Theo quan điểm cá nhân của mình phim Việt không hay vì một nguyên nhân rất đơn giản. Đó là dân trí chỉ tới mức đó. Nhà làm phim muốn kể một câu chuyện hay, có giá trị, có nhiều tình tiết nghệ thuật thì khán giả sẽ không hiểu và không cảm nhận được. Nhiều bạn ở đây có hiểu biết về phim ảnh, chê phim Việt dở và mong muốn nó đa dạng và hay hơn. Nhưng những người như bạn thì chiếm được bao nhiêu phần trăm xã hội? Bao nhiêu phần trăm khán giả xem phim? Hay là phần lớn người xem là những người suốt ngày lướt Tik Tok, xem hài nhảm, ủng hộ mấy thằng choi choi mất dạy trên mạng, sống cả đời còn chẳng biết những thứ như tư duy phản biện là gì? Đặt câu hỏi tại sao Việt Nam không có phim hay cũng giống như hỏi sao giờ bật TV lên khung giờ vàng toàn mấy chương trình diễn hài, ca nhạc vớ vẩn, mì ăn liền, chiếu tầm 3-4 năm thì người ta lại chuyển qua thứ mì ăn liền khác. Cầu thế nào thì cung thế ấy thôi. Vậy nên phim Việt hay giờ gần như chỉ đóng khung trong một thể loại, đó là tình cảm gia đình. Kiểu gì thì kiểu người ngu xem cũng vẫn hiểu và đồng cảm được. Làm một phim hack não như kiểu The Prestige, Memento, Tenet thì kiểu gì cũng lỗ vì khán giả không hiểu được phim nói cái gì nên không đi xem. Làm một phim đậm chất khoa học và sự chính xác như Interstellar, Martian càng lỗ vì tư duy làm phim mì ăn liền thiếu chỉn chu. Làm một phim cháy nổ hoành tráng kiểu Michael Bay hay sử thi cao trào như Xích Bích, The Great Wall thì không có tiền để đầu tư. Làm một phim phản ánh thực trạng bất công xã hội kiểu Shawshank, Green Mile, Girl from Nowhere thì không qua được kiểm duyệt vì bộ VHTT bảo là bôi xấu hình ảnh đất nước. Làm một phim có tư duy phản biện kiểu 1984, Animal Farm thì bị Hồng Vệ Binh mạng bâu vào tế sống. Làm một phim kỳ ảo kiểu LoTR, MCU thì không có chất liệu. Nhưng tựa chung nhất là vấn đề lớn của xã hội nước ta. Người Việt Nam không có tư duy phản biện. Người Việt Nam thường nhìn nhận một sự việc theo cách rất một chiều, hệ quả của nền giáo dục sùng bái cá nhân cùng tư tưởng Khổng Giáo ngàn đời. Người Việt Nam chấp nhận sự khác biệt văn hóa và tư duy trong bối cảnh nước ngoài nhưng rất ít chấp nhận sự khác biệt văn hóa và tư duy trong bối cảnh người Việt Nam với nhau, mà cụ thể hơn là trong phim Việt. Đã bao lần bạn những câu kiểu như mày làm thế này là không được? Mày phải tuân theo vì ông bà tổ tiên nói thế? Mày phải thế này, mày phải thế kia? Bọn Bucky chúng mày thế này, bọn ba /// chúng mày thế kia? Nó hoàn toàn đối nghịch với tư duy làm ra một bộ phim hay. Đó là tinh thần cởi mở, xây dựng, chấp nhận sự khác biệt và đặt ra những câu hỏi trên lằn ranh đạo đức để gợi lên suy nghĩ trong lòng người xem. Nếu bạn đã có tư duy đạo đức nhị nguyên sẵn rồi. Cái này là đúng còn cái kia là sai, tôi là chính nghĩa, anh là phi nghĩa, phe tôi toàn là thánh nhân sinh ra từ cái tã lót đã sống vì hòa bình nhân loại, thế giới đại đồng, phe anh toàn là độc tài xâm lược cướp bóc thì làm gì còn cái lằn ranh nào cho bạn tư duy được nữa.
Một góc nhìn hay. Vấn đề là ngay cả nội dung "người ngu xem cũng vẫn hiểu" như bạn nói thì họ (các nhà làm phim) cũng làm chưa tốt mà.Nước ngoài đâu thiếu phim ảnh đề tài tình cảm, gia đình, nhật thường nhưng vẫn rất sâu sắc và thành công, đâu cần phải bê các chủ đề nặng về tâm lý, triết học xã hội hay sử thi, hoành tráng gì đâu. Cá nhân mình thấy sự yếu kém vẫn nằm ở các nhà làm phim Việt thôi. Lỗi cố hữu như lời thoại theo phong cách văn viết và cố ám thị quá nhiều thứ, diễn viên nặng tâm lý sân khấu kịch, tình tiết phim không logic...
