Bạn vô cùng dũng cảm giám nói lên thói hư tật xấu người ta cứ vô thức tung hô và theo nhau như một lưu trào ai cũng biết cũng thấy mêt mỏi mà ko giám chối từ . Xã hội vn ma chay cưới xin cúng giỗ phần lớn là đối phó ko có tâm nhân từ từ đáy lòng trong đó . Những đám cưới đám ma như bán cỗ kinh doanh ....
Mình đã dặn con mình cách đây mấy năm rồi là mẹ mất thì thiêu và đổ tro ra biển. Giỗ,Tết nhà mình làm mâm cơm canh chay đơn giản, hái hoa chiều hoặc hoa dại bày rất đẹp. Cuộc sống của mình thật nhẹ nhàng. Đình đám thì chỉ đi những người thân thiết khoảng 5 đám mỗi năm thôi và làm giúp họ hết lòng
chỉ những người thức tỉnh giác ngộ mới hiểu ra điều này ,con người ta thường bị tình cảm trói buộc họ vì thương nhớ nên cố gắng làm những điều tốt đẹp cho người thân mình qua đời như đền đáp những gì người đã mất cống hiến cho đời ,mình rất đồng tình với những quan điểm của a Lâm thế hệ tỉnh thức nên có những cách sống hiểu biết để cuộc sống không nặng nề vì những hủ tục .
Rất hay ! Tôi đồng quan điểm. Nhưng "người lớn" thích lễ nghi. Tôi đã cố gắng hạn chế tối đa. Cúng thất, cúng 49, cúng 100, giáp năm, xả tang 2 năm. Người xưa bày ra lễ nghi. Rồi mỗi năm mỗi cúng. 12 người 3 đời( ông bà cố nội,ngoại,ông bà nội,ngoại,...). Đám cưới, đám hỏi. Ai làm gì làm tôi sống cuộc đời tui. Đời tui không cần làm đám cưới. Giấy tờ hợp pháp, con có giấy khai sinh là được. Dẹp đám nói, đám hỏi, đám thôi nôi,sinh nhật,đầy tháng. Dẹp cúng thất, dẹp 49, dẹp 100. Đẻ ít thôi
E là người Tày. Tính ra quê e hiện giờ như bác nói. Người chết chỉ cúng 49 ngày, cúng 100 ngày và mãn tang là hết. Mỗi năm có lễ tảo mộ, mỗi dòng họ đi thăm viếng mộ trong vòng 1 ngày duy nhất. Cũng đỡ khoản đám giỗ hằng năm. Nhưng cũng hơi buồn là tình trạng xây mộ bắt đầu rần rần mấy năm nay. Có những nhà người sống nhà cửa còn chưa lo xong mà cũng phải cố lo xây mộ cho các cụ trước để bằng họ nhà nta 😅 Còn đám cưới thì cũng rình rang tốn kém giống như dưới xuôi rồi. Bản thân e thì may cưới đợt dịch đúng 7 bàn. Người thân bạn bè đều bảo chia buồn vì cưới ko dc mời nhiều. Riêng vợ chồng e thì vui trong lòng còn ko hết 😂
@@TranNguyen-mg9qq Thích thì cứ đẻ nhiều rồi còng lưng ra làm mà nuôi chúng nó , rồi trông con cho chúng nó thậm chí có người còn phải trông nom chăm sóc cả chắt nữa .Đến cuối đời khi mắt mở,chân chậm ,bị con cháu nó coi như người thừa , như gánh nặng thì bạn sẽ có câu trả lời chuẩn nhất nha . Người thức tỉnh và chịu khó quan sát ,tư duy thì sẽ ko bao giờ có câu cật vấn ngu ngơ như bạn .
lướt facebook thì toàn thấy nội dung kích động dư luận như con dâu mẹ chồng hay ly thân đấu tố ,quay sang youtube thì thấy video của anh là coi liền ,thấy nhẹ nhàng lắm ,cảm ơn những góc nhìn của anh ,một lối sống mà em đang hướng đến
Phong tục không thể bỏ đi một sớm một chiều tuy nhiên cần có sự chọn lọc,đừng quá ràng buộc vào quá nhiều lễ nghi !Ở Đức người chết có thể được chôn dưới những gốc cây lớn để giúp cây cối sinh sôi nảy nở,người từ cát bụi sẽ trở về cát bụi.Tâm hướng thiện ,sống tử tế thì ắt có hậu vận tốt,tôi tin vào điều đó!
Em đồng ý với anh ạ. Nhìn những người xung quanh tất bật để làm hết đám này đến tiệc kia rất vất vả, ăn uống dư thừa ra một cách lãng phí. Rồi sau đó phải lo lắng, đi tiền lại cho đám của bà con hàng xóm rất tốn kém. Ai cũng xem nó như 1 món nợ phải trả nhau thật sự rất mệt mỏi và chẳng có ý nghĩa là mấy.
Em cũng có suy nghĩ như vậy nhưng chưa bao giờ đủ dũng cảm để nói lên. Cảm ơn anh đã nói lên thực tế mà nhiều người dù biết nhưng k dám đối mặt để thay đổi.
Lần đầu tiên em nghe về sự vô lý và áp lực hiếu hỉ là từ GS Phan Văn Trường. Hôm nay lại nghe Anh Lâm nói thấy càng hay ! Giọng Anh nói rất truyền cảm.
Anh nói thêm về sự lãng phí của những lãng hoa dành cho khai trương, vòng hoa đám ma, ngày 20_11. Trong khi người nhận chỉ thích phong bì. Người tặng tốn hoa vứt bỏ. Người nhận bù lỗ tiền ăn uống.
E cũng đồng quan điểm với anh và ba em cũng là người không thích lễ nghi rườm rà. Năm 2020 em lập gia đình, vợ chồng em cũng làm vài bàn chứ không đãi rình rang. Thấy khoẻ cả hai bên gia đình và đến giờ hai vợ chồng em đã có một bé vẫn sống vui vẻ hạnh phúc. Nhiều người cũng bàn tán tại sao lại không đãi hoành tráng cho vui, đời người có một lần. Em chỉ cười và đáp vì đứa thích đơn giản.
Dạ ,cuộc sống khó khăn, lại càng khó khó khăn hơn, có khi còn mắc nợ,làm mộ to gây lãng phí,nước ngoài họ làm mỗi miếng bia còn đất trồng cỏ, cây xanh tạo không khí mát mẻ,thân thiện môi trường, bảo giờ vn mới thấy đổi suy nghĩ,em cũng thấy vậy
Thời buổi khó khăn cần thì mua thích thì không được mua .lâu em mới ra chợ một cái áo khoác dù đon giản mà bốn trăm ngàn em quay đi mà không hề trả giá
Đúng là chi phí các ĐÁM ...luôn là nỗi áp suất của người có thu nhập không khá ...nhưng đằng sau những trăn trở của bạn này có điều gì đó không thể bộc bạch hết ..
