liên tục) thì không cần.
Mua vi sinh microbacter 7 của lovefish aqua kìa, siêu tốt siêu trong nước mà còn tốt cho cây thủy sinh nữa vì nó có đặc trưng riêng là tái khoáng dinh dưỡng
E pom bối. Cách ngày thì e thay 80% nước (lúc hạ nước thì hạ tới lưng cá luôn) thì e có cần chăm vi sinh không ạ? Trên hệ thống lọc chỉ có 1 miếng Jmax
Chào anh, có nhiều nguyên nhân dẫn tới nước đục, anh cần xem xét các nguyên nhân trước, ví dụ vật liệu anh sử dụng làm nền, loại cá đang nuôi có cá nào sục sạo bẩn nền không, nguồn nước sử dụng cho bể. Vi sinh không phải là tất cả anh nhé :D
anh cho em hỏi, vì e đi làm văn phòng giờ hành chính đến tối mới về, khi đi ra ngoài em tắt hết điện vì nhà ko có ai tránh chập cháy, tối về em mới mở điện và chạy lọc thì có ảnh hưởng gì đến cá không anh?
Thế cũng hơi khó chơi sâu bạn ơi vì khoảng thời gian không chạy thiết bị kéo dài ví dụ như lọc sẽ làm hỏng hết hệ vi sinh lọc. Nếu bạn muốn chơi đơn giản có thể nghiên cứu từ khoá lowtech aquarium sẽ có hướng :D
Chơi thuỷ sinh à bạn, nếu bạn chơi bố cục thoáng kiểu iwagumi thì có thể xài tạm 603 với 1 con lọc váng thì đủ dòng nhưng lâu dài và chơi đa dạng lên xài lọc thùng công suất phù hợp sẽ Ok hơn
A cho e hỏi với nhà e có ba loại vi sinh, vi sinh bột và extra bio và psb vậy e dùng 3 thứ này cùng một bể cá đc k vậy e châm cách nhau chứ k châm cùng nhau nhưng ba loại đều có trong một bể cá nv có sao k ạ
Bản chất trong một trường nước luôn có các loại vi sinh và chúng vẫn có quá trình hỗ trợ hoặc ức chế lẫn nhau mà. Anh có vi sinh thì cứ xài cũng không ảnh hưởng gì nghiêm trọng nhưng sử dụng liều ít đi so với khuyến cáo nhà sản xuất
Chào anh, em thấy có một số loại men vi sinh có cùng thành phần là Bacillus subtilis nhưng có loại phải sử dụng sủi oxy thì nước mới trong, còn có loại không cần sử dụng thì nước vẫn trong. Anh giải thích giúp em đi ạ. Em cảm ơn nhiều.
A ơi cho em hỏi. Cái hồ của em, em châm vi sinh extra bio vào giờ nguyên cái hồ nó có cái gì lợn cợn. Giờ mình để ngâm tiếp hay thay nước toàn bộ luôn anh
Các bạn cho hỏi mình mới làm hồ .trong hồ có co2 ,lọc thùng ngoài ,có bỏ vi sinh bio 1 nắp hồ 604040 mới làm được 2 hôm mà nước bị đục mờ như sương mù vật liệu lọc mình toàn matrit và ít sứ thôi có ai chỉ cho hộ cái
Vi khuẩn có rất nhiều loại (Tuỳ vào đặc trưng, thích nghi, môi trường, cách bào chế phức tạp hay khó) . Vì thế làm ra sản phẩm người ta sẽ phải lên kế hoạch nên dùng loại vi khuẩn nào để còn tính toán giá thành nữa. Tất nhiên có những loại quen thuộc. Nhưng loại gì thì cũng chỉ phân ra 3 nhóm chính. Xứ lý Amoni Nh3 Nh4 (Có nhiều loại) , mùn bã hữu cơ, Oxi hoá Nitrit (Cũng có nhiều dòng vi sinh) , Khử Nitrat. (Cũng rất nhiều dòng vi sinh). Trong đó có một loài mà mình hay gọi dòng B là Bacillus. Loại này khá đa dụng. Nó là 1 trong những loài vi sinh dị dưỡng. Tức là Oxi cũng sống mà không Oxi cũng sống và có khả năng sinh khối (Thì gọi là dị dưỡng) . Không giống như loài tự dưỡng. Nếu bể bạn lâu lâu mà có những lớp màng nhày ở lọc phun ra hay bám trong bể trắng trắng... thì chính nó (Cá tép có thể ăn được). Còn Pristin cũng là vi sinh vật thuộc dòng dị dưỡng mình chưa có thời gian tìm hiểu nhiều nhưng nghĩ nó cũng là dòng Bacillus (Có nhiều loại vi sinh thuộc dòng này) mà thôi. Thức ăn mà đóng kín hỏng, lên men là do dòng này đấy. Miệng của bạn tiêu hoá thức ăn, nước.bọt cũng là trong họ Bacillus. Nhưng có những dòng Bacillus tiết ra Enzim có thể tiêu diệt cả những vi sinh có lợi khác (Nên khi mua vi sinh dòng này phải chọn lựa cho kỹ khi dùng chung với các loại khác). Và bạn phải phân biệt thế này. Dòng sinh vật dị dưỡng là chỉ gián tiếp xử lý chất thải nhé. Vì nó xử lý các hợp chất chứa Cacbon là chính. Nên không thể thay thế toàn bộ các nhóm trên. Nhưng được cái rất đa dụng.
