ấn tượng từ lúc xem poster vì màu phim quá đẹp, nữ chính dễ thương lắm. Xem rồi thì ấn tượng vì tình tiết phim nhân văn. Nữ chính nhút nhát, tự thấy bản thân vô dụng nên cô đi thu nợ giúp mẹ, k ngờ gây ra một vài rắc rối. Cô băn khoăn hỏi mẹ rằng bản thân mình có vô dụng không. Mẹ cô đã đáp rằng cây cỏ trên thảo nguyên, có ích thì tốt, mà không có ích thì cũng tự do mà tồn tại. Tồn tại vui vẻ đâu phụ thuộc vào ta có ích hay không. Ngoài ra nam chính cũng khiến mình choáng ngợp. Trong nguyên tác nam chính xuất hiện thoáng qua, mô tả là "cao lớn", "đẹp như một vị vua của thảo nguyên". Quả thật diễn viên rất đẹp, chân anh này dài hơn chân ngựa nữa, có gương mặt lấm tấm tàn nhang rất đẹp luôn. Và mình cũng thích cách đạo diễn khắc hoạ mối tình trong trẻo của họ
nguyên tác Mạch Tây Lạp là crush nhưng chỉ thoáng qua và k đến với nữ chính :v hình tượng Ba Thái khá khác, nhưng vẫn đúng cái vẻ đẹp như một vị vua, có đôi bàn tay yêu nghệ thuật, biết đàn biết hát :v
vào douban theo hashtag của đlp thấy mọi người vẫn đang làm văn để phân tích phim :v phim này mn phân tích được cả đến những chi tiết nhỏ như vị trí sắp đặt của các vật thể trong khung hình để dự đoán ý đồ đạo diễn nữa :v và theo hint của khán giả soi được thì cái kết là HE, khán giả đừng day dứt quá :v
@@rileymison6449 Ba Thái là chàng thanh niên người Kazakh "không điển hình mà lại vừa rất điển hình". Vì người Kazakh không để tóc dài - do sống trên thảo nguyên bất tiện, nhưng Ba Thái đã nuôi tóc dài, thậm chí Tô Lực Thản bố anh có mỉa mai mái tóc đó, anh cứ mặc kệ. Phong cách ăn mặc của Ba Thái có chút punk rock thời kỳ 2000, lại biết chơi đàn, ước mơ được làm huấn luyện viên đua ngựa ở nơi xa. Vậy nên cái đặc tính "không điển hình" của Ba Thái rất rõ. Anh là một kẻ nổi loạn với bố - người luôn ghìm giữ và ôm ấp giá trị truyền thống. Song, Ba Thái vẫn là trai Kazakh "rất điển hình" ở chỗ anh có trái tim trong sáng, hồn nhiên của thảo nguyên, anh yêu ngựa như sinh mệnh. Chú ngựa Đạp Tuyết đâu chỉ là bảo bối của Ba Thái, mà Đạp Tuyết còn tượng trưng cho tâm hồn thơ ngây chưa trải đời của Ba Thái. Một chú ngựa dễ tổn thương. Có lẽ tâm hồn Ba Thái sợ tổn thương và dễ tổn thương giống như thế. Anh tổn thương bởi sự xung đột của thời cuộc: giữa ước mơ khát vọng cá nhân, hoài bão tiên phong đi cùng thời đại và sự xung đột với giá trị truyền thống - đại diện là bố anh. Nhân vật Ba Thái hay ho ở chỗ anh không đổ lỗi cho bất cứ điều gì trong mâu thuẫn này. Anh hiểu rất rõ bố anh không có lỗi, thời đại cũng không có lỗi. Anh chưa từng oán trách thời thế, cũng không oán trách bố, chỉ cố gắng cân bằng cả hai. Nếu bạn để ý thì màu sắc trên quần áo của các nhân vật nhà Tô Lực Thản cũng báo hiệu thái độ nhân vật: Tô Lực Thản (đen, xanh thẫm - ngột ngạt, bí