Từ nhỏ mình đã không hiểu những lễ nghi đó để làm gì. Con người đến chung vui với nhau mấy ai có được cái tình thật sự. Đám giỗ, đám cưới mình toàn né trừ khi mình thực sự quý trọng họ.
Chỉ có "cải triều hoán vị " mới mong những cái biết vô lý nhưng ai cũng làm này chấm dứt, còn không cái vòng lẩn quẩn này không bao giờ hết vì nó đã ăn sâu vào tiềm thức và đời sống mấy ngàn năm rồi. Dẫu biết một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân, nhưng có tiên phong, có làm còn hơn không làm gì hết. Mong có sự lan toả để nâng cao nhận thức và có lối sống văn minh tiến bộ hơn.
Từ lâu mình cũng có suy nghĩ này, ai trong gia đình cũng nói mình khác người- ko giống ai. Nghe anh Lâm nói chuyện, mình càng cung cố tư tưởng hơn ( ko chi tiêu hoang phí, vô lý).
Ở Huế chi tiền cho việc Hiếu - Hỉ của một người hoặc 1 cặp vợ chồng trong một năm là đủ nuôi 1 đến 2 đứa con ăn học. Có nhiều gia đình ko dám sinh thêm con, sợ nuôi ko nổi. Trong khi việc Hiếu - Hỉ lại chi quá nhiều.
Có một câu nói mị dân rằng:. Có thờ có thiêng có kiêng có lành. khiến những người bình thường nghĩ đó là chân lý và bằng mọi cách làm sao cho giống người ta. nhưng ta không hiểu được, Câu đó là của những nhà Pháp sư, mục sư, Linh mục. luôn rất mong chúng ta làm theo khi đó họ mới sống được với nghề mà ko cần lo toan làm gì cho cuộc sống.
Rất hợp ý mình! Nhất là chuyện đám ma và mồ mã lãng phí, chết sẽ xin được hiến tạng phần còn lại thiêu gởi vào chùa nhà thờ là gọn gàng sạch sẽ trang nghiêm và tiết kiệm.cám ơn Đoàn Quý Lâm đã thẳng thắn nói ra suy nghĩ đầy tính xây dựng.
Anh Lâm nói theo tôi thấy cũng đúng một phần!nhưng... Khi có người nằm xuống thì vẫn phải có người lo(chứ không thể để như vậy được).vậy đưa người đi thiêu,đi chôn hay một nghi thức mai táng nào cũng cần có công sức của người còn sống! Ngày xưa trong làng xóm mỗi người một tay giúp đỡ cho gia chủ,dần dần kinh tế phát triển,thay vì ai cũng đến góp sức thì họ thay bằng tiền(đó cũng là sự giúp đỡ cho gia chủ) Hay như khi có đám cưới,như anh Lâm nói là tặng vật dụng này kia thay vì tặng phong bì thì tốt hơn !điều đó cũng đúng nhưng tôi nghĩ xưa như vậy thì đúng(vì đời sống và các tiện nghi còn thiếu thốn) nhưng nay ta thử nghĩ xem nếu 10 người đến tặng 10 cái phích hay 10 bộ ấm chén như xưa...vậy gia chủ có dùng hết không?như thế có phải là cũng lãng phí hay không??? Xưa thăm người ốm thì cân đường hộp sữa(ai cũng vậy).Bố tôi ốm dường sữa của nguòi tớ chơi không biết đựng vào đâu(để lâu quá thì không dùng được phải bỏ rất lãng phí) cho nên dần thay thế bằng tiền(nó giúp ta tiện lợi hơn-điều này tôi nghĩ ai cũng hiểu) Tôi thấy đánh giá một sự việc nên nhìn từ nhiều chiều chứ không nên bằng cách nhìn của mình rồi cho rằng những việc khác là không tốt(như vậy nó rất chủ quan)!Việc tặng tiền hay tặng vật dụng nếu ta coi đó là gánh nặng thì nó là gánh nặng và ngược lại!!!
Tôi cũng đồng tình quan điểm của bạn , cần phải cùng nhau đi đến một tư tưởng mới ,vợ chồng tôi cũng mong muốn sau khi mất đi hoả thiêu rồi trải tro ra sông hoặc trải ra ruộng lúa để trả ơn những hạt lúa đã nuôi 1 đời mình lớn lên
Bên Đức có những khu rừng nghĩa địa mà nếu ko nói thì ko biết dười nhũng gốc cây có chôn hài cốt của người đã khuất. Họ chôn bằng loiaij nguyên liệu tự phân hủy theo thời gian. Rất sạch sẽ ,văn mình mà lại góp phần BV môi trường xanh ,sạch ,đẹp .
Anh quá tuyệt vời. Em cũng đang can đảm như anh nói. Và cs của em khá nhẹ nhàng. Nợ đồng nần ta chủ động dứt. Và dứt đc nhiều phiền toái khác xung quanh mình
Mới đây thôi, khi em bàn về việc tại sao phải ma chay dài ngày như vậy thì cả bọn đều xuỵt xuỵt cho rằng đó là điều không nên nói (kiểu có thờ có thiên đặc biệt nhất là cái chết là cấm kỵ không nên bàn nhiều), có đứa còn nói dù cho xác có thối đi cũng phải làm cho đủ lễ, tụng kinh niệm phật cho tươm tất. Thành ra có những lễ nghi mà mình chỉ tiếp thu một cách i đúc mà không chọn lọc và giản lược đi những cái vô lý, tục lệ. Mê tín vẫn núp bóng câu nói có thờ có thiêng có kiêng có lành nhưng mà việc thờ cúng ấy cũng chỉ nằm ở mặt hình thức bên ngoài.
Nói ra như a thì e bị gđ e chửi rồi kêu sống ko biết họ hàng gì à chứ tao ko sống dc vậy. Giờ thêm áp lực tài chính nữa muốn tổ chức đám cưới đơn sơ nhất cũng chả dc. Chán thiệt sự mà áp lực nhất vẫn chỉ là bản thân mình chứ có ai đâu hiểu cho mình, cũng càu bừa mà trả nợ. Mình ko tổ chức thì ng ta nói cha mẹ mình, kêu mình năng lực kém cỏi ko bằng anh chị em trong nhà… đủ thứ hình thức mà thấy ăn uống xong mạnh ai nấy biến thôi chứ khi khó khăn thì anh chị em vẫn cho mượn tiền bằng lãi suất ngân hàng như thường 😢😢
Ngày xưa ở quê chỉ có một khu để chôn, mộ ở đây đắp đất. Không có chuyện giữ khoảnh trước cho họ nào đó mà sẽ chôn lần lượt tùy theo đi sớm hay muộn. Lần đầu đi qua khu Huế thấy họ xây mộ thật sự khủng.
