Kinh Sám Hối - Cao Đài Tây Ninh

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 8 фев 2025
  • Bài kinh Sám Hối được nhiều Đấng Thiêng Liêng lần lượt giáng cơ ban cho chi Minh Lý (Tam Tông Miếu) vào năm Ất sửu 1925.
    Theo ông Âu Minh Chánh, người lập ra Minh Lý Đạo, bài kinh Sám Hối này do Đức Thái Thượng Lão Quân giáng cơ ban cho một đoạn đầu bài kinh trong một đàn cơ cầu bịnh tại Thủ Thiêm. Sau đó, lần lần có các Đấng như Tam Giáo Đạo Chủ, Quan Âm Bồ Tát, Nam Cực Chưởng Giáo, Quan Thánh Đế Quân, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thập Điện Minh Vương..v.v.. giáng tiếp cho trọn bài kinh Sám Hối. Cuối cùng Đức Đông Phương Lão Tổ lại ban cho bài “Khen Ngợi Kinh Sám Hối” để kết thúc một giai đoạn giáng cơ ban Kinh Sám Hối kéo dài hơn 7 tháng.
    Khi ban cho bài kinh xong, Đức Văn Tuyên Vương giáng dạy các tín đồ chi Minh Lý phải đến chùa trong các ngày sóc vọng để dâng hương và sám hối theo bài kinh này.
    Đến khi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã được khai sáng, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy Hội Thánh cử một phái đoàn gồm bốn người: Ngài Thượng Đầu Sư Lê Văn Trung, Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư và Giáo Sư phái Thượng Vương Quang Kỳ đến Minh Lý Đạo thỉnh kinh, trong đó có bài Kinh Sám Hối và bài Khen Ngợi Kinh Sám Hối. Trong thời gian đầu này, bài Kinh Sám Hối được gọi là Kinh Nhơn Quả.
    Bài Kinh Sám Hối này được Hội Thánh dạy phải tụng vào những ngày sóc vọng, còn như ngày thường nếu có lầm lỗi điều chi thì tụng để xin tội.
    Như ta đã biết hai chữ Sám hối 懺 悔 là danh từ kết hợp cả tiếng Sanskrit và tiếng Hán. Sám do chữ Phạn sám ma, là ăn năn những lỗi lầm đã phạm, thật lòng muốn sửa đổi. Hối: Thú nhận những điều sái quấy mà mình đã làm, sẵn sàng cải sửa các tội lỗi ấy.
    Sám hối có nghĩa là xin thú nhận những lỗi lầm đã phạm và xin nguyện ăn năn sửa đổi tội lỗi, từ nay về sau không tái phạm nữa.
    Tội Lỗi do bởi con người vô minh để cho ý nghĩ xấu phát sinh ra, thông qua hành động của thân, khẩu, ý. Do đó khi tụng cầu sám hối thì ta phải cải hóa tâm trước, rồi sau đó, quì tụng trước Chánh điện Đức Chí Tôn nguyện xin ăn năn hối ngộ và quyết lòng cải tà qui chánh, có như thế mới thực sự là sám hối, nội tâm mới có thể đạt được an nhiên, thanh tịnh.

Комментарии •