@@rinoarinoa7524 E sài Extrabio đúng là trong lọc đóng lớp nhầy,cho e hỏi nó đóng đặt quá dẻo như sữa và giảm dòng nước thì hiện tượng như thế nào và xử lí sao ạ?
1. Bạn này nói về chu trình Nitrogen là đúng ==> chu trình này rất đơn giản, nhưng vô cùng quan trọng, mình sẽ giải thích thêm bên dưới.
2. Bạn này không giải thích được tại sao khi thay nước lại phải châm thêm vi sinh ==> Mình đoán là do bạn chưa hiểu kĩ chu trình Nitrogen. Không hiểu cách vi sinh hoạt động.
3. Bạn cũng không giải thích được vi sinh có sinh trưởng hay không, làm sao biết vi sinh trưởng ==> Do không hiểu cách vi sinh hoạt động.
GIẢI THÍCH THÊM VỀ NITROGEN:
Môi trường sống của cá là NƯỚC. Và môi trường sống LÝ TƯỞNG của cá là NƯỚC không chứa ammonia(NH3+, NH4), Nitrit (NO2), Nitrat (N03).
Vậy nhiệm vụ của chúng ta khi nuôi cá là luôn kiểm soát hàm lượng AMMONIA, NITRIT, NITRAT ==> Lý tưởng là các chỉ số này về 0. Mua các que test AMMONIA, NITRIT, NITRAT để biết chỉ số các chất này trong nước là bao nhiêu.
Để đưa các chỉ số AMMONIA, NITRIT, NITRAT về 0 ta có 2 cách: thay nước, dùng vi sinh.
Vi sinh AMMONIA sẽ ăn AMMONIA và thải ra NITRIT.
Vi sinh NITRIT sẽ ăn NITRIT và thải ra NITRAT.
Không có con vi sinh nào ăn được NITRAT cả, chỉ có thay nước hoặc dược cây xanh hấp thụ.
VI SINH
Trong bể cá sẽ có rất nhiều vi sinh, lợi có hại có, kể cả 2 con vi sinh ở trên, vi sinh AMMONIA và vi sinh NITRIT.
Nhiệm vụ của chúng ta là tạo môi trường sống cho vi sinh AMMONIA và vi sinh NITRIT, đồng thời loại bỏ vi sinh có hại (vi khuẩn).
1a. Để nuôi vi sinh AMMONIA và vi sinh NITRIT: ta cần có bề mặt để vi sinh bám vào, ví dụ như: bio media (không biết gọi tiếng việt là gì, google Filter Media).
1b. Vi sinh AMMONIA và NITRIT sẽ hấp thụ thức ăn trong nước vì vây ta có thể nuôi và lưu giữ lại 2 loại vi sinh này ở một ngăn chứa riêng để khi thay nước, 2 loại vi sinh này không mất đi.
2a. Để loại bỏ vi sinh có hại (vi khuản): ta dùng tia UV ==> Vậy tia UV có giết vi khuẩn có lợi hay không? CÓ. Đọc phần QUY TRÌNH SETUP.
2b. Vi sinh có hại (vi khuẩn) một số bơi lơ lửng trong nước, một số bám lên bề mặt filter. Nói cách khác, về mặt sinh học và môi trường sống, chúng hoàn toàn giống vi sinh có lợi. Tuy nhiên diểm khác biệt là vi sinh có hại sẽ trực chờ cơ hội để tiếp xúc trực tiếp lên cơ thể cá và xâm nhập vào cơ thể cá để gây bệnh.
QUY TRÌNH SETUP HỆ THỐNG LỌC:
Muốn giữ được vi khuẩn có lợi, và loại bỏ vi sinh có hại, thì quy trình setup hê thống lọc như sau:
Hút nước ==> Lọc phân, cặn bã, các vật thể có thể thấy được bằng mắt (gọi là Mechanic Filter) ==> Cho nước đi qua than hoạt tính (có thể bỏ qua bước này, công dụng than hoạt tính để khử mùi tanh, loại bỏ chlorine) ==> Cho nước đi qua media filter (đây là nơi vi sinh sống, kể cả vi sinh lợi và hại) ==> Cho nước đi qua đèn UV (tia UV sẽ làm thay đổi ADN của vi sinh, làm cho chúng không sinh sản được và chết) ==> Đưa nước trở lại hồ cá.
LƯU Ý:
1. Trong giai đoạn 1 tháng đầu setup hồ cá, phải đàm bảo TẮT đèn UV ==> để giữ lại vi sinh có lợi.
2. Làm sao biết vi sinh AMMONIA và vi sinh NITRIT đã hoạt động và sinh trưởng trong hồ cá? rất đợn giản, dùng que test AMMONIA và NITRIT để kiểm tra 2 hàm lượng này trong nước. Nếu 2 hàm lượng này về 0, nghĩa là vi sinh đang hoạt động.
3. Làm sao biết khi nào nên thay nước? Test hàm lượng NITRAT, vượt qua ngưỡng cho phép thì thay nước. Google để biết hàm lượng NITRAT bao nhiêu cá sẽ không chịu được. Sau khoảng 2 chu kì thay nước, ta biết được thời gian chu kì thay nước thì không cần test NITRAT nữa.
4. Vệ sinh Mechanic Filter, 1 tuần/lần.
5. KHÔNG được rửa Media Filter, vì đây là nơi vi sinh sinh sống. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian 3-6 tháng thì media filter cần phải được thay thế vì bề mặt của Media filter bị tắc nghẽn, không thông thoáng, không còn là chỗ lý tưởng cho vi sinh sinh sống.