Tôi rất đồng ý với ý kiến của anh hiện tại và sau này cuộc đời tôi ,tôi cũng sẽ suy nghĩ và làm theo tư duy thoáng này . Anh nói rất đúng và hay . nhưng thế hệ nào thì đất nước này mới thay đổi đc tuy duy đây?
Cảm Ơn Câu Nói Rất Hợp Thời, Rất Thực Tế Của DQL" Xin Lỗi, Không Phải Ai Cũng Làm Vì Thực Lòng Mà Làm Vì Cái Tôi!!! Sống Hạnh Phúc Nhất Là Được Sống Trong Sự Nhẹ Nhàng Thanh Thản Còn Hơn Là Mang Nợ Lòng Vòng Đời Này Qua Kiếp Khác
ở cà mau quê chị dám tang dãi cỗ rất hoành tráng,ng đi vòng hoa tươi dủ màu xong rồi ném tùm lum ngoài khu dất trống,mất vệ sinh Người đi đám đi ít tiền thấy ngại,đi nhiều tiền cho xứng, xong mẵ nợ...chị cũng có suy nghĩ như em vậy đó
nhiều gia đình nghèo quanh năm dành dụm bao nhiêu tiền chỉ để làm giỗ mà thôi; có gia đình hôm người thân mất nghe khóc inh ỏi, vài tháng sau cúng(giỗ) la ó 1,2,3 dzô; có người thì nghèo khổ khi nghe ai đó mời đám giỗ, đám cưới thôi ruột gan não nề..., Tất cả nên đơn giản thôi và hiểu mọi người
Đúng! Vô cùng đồng tình với ý kiến của a, e có một câu hỏi muốn hỏi a, như a nói một người chết đi sẽ ko theo dòng tộc sẽ phải luân hồi chuyển kiếp vậy thì việc mang họ của cha hoặc của mẹ thì có ý nghĩa gì không? A nghĩ sao về việc phải mang họ này họ kia? Mong đc a nói về chủ đề này, chúc a nhiều sức khỏe!
Khi còn sống*đau ốm*bệnh tật*ăn uống*chẳng ai quan tâm*chết xuống xây mô ma*to *có nhà đot cả 10 triệu tiền giấy*chẳng qua che mắt thiên hạ*chứ quá vô lý*người sống họ ko sợ mà họ sợ khi mất họ về bắt họ đi hay sao*a nói quá chuẩn*
Mấy nữa họ nội nhà em bốc mộ, thực sự là em thấy quá tốn kém với những nghi lễ này. Kể cả theo quan điểm Phật giáo, qua đời thì chỉ như thay tấm áo, thân xác bỏ lại. Cho nên em thấy những việc như vậy, giản lược được thì nên giản lược, vì quá tốn kém và nhọc công, thậm chí còn gây mâu thuẫn trong gia đình.
Ơn nghĩa mà muốn hay không cũng ráng kiếm trả. Cứ luẩn quẩn vậy nên liên quan nhau và nợ ơn nghĩa nhau suốt cuộc đời này! Và tôi cũng nằm trong câu chuyện của anh. P,s: mới đi đám cưới về xong! 😂
riết cuộc sống của chính những người dân quê cũng đã bị ảnh hưởng của vấn đề quà cáp, lễ nghĩa kiểu công nghiệp. Thay vì là tụ hợp hàng xóm để ngồi gối những chiếc bánh ích, bánh tét rồi cho nhau, thì bây giờ những dịch vụ nấu ăn tật răng ngồi không chỉ tay là có món. Và sau đó là những chi phí đè gánh lên gia đình, lên những người ghé đám. Cuộc sống này có quá nhiều khó ăn phía trước mà giờ đây còn phải gánh những thứ chi phí hữu hình đương nhiên phải gặp hàng tháng: đám cưới, đám hỏi, thôi nôi, đầy tháng, đám giỗ, hấp hôn, tân gia trong nước..... Và thứ du nhập từ nước ngoài vào là Sinh nhật , woman day, phụ nữ, nhà giáo, thiếu nhi, và rồi tết truyền thống, lễ cổ truyền, đi chùa chiền, .... Tôi kể những thứ trên có quá là xa lạ không các anh chị? Hay đó chính là những thứ khiến cho chúng ta phiền muộn, trăn trở phải tốn vài trăm ngàn để được ngồi vào mâm cổ và ăn những món xa xí đối với bà con trong khi kiếm từng đồng từng cắt ngoài nương rẫy. Chưa kể những món đó toàn là thực phẩm rỗng và tiềm ẩn phân thuốc và cách chế biến đầy độc tố kèm gia vị để rồi đem bệnh tật vào người. . Ngoài ra còn có những tục lệ hơn thu nhau theo tôi là không nên như tranh đua xây nhà mồ, nhà thờ tổ phải to, phải rộng. Dùng hòm phải khắc rồng phượng, cẩn xà cừ, cẩn đá quý. Rồi tạo áp lực kiếm tiền cho nhau để hơn thua trên mạng xã hội, trong những tranh luận trong quán cafe. Cám ơn anh Lam đã nói lên tiếng nói của những người tỉnh thức. Mong anh ra nhiều clip hơn để có thêm động lực cho những người khác không thấy cô đơn trong quyết định của họ.
Chỗ tôi có nhà bố chết xong 2 anb em trai đi làm thiê vài năm không trả hết nợ , dân chỗ tôi có đám ma là không cần mời gọi k quen biết làm trên xóm dứoi đến đông mổ lợn quá nhiều ăn uống rựou sau mời nhau như mở hội
Nhà tôi 2 đám tang đều công bố không nhận tiền phúng điếu, vòng hoa, liễn đối... nhưng người ta vẫn cứ mang đến, rồi còn tranh luận này nọ, cho rằng tôi không biết đạo lý, sống vô tình. Nói chung là chán, đến chết còn chán!
Tôi là ng rất thích cs theo truyền thống về mọi mặt nhưng cũng rất muốn có nhiều cải tiến theo hướng đơn giản , mất ít TG , chi phí , nhất là đỡ cho những ng khác lq !
Ok, e giống quan điểm anh việc này. Nhưng số người hiểu dc điều này rất ít, nếu ko nói là hiếm. Do vậy e sợ khi e chết sẽ bị áp tiếp mấy cái lễ nghĩa trên nên đã viết sẵn giấy phòng khi chết đột ngột, cấm tuyệt đối để em rơi vào cái vòng lẩn quẩn trên.
anh Lâm ơi chồng e vào dây lâu rồi mà hiếu hỉ tân gia gì ở quê ngta cũng gọi điện vào mởi rồi ông cũng phải gửi về.bà mẹ ở quê có đám còn tự bỏ phong bì tự đi cho ông vì chữ sĩ diện nữa cơ.gd nhà e giỗ chạp cũng mệt mỏi quá.