bách, trầm lắng, cô đơn) - Ba Thái (nâu ấm, be, trắng - ấm áp, thuần khiết, trung dung) - Thác Khải (đỏ, cam, nâu - dữ dội, cá tính, muốn làm chủ cuộc đời mình). Vì Ba Thái mắc kẹt trong khủng hoảng bản ngã và truyền thống dân tộc, nên khi thấy Văn Tú dám đứng lên nói lý với bố mình, anh thầm ngưỡng mộ cô, dần dần yêu cô. Khi tâm sự với Văn Tú ở rừng bạch dương, Ba Thái vì trách nhiệm của người đàn ông với gia đình mà chấp nhận chọn người cha - chọn truyền thống vốn có thay vì đi theo đuổi giấc mơ của mình. Để ý thì phim quay kha khá cảnh từ sau lưng của Tô Lực Thản - đó cũng là point of view của nhân vật Ba Thái. Bờ vai của người cha vững như núi, nhưng mà nghiêm khắc, xa cách. Mối quan hệ cha con giữa họ là dạng né tránh thụ động, luôn căng thẳng. Cho nên trừ bố, thì Ba Thái đối với bạn bè, đối với người mình yêu, đối với chú Đạp Tuyết đều vô cùng ấm áp dịu dàng và healthy. Thế vì sao mà đoạn cuối Ba Thái thành ra thế? Khi phải tận tay bắn Đạp Tuyết, anh đã tự tay giết đi mảnh tâm hồn thơ ngây của mình. Những điều ở mảnh đất này khiến anh đau khổ rất nhiều tại khoảnh khắc đó. Đạp Tuyết giống như một sự phóng chiếu của tâm hồn dễ tổn thương của Ba Thái. Là vì Văn Tú tự ý hành động không đúng? Là vì khẩu súng của Tô Lực Thản? Hay vì sự xuất hiện đột ngột xen vào giữa cuộc sống yên bình trên thảo nguyên của Cao Hiểu Lượng? Ba Thái không biết, và cũng không đổ lỗi cho ai. Anh tự trách mình là nhiều. Nếu anh không dắt Đạp Tuyết về đây, k cố chấp đưa chú ngựa theo mình, thì có lẽ khác chăng? Nếu anh bảo vệ tốt cho Văn Tú hơn, thì cô ấy đã không phải làm thế. Nói chung sự kiện Đạp Tuyết là sự kiện Ba Thái vĩnh biệt sự ngây thơ của mình. Vì thế anh đau lòng tới mức bỏ đi, vì không thể nào an ổn ở lại mà không tự thấy đau khổ dằn vặt. Trương Phương Hiệp cũng nói là mục trường cỏ tốt đến mấy thì mục dân cũng phải kiếm bãi cỏ mới cho gia súc, vì mục trường cần thời gian để phục hồi, để cỏ cây lại mọc xanh tốt, thì mục dân mới dẫn dê cừu về ăn cỏ được. Ba Thái cũng thế. Chỉ khi tự tha thứ đc cho bản thân, anh mới dám quay lại. Ba Thái không biết Văn Tú còn ở đó hay không, nên anh chọn tết nguyên đán để trở về thăm thôn, vì anh nghĩ người Hán nếu có đi xa thì chắc chắn tết cũng sẽ về nhà. Nếu chẳng may Văn Tú có đi nơi khác, thì cô chắc sẽ vẫn trở lại thôn Tát Y Hán Bố Lạp Khắc vào giao thừa. Khi Ba Thái trở về, đi qua cửa kiểm soát chuông báo kêu lên vì trong người anh có kim loại. Cảnh này giống hệt cảnh ở tập 1 - Tô Lực Thản cũng không qua cổng kiểm soát vì mang dao. Dao là sự sống của người du mục. Ba Thái cũng mang dao. Anh chấp nhận không đi tàu nữa, cất dao vào túi, cưỡi ngựa quay về như bố mình ở tập 1. Không phải Ba Thái đã biến thành một người cứng đầu và ôm ấp nếp xưa tục cũ như bố anh