Cám ơn anh đã chia sẻ và góp ý rất chi tiết cho kênh, em xin phép được ghim bình luận của anh lên đầu mục bình luận để anh em học hỏi thêm :D. em sẽ nghiên cứu thêm những góp ý của anh để áp dụng khi làm video sau :D
* CHUYÊN SÂU *
* ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA pH, kH, gH *
pH: Là chỉ số để đo mức độ axit của nước. Ở góc độ thuỷ sinh, chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau. Mỗi loài động vật đều cần duy trì chỉ số pH ổn định trong máu, ví dụ máu người có pH 7.4. Cá cũng vậy, mỗi loài cá sẽ có thể thích nghi và sống tốt ở môi trường nước có mức chỉ số pH khác nhau ==> Điều quan trọng nhất là chỉ số pH không được thay đổi đột ngột trong khoảng thời gian ngắn (Đối với cá, chúng sẽ không sống được nếu độ pH thay đổi quá 0.3 chỉ số trong 24 giờ )
TẠI SAO CÁ KHÔNG CHỊU ĐƯỢC KHI pH THAY ĐỔI ĐỘT NGỘT?
Vì độ pH của nước thẩm thấu vào máu của cá ở mức độ tế bào da => dẫn tới độ pH trong máu của cá thay đổi. Cơ thể cá cần thời gian và năng lượng để thích nghi với mức độ pH thay đổi trong máu của cá.
LÀM SAO ĐỂ TRÁNH pH TRONG NƯỚC THAY ĐỔI ĐỘT NGỘT?
Đó là nhờ kH và gH.
kH: là chỉ số carbonate hardness. Nói cách khác, là nồng độ ion HCO3 trong nước. HCO3 có tác dụng trung hoà axit => Nồng độ này giúp nước có khả năng bảo vệ tránh chỉ số pH giảm đột ngột (nước bị axit hoá). Khi pH giảm đột ngột, cá sẽ bị 2 vấn đề: sốc pH, và nhiễm axit (nếu pH quá thấp).
gH: là chỉ số general hardness. Nói cách khác, là làm lượng khoáng chất (canxi Ca, magie Mg, khoáng chất khác) có trong nước. Tất cả động thực vật đều cần khoáng chất để sinh tồn, trong đó có cá. ==> gH ngoài việc giúp pH tránh giảm đột ngột còn có tác dụng bổ sung khoáng chất cho cá.
kH, gH CÓ GIẢM ĐI THEO THỜI GIAN KHÔNG?
CÓ.
Quá trình phân huỷ phân cá, cây chết sẽ sản sinh ra axit => Lúc đó lượng axit sẽ được trung hoà bởi carbonate HCO3 ==> dẫn đến hàm lượng kH giảm.
gH sẽ giảm theo thời gian vì cá và cây sẽ hấp thụ khoáng chất cho quá trình sinh học của chúng.
LÀM SAO ĐỂ BỔ SUNG kH, gH?
1. Dùng phương pháp hoá học. Mua các sản phẩm bổ sung kH (carbonate), gH (mineral, khoáng chất).
2. Bổ sung đá vôi (LimeStone), các loại đá khác.
LÀM SAO ĐỂ THEO DÕI CHỈ SỐ kH, gH?
Dùng dụng cụ test.
Cảm ơn bạn Nhan Bach và Green Happiness đã cho mọi người hiểu thêm về vi sinh và cách thức chu trình nito. Mình muốn hỏi thêm 1 chút về các loại vi sinh này để có thể hiểu rõ và vận dụng tốt. Các bạn có biết các loại vi sinh này là vi khuẩn yếm khí hay hiếu khí không vậy. Theo mình nghĩ, môi trường trong lọc thùng là môi trường yếm khí còn môi trường trong lọc tràn là môi trường thoáng khí. Vậy nếu sử dụng lọc thùng thì chúng ta nên sử dụng loại vi sinh nào, tương tự như vậy đối với lọc tràn. Ngoài ra, nếu chỉ sử dụng lọc thùng, các vi khuẩn yếm khí có thể phân huỷ hiệu quả không? Cảm ơn các bạn
@@vubaotrung868
1. Bạn nên mua dụng cụ test Ammonia (NH3), Nitrit (NO2), Nitrate (NO3) để kiểm soát và biết được các vi khuẩn đã phát triển đầy đủ hay chưa.
2. Vi khuẩn hiếu khi/ yếm khí mà bạn đề cập nghĩa là một số vi khuẩn cần oxy để sống, một số vi khuẩn không cần. Đa số đều cần oxy. ==> Lưu ý oxy vẫn được hoà tan trong nước (ít hay nhiều mà thôi). Cho nên vi khuẩn sinh sống trong thùng lọc không có nghĩa là chúng không cần Oxy.