Tất cả những gì ĐQL chia sẻ đều đúng, tuy nhiên có những điều gọi là truyền thống, nhất là những truyền thống mang ý nghĩa bảo vệ văn hóa, để gìn giữ tình thân, huyết thống; như ngày giỗ chẳng hạn, cần phải thật là đơn giản, vì chủ yếu là giúp giữ gìn và nối tiếp tình cảm, liên hệ với gia đình, họ hàng. Chỉ có thế. Nhất là trong thời buổi hiện tại, _"cách nhau gang tấc, xa ngàn dậm!"_ khi hai người ngồi sát bên nhau, mỗi người ôm máy di động, chít chát, trò chuyện với người khác ở cách xa ngàn cây số. Đúng y như câu "cơ khí sinh cơ tâm!" cách đây ít nhất đã hơn 1000 năm. Hồi còn nhỏ tôi cũng đã từng cãi lý với các thầy chùa, bảo rằng họ phi lý ở chỗ kêu gọi con cháu cầu siêu cho người quá cố sớm siêu thoát, vậy mà hàng năm vẫn cứ phải cúng bái, giết gà, lợn để mong ông bà về hưởng! Đã thế còn đốt vàng mã, nay còn thêm tiền đô la( mà tại sao không sài tiền EU nhỉ🤣). Thế thì những người quá cố không có ai đốt vàng hay tiền cho họ, hóa ra dưới âm phủ cũng vẫn còn bất công như trên dương gian? Hoặc những lúc linh hồn đã đầu thai từ lâu, đồ cúng để cho ai đây ta? Ngay đến ngày sinh nhật tôi cũng không coi trọng, trừ năm 17 tuổi, mấy thằng bạn rủ nhậu một bữa cho quên đời phù du. Đến ngày kỷ niệm mấy chục năm hôn nhân cũng không bao giờ tổ chức. Tất cả cũng chỉ là hình thức, phù phiếm mà tôi vẫn từng biết bao nhiêu người vợ giận chồng, cãi nhau đến ly dị, bởi vì đã không nhớ ngày sinh nhật, hay ngày thành hôn của họ. Bên Mỹ thì họ đã "thương mại hóa" - commercialize - luôn cả ngày lễ Phục Sinh, Giáng Sinh - ngày Chúa ra đời, mà bây giờ mới chỉ là tháng 11 mà họ đã bắt đầu quảng bá, quảng cáo rầm rộ những hàng hóa, quà cáp chuẩn bị cho ngày Noel. Đúng là một lũ lừa gạt không hơn, không kém! Trong xóm nghèo, có một người nghèo nhất xóm bị thần lửa đốt cháy cái chòi của một ông chưa già mà vẫn chẳng còn trẻ. Ông này khóc lóc thảm thiết hơn ba ngày trời. Người trong xóm lấy làm lạ, bởi vì ông ta có gì đáng quý giá để mà thương tiếc đến như thế? Hỏi ra thì ông ấy nói là cái cột nhà bằng gỗ của ông đã ghi hết tất cả những ngày giỗ, ngày mừng thọ của dân trong làng, nay bị cháy thiêu ông không còn biết ngày nào có được bữa ăn, bữa nhậu...nói đến đó ông ta lại khóc rống lên như cha chết, mẹ chết. 😝😜😛😂🤣
Bạn vô cùng dũng cảm giám nói lên thói hư tật xấu người ta cứ vô thức tung hô và theo nhau như một lưu trào ai cũng biết cũng thấy mêt mỏi mà ko giám chối từ . Xã hội vn ma chay cưới xin cúng giỗ phần lớn là đối phó ko có tâm nhân từ từ đáy lòng trong đó . Những đám cưới đám ma như bán cỗ kinh doanh ....
Mình đã dặn con mình cách đây mấy năm rồi là mẹ mất thì thiêu và đổ tro ra biển. Giỗ,Tết nhà mình làm mâm cơm canh chay đơn giản, hái hoa chiều hoặc hoa dại bày rất đẹp. Cuộc sống của mình thật nhẹ nhàng. Đình đám thì chỉ đi những người thân thiết khoảng 5 đám mỗi năm thôi và làm giúp họ hết lòng
đúng vậy cô à
Cô nên tính tới việc mình nằm 1 chỗ hay không cái đã, chứ chết rồi thì nó không còn là vấn đề nữa
chỉ những người thức tỉnh giác ngộ mới hiểu ra điều này ,con người ta thường bị tình cảm trói buộc họ vì thương nhớ nên cố gắng làm những điều tốt đẹp cho người thân mình qua đời như đền đáp những gì người đã mất cống hiến cho đời ,mình rất đồng tình với những quan điểm của a Lâm thế hệ tỉnh thức nên có những cách sống hiểu biết để cuộc sống không nặng nề vì những hủ tục .
Rất hay ! Tôi đồng quan điểm. Nhưng "người lớn" thích lễ nghi. Tôi đã cố gắng hạn chế tối đa. Cúng thất, cúng 49, cúng 100, giáp năm, xả tang 2 năm. Người xưa bày ra lễ nghi. Rồi mỗi năm mỗi cúng. 12 người 3 đời( ông bà cố nội,ngoại,ông bà nội,ngoại,...). Đám cưới, đám hỏi. Ai làm gì làm tôi sống cuộc đời tui. Đời tui không cần làm đám cưới. Giấy tờ hợp pháp, con có giấy khai sinh là được. Dẹp đám nói, đám hỏi, đám thôi nôi,sinh nhật,đầy tháng. Dẹp cúng thất, dẹp 49, dẹp 100. Đẻ ít thôi
E là người Tày. Tính ra quê e hiện giờ như bác nói. Người chết chỉ cúng 49 ngày, cúng 100 ngày và mãn tang là hết. Mỗi năm có lễ tảo mộ, mỗi dòng họ đi thăm viếng mộ trong vòng 1 ngày duy nhất. Cũng đỡ khoản đám giỗ hằng năm.
Nhưng cũng hơi buồn là tình trạng xây mộ bắt đầu rần rần mấy năm nay. Có những nhà người sống nhà cửa còn chưa lo xong mà cũng phải cố lo xây mộ cho các cụ trước để bằng họ nhà nta 😅
Còn đám cưới thì cũng rình rang tốn kém giống như dưới xuôi rồi. Bản thân e thì may cưới đợt dịch đúng 7 bàn. Người thân bạn bè đều bảo chia buồn vì cưới ko dc mời nhiều. Riêng vợ chồng e thì vui trong lòng còn ko hết 😂
Tại sao phải đẻ ít ?!
