Chấn thương tâm lý tuổi ấu thơ trong bối cảnh Việt Nam | TS. Lê Nguyên Phương | Sâuciety

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 3 окт 2024
  • "Chính chúng ta phải lên đường để chữa lành cho chính chúng ta và chữa lành cho bố mẹ chúng ta cũng chữa lành nữa..."
    Những đứa trẻ có tổn thương từ gia đình không chỉ là những đứa trẻ phải chịu nhục hình, bạo hành, xâm hại, mà còn là những đứa trẻ thiếu đi sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ. Chấn thương tâm lý tuổi ấu thơ có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh tâm lý khác nhau. Một số dư chấn còn có thể tiếp diễn ở các thế hệ sau. Tuy nhiên, viễn cảnh về một cuộc sống hạnh phúc, hân hưởng và bình an dành cho những trẻ này và cha mẹ chúng hoàn toàn vẫn có thể trở thành sự thực!
    Lưu ý: Podcast này không thể thay thế tham vấn trị liệu tâm lý. Nếu các bạn cảm thấy bị choáng ngợp bởi các cảm xúc tiêu cực khi lắng nghe những chia sẻ này, hãy tìm tới các bác sĩ tâm thần hoặc các chuyên gia tâm lý trị liệu để giải quyết tận gốc các khó khăn tâm lý của bản thân.
    ______________
    Nội dung:
    00:54 - Start
    01:54 - "Chấn thương tâm lý" ở Việt Nam
    04:33 - Định nghĩa & phân loại chấn thương tâm lý
    07:39 - Những đứa trẻ thiếu thốn tình thương
    12:17 - Những nứt gãy trong gia đình
    16:31 - Trách cha mẹ hay con cái?
    21:51 - Vai trò của sự "tỉnh thức"
    24:01 - Trung thực với cảm xúc
    26:19 - Hệ quả không ngờ của chấn thương tâm lý
    32:28 - Liệu bạn có chấn thương tâm lý?
    32:49 - Tự chẩn đoán và tự chữa lành
    36:14 - Phụ nữ vs đàn ông
    39:37 - Các giai đoạn chữa lành
    44:10 - Cảnh giác với những lời khuyên
    45:14 - Các phương pháp thúc đẩy tiến trình chữa lành
    50:57 - Hy vọng chữa lành cho những đứa trẻ có tổn thương
    57:31 - Bên kia của nỗi đau là gì?
    ______________
    Host: Keira Ngo
    Guest: Tiến sĩ Lê Nguyên Phương, tiến sĩ về Lãnh Đạo Giáo Dục và Tâm Lý Giáo Dục tại Đại học Southern California, Đồng sáng lập và chủ tịch Liên Hiệp Phát Triển Tâm Lý Học Đường Quốc tế (CASP-I), tác giả sách “Dạy Con Trong Hoang Mang”
    ______________
    Bản quyền video: Talk Sâu
    Bản quyền nhạc: Talk Sâu
    ______________
    Email us: contact@spiderum.com
    Hotline: 0977 062 149
    ______________
    #Talksau #chanthuongtamly #sangchantamly #sauciety

Комментарии • 63

  • @trangnguyen2458
    @trangnguyen2458 Год назад +13

    56:12 thật sự chạm đến trái tim mình. "Chúng ta còn 30-40-50-60 năm để hóa giải và thay đổi. Còn bố mẹ chúng ta không còn thời gian bao nhiêu để thay đổi nữa"

  • @tranlinh4016
    @tranlinh4016 3 месяца назад

    Những chương trình của Thầy Phương xem đi xem lại vẫn nhận ra nhiều kiến thức mới! Xin cảm ơn chương trình và mong có thêm nhiều số với thầy Phương ạ

  • @KyNguyenLai
    @KyNguyenLai Год назад +4

    Nếu trẻ em lớn lên trong nhung lụa, không gặp bất kỳ một nghịch cảnh nào thì khi lớn lên, bước vào đời mà gặp phải sóng gió thì dù một cơn gió nhẹ cũng có thể bị quật ngã. Tất nhiên là trẻ em thì không thể chịu được chấn thương lớn nhưng cũng phải thỉnh thoảng có chút chấn thương nho nhỏ để rèn luyện dần dần.