Đơn giản hay đa dạng cx có phim hay và phim dở, đừng quy chụp là ng xem bắt phải thế này thế kia, ông đã truyền tải hay thì ng xem ko hiểu hết vẫn thấy hay, bh người xem chỉ mong phim Việt ổn thôi còn chưa đc chứ nói j đến hay
Tóm tắt: + Vấn đề kiểm duyệt gắt + Đầu tư làm hài nhảm nhiều hơn là vì họ sợ lỗ, hầu như cái nào cũng có yếu tố hài nhảm nhảm vào cho bằng được. + và " đa phần " khán giả thích xem hài nhảm nhiều. + phim việt cảm thấy hay 10/10 thì so với điện ảnh ngoài cùng lắm chỉ 5/10 (ví dụ như Hai Phượng) Ấn tượng nhất là phim của Johnny Trí Nguyễn. Không phải nói xấu, hay chê, nhưng mà sự thật rõ ràng ban ngày khi nói về điện ảnh rồi. Quy chung thì nằm ở khán giả những gì họ thích xem, hành động, kỳ ảo, bom tấn thì xem Mỹ, Hàn Quốc, Kinh dị thì xem của Thái. Và thêm phần kiểm duyệt khắt khao, nếu 1 bộ phim hay nhưng dính đến " gì đấy " máu me, bạo lực quá thì " không đúng với thuần phong mỹ tục nước nhà " cấm cho chiếu. Phim hay mà bị cấm chiếu, thì muốn xem chỉ có xem lậu, nhưng sao gỡ vốn :)) Đó là lý do điện ảnh nước nhà còn thụt lùi so với thế giới.
Còn 1 sự thật như vầy nè các bạn: mình từng làm cộng tác với rạp chiếu phim và nhà nước quy định: rạp chiếu phim bắt buộc phải mua bản quyền phim VN về chiếu không cần biết là có muốn hay không, nhiều khi tiền lời là đến từ việc mua bản quyền chứ không phải đến từ vé bán được đâu, nhiều khi mua phim là biết auto sẽ lỗ nhưng luật nhà nước nên bắt buộc ngậm đắng nuốt cay thôi
Clip hay á bạn, mong có thêm những clip như thế. Hiện mình đang là solo dev game, làm hiện đang là hoppy thôi do chưa có những kế hoạch và định hướng sản phẩm cụ thể, nghề chính thì không liên quan. Trong mảng game cũng gặp những vấn đề tương tự như điện ảnh Việt nhưng nó dễ thở hơn nhờ khả năng tiếp cận khách hàng. Mình nghĩ nó còn một vấn đề liên quan thị trường nữa là khả năng tiếp cận thị trường ngoài nội địa, giống như điện ảnh Hàn và Nhật vậy, dân số ở đó cũng thấp, thị trường mặc dù người tiêu dùng chi mạnh tay thật nhưng không thể bỏ qua tệp khách hàng toàn cầu đã giúp họ phát triển mạnh. Có một ý kiến mình cũng không biết đúng hay sai đó là ý kiến cho rằng những nhà làm phim nhỏ lẻ nên làm phim cho các nền tảng trực tuyến như Netflix thì dễ sống hơn và dễ tạo ra sản phẩm chất lượng hơn mà đỡ sợ lỗ hơn, khi so với làm phim rạp
Vấn đề muôn thuở ở VN là như vậy mà, không chỉ cả về phim mà là game, là hội họa, là thể thao,... Vấn đề là không thiếu nhân lực, trình độ,... mà là thiếu sự ủng hộ. Tiền không phải là lá cây, ngta đầu tư thì cái ngta mong muốn ít nhất là cộng đồng, xã hội đánh giá cao họ và tưởng thưởng họ xứng đáng. Chẳng ai mang tiền đi phục vụ đam mê nghệ thuật cho số ít cả, ngta là doanh nghiệp, ngta đầu tư là để kiếm lợi nhuận. Chừng nào mà đầu tư những phim hài nhảm, phim rẻ tiền như CLXS mà còn có lời thì chừng đó phim chỉn chu về mặt nghệ thuật sẽ chả thể nào mà phát triển được.
ý bạn là Ben Eagle? thật ra thì có rất nhiều content của người nước ngoài áp vào vn và vẫn thành công như meme, trend tiktok trung quốc,... Nhưng mà có vẻ cái của Ben Eagle thì người nước ngoài mà họ kiểu đàng hoàng cũng ko thấm nỗi đâu. Ben Eagle là phục vụ cho 1 số khán giả nhí hơn là người lớn và trẻ em thì dành cả ngày xem đi xem lại 1 vid
Cá nhân mình thấy việc bào chữa cho biên kịch là hợp tình nhưng chưa hợp lý. Cần phải thật sự nhìn nhận rằng ngành biên kịch hiện tại của VN đang còn rất kém, kể cả việc không nắm bắt đc thị hiếu của khán giả (để kịch bản bị can thiệp, chỉnh sửa nhiều) cũng nên được xem là một điểm yếu. Mình cũng k hoàn toàn đồng ý với lý do trình độ cảm thụ của khán giả Việt chưa cao nên dẫn đến phim Việt k phát triển, vì kể cả có là gu của đại chúng thấp thì thị trường vẫn hoàn toàn có thể cho ra đời những kịch bản romcom, chick flick hay thậm chí là thuần comedy có kịch bản chuẩn chỉnh, cấu trúc chỉn chu mà k cần đao to búa lớn, đầu tư cao vào hành động hay kỹ xảo. Theo mình, lý do sâu xa nhưng cũng rành rành ngay trước mắt đó chính là thị trường điện ảnh VN không nhận được sự quan tâm đầu tư đúng mực của nhà nước. Đọc đến đây chắc hẳn bạn nghĩ lý do này rất chí phèo, kiểu như "tất cả