đâu, mà điều này phóng chiếu rằng anh đã hoàn toàn hiểu bố mình. Diễn viên Vu Thích đóng Ba Thái cũng nói là: "Không phải Ba Thái biến thành Tô Lực Thản, mà nó hàm ý rằng trước khi trở nên cứng nhắc và cô độc, Tô Lực Thản cũng từng khát khao, phóng khoáng như Ba Thái". Khi trở về, Ba Thái cắt tóc. Một dấu hiệu nữa cho thấy sự trưởng thành tuyệt đối của nhân vật. Mái tóc dài là sự nổi loạn - mà tại sao phải nổi loạn, là vì nhân vật không hoà hợp được với hoàn cảnh. Nay thì khác, anh cắt đi mái tóc dài, sự bất hoà hợp đã không còn, sẵn sàng trở về gắn bó với A Lặc Thái quê hương. Giống như Văn Tú nói: Không cần nhất thiết đến thành phố mới có thể theo đuổi giấc mơ làm nhà văn. Thì Ba Thái cũng vậy, không cần phải nhất thiết rời xa cố hương mới thực hiện được hoài bão. Khi trở về, trong phim phát bài hát chủ đề của phim. Bài hát đó có câu: "Pháo hoa rực rỡ - đưa tôi về nhà". Vậy là Ba Thái đã về nhà thật rồi đấy. Hình bóng Ba Thái từ xa xa chợt rõ dần trong mắt Văn Tú. Họ đã nhìn thấy rõ nhau (Trong tiếng Kazakh - tôi nhìn rõ người = tôi thích người). Ánh mắt Ba Thái lúc đó vô cùng tĩnh lặng, mà khoé mắt khẽ rưng rưng. Tĩnh lặng đến bình thản vì anh đã nghĩ đến viễn ảnh cô gái ấy không còn ở đó. Nhưng không ngờ cô ấy vẫn ở đó. Diễn viên Vu Thích cũng nói cảnh đó tức là: "Hoá ra người vẫn ở đây, thật tốt, tôi sẽ ở lại nơi này"
bởi vì iqiyi k làm sub phim này mà chỉ làm sub tự động nên sub nó mới bị a đuồi như thế. Hiện tại thì có đội ngũ đang dịch lại nha. Tuy hơi khó hiểu nhưng phim nội dung cũng gần gũi, nhưng đúng là sub tự động gây trở ngại cho người xem thật, phí cả bộ phim hay.
Trong mối tình này, có thể nhìn từ ngoài thì mọi người nghĩ nó giống một mối tình gà bông, giống cảm nắng đời đầu, vì nó thuần khiết đến mức skinship cũng ít ỏi.
Nhưng nó không phải tình gà bông, khi Văn Tú và Ba Thái gặp nhau lần đầu, Ba Thái cưỡi ngựa qua tiệm tạp hóa, khi đó hai người chẳng có ấn tượng gì với nhau.
Sau đó thậm chí Văn Tú khá dè dặt với anh chàng, vì cô đi qua lạch nước, Ba Thái tinh nghịch đã hù một cái cho cô ngã xuống nước rồi cười hì hì. Lúc đó chắc Văn Tú vừa bực vừa hoảng, còn Ba Thái thì chẳng nghĩ ngợi gì nhiều.
Nhưng sau đó Văn Tú đến đòi nợ nhà Tô Lực Thản, rồi vô tình gây xáo xào, cô bối rối xin lỗi liên tục, rồi nói không cần trả tiền nữa, lúc đó Ba Thái đã thấy từ xa, anh chắc chắn nghĩ: Cô ấy là người tốt bụng và biết cảm thông. Nhưng chỉ thế mà thôi.
Sau đó khi đến tìm Trương Phương Hiệp để thương lượng chuyện của chị dâu, Ba Thái gặp Văn Tú, cùng cô trèo lên cây, ngắm nhìn A Lặc Thái xinh đẹp, lúc này Văn Tú bị choáng ngợp trước vẻ đẹp của Ba Thái, cô khẽ cảm động khi anh nói: "Đó không phải phép thuật, chỉ toàn hoài niệm thôi". Khi ấy Văn Tú nghĩ: Đó là một chàng trai giàu tình cảm.