  • @shinkhun
    @shinkhun Год назад +43

    Buổi nói chuyện xúc động quá ạ. Nhưng theo em, ngoài sự cố gắng của các bạn, cần phải có tinh thần cầu tiến, muốn thay đổi của phụ huynh nữa ạ. Nếu như bố mẹ các bạn không muốn, thì nỗ lực của các bạn đôi khi khiến các bạn bị lún sâu, mắc kẹt hơn với chấn thương của mình. Như thầy nói, em nghĩ điều tiên quyết là các bạn cần học và thực hành cách yêu bản thân, chăm sóc bản thân trước. Cảm ơn buổi nói chuyện giữa thầy và bạn Keira nhiều lắm. ❤❤❤

    • @huynhquang2153
      @huynhquang2153 Год назад

      Não bố mẹ đã ngừng học , trong khi bạn học mỗi ngày . Câu này nghe cũng đúng , đôi khi trách ông bà già sao không hiểu abc xyx à thì ông bà già có biết xài internet đâu mà biết vấn đề đó 😑

    • @trinhnguyenthi7
      @trinhnguyenthi7 Год назад

      😊😊😊😊😊😊😊😊😊😊😊😊😊

    • @hongvan9026
      @hongvan9026 Год назад +1

      Mình đồng tình với ý kiến của bạn vì mình đã rơi vào sang trấn tâm lý ấu thơ, mình có cố gắng bao nhiêu mà cha mẹ k thay đổi và k muốn ==> kết quả người con lại bị tổn thương nhiều hơn.

    • @nguyenhoaithu3514
      @nguyenhoaithu3514 Год назад

      Ý kiến của bạn không sai, nhưng đặt tình huống giả định bố mẹ đã qua đời thì người con sẽ mãi ôm hận với cha mẹ hay sao ??? Nếu mình còn đặt hạnh phúc của mình trong tay bất kỳ ai khác thì sẽ ra sao hả bạn

  • @buithuy3789
    @buithuy3789 Год назад +1

    Mình thích co này nói chuyện hay

  • @hongchinguyen9791
    @hongchinguyen9791 Месяц назад

    chương trình hay quá, cảm ơn bác Phương và chương trình, nghe kiến thức tâm lý học mà thấy gay cấn và hấp dẫn quá ạ ❤❤Chúc mọi người đang tìm kiếm cách chữa lành sẽ hoàn thành tiến trình và vượt qua nỗi đau quá khứ.

  • @ideidetran6893
    @ideidetran6893 Год назад +5

    Chiến tranh người Việt hầu như nhiều người bị chấn thương tâm lý. Sợ hãi do chiến tranh cảnh . chia ly

  • @ThànhTrầnQuang-y6h
    @ThànhTrầnQuang-y6h Год назад

    Cảm ơn thầy nhiều ạ...! ❤❤❤🎉🎉🎉🎉cảm ơn chị MC dễ thương , sinh đẹp nhiều ạ....! ❤❤❤🎉🎉🎉🎉...!