là tại +S", xin bạn hãy nghe mình giải thích. Cũng có nhiều quan điểm cho rằng sự kiểm duyệt của nước ta là gông xiềng cho sự sáng tạo điện ảnh, nhưng mình không nghĩ vậy. Ông bạn hàng xóm to bự phương Bắc còn phải chịu sự kiểm duyệt gắt gao hơn nhưng nền điện ảnh TQ đã có cho mình vài làn sóng mới với các tên tuổi được công nhận trên quốc tế. Luật điện ảnh của họ liệt kê rất rõ ràng và chi tiết những điều cấm kỵ trong khi đó luật điện ảnh của VN chỉ có vài gạch đầu dòng chung chung và mơ hồ. Điều này cho thấy sự yếu kém trong tầm nhìn quản lý và thiết kế hệ thống. Nếu muốn ngành điện ảnh VN phát triển, bắt buộc cần phải có sự quan tâm đúng mực từ các đơn vị cấp cao hơn. Hàn Quốc chính là điển hình cho điều này. Vì những thay đổi cởi mở của chính phủ, tạo nhiều điều kiện cho phim ảnh rồi từ đó thị trường mở rộng, các nhà đầu tư tư nhân bắt đầu thiết lập các hệ thống đào tạo để chiêu mộ nhân tài, tuyển trạch kịch bản khiến cho trình độ chung của ngành gia tăng cực lực. Mình từng tranh luận trên fb với một bạn, bạn ấy cho rằng bản thân mỗi biên kịch phải tự nỗ lực hoàn thiện kỹ năng của mình thì mới mong người khác đầu tư. Mình không đồng tình vì nếu nhìn ra toàn cảnh, mình cho rằng bất cứ ngành nghề nào yếu kém cũng đều đến từ quản lý yếu kém, giống như bạn chẳng thể nào mong chờ VN có nhiều nhân tài hơn khi nền giáo dục không có sự cải tiến. Dĩ nhiên vẫn có những người giỏi xuất hiện vì nỗ lực của chính bản thân họ, nhưng nếu xét theo toàn ngành thì không thể gọi đó là sự phát triển được. Điện ảnh VN cũng đã từng có những điểm sáng, những "dấu chỉ" được cho là sắp chuyển mình, thế nhưng rồi đâu cũng lại vào đấy. Đó chính là tầm quan trọng của việc đầu tư vào hệ thống chứ k thể trông chờ vào các cá nhân. Mình không có vấn đề gì với việc VN có nhiều phim dở, vì mình tin rằng con đường đi đến vinh quang chúng ta cần phải thải ra rất nhiều rác, kể cả Hollywood hay bất kì thị trường phát triển nào cũng phải trải qua điều này. Thế nhưng mình hy vọng nếu đc các bác quan tâm đúng mực hơn, ngành điện ảnh ở VN rồi cũng đến lúc được tỏa sáng. Mình chấp nhận xem tiếp 10 năm phim dở để đánh đổi lấy sự phát triển đó, chứ mình không muốn 1 thập kỷ sau nhìn lại và phim Việt vẫn là phim Việt, vẫn không cải thiện được gì.
nghề nào cũng có khó khăn thử thách, biên kịch mí nước khác ko gặp hay ko từng gặp những khó khăn này ư?! nước nào cũng có khó khăn và thuận lợi, đổ tại làm biên kịch ở VN nên không ngóc đầu lên nổi là sai rồi.
Mình nghĩ phần chính là do nền tảng để làm kịch bản cho phim ngay nay không được hay như xưa, thời xưa phim việt thường dựa trên những tiểu thuyết trong nước được đánh giá cao và chuyển thể lại thành phim. Điều này giúp tiết kiệm nhiều thời gian làm kịch bản và vững chắc hơn nhiều mua kịch bản nước ngoài, phim việt vẫn có thể tốt nếu mà nó writing tốt, đây là lý do đất phương nam vẫn được nhiều khán giả yêu mến mặc dù tác phẩm gốc đã hơn 60 tuổi Đồng thời trước khi ai bảo rằng có khán giả trẻ và già và khán giả trẻ thường sẽ không thích thể loại truyện như tiểu thuyết xưa vv, nhưng mình khẳng định rằng mọi người đều có thể tận hưởng tất cả các loại điện ảnh trừng nào họ mở mang đầu óc. Điện ảnh là để nhìn đa chiều chứ không phải cứ bảo rằng người trẻ phải thích cái này hay người già phải thích cái kia, đây cũng là lý do nhiều tác phẩm kinh điển như Hamlet, 100 years of solitude, crime and punishment đều được chuyển thể thành phim và vẫn được yêu thích bởi mọi khán giả. Cái quan trọng là khán giả thích writing tốt chứ không phải nhất thiết là phải theo đối tượng của họ
Vấn đề là bây giờ vẫn có rất nhiều tác phẩm văn học kinh điển chưa đc khác thác nhưng đưa vào tay mấy anh đạo diễn bây giờ auto xịt thì cũng phải xem lại đạo diễn ntn. Điển hình như đất phương nam đã có tác phẩm lẫn phim truyền hình cực thành công sẵn rồi nhưng mà xào nấu lại thành điện ảnh cũng ko xong thì quá tệ
Em cũng thích “song lang”, hồi ấy xem được một bộ phim Việt vừa có nội dung chỉn chu, lẫn đầu tư về mặt hình ảnh thực sự rất hiếm. Lúc ấy em còn nghĩ, điện ảnh nước nhà đã có bước tiến lớn, nhưng sau đó vài năm thì tình trạng như anh đã nói, thất zọng vô cùng.