3. Bạn tham khảo biểu đồ sau để biết khi nào vi khuẩn đã phát triển đầy đủ: www.google.com/url?sa=i&url=http%3A%2F%2Fwww.centrevilleaquarium.com%2Fthe-nitrogen-cycle%2F&psig=AOvVaw3pKEv7Hnnl_o76Mz9Te-XP&ust=1630472968573000&source=images&cd=vfe&ved=0CAsQjRxqFwoTCKiY7qO_2vICFQAAAAAdAAAAABAD
4. Vi khuẩn luôn có 2 loại tốt và xấu. Để cá sinh tồn được với vi khuẩn xấu thì CẦN: MỘT là làm giảm sự phát triển của vi khuẩn bằng cách dùng tia UV, HAI là tăng sức đề kháng của cá, hay nói cách khác không để cá bị STRESS => Muốn cá phát triển tốt cần đảm bảo Ammonia về 0, Nitrit về 0 và Nitrate dưới 20ppm. Nhiệt độ và pH không được đột ngột thay đổi
Chứ kh phải các chủng vi khuẩn yếm khí sẽ hấp thụ NO3 và chuyển hóa thành N2 hả a? Nếu kh khử hoàn toàn được Nito thì sao gọi là chu trình Nito được ạ? ( mong anh giải đáp thắc mắc)
Chủ kênh thực sự có năng khiếu sư phạm, lấy ví dụ và liên tưởng rất dễ hiểu! Bravo!
Thì ảnh là giáo viên mà hehe
Công nhận anh có kiến thức sâu rộng về thủy sinh. Rồi cách diễn đạt, truyền đạt kiến thức cũng rất là dễ hiểu và thân thiện 💙 Rất thích phong cách của anh 💯💯💯
Cám ơn anh đã ủng hộ kênh nhé :D, em cũng cố gắng phát huy khả năng và đam mê của mình chia sẻ tới anh em :D
Chưa bỏ 1 clip nào của a từ xưa đến giờ, người đưa em đến với thủy sinh
Em rất thích xem kênh của anh, kêmh của anh chia sẽ rất nhiều thông tin hữu ích, người mới bắt đầu làm quen với thủy sinh cũng rất dể tiếp cận...
Quá chi tiết cho những a e nào còn lăn tăn về vấn đề vi sinh phát triển ntn ở trong bể, chu trình Nitrat hoá.... Hiểu biết đủ về vấn đề này, chắc chắn sẽ ko có ai gặp cảnh cá - tép của mình bị chết lai rai nữa thầy nhỉ??? 🙂
Hehe, cám ơn đại ka đã chia sẻ quan điểm. Thực ra giữa việc hiểu biết và hành động em thấy cũng k hoàn toàn giống nhau. Nhiều anh em cứ thích vào nước xong phải thả cá ngay thì phải chấp nhận rủi ro thôi :))))
@@GreenHappiness2112 bộ môn này ko dành cho những ô thiếu kiên nhẫn và có tính vội vàng...:)))
Xem clip xong cảm ơn em nhiều vì hiểu rõ về vi sinh hơn, video rất hay
Cám ơn anh đã ủng hộ kênh!
nào a làm kiểu natural cho bể 644 tiếp đi , e đang tính set mà coi qua mấy video trên kênh thấy nó ko hợp thẩm mỹ lắm
P/S : Chúc kênh anh ngày càng thành công nhé 🥰🥰🥰
Anh cho em hỏi …. Vật liệu lọc dùng 1 thời gian có cần phải thay không …. Hay khi nào vệ sinh thì chỉ cần rửa đi là xong ạ
Lại học đc mớ kiến thức từ video này
anh Tuấn cho em hỏi chút về khuẩn PSB, như anh nói PSB là khuẩn quang hợp thì trong lọc thùng không có ánh sáng thì khuẩn này có sống được không? nếu không sống được thì có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nước không, vì khuẩn chỉ sống được ở môi trường trong bể. thank ciu anh!
Chào anh, cho em hỏi xíu trên thị trường có rất nhiều vật liệu lọc từ bình dân đến cao cấp nhưng gần như chúng chỉ chứa được nhiều vi sinh hiếu khí còn yếm khí thì em chưa thấy sản phẩm nào nổi bật cả. Anh có thể chia sẻ cho em vật liệu lọc nào có thể chứa được nhiều vi sinh yếm khí không ạ. Cảm ơn anh về những bài chia sẻ bổ ích
video anh hay vãi , rất hữu ích luôn
Cho em hỏi, mình dùng luân phiên bio extra và PSB được ko ạ?
Cháu châm vi sinh vào bể cá vàng 3,4 ngày r mà k thấy nước trong , phân cá vị tan ra nhiều làm đục thêm ạ. Liệu có phải vi sinh chết hay cháu làm sai cách k ạ? Cháu mới chơi nên cần kinh nghiệm ạ ! Chúc chú nhiều sk ạ .
chào anh, cũng nhờ xem mấy clip của ah và bây giờ em đã khá hiểu về cách chơi bể thủy sinh, em chỉ thích ngắm cây thôi chứ cá thì chỉ có 3 con mún 😅
Lần đầu tiên xem 1 kênh review chia sẻ mà thấy hay như kênh của anh
Cám ơn anh đã động viên và ủng hộ kênh! Kênh sẽ cố gắng phát huy :D
Bạn ơi cho mình hỏi cái thủy sinh này Bạn có đi học không sao bạn biết rõ vậy mình muốn chơi mà chả biết phải chơi từ đâu
Cám ơn anh, học trường đời thôi ạ :)) hiện tại có một số aqua họ mở chương trình đào tạo set bể làm bố cục đó, anh có thể liên hệ VL aqua
Cho em hỏi hồ em 80*40*40 thì dùng bao nhiêu kg phân nền? Em xài phân smekong và bao lâu thì thay phân 1 lần ạ? Em xin cảm ơn
bao nhiêu kg thì làm s mà nói đc, tuỳ bạn chơi bố cục gì nữa, phân nền lâu lắm, chơi chán bố cục đó thì lật hồ, nếu tiết kiệm thì dùng lại nền, k thì mua mới
K thấy a giới thiệu multibio nhỉ,sản phẩm việt chất lượng mà
Video hữu ích.