  • @dunglethingoc7080
    @dunglethingoc7080 Год назад

    Xin chào, chân thành rất cảm ơn chương trình thầy LÊ NGUYÊN PHƯƠNG; Trân trọng im lặng, thương yêu chính mình; trong bốn mươi chín năm, tự im lặng ,

  • @nganhua4982
    @nganhua4982 Год назад +5

    Cảm ơn ekip vì podcast ý nghĩa và có chiều sâu. Nội dung đáng giá và có ích cho nhiều thế hệ việt nam

  •  Год назад +5

    Cảm ơn bác❤

  • @hanguyenvungoc1887
    @hanguyenvungoc1887 Год назад +2

    Em đang loay hoay tìm kiếm các phương thức giúp thư giãn tinh thần khi bị tái chấn thương. Xin cảm ơn postcard rất quý giá này. Biết ơn thầy Lê Nguyên Phương

  • @HongNguyen-kg1wg
    @HongNguyen-kg1wg Год назад +2

    Cảm ơn Thầy🙏🌹

  • @nguyenphuocanhoa6725
    @nguyenphuocanhoa6725 Год назад +12

    Cảm ơn Keira, thầy Phương và team Spiderum đã làm buổi talk này được diễn ra. Cá nhân mình và một số bạn khác cũng thấy mình trong câu chuyện này. Đôi khi người trẻ như chúng ta vụng về hoặc không biết cách để hàn gắn, cải thiện mối quan hệ trong gia đình. Cũng chỉ cố gắng để những chấn thương của mình không ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh và thế hệ sau này của chúng ta.
    Chúc team sẽ có những buổi talk ý nghĩa như này.
    Cảm ơn những chia sẻ của thầy, Keira.

  • @MyLove-uv6nr
    @MyLove-uv6nr Год назад +1

    Em biết ơn Thầy và cảm ơn Thầy rất nhiều ạ !

  • @vantrinh7469
    @vantrinh7469 Год назад

    Thanks Thay Phuong❤❤❤❤❤

  • @Thucfarm
    @Thucfarm Год назад

    Cô dẫn chương trình xinh quá

  • @ngocbichphamthi481
    @ngocbichphamthi481 Год назад +5

    Thực sự rất cám ơn chương trình, ekip sản xuất, cám ơn thầy và bạn Keira đã cho mình nghe 1 cái podcast dễ thương như vậy.
    1: an ủi Phủ dụ 1 bên thì cũng không hẳn xử lý được vấn đề. Trước đó mình cứ nghĩ ờ thông cảm rồi mình cố ở bản thân mình thôi nhưng hình như đúng là có điều gì lấn cấn, mình vẫn k cảm thấy bình yên để cố gắng nổi. Giờ hiểu rõ rồi thì mình tự ý thức, mình điềm tĩnh hơn và hiểu rằng mọi thứ cần từ cả 2 phía, nếu k có thể từ 2 phía thì cố gắng những gì mà mình có thể đối xử tốt với chính mình và mình hi vọng ( nhưng cũng không đặt nặng quá kết quả).
    2: Hãy đối xử tốt với mình, và có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Yêu thương chính mình, mình mới yêu thương được mọi người.
    3: Thì ra mình cảm thấy thiếu thốn, nên dù hiện tại mình có làm như thế nào mình cũng không cảm thấy đủ.
    4: 2 con người bị tổn thương mà ở cạnh nhau thì cẩn thận. Nếu ý thức được mình bị tổn thương thì nên có 1 cuộc nói chuyện và chân thành, trung thực chia sẻ.
    5: Nếu chưa đủ năng lực và sức mạnh để ngồi lại với nhau có khi lại xảy ra 1 cuộc chiến lớn hơn. Nhưng k có nghĩa là nên ngừng hi vọng, ngừng cố gắng.
    CHỉ cần hành trình mình bước đi mình ý thức được điều gì. Khi có điều kiện hơn mình cũng sẽ tìm đến chuyên gia tâm lý để có phương án cụ thể, nên tìm kiếm sự hỗ trợ khi có thể. Đây cũng là 1 cách dùng tiền vào những việc cần thiết hơn là chi tiêu quá nhiều vào quần áo hay vật dụng không cần thiết.

