Khám Phá KHU NHÀ MỒ BÀ LỤC THỊ ĐẬU - Nữ Thương Gia Giàu Nhất Nhì Phan Thiết Khi Xưa

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 1 окт 2024
  • Khám Phá KHU NHÀ MỒ BÀ LỤC THỊ ĐẬU - Nữ Thương Gia Giàu Nhất Nhì Phan Thiết Khi Xưa
    #lụcthịđậu #khunhàmồbàlụcthịđậu #thươnggiagiàunhấtphanthiết
    Bà Lục Thị Đậu, bà còn có tên thường gọi là bà Hòa Chánh, sinh ngày 27 tháng 6 năm 1888 tại làng Khánh Thiện (phường Mũi Né ngày nay). Ngay từ nhỏ bà đã phải mưu sinh bằng nghề gánh cá và làm nước mắm.
    Bà Lục Thị Đâu là một trong những hàm hộ, người sản xuất nước mắm có công lớn trong việc phát triển mang tên tuổi của nước mắm tĩn cổ truyền của Phan Thiết vang xa khắp đất nước.
    Vào năm 1905, bà Lục Thị Đậu được gà cho con trai ông Hương Nhu (hay Hương Chu gì đấy) ở làng Thiện Khánh (phường Hàm Tiến ngày nay), nhưng bị đứt gánh giữa chừng chỉ sau 1 năm chung sống do chồng bà lâm bênh nặng.
    Năm 1908, bà tái giá với ông Lương Trân cũng ở làng bên, ông Lương Trân thương bà nên dành làm hết mọi việc nặng nhọc. Ông chỉ có một việc không đồng ý là bà quá tiết kiệm.
    Người dân làng Khánh Thiện thấy vợ chồng bà chịu khó làm ăn, làm đâu được đó nên tin tưởng bán nợ nước mắm. Bà chở số nước mắm ấy vào Sài Gòn bán, rồi mua hàng hóa chở về. Sau khi có tiền thu từ hàng hóa, bà mới đem trả cho người bán nước mắm ban đầu.
    Với cách kinh doanh như vậy, dần dà bà tích lũy được một số vốn để mở rộng kinh doanh ở nhiều lĩnh vực và trở nên giàu có nhất nhì xứ Phan Thiết và dân làng thường gọi bà Lục Thị Đậu với cái tên thân thương là bà Hòa Chánh.
    Vào năm 1932, bà Lục Thị Đậu từ Mũi Né vào Phan Thiết mua hơn 20 căn nhà phố trên đường Hải Thượng Lãn Ông để ở và cho thuê.
    Năm 1942, ở làng Khánh Thiện (Mũi Né ngày nay), thương bà bà con quê mình, bà đã cho xây dựng một ngôi trường trung học mang tên là Hải Long. Ngoài ra, bà còn cho xây thêm trường học, xây chùa ở làng Phú Hải (phường Phú Hài ngày nay).
    Vào năm 1962, ở quê của bà, làng Khánh Thiện (Mũi Né ngày nay), bà cho xây dựng 20 căn nhà phố lầu đầu tiên. Dãy phố này có thể nói là hiện đại nhất tại Mũi Né thập niên 60 - 70.
    Tại Sài Gòn, bà Lục Thị Đậu có hơn 25 căn nhà trên các tuyến đường phố chính thời đó như Hùng Vương, Nguyễn Cư Trinh, Bến Chương Dương... và một xưởng cưa tại Gò Vấp. Bà còn là cổ đông lớn của hãng hàng không Air Vietnam, sở hữu hàng trăm mẫu đất, kho lúa lớn.
    Vào cuối thập niên 50, tại Phan Thiết, bà Đậu có hơn 100 căn nhà phố nằm trên các tuyến đường chính, khu thương mại sầm uất như Lý Thường Kiệt, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Hoàng (Lê Hồng Phong ngày nay), Trương Công Định, Yersin…
    Ngoài ra, bà Lục Thị Đậu còn sở hữu nhiều ruộng vường đất đai tại các vùng Hàm Thắng, Lại Yên, Hàm Đức, Hồng Sơn, Ma Lâm, Hàm Liêm (thuộc huyện Hàm Thuận Bắc ngày nay).
    Bà còn có một kho lúa rất lớn tại khu 60 Hải Thượng Lãn Ông mà người dân Phan Thiết thời đó mà ai cũng biết.
    Vào thập niên 30, chưa biết chính xác năm nào, nhận thấy con đường từ Mũi Né đi giao thương với các nơi khác hết sức khó khăn, nên bà Lục Thị Đậu đã làm con đường từ Phan Thiết ra Mũi Né để thuận tiện việc đi lại giao thương của bà con. Phải nói việc khánh thành con đường này là một sự kiện quan trọng được lưu tâm ở Trung Kỳ. Trước hành động nghĩa hiệp của bà, nhà Nguyễn đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ bằng việc tặng bà 4 chữ vàng thêu “Hào Nghĩa Khả Gia”.
    Suốt cả một đời tần tảo, chịu thương chịu khó làm giàu cho mình và có nhiều đóng góp và làm nhiều điều có ích cho xã hội, bà Lục Thị Đậu xứng đáng được người đời ghi nhớ. Bà mất vào năm 1974 và được an táng trong khu nhà mộ của gia đình tại phường Phú Hài, nghĩa trang Phan Thiết.
    -----
    •Vui lòng nhấn nút Đăng Ký để theo dõi những video mới nhất:
    +Kênh RUclips Khám Phá Cùng Dương: -goo.gl/NUUx1e
    +Trang Facebook Khám Phá Cùng Dương: -goo.gl/cBvmiW
    +Website: bit.ly/3m5J74T
    •Hợp tác, bản quyền, quảng cáo, review, PR:
    +Gmail: duong.mytube@gmail.com
    +Facebook Khám Phá Cùng Dương goo.gl/cBvmiW
    ►Để cùng đồng hành quảng bá hình ảnh quê hương tươi đẹp, quý khán giả ủng hộ vui lòng donate qua:
    -Tài khoản Ngân hàng VietinBank Bình Thuận: 109876059724 Trần Thái Dương
    -Ví điện tử MOMO: 0967 717 857
    TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !
    © Copyright by RUclips channel Khám Phá Cùng Dương by Trần Thái Dương. DO NOT REUP IN ANY FORMS.