Văn Tú càng ngày càng vô thức để ý đến Ba Thái hơn khi anh đưa lót yên cho cô, chạy đến đùa cô bằng cách bôi phân dê non lên má cô, nói là để trị "vết nẻ lạnh".
Còn ở chiều ngược lại, Ba Thái thấy thích thú khi trêu cô gái này, cảm xúc của anh là cô ấy thật dễ thương.
Bước ngoặt xảy đến khi Văn Tú dám đứng lên nói thẳng với Tô Lực Thản: "Truyền thống nào phải từ đầu đã có, là con người nuôi dưỡng quen mà thành thôi." Ba Thái nhìn cô ngạc nhiên, nhưng rung động, vì anh đại diện cho lớp trẻ xung đột giữa truyền thống và hiện đại một cách sâu sắc. Nhìn cô nhỏ bé nhút nhát nhưng lại bộc trực như đóa hướng dương, làm sao Ba Thái có thể không rung động?
Còn với Văn Tú, bước ngoặt đến khi cô và mẹ vất vả dựng lều sau khi chọc giận Tô Lực Thản và phải tự tìm đường đến bãi chăn nuôi Hạ. Từ xa xa, Văn Tú thấy Ba Thái cưỡi ngựa đến, không ngại bố sẽ mắng, đến giúp nhà Văn Tú dựng lều. Khi tiễn anh về, Văn Tú bối rối khi Ba Thái ẩn ý: "Cậu phải hung dữ vào, đừng có cười, nếu không cậu sẽ có rất nhiều bạn trai đó".
Đối với Văn Tú, Ba Thái dịu dàng và thật ấm áp, nhưng cũng rất đáng yêu.
Văn Tú cũng là người Ba Thái dắt đi xem Đạp Tuyết tiến bộ đến thế nào.
Họ đều ghen. Văn Tú đã rơm rớm nước mắt khi biết Ba Thái sắp đính hôn với người khác, còn Ba Thái thì say rượu mà vẫn để ý rằng một chàng trai khác đã để mắt đến Văn Tú.
Ba Thái yêu Văn Tú đến mức nhỏ nhẹ run run nói với cô: "Nếu tôi không thể đi Bắc Kinh với em, ta còn có thể bên nhau không? Em có còn thích tôi không?" Với anh lúc đó, tình cảm dành cho Văn Tú cũng ngang ước mơ và lý tưởng của mình. Thậm chí bất chấp sự phản đối gay gắt của bố anh. Thậm chí bất chấp ước mơ muốn làm việc ở trường đua ngựa. Trong ánh nắng mùa hạ đẹp như thơ, một bên má của Ba Thái đỏ lựng lên vì bị bố mình tát, ánh mắt như khẩn cầu người mình yêu.
Văn Tú yêu Ba Thái đến mức cô cảm thấy A Lặc Thái này thật đẹp, và quyết định ở lại đây. Ba Thái là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cô cảm thấy mình không cần đến thành phố mới theo đuổi được ước mơ. Cô khẽ đồng ý, khiến Ba Thái sung sướng không thôi, lén hôn trộm cô một cái rồi chạy mất.
Thế nhưng không phải mối tình nào cũng suôn sẻ. Sự kiện Đạp Tuyết chính là điều khiến tình cảm của họ buộc phải trải qua sự khảo nghiệm tàn khốc. Họ buộc phải trưởng thành, buộc học cách từ bỏ và tha thứ. Ba năm đó, có lẽ cả Ba Thái và Văn Tú đều học cách trở thành phiên bản tốt hơn của mình.
Khoảnh khắc giao thừa năm ấy, khi Ba Thái dắt ngựa đến trước cửa tiệm tạp hóa, Văn Tú sững sờ nhìn anh. Trong mắt Ba Thái, hình bóng Văn Tú ngày càng rõ dần, tươi sáng, trong trẻo. Trong văn hóa của người Kazakh, "Tôi thích người" có nghĩa mặt chữ là "Tôi nhìn thấy người rất rõ". Đó chính là bằng chứng khẳng định trong lòng Ba Thái, anh nhìn thấy Văn Tú rõ vô cùng. Và Văn Tú cũng vậy, cô đã mỉm cười đáp lại.