Nghề biên kịch ở mình đúng là chả khác gì địa ngục, có được trân trọng đâu Điều kiện làm phim ở mình cũng khó lắm, và nó như một cái vòng lặp, phim ít vốn -> dở -> ít vốn -> dở Có lẽ là nên tìm một con đường nào đó mà sự sáng tạo về cách kể chuyện, quay phim... nhưng cần ít kinh phí, xây dựng được một mô hình chắc rồi từ đó đi lên, có một phim của Nhật tên là one cut of the de.ad (quay trối ch.ết__) nó thực sự sáng tạo và cần ít kinh phí luôn, nhưng mà sáng tạo nó khó và ít lắm
Thực tế thì Dưa Leo cũng nêu ý kiến tương tự như anh, đó là vấn đề không hoàn toàn nằm ở các bộ phận sản xuất phim hay các nhà đầu tư, mà chung quy lại nằm ở khán giả. Thị trường Việt Nam về cơ bản là có gu thẩm mỹ nghệ thuật rất thấp nếu so với thế giới, nên thứ đầu tiên cần giải quyết là từ chính những người xem chúng ta. Chừng nào phim hài nhảm còn người xem là chừng đó chưa thể hết phim dở.
Phim việt dở vì nó ko thể hiện được cái thực tại , cái hồn của việt nam. Những bộ phim tài liệu, chiến tranh , cuộc đời sinh viên, ... của Việt Nam những năm 2k đổ về trước nó rất hay và còn nhiều giá trị cho đến bây giờ vì sao. Vì nó nhìn vào là thấy ngay đó là con người Việt Nam, cuộc sống lao động ở Việt Nam. Cũng giống như anime, kpop... nhìn vào biết ngay là văn hóa hàn, nhật. Còn phim bây giờ toàn copy mấy cái kịch bản mì ăn liền của nc ngoài, nhìn vào ko thấy nét việt nam đâu. Diễn viên chỉ chú trọng vẻ bề ngoài, ko quan trọng có hợp vai hay ko nên nhiều người diễn rất đơ. Thậm chí có người ko phải là diễn viên chính gốc mà toàn từ người mẫu, ca sĩ nhảy sang. Biên kịch bây giờ cũng tìm hiểu kém vd như có bộ phim gần đây làm về bác sĩ nhưng kiến thức căn bản về nghề y ko có nên làm ra bộ phim trông rất buồn cười.
Không thể đổ lỗi là nhà làm phim VN sợ lỗ nên không dám làm phim hay được. Phim VN chiếu rạp chủ yếu vẫn chỉ đang ở level Web Drama (nghĩa là chỉ người diễn xuất, biểu cảm các thứ), chứ chưa hề có kỹ xảo hay nội dung gì đao to búa lớn. They have ONE JOB là viết kịch bản tốt mà còn không làm được ra hồn. Cái này trách cả nhà làm phim VN coi thường IQ của người xem và người xem cũng chỉ ra rạp với tâm thế là "đú IDOL và xem cho có phong trào"
Vấn đề là thị trường phim cần có lời và hòa vốn. Tệp khách hàng xem điện ảnh không đủ nhiều để thu về cả vốn nữa là. Đó là lí do những phim hài được ra nhiều hơn vì nó có tệp khách hàng lớn hơn.
Hihi vậy mình nghĩ bạn nên thử đi kêu gọi vốn, bán nhà bán cửa đi làm phim bom tấn một lần cho biết :)) Nhà làm phim Việt không coi thường IQ người xem, TT dù ghét nó đấy nhưng phim nó làm đánh trúng target tiêu chuẩn số đông người xem. Ông đòi IQ cao hơn nhưng số đông có chấp nhận như ông không lại là chuyện khác hihi
Vậy sum up thế này: 1, Nhà đầu tư biết "kiếm tiền" thì là thông minh, là giỏi. 2, phim tệ vì "gu" dân mình nó thế. 3, nền điện ảnh nước nhà cứ tệ như bây giờ là hợp lý Oh Well, so be it :)
@@ryantruong96 Thế thì bạn cứ bỏ tiền ra sẽ có người làm phim để phục vụ nhóm khách hàng mà bạn cho là hiểu biết hơn đi ha. Người Việt Nam giỏi lắm đủ sức handle các tác phẩm đó. Còn lời lỗ thì tự bạn lo là được.
Thị trường Việt Nam phim rác nhiều quá dẫn đến tâm lý e ngại khi xem phim Viêt. Nếu các nhà làm phim thật sự nghiêm túc tôn trọng khán giả thì họ sẵn sàng ủng hộ thôi. Năm nay hàng loạt rác phẩm ra rạp chả buồn nhớ tên. Muốn thành công thì phải tôn trọng người xem. Giờ đúng dưới góc độ khán giả mình chỉ xem phim của Trấn Thành, Lý Hải, Ngô Thanh Vân, Victor Vũ....Bạn phân tích không sai, nhưng các nhà đầu tư, đạo diễn hay biên kịch có tâm... khán giả sẽ không bỏ rơi họ...anh Lý Hải là một ví dụ.