Tại sao quan hệ nhiều mà kêu đẻ ít
Chuẩn luôn mình đồng ý với quan điểm này
@@TranNguyen-mg9qq Thích thì cứ đẻ nhiều rồi còng lưng ra làm mà nuôi chúng nó , rồi trông con cho chúng nó thậm chí có người còn phải trông nom chăm sóc cả chắt nữa .Đến cuối đời khi mắt mở,chân chậm ,bị con cháu nó coi như người thừa , như gánh nặng thì bạn sẽ có câu trả lời chuẩn nhất nha . Người thức tỉnh và chịu khó quan sát ,tư duy thì sẽ ko bao giờ có câu cật vấn ngu ngơ như bạn .
Bạn thật dũng cảm,tất cả mọi người đều như bạn thì cuộc sống này thảnh thơi biết bao nhiêu
Cháu chia se về chuyện hiểu rất đúng vói suy nghi cua cô moi nguoi nên ung hộ cám on cháuQL
lướt facebook thì toàn thấy nội dung kích động dư luận như con dâu mẹ chồng hay ly thân đấu tố ,quay sang youtube thì thấy video của anh là coi liền ,thấy nhẹ nhàng lắm ,cảm ơn những góc nhìn của anh ,một lối sống mà em đang hướng đến
bỏ FB đc rồi bạn
@@dung9643 mình hạn chế dùng lắm ,vì bắt buộc phải tương tác với khách hàng thôi chứ fb chán òm
Facebook họ có thuật toán để đoán xem bạn xem cái gì rồi đưa ra những tin tương tự.
Chặn hết những gì tiêu cực thì còn lại sẽ là tích cực bạn ạ.
Đồng quan điểm vs bác
Anh Lâm nói quá đúng. Một tầm tư duy vượt thời đại.
Phong tục không thể bỏ đi một sớm một chiều tuy nhiên cần có sự chọn lọc,đừng quá ràng buộc vào quá nhiều lễ nghi !Ở Đức người chết có thể được chôn dưới những gốc cây lớn để giúp cây cối sinh sôi nảy nở,người từ cát bụi sẽ trở về cát bụi.Tâm hướng thiện ,sống tử tế thì ắt có hậu vận tốt,tôi tin vào điều đó!
Em đồng ý với anh ạ. Nhìn những người xung quanh tất bật để làm hết đám này đến tiệc kia rất vất vả, ăn uống dư thừa ra một cách lãng phí. Rồi sau đó phải lo lắng, đi tiền lại cho đám của bà con hàng xóm rất tốn kém. Ai cũng xem nó như 1 món nợ phải trả nhau thật sự rất mệt mỏi và chẳng có ý nghĩa là mấy.
Chia sẻ tuyệt vời. Nên thay đổi ngay từ bây giờ. Phá bỏ tập tục dành đất xây nhà cho hàng chục triệu cái bộ xương khô.
Bạn nói rất hay . Khi còn sống thì đối tốt với nhau , chết làm sao cho bảo vệ môi trường
Đồng ý với anh, sợ sự phán xét, rồi cố gắng gồng gánh chi phí trong cuộc sống
Tôi muốn được trò chuyện riêng với bạn nhiều hơn. Biết ơn bạn vì những chia sẻ hữu ích này
Em cũng có suy nghĩ như vậy nhưng chưa bao giờ đủ dũng cảm để nói lên. Cảm ơn anh đã nói lên thực tế mà nhiều người dù biết nhưng k dám đối mặt để thay đổi.
Lần đầu tiên em nghe về sự vô lý và áp lực hiếu hỉ là từ GS Phan Văn Trường. Hôm nay lại nghe Anh Lâm nói thấy càng hay ! Giọng Anh nói rất truyền cảm.
Cám ơn bạn đã nói hộ suy nghĩ của rất nhiều người.
😊 hễ xem của anh là thấy cuộc sống thật đơn giản. Và cứ sống vui thôi tới đời e cũng sẽ là ng dẹp bớt những sự cúng kính này, quá mệt mỏi
E đồng quan điểm với a, thật may vì cũng 1 số ng có cùng suy❤ nghĩ với mình, mong a ra nhiều video hơn để chia sẻ cho mn😊
Xin chân thành cám ơn chương trình của Bạn.
Anh nói thêm về sự lãng phí của những lãng hoa dành cho khai trương, vòng hoa đám ma, ngày 20_11. Trong khi người nhận chỉ thích phong bì. Người tặng tốn hoa vứt bỏ. Người nhận bù lỗ tiền ăn uống.
E cũng đồng quan điểm với anh và ba em cũng là người không thích lễ nghi rườm rà. Năm 2020 em lập gia đình, vợ chồng em cũng làm vài bàn chứ không đãi rình rang. Thấy khoẻ cả hai bên gia đình và đến giờ hai vợ chồng em đã có một bé vẫn sống vui vẻ hạnh phúc. Nhiều người cũng bàn tán tại sao lại không đãi hoành tráng cho vui, đời người có một lần. Em chỉ cười và đáp vì đứa thích đơn giản.
Dạ ,cuộc sống khó khăn, lại càng khó khó khăn hơn, có khi còn mắc nợ,làm mộ to gây lãng phí,nước ngoài họ làm mỗi miếng bia còn đất trồng cỏ, cây xanh tạo không khí mát mẻ,thân thiện môi trường, bảo giờ vn mới thấy đổi suy nghĩ,em cũng thấy vậy
Thời buổi khó khăn cần thì mua thích thì không được mua .lâu em mới ra chợ một cái áo khoác dù đon giản mà bốn trăm ngàn em quay đi mà không hề trả giá
Đúng là chi phí các ĐÁM ...luôn là nỗi áp suất của người có thu nhập không khá ...nhưng đằng sau những trăn trở của bạn này có điều gì đó không thể bộc bạch hết ..
“Áp suất”…?
Rất hay Anh Lâm
Chúc anh dồi dào sức khỏe thân tâm an lạc .
Từ nhỏ mình đã không hiểu những lễ nghi đó để làm gì. Con người đến chung vui với nhau mấy ai có được cái tình thật sự. Đám giỗ, đám cưới mình toàn né trừ khi mình thực sự quý trọng họ.
Chỉ có "cải triều hoán vị " mới mong những cái biết vô lý nhưng ai cũng làm này chấm dứt, còn không cái vòng lẩn quẩn này không bao giờ hết vì nó đã ăn sâu vào tiềm thức và đời sống mấy ngàn năm rồi. Dẫu biết một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân, nhưng có tiên phong, có làm còn hơn không làm gì hết. Mong có sự lan toả để nâng cao nhận thức và có lối sống văn minh tiến bộ hơn.
Từ lâu mình cũng có suy nghĩ này, ai trong gia đình cũng nói mình khác người- ko giống ai. Nghe anh Lâm nói chuyện, mình càng cung cố tư tưởng hơn ( ko chi tiêu hoang phí, vô lý).
