Cuộc sống của Phi Hành Gia trên vũ trụ, ăn uống, tắm, vệ sinh như thế nào I Astronaut life

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 18 сен 2024
  • Cuộc sống của Phi Hành Gia trên vũ trụ, ăn uống, tắm, vệ sinh như thế nào I Astronaut life.
    Cuộc sống khác thường của các phi hành gia trên trạm vũ trụ ISS
    Nghe phi hành gia "kể khổ" về cuộc sống trên vũ trụ: Ăn cơm như nhai rơm rạ, đi tiểu bằng ống, chỉ để đổi lại khoảnh khắc mà chưa đầy 600 người trên Trái Đất có được
    Kể từ Kỷ nguyên Không gian, mới chỉ có 570 phi hành gia được bay vào vũ trụ. Họ di chuyển với vận tốc 17.500 dặm/h, xoay quanh Trái đất cứ 90 phút/lần, ngắm nhìn hoàng hôn và bình minh trong một vòng lặp bất tận.
    Có người lên mặt trăng, có người đi vòng quanh quỹ đạo Trái Đất. Có người chỉ lên đó vài tháng, có người ở lại cả năm. Tuy nhiên, tất cả các phi hành gia này đều đồng ý rằng: Nếu ai cũng được bay vào vũ trụ như họ, cuộc sống trên Trái Đất sẽ khác hoàn toàn.
    Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày tàu Apollo 11 đưa con người lên Mặt trăng, tờ Washington Post đã có bài phỏng vấn 50 phi hành gia đến từ 7 quốc gia khác nhau. Chưa bao giờ cuộc sống của các phi hành gia trên vũ trụ được tiết lộ chi tiết đến vậy.
    Đi như khỉ để giữ thăng bằng, cử động quá mạnh cũng gây chấn thương
    Ban đầu, việc cất cánh diễn ra chậm rãi và nhẹ nhàng, trái ngược với lực đẩy khổng lồ từ vụ nổ cách động cơ tên lửa Saturn V khoảng 91 m. Al Worden - phi hành gia trên con tàu Apollo 15 năm 1971 - cho biết, đó là cảm giác phóng về phía trước như thể "bạn bỏ chân ra khỏi phanh xe". Chỉ vài giây trước, bạn vẫn còn đang nghe tiếng đếm ngược từ bộ chỉ huy. Giây tiếp theo, bạn đã đi được nửa vòng Trái Đất.
    "Điều đầu tiên tôi chú ý là, tôi trở thành một thằng đần trong không gian. Tôi không thể di chuyển. Phải mất một lúc tôi mới bình thường trở lại", Steve Swanson - cựu phi hành gia đã 3 lần thực hiện nhiệm vụ cho NASA - nói.
    Theo phi hành gia người Nga Sergey Ryazansky, bí quyết để tồn tại trong môi trường không trọng lực là di chuyển từ từ, khẽ khàng "như một chú mèo". Nếu dùng quá sức, "bạn sẽ ngay lập tức đập đầu vào tường". Hầu như phi hành gia nào cũng bị bầm tím trong vòng 2 tuần đầu tiên. Mark Vande Hei nhớ lại: "Lần đầu tiên thử gõ bàn phím máy tính, tôi đã đập cả người vào trần tàu".
    Dần dần, cảm giác không trọng lực sẽ trở nên quen thuộc. Họ chuyền chai tương cà chua bằng cách để nó tự trôi trên mặt bàn. Họ có thể lộn nhào liên tiếp và ngủ mà không bị đau khớp. Chân của họ bắt đầu cũng quan trọng không kém gì tay. Giống như khỉ dùng chi phụ để leo cây, các phi hành gia liên tục móc chân vào các "tay vịn" để giữ thăng bằng.
    Tuy nhiên, việc này dẫn đến một vấn đề khác: Các vết chai sần biến mất ở phía dưới, nhưng lại xuất hiện ở phía trên bàn chân.
    "Sau khoảng 1 tháng, da tôi bong tróc như thể rắn lột da", phi hành gia của NASA Chris Cassidy cho biết. "Tôi cởi tất ra và tế bào chết ở chân bay tung tóe xung quanh tôi. Sau đó, tôi nhận ra chân mình mịn màng chẳng khác nào chân em bé".