  • @stephenle3510
    @stephenle3510 Год назад +2

    Em cảm ơn Chị và Giáo Sư

    • @talksau
      @talksau  Год назад

      Cảm ơn em đã lắng nghe

  • @hoangyenivy9364
    @hoangyenivy9364 Год назад +3

    Hay quá ạ

  • @thuyhuyen9524
    @thuyhuyen9524 Год назад

    Kính trọng thầy, thầy thật giàu tình cảm và thầy lại vô cùng hiểu biết nữa, cảm ơn thầy thật nhiều ạ. Chương trình thật là ý nghĩa, ngàn like cho chương trình ❤❤❤

  • @thiquynhhuongvo1074
    @thiquynhhuongvo1074 Год назад +2

    Cảm ơn thầy và chương trình rất nhiều, rất trân trọng !

  • @thiang8388
    @thiang8388 Год назад

    Cám ơn những chia sẻ của thầy tiến sĩ .👍

  • @jaydennguyen5885
    @jaydennguyen5885 Год назад +1

    Cam on ông

  • @nguyehoang7351
    @nguyehoang7351 Год назад +1

    cảm ơn bác

  • @vanessaphuongtran1325
    @vanessaphuongtran1325 Год назад +5

    Mình cảm thấy đồng cảm rất nhiều với podcast. Cảm ơn thầy và host đã mang đến những thông tin bổ ích và giải pháp tiềm năng để giải quyết vấn đề tâm lí này cũng như phòng ngừa việc gây ra nó cho thế hệ tương lai ❤

    • @talksau
      @talksau  Год назад

      Cảm ơn bạn nha!

  • @nguyenkhuynh1715
    @nguyenkhuynh1715 Год назад

    Lời chia sẻ của thầy thật bô ích thật súc tích phụ nữ đã vượt qua sóng gió của cuộc đời cảm ơn thầy nhiều ❤😊

  • @nguyenthixuyen6840
    @nguyenthixuyen6840 Год назад +2

    Cảm ơn Thuỳ Trang và thày Phương về postcast.
    Thuỳ Trang đặt nhiều câu hỏi rất hay, hữu ích. Trong đó có câu hỏi có cách nào tiếp cận với trị liệu khi không đủ kinh phí. Thực sự kinh phí làm việc với chuyên gia là một rào cản đặc biệt với các bạn trẻ và nhiều gia đình kg có đk. Xin hỏi Thuỳ Trang có biết đâu đó có tổ chức trị liệu nhóm kg giới thiệu giùm nhá? Cảm ơn cháu nhiều

  • @Binhan-u5u
    @Binhan-u5u Год назад +1

    “Giá như các em học sinh cấp 3, Đại học, lứa tuổi thanh, thiếu niên được học tư vấn vài buổi để có nhận thức, hiểu biết về vấn đề này”.

  • @GiaAn-g2r
    @GiaAn-g2r Год назад +1

    9. Nếu để ý đến những điều bạn đang có trong cuộc sống, bạn sẽ nhận được nhiều hơn thế. Còn nếu chỉ để ý đến những điều bạn không có, bạn sẽ thấy mình không bao giờ có đủ3. Đừng bao giờ thay đổi mình vì người khác. Nếu họ không thể tiếp nhận một con người nhiều điểm xấu là bạn, thì cũng không xứng để có được một con ng @Talk Sâu

  • @vantaivo1698
    @vantaivo1698 Месяц назад

    Em học điểm rất cao, nhưng đứng trc đám đông rất dở. Có môn toán cao cấp 9.5 nhưng marketing 6.5. r e bảo lưu năm cuối đại học. Nhỏ đến lớn bố e bệnh tâm thần phá tiền rất nhiều, mẹ e chăm sóc bố và họ cãi nhau rất nhiều, dù họ vẫn giàu. Nhưng e rất sợ từ khi có trí nhớ 4 tuổi đến bây giờ. H em đag tính mở lớp anh văn dạy hs tiểu học. Em luôn chuẩn bị giáo án rất kỹ. Nhưng luôn có một nỗi sợ, cơn hoảng loạn khi bước ra khỏi vùng an toàn. Xin thầy và page chỉ dạy e ạ😢😢😢

    • @GiangBui-ex9fq
      @GiangBui-ex9fq Месяц назад

      Em phải chữa lành tổn thương hãy dậy học em ạ. Vì ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của cuộc đời .