Cám ơn anh đã ủng hộ video
Bạn cho hỏi cá tứ Vân boi cắm đầu không làm chủ được cứ chập chờn thì phải làm sao cảm on
Trong hồ có thủy tức làm sao để tiêu diệt anh
Bạn ơi mình thấy bạn có nhắc đến vi sinh dalch nitrobacteria, mình muốn nhờ bạn tư vấn thêm giúp mình với ạ.
Chia sẻ hay nha
Cám ơn anh đã ủng hộ kênh
Bạn cho mình hỏi cây của mình nó bị bám rêu đen như này là do nguyên nhân gì vậy?
Rêu chùm đen thường gặp ngay cả khi anh em chơi một thời gian ổn định rồi, bể ít thay nước, những loại cây phát triển chậm dễ bị dính anh ơi
@@GreenHappiness2112 mình cứ 2 tuần mình thay nước, không biết có phải do sưởi mình để nhiệt độ cao quá ko. Hôm mình thay nước thấy nhiệt độ ở 30 - 32 độ
Anh giới thiệu cho e phân nước nào tốt cho hồ hết dưỡng vs ạ
obio vs extrabio nào tốt an toàn cho các dòng cá săn mồi ạ
Vi sinh cao cấp của nước ngoài mới khác biệt thôi bạn, còn vi sinh VN mình thì same same nhau thôi, bạn cứ trải nghiệm nhiều thì sẽ thấy cái nào dùng OK, còn bạn hỏi loại nào tốt thì 9 người 10 ý. Còn vi sinh châm đúng liều lượng theo HSSD thì loại nào cũng an toàn với cá, kể cả với cá săn mồi bạn đang nuôi.
Anh làm video room tour đi anh. Show cho mọi người cùng chiêm ngưỡng
Cho nhiều loại vi sinh cùng 1 lúc có ảnh hưởng gì không vậy. Anh trai cho ít ý kiến
Cá nhân em thấy không ảnh hưởng nhưng cũng không cần thiết đâu anh ơi :D
Có cách nào để kiểm tra xem hệ vi sinh hiện tại của bể cá có ổn định không vậy Anh Tuấn ?
Vi sinh seachem stability có làm trong nước ko hả adin
Cám ơn anh đã chia sẻ kinh nghiệm.
Bao lâu đổ vi sinh a . Tại hồ e nuôi ngoài trời hơi lớn vs nhiều cá nhỏ khó thay nước
Chào anh, hồ ngoài trời nếu anh đổ một lượt vi sinh rồi theo dõi, đa phần hồ ngoài trời thoáng hơn trong nhà nên tốc độ phát triển của vi sinh cũng nhanh tuy nhiên hồ bị nắng chiếu nhiều bị lên rêu tảo xanh dẫn tới cạnh tranh oxy làm cá và vi sinh vật khó phát triển
Vi sinh có cần ánh sáng không anh?
nếu ko có vs vậy cá có sống tốt ko anh
A ơi cho e hỏi hồ e đã có cá rồi. H e. Bỏ men này vào đc k a
Hồ em đang dùng psb của saki biotech em đang định chuyển qua stability. Vậy có cần phải luộc vll hay nền ko anh? Em có đọc vài cái forum nói trộn chung hai hãng vi sinh không sao 🧐
Đổ thoải mái không sao đâu anh ơi, trong một hệ sinh thái luôn có rất nhiều loại vi sinh cùng phát triển
A cho e hỏi visinh stalibity xanh lam dùng có tốt k a?và hãng seacheam có cả loại xanh lá cây nữa đúng k a theo kênh a đã lâu nay mong a rép❤
A ơi khoảng bao nhiêu ngày là cho vi sinh một lần ạ
có nên thả nhiều loại tép trong hồ ts ko a.
Chào anh, vd anh thả tép màu vào bể sau 1 thời gian chúng nó đẻ lai lung tung sẽ ra kiểu hình không đẹp, màu sắc xấu. Anh em ở shop họ vẫn bán gọi là tép loạn màu đó ạ. Ngoại trừ vấn đề này ra thì tép không đánh, giết nhau nên thả chung được
@@GreenHappiness2112 😍😍
Anh làm clip về cái bể bán cạn 30 cm đi anh em mong anh làm lắm
chưa bỏ sót 1 video nào của bạn, tiện đây cho mình hỏi chút bể 90 45 45 của mình mới thả đàn xecan 60 con hôm đầu tiên thả thì nó bơi đàn ác lắm mà đến hôm nay thấy nó tách đàn hết rồi, liệu có phải mình thả nhiều cá quá lên nó tách ra không, bể nhỏ 45 mình thả 10 con thì thấy nó bám bám đàn cả ngày
Bể không có cây thủy sinh thì có thể dùng vi sinh không ạ. Có thể cho vi sinh trực tiếp trong bể đang có cá không ạ.
nền em trồng chân châu ngọc trai mà thấy nó lớn lên chậm với bị rêu nâu thì có nên xài phân nền để cây mọc nhanh vs mua thềm tép diệt rêu ko anh . Giúp em với a
Có thể dùng đồng thời 2 loại vi sinh trong cùng 1 bể được k ạ?