    Vị đồ ăn như rơm rạ cũng không kinh hoàng bằng việc… đi vệ sinh!
    Frank Culbertson luôn dặn các phi hành đoàn mới vào không gian lần đầu 2 điều. Thứ nhất, hãy tập treo ngược người trên xà đơn trong phòng gym. Thứ hai, hãy ngủ trong tư thế chân cao hơn đầu.
    Bởi lẽ, họ sẽ gặp phải vấn đề tiếp theo trên vũ trụ: sự dịch chuyển chất lỏng.
    Mất đi trọng lực, chất lỏng trong cơ thể sẽ di chuyển loạn xạ, khiến các phi hành gia bị sung huyết. "Bạn sẽ cảm thấy nặng đầu", Culbertson cho biết. Có người lại buồn nôn, tiền đình và mất phương hướng. Hiện tượng này gọi là "Hội chứng Thích nghi Không gian" hay còn gọi là "say không gian".
    Cảm giác buồn nôn có thể biến mất, nhưng sự dịch chuyển chất lỏng thì không. Nó có thể thay đổi khứu giác và tác động đến khẩu vị của bạn. Trong quãng thời gian trên vũ trụ, Scott Kelly bỗng dưng thèm sô-cô-la như thể phụ nữ mang thai, dù trước đó ông chẳng thích đồ ngọt.
    Đối với các phi hành gia, đồ ăn ngon đến đâu cũng chẳng khác gì rơm rạ. Chế độ ăn của họ khá giống quần đội, dù thỉnh thoảng sẽ có hoa quả tươi được cung cấp từ các chuyến tàu tiếp tế. Những nguyên liệu ấy vô cùng quý giá, khiến họ thậm chí còn tổ chức cả một buổi lễ chỉ để mở khoang hàng. "Đó là một mùi hương tuyệt vời - mùi của Trái Đất. Đó là mùi của rau, củ, quả tươi", cựu phi hành gia NASA Jim Voss nhớ lại. Nó khác hẳn với mùi "khử trùng" tràn ngập khắp trạm vũ trụ.
    Chuyện ăn uống tuy có khó khăn, nhưng cũng chẳng thấm thía gì so với độ kinh khủng mỗi khi các phi hành gia phải đi vệ sinh.
    Nước tiểu và phân sẽ được hút ra ống bởi một luồng khí mạnh vừa phải để không làm tổn thương cơ thể. Vì thế, bạn phải "nhắm" cho thật chuẩn. "Nó khá là dính, nên nó có thể sẽ dính vào người bạn", Richard Garriott - người đã bỏ ra 30 triệu USD cho 2 tuần trải nghiệm trên trạm vũ trụ" - kể lại. "Bạn sẽ cảm thấy chật vật mỗi khi loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể". Dù đã có kinh nghiệm 3 lần bay vào không gian thực hiện nhiệm vụ, phi hành gia Steve Swanson vẫn ghét cay ghét đắng mỗi lần phải vào nhà vệ sinh. "Đó là thứ mà bạn khiếp sợ mỗi ngày", ông cho biết.

Комментарии • 8

  • @trangthai1870
    @trangthai1870 3 года назад +1

    cái video đầu cute dễ thương quá ngã dethw ghê

  • @SoanLa-qh8ro
    @SoanLa-qh8ro 3 месяца назад

    Đi vệ sinh sẽ như thế nào nhỉ

  • @LêToàn-r8w
    @LêToàn-r8w Год назад

    Cho nhạc to thêm tí nữa

  • @hoaco4526
    @hoaco4526 Год назад

    Cho mình hỏi những người phi hành gia ở vũ trụ khi về trái đất có được lập gia đình

  • @caobangnoitoisong2794
    @caobangnoitoisong2794 2 года назад +1

    sao con người ko có trọng lượng rồi mà vẫn thở được bình thường vậy mọi người nhỉ

    • @bancobiet4782
      @bancobiet4782 Год назад +1

      K trọng lực là k có lực hút của trái đất chư oxy vẫn đc cung cấp đủ nha,chỉ khi ra ngoài tàu mới k có oxy

  • @artforkids6019
    @artforkids6019 10 месяцев назад

    nói để người khác nghe quá chán luôn.tốt nhất k nên làm video nữa