Tôi cũng có suy nghĩ như bạn, dù tuổi đã cao nhưng lúc nào cũng muốn mọi việc thật đơn giản.
Ở Huế chi tiền cho việc Hiếu - Hỉ của một người hoặc 1 cặp vợ chồng trong một năm là đủ nuôi 1 đến 2 đứa con ăn học. Có nhiều gia đình ko dám sinh thêm con, sợ nuôi ko nổi. Trong khi việc Hiếu - Hỉ lại chi quá nhiều.
Cảm ơn đã chia sẻ nhiều hơn về văn hóa Việt Nam
Đoàn Quý Lâm Giáo chủ muôn năm!, vạn tuế! Đã khai sáng cho chúng con!
Có một câu nói mị dân rằng:. Có thờ có thiêng có kiêng có lành. khiến những người bình thường nghĩ đó là chân lý và bằng mọi cách làm sao cho giống người ta. nhưng ta không hiểu được, Câu đó là của những nhà Pháp sư, mục sư, Linh mục. luôn rất mong chúng ta làm theo khi đó họ mới sống được với nghề mà ko cần lo toan làm gì cho cuộc sống.
Rất hợp ý mình! Nhất là chuyện đám ma và mồ mã lãng phí, chết sẽ xin được hiến tạng phần còn lại thiêu gởi vào chùa nhà thờ là gọn gàng sạch sẽ trang nghiêm và tiết kiệm.cám ơn Đoàn Quý Lâm đã thẳng thắn nói ra suy nghĩ đầy tính xây dựng.
Anh Lâm nói theo tôi thấy cũng đúng một phần!nhưng...
Khi có người nằm xuống thì vẫn phải có người lo(chứ không thể để như vậy được).vậy đưa người đi thiêu,đi chôn hay một nghi thức mai táng nào cũng cần có công sức của người còn sống!
Ngày xưa trong làng xóm mỗi người một tay giúp đỡ cho gia chủ,dần dần kinh tế phát triển,thay vì ai cũng đến góp sức thì họ thay bằng tiền(đó cũng là sự giúp đỡ cho gia chủ)
Hay như khi có đám cưới,như anh Lâm nói là tặng vật dụng này kia thay vì tặng phong bì thì tốt hơn !điều đó cũng đúng nhưng tôi nghĩ xưa như vậy thì đúng(vì đời sống và các tiện nghi còn thiếu thốn) nhưng nay ta thử nghĩ xem nếu 10 người đến tặng 10 cái phích hay 10 bộ ấm chén như xưa...vậy gia chủ có dùng hết không?như thế có phải là cũng lãng phí hay không???
Xưa thăm người ốm thì cân đường hộp sữa(ai cũng vậy).Bố tôi ốm dường sữa của nguòi tớ chơi không biết đựng vào đâu(để lâu quá thì không dùng được phải bỏ rất lãng phí) cho nên dần thay thế bằng tiền(nó giúp ta tiện lợi hơn-điều này tôi nghĩ ai cũng hiểu)
Tôi thấy đánh giá một sự việc nên nhìn từ nhiều chiều chứ không nên bằng cách nhìn của mình rồi cho rằng những việc khác là không tốt(như vậy nó rất chủ quan)!Việc tặng tiền hay tặng vật dụng nếu ta coi đó là gánh nặng thì nó là gánh nặng và ngược lại!!!
Tôi cũng đồng tình quan điểm của bạn , cần phải cùng nhau đi đến một tư tưởng mới ,vợ chồng tôi cũng mong muốn sau khi mất đi hoả thiêu rồi trải tro ra sông hoặc trải ra ruộng lúa để trả ơn những hạt lúa đã nuôi 1 đời mình lớn lên
Bên Đức có những khu rừng nghĩa địa mà nếu ko nói thì ko biết dười nhũng gốc cây có chôn hài cốt của người đã khuất. Họ chôn bằng loiaij nguyên liệu tự phân hủy theo thời gian. Rất sạch sẽ ,văn mình mà lại góp phần BV môi trường xanh ,sạch ,đẹp .
Sao anh không đăng những video...lên facebook để tương tác cho mọi người biết nhiều hơn.tôi rất ủng hộ những quan điểm này
Vâng a
Em hoàn toàn đồng ý với anh ĐQL, trong tương lai em cũng sẽ làm như vậy. Người đời có đàm tiếu thế nào em chẳng quan tâm. Cảm ơn anh!
Mình thấy a nói đúng rồi.o làng mình còn xây những ngôi mộ hàng tỷ đồng.that phí phang của cải nhân lực và dat dai
Anh quá tuyệt vời. Em cũng đang can đảm như anh nói. Và cs của em khá nhẹ nhàng. Nợ đồng nần ta chủ động dứt. Và dứt đc nhiều phiền toái khác xung quanh mình
Chúc Quý Lâm luôn vui, khỏe
A nói rất đúng
Em đồng quan điểm với anh Lâm. Em nghĩ việc hiếu, hỷ nên có nhưng nên nhẹ nhàng.
Mới đây thôi, khi em bàn về việc tại sao phải ma chay dài ngày như vậy thì cả bọn đều xuỵt xuỵt cho rằng đó là điều không nên nói (kiểu có thờ có thiên đặc biệt nhất là cái chết là cấm kỵ không nên bàn nhiều), có đứa còn nói dù cho xác có thối đi cũng phải làm cho đủ lễ, tụng kinh niệm phật cho tươm tất. Thành ra có những lễ nghi mà mình chỉ tiếp thu một cách i đúc mà không chọn lọc và giản lược đi những cái vô lý, tục lệ. Mê tín vẫn núp bóng câu nói có thờ có thiêng có kiêng có lành nhưng mà việc thờ cúng ấy cũng chỉ nằm ở mặt hình thức bên ngoài.
Đúng là ap lực hiếu , hỷ , tân gia , đầy tháng , thôi nôi lắm . Hình như tình hình chung ai cũng vậy cả , nhưng làng răng xà đăng rứa kkk
Nói ra như a thì e bị gđ e chửi rồi kêu sống ko biết họ hàng gì à chứ tao ko sống dc vậy. Giờ thêm áp lực tài chính nữa muốn tổ chức đám cưới đơn sơ nhất cũng chả dc. Chán thiệt sự mà áp lực nhất vẫn chỉ là bản thân mình chứ có ai đâu hiểu cho mình, cũng càu bừa mà trả nợ. Mình ko tổ chức thì ng ta nói cha mẹ mình, kêu mình năng lực kém cỏi ko bằng anh chị em trong nhà… đủ thứ hình thức mà thấy ăn uống xong mạnh ai nấy biến thôi chứ khi khó khăn thì anh chị em vẫn cho mượn tiền bằng lãi suất ngân hàng như thường 😢😢
Ngày xưa ở quê chỉ có một khu để chôn, mộ ở đây đắp đất.