Câu khán giả Việt sính ngoại tui nghe chán rồi 😅 Khi một sản phẩm đủ tâm và đủ tầm thì tự khắc sẽ nổi bật thôi. Hiện tượng "Anh trai vượt ngàn chông gai" là một ví dụ. Từ âm thanh, ánh sáng, đạo diễn lẫn nhà đầu tư đều có tâm và có tầm. Kết quả nhu nào chắc tui cũng không cần nhắc lại nữa.
Cũng có trường hợp như “song lang” ấy, làm hay nhưng lỗ vốn. Vn đâu thiếu người tài, nhưng thị trường vn ko đủ sức để nâng tầm họ lên nên ngta phải làm phim cho nước ngoài thôi
tiện AoT đang hot trở lại, mong anh có thể phân tích 8 trang bổ sung (dù đã khá lâu) và tiện nói lên suy nghĩ về 8 trang đó, liệu có nên tạo ra một cái kết khác, liệu 8 trang đó có cần thiết hay không (vì mình chưa tìm thấy video anh phân tích 8 trang đó, phần vì AoT vẫn đáng để phân tích sâu hơn nữa)
vấn đề là hollywood cũng vẫn có phim dở và lỗ cả trăm triệu đô nhưng đó là hãng lớn, họ có nhiều nguồn tiền để tiếp tục duy trì làm phim, còn việt nam toàn làm theo kiểu thời vụ chứ không có kế hoạch lâu dài và cũng không có hãnh làm phim nào đủ sức làm phim dài hơi, lỗ cỡ 2 3 phim là đổ nợ rồi, có lẽ do việt nam mình không có chuyên nghiệp và không có trình độ.
Nó còn liên quan đến cả nền kinh tế của nước nhà nữa. Nước mình vẫn là nước đang phát triển, chưa phải là giàu mạnh hẳn nên dân chúng còn nhiều thứ phải lo, như vấn đề cơm áo gạo tiền chẳng hạn. Chính vì còn nhiều thứ phải lo nên việc “cảm thụ nghệ thuật” vẫn là một thứ xa lạ, cũng giống như việc giới quý tộc thì đi xem hoà nhạc, còn người dân dã thì chỉ cần một thứ giải trí sau một ngày mệt nhọc là đủ. Nói tóm lại là thị hiếu của thị trường Việt Nam chưa có nhu cầu cảm thụ nghệ thuật ở bậc cao hơn. Nghệ thuật thì có nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh, những phim đoạt nhiều giải thưởng hàn lâm vì nó là nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh thì chỉ cần quan tâm đến thị hiếu khán giả là đủ, chính vì vậy nên những phim đoạt giải Academy thường không có doanh thu cao như phim Marvel. Phim Việt Nam các bạn nói dở nhưng nó vẫn kiếm bội tiền, đứng về mặt kinh doanh thì ai cũng muốn kiếm được tiền, và những người nói phim Việt Nam dở thường là một bộ phận nhỏ những người muốn xem những tác phẩm nghệ thuật vị nghệ thuật, và bộ phận đó quá nhỏ, chưa đủ để tạo thành một thị trường lớn, nên nhà làm phim không muốn hướng đến các bạn là điều đương nhiên.
ngoài ra còn một vấn đề, hình như thị hiếu người xem của mình có vấn đề thì phải. các phim của thái lan, hàn quốc, trung quốc, mỹ đều có suất chiếu nội địa và quốc tế, nhưng hình như doanh thu trên thị trường quốc tế của phim việt có vấn đề, dẫn đến doanh thu không đủ, không dám mạo hiểm.
Chính trị phần nào là nguyên nhân khiến nhà sản xuất chọn các nội dung nhảm nhưng an toàn, bởi lẽ phim mà hay và được đầu tư một số tiền rất lớn nhưng nếu đề cập phải một phần nhạy cảm trong xã hội thì sẽ bị kiểm duyệt, dẫn đến mất trắng tay không. Tôi nhớ có phim Giang hồ chợ mới thì phải, là một ví dụ điển hình
Đánh giá phân tích rất hay chứ ko phải như lũ trẻ trâu vô chửi phim Việt đơn thuần, nhưng nên thêm kiểm duyệt thật sự cũng góp phần bóp nghẹt sự sáng tạo của biên kịch, đạo diễn. Mình nghĩ đúng VN ko thiếu người giỏi, chỉ là các yếu tố nhà đầu tư và kiểm duyệt thành ra sản phẩm cuối cùng như hạch. Bạn rảnh nghe thêm chia sẻ của anh Charlie Nguyễn là hiểu, phim VN giờ mang quá nhiều áp lực, trọng trách vừa chịu kiểm duyệt lại mang trọng trách của gia đình, giáo dục, lịch sử nên thị trường giờ chỉ còn phim tình cảm gia đình và kinh dị.