Tình yêu của họ đẹp vãi.
Xem ban nói hay hơn nghĩa dịch trong phim luôn Á, dịch lộn xộn xem bực thêm.
❤
Tình yêu của họ vừa chân thực vừa đẹp đẽ. Bạn phân tích hay qué chời.
ấn tượng từ lúc xem poster vì màu phim quá đẹp, nữ chính dễ thương lắm. Xem rồi thì ấn tượng vì tình tiết phim nhân văn. Nữ chính nhút nhát, tự thấy bản thân vô dụng nên cô đi thu nợ giúp mẹ, k ngờ gây ra một vài rắc rối. Cô băn khoăn hỏi mẹ rằng bản thân mình có vô dụng không. Mẹ cô đã đáp rằng cây cỏ trên thảo nguyên, có ích thì tốt, mà không có ích thì cũng tự do mà tồn tại. Tồn tại vui vẻ đâu phụ thuộc vào ta có ích hay không.
Ngoài ra nam chính cũng khiến mình choáng ngợp. Trong nguyên tác nam chính xuất hiện thoáng qua, mô tả là "cao lớn", "đẹp như một vị vua của thảo nguyên". Quả thật diễn viên rất đẹp, chân anh này dài hơn chân ngựa nữa, có gương mặt lấm tấm tàn nhang rất đẹp luôn. Và mình cũng thích cách đạo diễn khắc hoạ mối tình trong trẻo của họ
nguyên tác Mạch Tây Lạp là crush nhưng chỉ thoáng qua và k đến với nữ chính :v hình tượng Ba Thái khá khác, nhưng vẫn đúng cái vẻ đẹp như một vị vua, có đôi bàn tay yêu nghệ thuật, biết đàn biết hát :v
mẹ Trương Phương Hiệp của nữ chính kiểu yolo mà sống. Khi giường sập bà cũng nằm ngủ ngon. Khi Văn Tú để lạc bà nội, bà cũng không trách nữ chính, nói là mình cũng hay để lạc bà nội, tìm được bà về là tốt rồi. Cảm giác đúng mạnh mẽ :v
于通,加油!
女主又美又有文艺气质
我也那么想
Bộ phim hay tình tiết nhẹ nhàng ko xa hoa nhàm chán như các phim tổng tài
tuy đoạn cuối có hơi làm khán giả đau tim chút :v
2.sezon olmalı...
太喜欢吧太了
我也喜欢他 ❤ 我的白月光
Благодарю за Красоту
Спасибо :>
vào douban theo hashtag của đlp thấy mọi người vẫn đang làm văn để phân tích phim :v phim này mn phân tích được cả đến những chi tiết nhỏ như vị trí sắp đặt của các vật thể trong khung hình để dự đoán ý đồ đạo diễn nữa :v và theo hint của khán giả soi được thì cái kết là HE, khán giả đừng day dứt quá :v
có đoạn Ba Thái bắn tên còn cố ý sắp đặt góc máy để tạo thành hình tượng Nhân Mã nữa :v
Hint là gì vậy ạ, bạn có thể giải thích giúp mình đc không, đến đoạn kết mình ko hiểu được diễn biến tâm lý của Bà Thái lắm huhu, cứ day dứt mãi
@@rileymison6449
Ba Thái là chàng thanh niên người Kazakh "không điển hình mà lại vừa rất điển hình". Vì người Kazakh không để tóc dài - do sống trên thảo nguyên bất tiện, nhưng Ba Thái đã nuôi tóc dài, thậm chí Tô Lực Thản bố anh có mỉa mai mái tóc đó, anh cứ mặc kệ. Phong cách ăn mặc của Ba Thái có chút punk rock thời kỳ 2000, lại biết chơi đàn, ước mơ được làm huấn luyện viên đua ngựa ở nơi xa. Vậy nên cái đặc tính "không điển hình" của Ba Thái rất rõ. Anh là một kẻ nổi loạn với bố - người luôn ghìm giữ và ôm ấp giá trị truyền thống. Song, Ba