A cho e hỏi bể e 644 chạy lọc 604b 2 lít matrix 1 lít neo 220ml purigen còn lại full bông… vi sinh e chơi extra bio.. nhưng sao e chạy lọc 3 ngày rồi bể vẫn phủ trắng k trong đc ạ
Em cho vi sinh vào hồ có cá sẵn đc ko ạ
Bể đang có cá đổ vi sinh vào có sao k v, mới chơi k biết
Chào bạn, vi sinh an toàn nếu sử dụng đúng lượng và đúng hạn sử dụng của nó. Bạn có thể đổ vào bể đang thả cá nhé
@@GreenHappiness2112 ok.cam ơn ak
Em sài pristine cùng stability đi ko
2 sản phẩm cùng 1 hãng đúng không anh? nếu hãng không khuyến cáo tránh dùng chung thì mình cứ xài thôi :)))
combo này là hợp lí nhất rồi đó bạn. Đừng dùng với ExtraBio là đc
@@Dangnguyen27107 dùng stability kết hợp vs extrabio thì có sao ko bác, tại bthg e cũng trộn 2 cái này
@@nguyenminhhoang603 trước tiên thì bể bạn sẽ sủi bọt trắng dày đặc. Rồi sau đó sẽ có mùi thối do extrabio giết sạch stability trong bể. Muốn loại bỏ hết extrabio thì phải luộc lại vll(khoảng 30') luôn đó bạn.
Mình đã từng trải nghiệm r, nên từ đó không dùng extrabio nữa luôn
@@Dangnguyen27107 oke e cảm ơn bác đã chia sẻ, e lỡ dùng khoảng hơn 2 tháng r vẫn thấy bể bthg, nghe bác nói thế chắc e bỏ luôn :))
Mình dùng vi sinh và hồ dùng đèn uv thì có sao ko
Chào anh, anh xài UV kiểu gì ạ, nếu có hộp UV riêng thì nó chỉ đốt những gì trong nước đi qua thôi. Vi sinh bám vào nền và vật liệu lọc nên không sợ anh nhé. Nhà sản xuất họ sẽ có hướng dẫn bật bao nhiêu lâu theo thể tích hoặc tình trạng của bể
@@GreenHappiness2112 tk anh mình rỏ rồi
xin địa chỉ nhà của Admin ạ...mình đến học hỏi thêm và có chút quà quê mang biếu idol ạ
Bể em 9045 thả khoảng 30 chục ốc. Tầm 50 cá chủ yếu sóc đầu đỏ Tam giác. Mà thấy nhiều phân cá quá.hút phân hôm trước hôm sau đã thấy khá nhiều rồi. Như thế có phải vi sinh chưa ổn định lên không phân hủy được phân cá phải k ạ
tuỳ chế độ ăn nữa b, b cho ăn ít lại thôi, 2 ngày 1 lần là đc rồi, ăn nhiều ị nhiều, vi sinh ko dọn dẹp kịp
Cho em hỏi là em đang xài multibio giờ e muốn đổi sang stability của seachem thì cần phải làm gì anh ha.
Nó có xung đột làm vỡ vi sinh không ạh ?
Hi anh Tuấn a cho em hỏi, mình nên xài Extrabio kết hợp PSB cùng lúc không anh, em cảm ơn ^^ video hay a
Dùng extra bio thôi b
không thấy khuyến cáo tránh xài cùng nhau, nếu anh đang có cả 2 thì xài thử xem, còn nếu chưa mua thì tốt nhất chọn 1 cái cho đỡ phải nghĩ :D
Video rất hay. Nếu mình dùng kết hợp các loại vi sinh khác nhau, ví dụ như multibio và psp thì có ảnh hưởng gì không à ?
Psb là dòng sinh vật tự dưỡng. Tức xử lý chất thải vô cơ hấp thụ cần ánh sáng và Co2 không cần Oxi nhiều. Còn nếu muốn xử lý đầu vào hữu cơ như phân huỷ nhanh các cái (Mà mắt thuờng nhìn thấy ý lá cây , mùn bã, nước đục, và ngửi thấy như tanh hôi) thì dùng vi sinh dị dưỡng như dòng Bacillus . Bạn xem mác chai Multibio là họ dùng vi sinh nào. Nếu là Bacillus thì dùng còn Loại "..Somonat" hay "....Bacteria" (Hai dòng này là phải sục khí liên tục) thì không cần.
Anh ơi em bỏ vi sinh vs bio dạng bột vào bể mới set úp mười mấy tiếng sau nước bị đục và có mùi hôi là sao anh
Vi sinh nào tốt nhất bro dùng bio đc ko vậy b
Em k dám nhận xét thằng nào tốt nhất đâu anh :)))) xài thằng nào thấy OK thì cứ xài thôi :D
Mua vi sinh microbacter 7 của lovefish aqua kìa, siêu tốt siêu trong nước mà còn tốt cho cây thủy sinh nữa vì nó có đặc trưng riêng là tái khoáng dinh dưỡng
Anh ơi setup bể nước mặn đi anh
E pom bối. Cách ngày thì e thay 80% nước (lúc hạ nước thì hạ tới lưng cá luôn) thì e có cần chăm vi sinh không ạ? Trên hệ thống lọc chỉ có 1 miếng Jmax
Thay nước 80% liệu có nhiều không bác? Thùng pom của bác với cá to không? Theo em thì đảm bảo nước nôi ổn định không có clo thì mình vẫn thay được
@@GreenHappiness2112 hồ e 100x40x50 cá 36 ạ.