game việt thì có hy vọng chứ phim thì có phản diện lớn nhất đó là kiểm duyệt, toàn lược bỏ hết đoạn hay và bạo lực hay quá khích, phim bụi đời chợ lớn hay vl mà bị cấm vĩnh viễn, the lost tour hay hơn bất kì phim zombie nào Việt Nam làm chứ mấy bộ cười lao xuống sông với viruss cười loạn làm sao mà so, rót vào mấy cái kịch bản rẻ tiền gắn mác phim ăn khách của nước ngoài nhưng không tạo được cái riêng, chơi game tai ương nó lại khác 1 trời vực, nên đầu tư vào game Việt nhiều hơn 3 cái phim hài nhảm hay phim kinh dị hù không đáng sợ rẻ tiền. đến cả bộ tết ở làng địa ngục có hẳn 1 tiểu thuyết mà cũng chuyển thể không ổn, trạng tí thì cũng dở lại còn không xin bản quyền làm phim, mãi mới có quỷ cẩu là tạm ổn về nội dung và có thể sẽ có vũ trụ linh dị gì đấy như hãng phim công bố nhưng vẫn chưa đáng hy vọng lắm.
Không phải phim Việt dở, mà kiểm duyệt gắt quá thôi, nhiều cái khéo lắm thì phim cũng gọi là đủ hay, không tệ lắm, xem vẫn được, hoặc là do kinh phí, hay là do lối sống cẩu thả của diễn viên
Một số phim ở Việt Nam mà đảm bảo được mặt nghệ thuật theo mình là các phim như: Song Lang, Đêm tối rực rỡ... một vài phim của Trấn Thành (không phủ nhận việc Trấn Thành thực sự là người rất tài), Lý Hải (theo dõi chú từ những phim ca nhạc Trọn đời bên em), Đỗ Đức Thịnh biên kịch và đạo diễn cho một số phim như Ma Da, Tiệc Trăng Máu,... phim của Bùi Thạc Chuyên,.. phim của biên kịch Nguyễn Ngọc Tư... phim chuyển thể của Nguyễn Nhật Ánh.. yeap đó là những điện ảnh Việt tui xem :))
@@djonkovicknguyen1373 xin lỗi vì tôi nói tiếng nước ngoài, tôi sẽ yêu tiếng Việt nhiều hơn và sẽ ko bao giờ cợt nhã bằng tiếng nước ngoài nữa, đa tạ cao nhân
@@djonkovicknguyen1373 WTF ?? dùng tiếng anh để joke đâu có nghĩa là không yêu tiếng việt ???? Miễn sao bản thân, người đối diện thấy thoải mái trong môi trường phù hợp là được.
Ngay cả Hollywood cũng có những phim đầu tư khủng, hình ảnh đẹp lung linh mà thua sấp mặt đó thôi, lại cũng đổ tại biên kịch, cũng chẳng khác VN là mấy. Tất cả do thị hiếu khán giả hết, phim đánh trúng thị hiếu khán giả thì thành công, cũng còn phải nói đến vấn đề marketting nữa.
thực lòng mà nói thì từ nhỏ mình ít khi tiếp xúc với phim , và khi đến lúc xem hằng ngày là tầm gần 10 năm trước thì hoặc là hoạt hình disney hay cartoon hoặc là phim nước ngoài , số lượng phim việt mình xem nó chắc được 1,2 phim mà toàn là phim tập nữa chứ chẳng có phim rạp nào , vì kiểu tìm được loại hay thì khó mà tìm được loại nhảm thì nhiều , mà mình thì không thích hài nhảm từ nhỏ rồi , xem chả có tý giá trị gì , trừ ngô tinh trì giờ gu xem phim của mình chắc chỉ có hãng phim lớn ở việt nam mới đáp ứng nổi chứ loại nào là hài , tình cảm gia đình với tình yêu thì cúc hết trong khi mình lại ưa loại khoa học viễn tưởng , sự trần trụi , tâm lý nhất , thứ mà phim việt chắc 100 năm nữa mới đáp ứng nổi , nên là trừ khi nào phim nó quá hot mà hợp gu thì mình sẽ xem review chứ "phim việt" chưa từng trong danh sách tìm kiếm
Mong là hài nhảm bị tẩy chay ngày càng quyết liệt, sau này phim vn có thể kịch bản tệ, nhưng họ sẽ dần dần cải thiện được. Chứ mà dậm chân với mớ hài copy trên mạng làm phim trong vài năm và mong nó vẫn đang trending thì quỳ ạ, chỉ khi một thể loại bị tiêu diệt thì người bán mới có thể chủ động cải thiện sản phẩm chứ ko phải đợi người ta chửi sấp mặt mới xách dép lên làm thì thật sự lúc đấy phim việt mới có cửa. Còn giờ thì vẫn chê
Y hệt anh họ mình, toàn xem hài nhảm và chê mấy bộ mình xem như ký sinh trùng hay squidgame là nhảm trong khi mấy phim anh mình xem ms nhảm thật sự, mình k thẩm nổi gu phim của anh mình cũng như đa số ng VN
VN vẫn còn diễn theo lối kịch sân khấu mãi không thoát được+combo huỷ diệt "thuần phong mỹ tục", "chính trị", "VN an toàn lắm không có tội phạm như nước abcxyz(nói chung chính phủ muốn clean như một quốc gia "đáng sống")", kiểm duyệt theo ý của"nhà nát". VN thật sự muốn làm lớn là toàn bị cua trong rổ kéo những con khác xuống cho ngang bằng nhau rất phiền.
