Sutra "Setting the Wheel of Dharma in Motion" - Kinh "Chuyển Pháp Luân"

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 2 дек 2024
  • 08/31/2024
    Last Saturday, Khensur Rinpoche read a paragraph in the scripture that mentions the First of The Four Noble Truths: The Truth of Suffering.
    "Now this, bhikkus, is the noble truth of suffering: birth is suffering, aging is suffering, illness is suffering, death is suffering; union with what is displeasing is suffering, separation from what is pleasing is suffering; not to get what one wants is suffering; in brief, the five aggregates subject to clinging are suffering."
    In this paragraph, Buddha listed the sufferings that we humans go through. The first four sufferings of birth, aging, illness, and death are called the "four events" of our human life. Encountering what we dislike, separating from what we like, and not getting what we want are considered mental suffering. Of course, there are some gross pains which are considered physical suffering. In the last sentence, Buddha summarized that clinging to our five aggregates (form, feeling, perception, mental formation, and consciousness) brings suffering.
    Even though it is not pleasant to hear about topics such as aging, illness, death, separation from our loved ones etc, Khensur Rinpoche encouraged us to contemplate these topics. Once we recognize that these sufferings are actually our nature of existence, we will try to become free from it. Our determination to be free from suffering will get deeper and stronger.
    Khensur Rinpoche recalled His Holiness the Dalai Lama's Dharma' series of Dharma teaching on "The Four Noble Truths" in London around the year 1996-1997. His Holiness said that the Buddha himself listed the sufferings not for the purpose of scaring us or making us feel down. The teaching of "The Four Noble Truths" given by the Buddha raises the issue (suffering and the causes of suffering) but also teaches the solution to said issue (the cessation of suffering and the path leading to cessation of suffering). If there were no solution, His Holiness said, then, it would be much better not to think about suffering.
    Zoom ID: 84236731835 Passcode: 590086
    Direct Zoom's link: us02web.zoom.u.... i
    Facebook : Sera Mey Monastery US
    / sera.mey.12
    We also upload these precious Dharma teachings on RUclips. Please consider subscribing to our RUclips channel for updates:
    Seramey Khensur Rinpoche Tashi
    / @khensurrinpochetashi
    Thứ Bảy vừa qua, thầy Khensur Rinpoche đã đọc một đoạn từ chánh kinh nói đến Thánh Đế Đầu Tiên của Tứ Thánh Đế: Khổ Đế.
    "Đây là Thánh Đế về Khổ, này các Tỳ-khưu. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ."
    Trong đoạn kinh này, đức Phật đã liệt kê sự khổ mà con người chúng ta trải nghiệm. Bốn sự khổ đầu tiên sanh, già, bệnh, và chết được gọi là "bốn sự kiện" của kiếp người. Gặp phải những gì không ưa thích, xa lìa những gì mình thích, và không có được những gì mình mong muốn được xem là sự khổ về phần tâm ý. Tất nhiên, có vài sự đau đớn dạng thô mà được xem là sự khổ về thể chất. Trong câu cuối, đức Phật đã tóm lược rằng bám vào năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, và thức) đem lại khổ đau.
    Mặc dù không cảm giác thoải mái khi nghe về những chủ đề như là già, bệnh, chết, xa lìa người thương v.v., thầy Khensur Rinpoche khuyến khích chúng ta nên chiêm nghiệm về những điều này. Một khi nhận thức rằng những sự khổ này thật sự là bản chất hiện hữu của mình, chúng ta sẽ cố gắng để thoát khỏi chúng. Sự quyết tâm của chúng ta để thoát khổ sẽ trở nên sâu đậm và mạnh mẽ hơn.
    Thầy Khensur Rinpoche nhớ lại chuỗi thuyết Pháp của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Luân Đôn vào khoảng năm 1996-1997. Thánh Đức có nói rằng đức Phật đã liệt kê những sự khổ không vì mục đích để làm chúng ta sợ hãi hay nản lòng. Giáo lý "Tứ Thánh Đế" mà đức Phật đã thuyết giảng nêu lên vấn đề (khổ và nguyên nhân của khổ), nhưng đồng thời cũng chỉ dạy giải pháp cho những vấn đề đó (sự chấm dứt khổ và con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ). Nếu không có giải pháp, Thánh Đức nói rằng, vậy thì, tốt hơn nhiều nếu chúng ta không nghĩ về sự khổ.

Комментарии •