Hồ vậy mà bác để full nước thì 2 ngày thay 30% thôi thay 80% làm gì. Bác dùng lọc tràn trên đúng không?
@@GreenHappiness2112 dạ tại pom bối á. E xài lọc trên bằng 1 cái hộp tự chế để 1 miếng jmax 30x30 và 1 miếng bong lọc
anh ơi em dùng than tổ ông nhưng vẫn bị cặn
tại sao vậy anh
Mỗi lần thay nước là mỗi lần Sài vi sinh sao anh??
Hello ad😊
chào anh, cám ơn anh đã ủng hộ kênh!
Mình đang dùng psb. Nhưng nước vẫn đục quá
Chào anh, có nhiều nguyên nhân dẫn tới nước đục, anh cần xem xét các nguyên nhân trước, ví dụ vật liệu anh sử dụng làm nền, loại cá đang nuôi có cá nào sục sạo bẩn nền không, nguồn nước sử dụng cho bể. Vi sinh không phải là tất cả anh nhé :D
anh cho em hỏi, vì e đi làm văn phòng giờ hành chính đến tối mới về, khi đi ra ngoài em tắt hết điện vì nhà ko có ai tránh chập cháy, tối về em mới mở điện và chạy lọc thì có ảnh hưởng gì đến cá không anh?
Thế cũng hơi khó chơi sâu bạn ơi vì khoảng thời gian không chạy thiết bị kéo dài ví dụ như lọc sẽ làm hỏng hết hệ vi sinh lọc. Nếu bạn muốn chơi đơn giản có thể nghiên cứu từ khoá lowtech aquarium sẽ có hướng :D
@@GreenHappiness2112 cảm ơn anh, em sẽ nghiên cứu thêm.
E dùng lọc treo HBl 803 cho bể 60 40 40 ổn Không anh
Yếu quá b
Chơi thuỷ sinh à bạn, nếu bạn chơi bố cục thoáng kiểu iwagumi thì có thể xài tạm 603 với 1 con lọc váng thì đủ dòng nhưng lâu dài và chơi đa dạng lên xài lọc thùng công suất phù hợp sẽ Ok hơn
Dùng vi sinh hết hạn sử dụng có sao không ạ
Đồ gì hết hạn cũng không nên xài anh nhé :D
😁chơi thùng xốp với thùng nhựa toàn than tổ ong nước trong veo
Mk dùng vi sinh psb cả tháng trời chưa thây nước
A cho e hỏi với nhà e có ba loại vi sinh, vi sinh bột và extra bio và psb vậy e dùng 3 thứ này cùng một bể cá đc k vậy e châm cách nhau chứ k châm cùng nhau nhưng ba loại đều có trong một bể cá nv có sao k ạ
Bản chất trong một trường nước luôn có các loại vi sinh và chúng vẫn có quá trình hỗ trợ hoặc ức chế lẫn nhau mà. Anh có vi sinh thì cứ xài cũng không ảnh hưởng gì nghiêm trọng nhưng sử dụng liều ít đi so với khuyến cáo nhà sản xuất
@@GreenHappiness2112 vg họ hướng dẫn sử dụng ntn e chỉ dùng một nửa nv toạc 2/3 thui gọi là có thui hiz
Thùng xốp e để xỉ than và sứ lọc, e bơm nước máy và châm vi sinh vô. Bao lâu thì thá cá đc vậy a
1-2ngày là bn thả đc r :))
@@reviewodecor9088 sao vi sinh trong chai thì bình thường mà e châm vào hồ để vài tiếng nó lại hôi hôi quá a. Đó là bình thường hả a
Dạo này nóng hay sao ấy. E bị hỏng 2 chai stability 500ml. Mở ra dùng 1 tuần vài nắp đã hỏng :(
Hix anh mua nhiều thế. Chắc chơi bể cá to à, thường vi sinh em mua chai nhỏ xài cho nhanh hết, mở ra tiếp xúc không khí lại nóng nên khó lường lắm
@@GreenHappiness2112 vâng. Bể em 800 lít mua chai 500ml cho tiết kiệm. Hỏng 2 chai chán e chuyển loại multibio cho rẻ;(
Làm sao để nhận biết chai vi sinh bị hỏng vậy bạn ui?
e đang xài vi sinh bạc + của koika , mùi vi sinh là nó tanh tanh hôi hôi vậy hả mọi người
Đúng rồi bạn ơi, món đó mùi hôi lắm. Công nghệ vi sinh hiện đại thì mùi dễ chịu hơn nhưng xài vẫn hiệu quả!
@@GreenHappiness2112 cái extra bio mùi sao a có vậy không🥲 để xài hết e đổi qua , đợt cũng bạc + mà mùi cũng nhẹ thôi chai sau này mua mùi kinh quá😖
E chào a. A cho e hỏi với, e có dùng co2 đấu thẳng sủi vào in của lọc df700 cho hồ 60 thì có gây chết vi sinh không ạ. Em cảm ơn a.