Nói thẳng ra là chả thấy giống người thật 1 chút nào, kịch bản thấy giả tạo, diễn viên cũng chả biết diễn, nhân vật như sống trên hành tinh khác. Xem phim thời kì năm 90 thấy nội dung và diễn xuất hơn gấp trăm lần
Thêm cái nữa là giá vé phim việt khá mắc, 1 lần đi coi hàng ghế rẻ cũng đâu đó 300k, với số tiền đó tui có thể mua netflix 1 tháng, thêm dàn loa thì coi cũng khá ổn. Thiệt sự luôn tui chỉ ra rạp chỉ khi phim đó tui rất thích hoặc được gia đình bạn bè mời đi. cả cuộc đời tui chỉ đi coi rạp không tới 10 phim ( không tính những phim không muốn đi coi nhưng được gia đình bạn bè mới đi ) vd nepoleon pacific rim end game …
@ tuỳ à, giá thì có vé 100-200k là nhiều, trên 200 thì ít khi lắm, tui chỉ nhớ lần đi coi mắc nhất của tui từng đi là đâu đó gần 300k book trên app cgv lâu rồi
@ không nhỡ nữa tại lâu lâu mới đi coi lần, mà tui nhớ giá có nhiều loại giá lắm, thấy đa phần giá cgv là tầm 100-200, còn cái lần 300k là lần cao nhất tui đi coi không nhớ rõ là phim nào
@@huuanfighterVN các phim đều có mức giá như nhau dù thời lượng có dài hay ngắn, của nước ngoài hay việt nam, 300k của bạn nó phải là rạp có phòng vip hơn như Imax, starium,... thôi. Nói chung nên tìm hiểu hoặc ko biết thì nói ko biết chứ nói giá phim Việt mắc hơn thì khá là buồn cười
Thưa ngài, cái danh xưng "tôi" và "chúng ta" của ngài nó đang bao hàm một khoảng nghĩa rất rộng đấy, ngài có biết ko? Nó mang đầy nội hàm mỉa mai như cái tầm hiểu biết của ngài vậy. Sao không thử phê bình điện ảnh Triều Tiên hoặc so sánh giá trị nghệ thuật là gì? hay cụ thể, vẻ đẹp là gì? Tính nhân văn phổ quát hay các giá trị được công nhận bởi một chủ thuyết nào đó. Nghệ thuật có cần tự do để phản ánh thực tế hay ko, cả ở hiện tại và quá khứ hay chỉ để phục vụ mục đích tô vẽ một phần sự thật. Tinh thần dân tộc cao quý là tôn trọng tính chân thực toàn vẹn hay là tẩy trắng là che giấu, lấp liếm đi những mặt tối và coi đó là cấm kỵ không được nhắc đến. Một xh mà không dám đối diện với toàn bộ thực tế, với những mặt trái đã và đang hiện diện thì có đủ hoàn thiện mà tiến bộ ko? Hay chỉ cần phát triển kinh tế là đã đủ mà bỏ mặc văn hóa suy đồi đạo đức xuống cấp. Một dân tộc đã và đang chối bỏ những tình tiết ly kỳ nhất trong câu chuyện về chính mình, câu chuyện chứa đựng những bài học kinh nghiệm quý giá của quá khứ như nó vốn dĩ đã xảy ra trong ký ức của những người từng trải và trong câu truyện lớn chân thực về số phận của dân tộc với lịch sử biến động. Tại sao ko dũng cảm nhìn nhận đầy đủ công tâm, nhìn nhận sự thật đâu nhất thiết là công nhận điều gì. Tại sao phải vừa bôi nhọ kẻ thù quá khứ vừa tô vẽ bản thân hiện tại bằng những mảnh chắp vá cho những kiếm khuyết bằng sự đơn điệu và giả tạo??
anh thử xem vid tại sao việt nam ko thoát được hài nhảm của bên liếc và cho em nghe thử ý kiến của anh i,tại em đã xem qua clip đó và thấy nó một mặt nào đó cx rất đúng,xem thử và cho em í kiến he
1 trong nhưng lý do quan trọng nhất không thấy nhắc đến là kiểm duyệt. Không phải phim Việt mình có 1 sự kiểm duyệt rất kì lạ sao. Nhìn xem trên thế giới, phim hay của nước nào, kiểm duyệt của nước đó ra sao? Giờ mà có người nói Trung Quốc làm phim hay thì chắc là người ta nói tới phim Hồng Kông
quy trình làm phim đúng như Gạo nói, nhưng lại ko đc trách biên kịch và đạo diễn thì sai. biên kịch và đạo diễn là người đi đầu, là người dẫn dắt, là người uốn nắn bộ phim từ khi bấm máy đến lúc hậu kì mà lại bảo ko thể đổ lỗi cho họ thì đổ cho ai? ko lẽ biên kịch viết xong 1 kịch bản đc duyệt dựng thành phim là xong, cầm nhuận bút ra về, đạo diễn chỉ đứng ở phim trường hô "diễn" với "cắt" xong còn lại việc ai nấy làm, diễn viên diễn thế nào kệ họ, biên tập cắt ghép như nào kệ họ, hậu kì cứ đổ tiền vào là đc còn ra sao thì ra à? 1 bộ phim đc viết ra đã khó, cái này mình công nhận, nhưng việc nghiên cứu, đặt tâm huyết vào phim lại cũng khó đến vậy sao? logic, bôi cảnh, kết