Không có chuyện giữ khoảnh trước cho họ nào đó mà sẽ chôn lần lượt tùy theo đi sớm hay muộn.
Lần đầu đi qua khu Huế thấy họ xây mộ thật sự khủng.
Biển cửa Hội tp Vinh.Chúc Anh nhiều mạnh khỏe trên con đường này.
1 ngày 1 video. Năng suất quá anh =]] Đang chán không biết coi gì thì thấy thông báo
Nói chung cả cuộc đời chúng ta toàn sống trong sợ hãi.
Sống bởi cái nhìn của người khác,.
Thương thay!
Noi hay qua , dung qua ,❤❤❤❤❤👍👍👍👍👍👍👍👍😊
Tất cả mọi thứ trong cuộc sống , càng giản đơn càng bình an, càng phức tạp mọi thứ càng khổ đau,
Cuộc đời của bạn tự do và hạnh phúc
Quá chuẩn anh ơi
Chúc cho bạn có một hành trình xuyên việt thật ý nghĩa và sức khỏe
Cần thiết với " xã hội", mục đích : đồng tiền ko nằm im trong túi một ai
Em cũng thích thiêu sát, mà dòng họ ko chịu đâu anh. Sợ hiha
Tôi rất đồng ý với ý kiến của anh hiện tại và sau này cuộc đời tôi ,tôi cũng sẽ suy nghĩ và làm theo tư duy thoáng này . Anh nói rất đúng và hay . nhưng thế hệ nào thì đất nước này mới thay đổi đc tuy duy đây?
Nó ồn ào đến đễ sợ. Ăn những món không biết nguồn gốc. Xót xa thay.
Chúc Lâm sk đi an toàn chặng đường còn lại .
Cảm Ơn Câu Nói Rất Hợp Thời, Rất Thực Tế Của DQL" Xin Lỗi, Không Phải Ai Cũng Làm Vì Thực Lòng Mà Làm Vì Cái Tôi!!! Sống Hạnh Phúc Nhất Là Được Sống Trong Sự Nhẹ Nhàng Thanh Thản Còn Hơn Là Mang Nợ Lòng Vòng Đời Này Qua Kiếp Khác
ở cà mau quê chị dám tang dãi cỗ rất hoành tráng,ng đi vòng hoa tươi dủ màu xong rồi ném tùm lum ngoài khu dất trống,mất vệ sinh
Người đi đám đi ít tiền thấy ngại,đi nhiều tiền cho xứng, xong mẵ nợ...chị cũng có suy nghĩ như em vậy đó
nhiều gia đình nghèo quanh năm dành dụm bao nhiêu tiền chỉ để làm giỗ mà thôi; có gia đình hôm người thân mất nghe khóc inh ỏi, vài tháng sau cúng(giỗ) la ó 1,2,3 dzô; có người thì nghèo khổ khi nghe ai đó mời đám giỗ, đám cưới thôi ruột gan não nề...,
Tất cả nên đơn giản thôi và hiểu mọi người
Cảm ơn anh đã chia sẻ video rất ý nghĩa.
Chú đã nói lên điều tôi muốn nói.
Cảm ơn chú
RẤT Ý NGHĨA BẠN ƠI. Chết không phải là hết, quan trọng là Thần Thức còn thân xác trả lại đất ,nước, khói, lửa.
Đúng! Vô cùng đồng tình với ý kiến của a, e có một câu hỏi muốn hỏi a, như a nói một người chết đi sẽ ko theo dòng tộc sẽ phải luân hồi chuyển kiếp vậy thì việc mang họ của cha hoặc của mẹ thì có ý nghĩa gì không? A nghĩ sao về việc phải mang họ này họ kia? Mong đc a nói về chủ đề này, chúc a nhiều sức khỏe!
Bãi biển Cửa Lò, quê em anh ơi. Thời gian này vào mùa đông nên không có khách du lịch anh ah.
Khi còn sống*đau ốm*bệnh tật*ăn uống*chẳng ai quan tâm*chết xuống xây mô ma*to *có nhà đot cả 10 triệu tiền giấy*chẳng qua che mắt thiên hạ*chứ quá vô lý*người sống họ ko sợ mà họ sợ khi mất họ về bắt họ đi hay sao*a nói quá chuẩn*
Hợp ý mình nè
Cảm ơn Em Lâm đã nói hộ nỗi lòng của nhiều người,,,,,,chúc Em nhiều sức khỏe,,
Mấy nữa họ nội nhà em bốc mộ, thực sự là em thấy quá tốn kém với những nghi lễ này. Kể cả theo quan điểm Phật giáo, qua đời thì chỉ như thay tấm áo, thân xác bỏ lại. Cho nên em thấy những việc như vậy, giản lược được thì nên giản lược, vì quá tốn kém và nhọc công, thậm chí còn gây mâu thuẫn trong gia đình.
Ơn nghĩa mà muốn hay không cũng ráng kiếm trả. Cứ luẩn quẩn vậy nên liên quan nhau và nợ ơn nghĩa nhau suốt cuộc đời này! Và tôi cũng nằm trong câu chuyện của anh.
P,s: mới đi đám cưới về xong! 😂
Bạn nói đúng lắm
Anh Lâm ơi ở Campuchia mình ở đây người ta nhiều nhất là thiêu 90/phần trăm
Cảm ơn em một video rất thực tế và sâu sắc
riết cuộc sống của chính những người dân quê cũng đã bị ảnh hưởng của vấn đề quà cáp, lễ nghĩa kiểu công nghiệp.
Thay vì là tụ hợp hàng xóm để ngồi gối những chiếc bánh ích, bánh tét rồi cho nhau, thì bây giờ những dịch vụ nấu ăn tật răng ngồi không chỉ tay là có món.
Và sau đó là những chi phí đè gánh lên gia đình, lên những người ghé đám. Cuộc sống này có quá nhiều khó ăn phía trước mà giờ đây còn phải gánh những thứ chi phí hữu hình đương nhiên phải gặp hàng tháng: đám cưới, đám hỏi, thôi nôi, đầy tháng, đám giỗ, hấp hôn, tân gia trong nước..... Và thứ du nhập từ nước ngoài vào là Sinh nhật , woman day, phụ nữ, nhà giáo, thiếu nhi, và rồi tết truyền thống, lễ cổ truyền, đi chùa chiền, ....
Tôi kể những thứ trên có quá là xa lạ không các anh chị? Hay đó chính là những thứ khiến cho chúng ta phiền muộn, trăn trở phải tốn vài trăm ngàn để được ngồi vào mâm cổ và ăn những món xa xí đối với bà con trong khi kiếm từng đồng từng cắt ngoài nương rẫy. Chưa kể những món đó toàn là thực phẩm rỗng và tiềm ẩn phân thuốc và cách chế biến đầy độc tố kèm gia vị để rồi đem bệnh tật vào người.