Quan trọng lượn co2 bạn xả vô là bao nhiêu, thấy cá ngộp lên mặt nc thì giãm lại
A ơi cho e ? Em dùng lọc 604 có dùng đc chộn co2 MAX MIX Cánh quạt đc ko ạ , bể e 50 x 30 x40
theo e bể dưới 60 thì dùng sủi là ngon rồi a
Dùng sủi nào mà dễ vệ sinh bạn gợi ý giúp mình đc ko ạ
Hiệu năng tốt nữa ko ạ
Tiến Đô hải em dùng thấy sủi mufan ấy a, mua về lấy miếng gốm ngâm javen nửa ngày r dùng, siu mịn.
má chơi thủy sinh 8 năm. chưa biết vi sinh là cái ji. mà vi sinh là cái gì vậy . chưa biết
Chào anh, trong video có chia sẻ rồi mời anh coi video nhé
Bể cá ở sau anh sắp có clip chưa ạ
Đợi cây cối lên thêm đã anh ơi :D
Multibio thì sao anh? Dùng thấy hiệu quả khác hẳn mấy loại trên đấy ạ
mình cũng đang dùng thử thấy khá ok
@@xinnguyen7405 e đang xài extra bio. Giờ muốn chuyển qua xài multibio thì có cần giết hết vi sinh của extrabio ko ạ?
A ơi giúp em chia sẻ setup 1 bể thuỷ sinh giá tầm 1tr đổ xuống đc hk ạ, em mới tập chơi chưa giám đầu tư nhiều
🤔🤔🤔🤔
Muốn gặp a, mời a cafe quá....
Cho e sđt đi a
Chào anh, em thấy có một số loại men vi sinh có cùng thành phần là Bacillus subtilis nhưng có loại phải sử dụng sủi oxy thì nước mới trong, còn có loại không cần sử dụng thì nước vẫn trong. Anh giải thích giúp em đi ạ. Em cảm ơn nhiều.
A ơi cho em hỏi. Cái hồ của em, em châm vi sinh extra bio vào giờ nguyên cái hồ nó có cái gì lợn cợn. Giờ mình để ngâm tiếp hay thay nước toàn bộ luôn anh
Có thể bạn bỏ quá nhiều vi sinh, nếu là quá nhiều thì nên tháo nửa nước rồi thêm nước mới vào và k nên châm thêm vi sinh nữa
anh ơi bể thuỷ sinh em 45.35.35 thì có dùng được lọc thùng chế dùng bơm atman 13w 1200l/h được k và khi nào nên thay nước 1 lần
1200lit cho bể 45 là quá mạnh. Vừa tốn điện lại dòng chảy lớn cây cối cá tép chắc bật gốc hết
Các bạn cho hỏi mình mới làm hồ .trong hồ có co2 ,lọc thùng ngoài ,có bỏ vi sinh bio 1 nắp hồ 604040 mới làm được 2 hôm mà nước bị đục mờ như sương mù vật liệu lọc mình toàn matrit và ít sứ thôi có ai chỉ cho hộ cái
hi ad
nếu seachem stability thuộc dòng vi khuẩn nitrat thì dòng pristine thuộc dòng vi khuẩn nào v anh
Vi khuẩn có rất nhiều loại (Tuỳ vào đặc trưng, thích nghi, môi trường, cách bào chế phức tạp hay khó) . Vì thế làm ra sản phẩm người ta sẽ phải lên kế hoạch nên dùng loại vi khuẩn nào để còn tính toán giá thành nữa.
Tất nhiên có những loại quen thuộc. Nhưng loại gì thì cũng chỉ phân ra 3 nhóm chính.
Xứ lý Amoni Nh3 Nh4 (Có nhiều loại) , mùn bã hữu cơ, Oxi hoá Nitrit (Cũng có nhiều dòng vi sinh) , Khử Nitrat. (Cũng rất nhiều dòng vi sinh).
Trong đó có một loài mà mình hay gọi dòng B là Bacillus.
Loại này khá đa dụng. Nó là 1 trong những loài vi sinh dị dưỡng. Tức là Oxi cũng sống mà không Oxi cũng sống và có khả năng sinh khối (Thì gọi là dị dưỡng) . Không giống như loài tự dưỡng.
Nếu bể bạn lâu lâu mà có những lớp màng nhày ở lọc phun ra hay bám trong bể trắng trắng... thì chính nó (Cá tép có thể ăn được). Còn Pristin cũng là vi sinh vật thuộc dòng dị dưỡng mình chưa có thời gian tìm hiểu nhiều nhưng nghĩ nó cũng là dòng Bacillus (Có nhiều loại vi sinh thuộc dòng này) mà thôi. Thức ăn mà đóng kín hỏng, lên men là do dòng này đấy. Miệng của bạn tiêu hoá thức ăn, nước.bọt cũng là trong họ Bacillus. Nhưng có những dòng Bacillus tiết ra Enzim có thể tiêu diệt cả những vi sinh có lợi khác (Nên khi mua vi sinh dòng này phải chọn lựa cho kỹ khi dùng chung với các loại khác).
Và bạn phải phân biệt thế này.
Dòng sinh vật dị dưỡng là chỉ gián tiếp xử lý chất thải nhé. Vì nó xử lý các hợp chất chứa Cacbon là chính. Nên không thể thay thế toàn bộ các nhóm trên. Nhưng được cái rất đa dụng.
vi khuẩn dị dưỡng, phân hủy chất hữu cơ thành Nh3/Nh4
@@rinoarinoa7524 E sài Extrabio đúng là trong lọc đóng lớp nhầy,cho e hỏi nó đóng đặt quá dẻo như sữa và giảm dòng nước thì hiện tượng như thế nào và xử lí sao ạ?
Extrabio mình bảo quản trong tủ mát được k mn ơi
Tốt nhất dưới 10 độ c. Có tài liệu
Cam ơn bạn
Cho nguoi Vietnam viet em
ruclips.net/video/Zen_TnoWBfU/видео.html