Комментарии • 9

  • @khanguyen4589
    @khanguyen4589 2 месяца назад +2

    Năm 2050, SG và miền Tây sẽ bị chìm trong nước biển. Tôi cũng yêu SG và ng dân miền Tây nhiều lắm nhưng đó là sự thật. Đây là kế hoạch của giới tinh hoa, những ông chủ của FED làm ra. Chính phủ VN họ biết trước điều này nên chỉ muốn đầu tư nhỏ giọt, đối phó để ổn định lòng dân ở khu vực này. Jakarta là ví dụ điển hình và Indonesia phải dời thủ đô đi nơi khác vì bất lực k thể làm gì khác. Jakarta, Manila và SG đang là những TP có tốc độ chìm nhanh nhất 😢

  • @Doancuong07
    @Doancuong07 Год назад +1

    Năm đấy chắc người ta chưa biết dấu hỏi đa số là dùng dấu ngã theo tìm hiểu thấy đa số là vậy

  • @QuốcLê-i7q
    @QuốcLê-i7q 7 месяцев назад +1

    Cần thiết nên tu tạo khu mộ của Bà Đậu , nhằm ghi công ơn của Bà. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chính quyền đã xây dựng mộ Bà Rịa để tưởng nhớ công lao Bà. Bà Đậu có gia sản quá lớn như vậy, sao không thấy con cháu của Bà kế thừa?

  • @QuốcLê-i7q
    @QuốcLê-i7q 7 месяцев назад +1

    Kính đề nghị lãnh đạo Tỉnh Bình Thuận quan tâm cho đặt tên đường Mũi Né đi Phan Thiết mang tên bà Lục Thị Đậu. Vì Bà là người có công đóng góp thuở Tỉnh nhà còn chưa phát triển.

  • @QuốcLê-i7q
    @QuốcLê-i7q 7 месяцев назад

    Đọc tiểu sử của Bà Lục Thị Đậu, tôi là người con Bình Thuận rất phục công lao đóng góp của Bà cho quê hương. Kính đề nghị lãnh đạo Tỉnh cân nhắc, xem xét đặt tên đường Mũi Né đi Phan Thiết mang tên Bà Lục Thị Đậu. Thậm chí tạc tượng đặt tại ngã ba bắt đầu từ Phan Thiết- đi Mũi Né tạo điểm nhấn cho du lịch. Ghi nhận công lao của Bà Đậu là một điểm + cho Tỉnh nhà. Công lao của Bà Đậu cần được ghi nhận xứng đáng. Một người đàn bà vĩ đại đáng để con em Bình Thuận học tập tấm gương của Bà Đậu mà cố gắng lao động và học tập mà đóng góp cho Tỉnh nhà ngày càng văn minh, hiện đại để Tỉnh Bình Thuận xứng đáng là nơi đáng sống.