Thái vẫn là trai Kazakh "rất điển hình" ở chỗ anh có trái tim trong sáng, hồn nhiên của thảo nguyên, anh yêu ngựa như sinh mệnh. Chú ngựa Đạp Tuyết đâu chỉ là bảo bối của Ba Thái, mà Đạp Tuyết còn tượng trưng cho tâm hồn thơ ngây chưa trải đời của Ba Thái. Một chú ngựa dễ tổn thương. Có lẽ tâm hồn Ba Thái sợ tổn thương và dễ tổn thương giống như thế. Anh tổn thương bởi sự xung đột của thời cuộc: giữa ước mơ khát vọng cá nhân, hoài bão tiên phong đi cùng thời đại và sự xung đột với giá trị truyền thống - đại diện là bố anh. Nhân vật Ba Thái hay ho ở chỗ anh không đổ lỗi cho bất cứ điều gì trong mâu thuẫn này. Anh hiểu rất rõ bố anh không có lỗi, thời đại cũng không có lỗi. Anh chưa từng oán trách thời thế, cũng không oán trách bố, chỉ cố gắng cân bằng cả hai. Nếu bạn để ý thì màu sắc trên quần áo của các nhân vật nhà Tô Lực Thản cũng báo hiệu thái độ nhân vật: Tô Lực Thản (đen, xanh thẫm - ngột ngạt, bí bách, trầm lắng, cô đơn) - Ba Thái (nâu ấm, be, trắng - ấm áp, thuần khiết, trung dung) - Thác Khải (đỏ, cam, nâu - dữ dội, cá tính, muốn làm chủ cuộc đời mình).
Vì Ba Thái mắc kẹt trong khủng hoảng bản ngã và truyền thống dân tộc, nên khi thấy Văn Tú dám đứng lên nói lý với bố mình, anh thầm ngưỡng mộ cô, dần dần yêu cô. Khi tâm sự với Văn Tú ở rừng bạch dương, Ba Thái vì trách nhiệm của người đàn ông với gia đình mà chấp nhận chọn người cha - chọn truyền thống vốn có thay vì đi theo đuổi giấc mơ của mình. Để ý thì phim quay kha khá cảnh từ sau lưng của Tô Lực Thản - đó cũng là point of view của nhân vật Ba Thái. Bờ vai của người cha vững như núi, nhưng mà nghiêm khắc, xa cách. Mối quan hệ cha con giữa họ là dạng né tránh thụ động, luôn căng thẳng. Cho nên trừ bố, thì Ba Thái đối với bạn bè, đối với người mình yêu, đối với chú Đạp Tuyết đều vô cùng ấm áp dịu dàng và healthy.
Thế vì sao mà đoạn cuối Ba Thái thành ra thế? Khi phải tận tay bắn Đạp Tuyết, anh đã tự tay giết đi mảnh tâm hồn thơ ngây của mình. Những điều ở mảnh đất này khiến anh đau khổ rất nhiều tại khoảnh khắc đó. Đạp Tuyết giống như một sự phóng chiếu của tâm hồn dễ tổn thương của Ba Thái. Là vì Văn Tú tự ý hành động không đúng? Là vì khẩu súng của Tô Lực Thản? Hay vì sự xuất hiện đột ngột xen vào giữa cuộc sống yên bình trên thảo nguyên của Cao Hiểu Lượng?
Ba Thái không biết, và cũng không đổ lỗi cho ai. Anh tự trách mình là nhiều. Nếu anh không dắt Đạp Tuyết về đây, k cố chấp đưa chú ngựa theo mình, thì có lẽ khác chăng? Nếu anh bảo vệ tốt cho Văn Tú hơn, thì cô ấy đã không phải làm thế. Nói chung sự kiện Đạp Tuyết là sự kiện Ba Thái vĩnh biệt sự ngây thơ của mình. Vì thế anh đau lòng tới mức bỏ đi, vì không thể nào an ổn ở lại mà không tự thấy đau khổ dằn vặt.