  • @tamthuongnguyen6257
    @tamthuongnguyen6257 Год назад +2

    👏👍

  • @toilamseppod
    @toilamseppod Год назад +2

    Cảm ơn chương trình. Chương trình có thể mời thầy chia sẻ về Five Stages of Grief và làm sao để hỗ trợ một người đang đi qua những giai đoạn đầu tiên nhưng không muốn tiếp nhận/chưa hiểu mình cần sự hỗ trợ từ chuyên gia (vd. đi gặp chuyên gia tư vấn tâm lý) hay không? Xin cảm ơn ạ.

  • @xavialuu7406
    @xavialuu7406 8 месяцев назад

    ❤️❤️❤️❤️

  • @minhquannguyeninh2149
    @minhquannguyeninh2149 8 месяцев назад

  • @thaokip1
    @thaokip1 Год назад

    Bạn Nữ dẫn hay nha

  • @thanhducdong
    @thanhducdong Год назад

    Cho anh hỏi chút. Thầy nói thuật ngữ giải tỏa cảm xúc tiếng Anh viết như nào nhỉ? tranaling phải không?

  • @radiosgn1341
    @radiosgn1341 Год назад

  • @okipullup16162
    @okipullup16162 Год назад +1

    hay

  • @nguyentheanh7587
    @nguyentheanh7587 2 месяца назад

    Vô sản hãy đoàn kết lại

  • @SonNguyen-pv8jn
    @SonNguyen-pv8jn 10 месяцев назад

    Ông nghĩ thế nào về cái hệ tư tưởng cưỡng ép, lỗi thời… của giới chính trị đối với không gian mạng mà các con em thế hệ hiện nay?

    • @nguyentheanh7587
      @nguyentheanh7587 2 месяца назад

      Câu hỏi Ngu thể hiện sự bất tài bất lực thích phá hoại

  • @phaobong3210
    @phaobong3210 4 месяца назад

    Thầy nên bớt nói từ "phải" khi Thầy chia sẻ những quan điểm riêng của Thầy thì hay hơn.

    • @lechau6505
      @lechau6505 2 месяца назад

      Bạn đang đứng hoặc trong góc độ nào khi bạn góp ý với người chuyên môn đang tư vấn về những vấn đề nhạy cảm này?

    • @phaobong3210
      @phaobong3210 2 месяца назад

      @@lechau6505 Chắc bạn đang luyện tập tư duy phản biện nhỉ? :D

  • @giaitri9319
    @giaitri9319 8 месяцев назад

    23:33

  • @ThanhNguyen-vf6ij
    @ThanhNguyen-vf6ij 11 месяцев назад +1

    vừa tồn thương từ gd và bị ấu dâm từ nhỏ thì sao😂😂😂

  • @DavidTran93
    @DavidTran93 9 месяцев назад

    Lúc nhỏ tới lớn bị chửi như chó

  • @GiaAn-g2r
    @GiaAn-g2r Год назад

    @Talk Sâu

  • @nhugiangt
    @nhugiangt Год назад +1

    Chương trình tốt cho câc bậc cha mẹ, nhưng host có giọng nói rất khó cho người nghe, cô nên cố gắng tập giọng nói không quá nặng và truyền cảm hơn. Tôi rất muốn nghe hết nhưng phải tắt 🥲

    • @vyhuynh6491
      @vyhuynh6491 Год назад +4

      giọng Host rất hay và truyển cảm , cách dẫn dắt chừng mực vừa đủ hay nhất trong những chương trình mình đã xem

    • @tanyam2348
      @tanyam2348 Год назад +1

      Chắc bác là người Nam cũ trước 75 nên khó nghe giọng Bắc chuẩn