. Ngoài ra còn có những tục lệ hơn thu nhau theo tôi là không nên như tranh đua xây nhà mồ, nhà thờ tổ phải to, phải rộng. Dùng hòm phải khắc rồng phượng, cẩn xà cừ, cẩn đá quý.
Rồi tạo áp lực kiếm tiền cho nhau để hơn thua trên mạng xã hội, trong những tranh luận trong quán cafe.
Cám ơn anh Lam đã nói lên tiếng nói của những người tỉnh thức. Mong anh ra nhiều clip hơn để có thêm động lực cho những người khác không thấy cô đơn trong quyết định của họ.
Chúc anh Bình An
Còn được thấy Lâm là hạnh phúc
Để không vướng mắc vào những điều đó cũng cần phải thật sự khéo léo
Tặng anh 1 like vì vấn đề anh nói hay quá.
em đồng ý luôn ủng hộ anh ạ
Cảm ơn bạn nhiều!
Ý kiến hay
Chỗ tôi có nhà bố chết xong 2 anb em trai đi làm thiê vài năm không trả hết nợ , dân chỗ tôi có đám ma là không cần mời gọi k quen biết làm trên xóm dứoi đến đông mổ lợn quá nhiều ăn uống rựou sau mời nhau như mở hội
Nhà tôi 2 đám tang đều công bố không nhận tiền phúng điếu, vòng hoa, liễn đối... nhưng người ta vẫn cứ mang đến, rồi còn tranh luận này nọ, cho rằng tôi không biết đạo lý, sống vô tình. Nói chung là chán, đến chết còn chán!
có 1 phần suy nghĩ như bạn nhưng hôm nay rõ hơn 👍
Anh rất tỉnh thức!!!
Tôi là ng rất thích cs theo truyền thống về mọi mặt nhưng cũng rất muốn có nhiều cải tiến theo hướng đơn giản , mất ít TG , chi phí , nhất là đỡ cho những ng khác lq !
Chúc em mạnh khỏe cho c hỏi e ở bãi biển gì đấy ở miền trung ấy. Chỗ e đang nói chuyện ấy
Dạ chỗ này là biển Cửa Lò (Nghệ An)
Ok, e giống quan điểm anh việc này. Nhưng số người hiểu dc điều này rất ít, nếu ko nói là hiếm. Do vậy e sợ khi e chết sẽ bị áp tiếp mấy cái lễ nghĩa trên nên đã viết sẵn giấy phòng khi chết đột ngột, cấm tuyệt đối để em rơi vào cái vòng lẩn quẩn trên.
anh Lâm ơi chồng e vào dây lâu rồi mà hiếu hỉ tân gia gì ở quê ngta cũng gọi điện vào mởi rồi ông cũng phải gửi về.bà mẹ ở quê có đám còn tự bỏ phong bì tự đi cho ông vì chữ sĩ diện nữa cơ.gd nhà e giỗ chạp cũng mệt mỏi quá.
Tất cả những gì ĐQL chia sẻ đều đúng, tuy nhiên có những điều gọi là truyền thống, nhất là những truyền thống mang ý nghĩa bảo vệ văn hóa, để gìn giữ tình thân, huyết thống; như ngày giỗ chẳng hạn, cần phải thật là đơn giản, vì chủ yếu là giúp giữ gìn và nối tiếp tình cảm, liên hệ với gia đình, họ hàng. Chỉ có thế. Nhất là trong thời buổi hiện tại, _"cách nhau gang tấc, xa ngàn dậm!"_ khi hai người ngồi sát bên nhau, mỗi người ôm máy di động, chít chát, trò chuyện với người khác ở cách xa ngàn cây số. Đúng y như câu "cơ khí sinh cơ tâm!" cách đây ít nhất đã hơn 1000 năm.
Hồi còn nhỏ tôi cũng đã từng cãi lý với các thầy chùa, bảo rằng họ phi lý ở chỗ kêu gọi con cháu cầu siêu cho người quá cố sớm siêu thoát, vậy mà hàng năm vẫn cứ phải cúng bái, giết gà, lợn để mong ông bà về hưởng! Đã thế còn đốt vàng mã, nay còn thêm tiền đô la( mà tại sao không sài tiền EU nhỉ🤣). Thế thì những người quá cố không có ai đốt vàng hay tiền cho họ, hóa ra dưới âm phủ cũng vẫn còn bất công như trên dương gian? Hoặc những lúc linh hồn đã đầu thai từ lâu, đồ cúng để cho ai đây ta?
Ngay đến ngày sinh nhật tôi cũng không coi trọng, trừ năm 17 tuổi, mấy thằng bạn rủ nhậu một bữa cho quên đời phù du. Đến ngày kỷ niệm mấy chục năm hôn nhân cũng không bao giờ tổ chức. Tất cả cũng chỉ là hình thức, phù phiếm mà tôi vẫn từng biết bao nhiêu người vợ giận chồng, cãi nhau đến ly dị, bởi vì đã không nhớ ngày sinh nhật, hay ngày thành hôn của họ. Bên Mỹ thì họ đã "thương mại hóa" - commercialize - luôn cả ngày lễ Phục Sinh, Giáng Sinh - ngày Chúa ra đời, mà bây giờ mới chỉ là tháng 11 mà họ đã bắt đầu quảng bá, quảng cáo rầm rộ những hàng hóa, quà cáp chuẩn bị cho ngày Noel.
Đúng là một lũ lừa gạt không hơn, không kém!
Trong xóm nghèo, có một người nghèo nhất xóm bị thần lửa đốt cháy cái chòi của một ông chưa già mà vẫn chẳng còn trẻ. Ông này khóc lóc thảm thiết hơn ba ngày trời. Người trong xóm lấy làm lạ, bởi vì ông ta có gì đáng quý giá để mà thương tiếc đến như thế?
Hỏi ra thì ông ấy nói là cái cột nhà bằng gỗ của ông đã ghi hết tất cả những ngày giỗ, ngày mừng thọ của dân trong làng, nay bị cháy thiêu ông không còn biết ngày nào có được bữa ăn, bữa nhậu...nói đến đó ông ta lại khóc rống lên như cha chết, mẹ chết.
😝😜😛😂🤣
Nói chung là tốn kém ,mệt mỏi và mất thời gian.
Chị đồng ý... việc hỷ... đi làm không đủ tiền đi hỷ...
a Lâm hay quá , cách nói đơn giản mà đầy ý nghĩa !
Lâm ơi chuẩn
Em đã sống theo cách này được 2 năm...
Thiên Chúa giáo dạy thiêu rồi có một ngày chúa gọi sống lại còn xác đâu mà sống lại . vì vậy đạo chúa rất sợ thiêu