  • @KhamPhaCungDuong
    @KhamPhaCungDuong  Год назад +1

    *Bà Lục Thị Đậu, còn có tên thường gọi là bà Hòa Chánh, sinh ngày 27 tháng 6 năm 1888 tại làng Khánh Thiện (phường Mũi Né ngày nay). Ngay từ nhỏ bà đã phải mưu sinh bằng nghề gánh cá và làm nước mắm.*
    *Bà Lục Thị Đâu là một trong những hàm hộ, người sản xuất nước mắm có công lớn trong việc phát triển mang tên tuổi của nước mắm tĩn cổ truyền của Phan Thiết vang xa khắp đất nước.*
    *Vào năm 1905, bà Lục Thị Đậu được gả cho con trai ông Hương Nhu (hay Hương Chu gì đấy) ở làng Thiện Khánh (phường Hàm Tiến ngày nay), nhưng bị đứt gánh giữa chừng chỉ sau 1 năm chung sống do chồng bà lâm bênh nặng.*
    *Năm 1908, bà tái giá với ông Lương Trân cũng ở làng bên, ông Lương Trân thương bà nên dành làm hết mọi việc nặng nhọc. Ông chỉ có một việc không đồng ý là bà quá tiết kiệm.*
    *Người dân làng Khánh Thiện thấy vợ chồng bà chịu khó làm ăn, làm đâu được đó nên tin tưởng bán nợ nước mắm. Bà chở số nước mắm ấy vào Sài Gòn bán, rồi mua hàng hóa chở về. Sau khi có tiền thu từ hàng hóa, bà mới đem trả cho người bán nước mắm ban đầu.*
    *Với cách kinh doanh như vậy, dần dà bà tích lũy được một số vốn để mở rộng kinh doanh ở nhiều lĩnh vực và trở nên giàu có nhất nhì xứ Phan Thiết và dân làng thường gọi bà Lục Thị Đậu với cái tên thân thương là bà Hòa Chánh.*
    *Vào năm 1932, bà Lục Thị Đậu từ Mũi Né vào Phan Thiết mua hơn 20 căn nhà phố trên đường Hải Thượng Lãn Ông để ở và cho thuê.*
    *Năm 1942, ở làng Khánh Thiện (Mũi Né ngày nay), thương bà bà con quê mình, bà đã cho xây dựng một ngôi trường trung học mang tên là Hải Long. Ngoài ra, bà còn cho xây thêm trường học, xây chùa ở làng Phú Hải (phường Phú Hài ngày nay).*
    *Vào năm 1962, ở quê của bà, làng Khánh Thiện (Mũi Né ngày nay), bà cho xây dựng 20 căn nhà phố lầu đầu tiên. Dãy phố này có thể nói là hiện đại nhất tại Mũi Né thập niên 60 - 70.*
    *Tại Sài Gòn, bà Lục Thị Đậu có hơn 25 căn nhà trên các tuyến đường phố chính thời đó như Hùng Vương, Nguyễn Cư Trinh, Bến Chương Dương... và một xưởng cưa tại Gò Vấp. Bà còn là cổ đông lớn của hãng hàng không Air Vietnam, sở hữu hàng trăm mẫu đất, kho lúa lớn.*
    *Vào cuối thập niên 50, tại Phan Thiết, bà Đậu có hơn 100 căn nhà phố nằm trên các tuyến đường chính, khu thương mại sầm uất như Lý Thường Kiệt, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Hoàng (Lê Hồng Phong ngày nay), Trương Công Định, Yersin…*
    *Ngoài ra, bà Lục Thị Đậu còn sở hữu nhiều ruộng vường đất đai tại các vùng Hàm Thắng, Lại Yên, Hàm Đức, Hồng Sơn, Ma Lâm, Hàm Liêm (thuộc huyện Hàm Thuận Bắc ngày nay).*
    *Bà còn có một kho lúa rất lớn tại khu 60 Hải Thượng Lãn Ông mà người dân Phan Thiết thời đó ai ai cũng biết.*
    *Vào thập niên 30, chưa biết chính xác năm nào, nhận thấy con đường từ Mũi Né đi giao thương với các nơi khác hết sức khó khăn, nên bà Lục Thị Đậu đã làm con đường từ Phan Thiết ra Mũi Né để thuận tiện việc đi lại giao thương của bà con. Phải nói việc khánh thành con đường này là một sự kiện quan trọng được lưu tâm ở Trung Kỳ. Trước hành động nghĩa hiệp của bà, nhà Nguyễn (triều đình Huế) đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ bằng việc tặng bà 4 chữ vàng thêu “Hào Nghĩa Khả Gia”.*
    *Suốt cả một đời tần tảo, chịu thương chịu khó làm giàu cho mình và có nhiều đóng góp và làm nhiều điều có ích cho xã hội, bà Lục Thị Đậu xứng đáng được người đời ghi nhớ. Bà mất vào năm 1974 và được an táng trong khu nhà mồ của gia đình tại phường Phú Hài, nghĩa trang Phan Thiết ngày nay.*

  • @หนังสั้น-ฃ3ซ
    @หนังสั้น-ฃ3ซ Год назад +1

    Thôn tin bạn chia sẻ hay quá, cũng xem như bà Đậu là bà tổ làng nghề nước mắm PT rồi!

  • @dodaytvdalat8361
    @dodaytvdalat8361 Год назад +1

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ mộ bà Đậu là bà tổ nghề làm nước mắm Phan Thiết!