Trương Phương Hiệp cũng nói là mục trường cỏ tốt đến mấy thì mục dân cũng phải kiếm bãi cỏ mới cho gia súc, vì mục trường cần thời gian để phục hồi, để cỏ cây lại mọc xanh tốt, thì mục dân mới dẫn dê cừu về ăn cỏ được. Ba Thái cũng thế. Chỉ khi tự tha thứ đc cho bản thân, anh mới dám quay lại.
Ba Thái không biết Văn Tú còn ở đó hay không, nên anh chọn tết nguyên đán để trở về thăm thôn, vì anh nghĩ người Hán nếu có đi xa thì chắc chắn tết cũng sẽ về nhà. Nếu chẳng may Văn Tú có đi nơi khác, thì cô chắc sẽ vẫn trở lại thôn Tát Y Hán Bố Lạp Khắc vào giao thừa.
Khi Ba Thái trở về, đi qua cửa kiểm soát chuông báo kêu lên vì trong người anh có kim loại. Cảnh này giống hệt cảnh ở tập 1 - Tô Lực Thản cũng không qua cổng kiểm soát vì mang dao. Dao là sự sống của người du mục. Ba Thái cũng mang dao. Anh chấp nhận không đi tàu nữa, cất dao vào túi, cưỡi ngựa quay về như bố mình ở tập 1. Không phải Ba Thái đã biến thành một người cứng đầu và ôm ấp nếp xưa tục cũ như bố anh đâu, mà điều này phóng chiếu rằng anh đã hoàn toàn hiểu bố mình. Diễn viên Vu Thích đóng Ba Thái cũng nói là: "Không phải Ba Thái biến thành Tô Lực Thản, mà nó hàm ý rằng trước khi trở nên cứng nhắc và cô độc, Tô Lực Thản cũng từng khát khao, phóng khoáng như Ba Thái".
Khi trở về, Ba Thái cắt tóc. Một dấu hiệu nữa cho thấy sự trưởng thành tuyệt đối của nhân vật. Mái tóc dài là sự nổi loạn - mà tại sao phải nổi loạn, là vì nhân vật không hoà hợp được với hoàn cảnh. Nay thì khác, anh cắt đi mái tóc dài, sự bất hoà hợp đã không còn, sẵn sàng trở về gắn bó với A Lặc Thái quê hương.
Giống như Văn Tú nói: Không cần nhất thiết đến thành phố mới có thể theo đuổi giấc mơ làm nhà văn.
Thì Ba Thái cũng vậy, không cần phải nhất thiết rời xa cố hương mới thực hiện được hoài bão.
Khi trở về, trong phim phát bài hát chủ đề của phim. Bài hát đó có câu: "Pháo hoa rực rỡ - đưa tôi về nhà". Vậy là Ba Thái đã về nhà thật rồi đấy. Hình bóng Ba Thái từ xa xa chợt rõ dần trong mắt Văn Tú. Họ đã nhìn thấy rõ nhau (Trong tiếng Kazakh - tôi nhìn rõ người = tôi thích người).
Ánh mắt Ba Thái lúc đó vô cùng tĩnh lặng, mà khoé mắt khẽ rưng rưng. Tĩnh lặng đến bình thản vì anh đã nghĩ đến viễn ảnh cô gái ấy không còn ở đó. Nhưng không ngờ cô ấy vẫn ở đó. Diễn viên Vu Thích cũng nói cảnh đó tức là: "Hoá ra người vẫn ở đây, thật tốt, tôi sẽ ở lại nơi này"
@@zheneddie1350 aaaaa hay quá huhuhu
English subtitle pls
Hi guy, I have added English subtitles, pls check it. Hope u enjoy this video :>
Cho mình hỏi xem sub phim này trang nào ạ! Sub dịch hay hơn sub mình xem mấy ngày trước
bởi vì iqiyi k làm sub phim này mà chỉ làm sub tự động nên sub nó mới bị a đuồi như thế. Hiện tại thì có đội ngũ đang dịch lại nha. Tuy hơi khó hiểu nhưng phim nội dung cũng gần gũi, nhưng đúng là sub tự động gây trở ngại cho người xem thật, phí cả bộ phim hay.
@@Noonenobodynothingnowhere đội ngũ nào đang dịch lại vậy bạn, để mình chờ phim