phim, các cái đó là do ai? nhà đầu tư có can thiệp vào logic phim ko? họ có bắt biên kịch phải sửa việc phục trang của người nông dân thời phong kiến Việt Nam trông quá mới và lòe loẹt ko? hay họ viết cho diễn viên đọc lời thoại nghe như kịch nói, như 1 người đang đọc chứ ko phải cách giao tiếp bình thường? đỉnh cao của đạo diễn là cố đạo diễn Phạm Đông Hồng với series hài tết, các bạn có nhìn thấy bối cảnh, phục trang, lời thoại ko? những cái đó rất gần gũi, chặt chẽ về logic, dù là hài nhưng ko hề bậy, dù giao tiếp bình thường nhưng ko hề có chửi tục, dù là lấy từ tích chuyện dân gian nhưng ko hề sượng, ko hề sân khấu 1 tí nào, như vậy có quá khó đối với biên kịch và đạo diễn bây giờ ko? làm phim nhưng ko hề chăm chút đầu tư vào những cái nhỏ nhặt như vậy mà chỉ nhăm nhe kỹ xảo hoành tráng, diễn viên đẹp lộng lẫy, có idol này, người mẫu nọ đóng thì muôn đời bị gán cái mác phim dở. mình vừa xem cùng vợ phim hậu cung như ý chuyện của Trung Quốc, mình chợt nhận ra rằng, những danh lam, thắng cảnh, giá trị văn hóa mà TQ họ có thể gìn giữ lại lâu và mới như vậy cũng 1 phần là nhờ vào phim ảnh như thế, còn chúng ta tất nhiên ko thể so sánh, nhưng chúng ta cũng đã từng có phim hay mà, tại sao giờ đây phim dở lại tràn ngập như vậy, hay do thị hiếu của khán giả quá dễ dãi?
Hollywood đâu phải mỗi phim bon tấn đâu? có những phim có tính nghệ thuật cao mà như greenmiles,truman show…. học hỏi nó là chuyện đương nhiên vì đó là nơi điện ảnh phát triển nhất mà
Khổ nổi dân VN mình lại có cái kiểu có gì ăn đó ra rạp cứ vơ phim nào gần suất nhất xem thôi. Mà cũng ko trách họ được làm 6 ngày 1 tuần tăng ca đến tối thì cuối tuần họ chỉ muốn xem 1 bộ phim cười cho đã rồi thôi chứ họ không thể đánh giá được 1 bộ phim hay chỗ nào hay dở chỗ nào
@@datgao 1. mình ko phải đạo diễn hay người làm trong nghề nên ko có đủ hiểu biết để nói rõ, mà kể cả có biết thì cũng ko dám nói. nhưng mình có thể hiểu làm 1 phim phải đầu tư rất nhiều, ko thể đánh cược công sức và tiền bạc của mình vào cái gọi là "thuần phong mỹ tục" vô cùng nhảm nhí và mơ hồ (mình bảo đảm tất cả những tựa phim bạn kể trong clip đều có thể bị cấm, nếu muốn), nó lơ lửng trên đầu chực chờ rơi xuống, vô hình chung bó hẹp các thể loại kịch bản lại vì ko đc đụng chạm, điện ảnh càng lúc càng xuống cấp, bạn có thể so sánh điện ảnh vn trước đây với hiện tại, hongkong cũng tương tự 2. vn chưa có đủ khả năng để làm phim viễn tưởng, thần thoại. nên nếu muốn làm đc phim hay thì phải đưa đc hiện thực hiện trạng xã hội, cuộc sống cuộc đời của người vn vào trong phim. trong khi đó phim đều làm chưa tới, hoặc hời hợt. khán giả họ xem họ cũng biết rõ chứ, doanh số ko biết nói dối, nhìn vào nhà bà nữ là hiểu, trường hợp hiếm hoi mà người xem phim ko cảm thấy xa lạ khi xem phim vn. và đó cũng chính là lý do để phim nhảm lên ngôi, phim nhảm xem ko cần tư duy, gây cười, và quan trọng là nó có thể an toàn ra rạp, nó làm rất tốt cái công việc của nó là nhảm, trong khi những phim ko nhảm mà chúng ta coi là điện ảnh thì ko làm đc cái mà nó đáng ra sẽ phải làm
1. Vấn đề thuần phong mỹ tục: Đây là một cụm khá mơ hồ về định nghĩa, mình đồng tình, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong công cuộc truyền thông. Phim ảnh hay bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào cũng phải phục vụ văn hóa và chính trị quốc gia. Vì một bài hát hay hoặc một phim hay có thể được lan truyền một cách vô kiểm soát. Vậy nên ở Việt nam mới có danh sách các bài hát bị cấm biểu diễn và nhiều phim bị cấm chiếu. Nó có các yếu tố dễ bị đưa ra soi mói và làm ảnh hưởng đến dư luận, xã luận. Tuy nhiên, mình không thể nào lược hết tất cả các điểm yếu và chỉ giữ lại điểm mạnh, khái niệm tuyệt đối đó không tồn tại. Nên vẫn còn nhiều tác phẩm lọt qua kiểm duyệt, dẫn tới phim dở được kiểm duyệt và đôi khi kiểm duyệt nhầm phim không vấn đề gì. Mình mong là chia sẻ tới đây bạn hiểu vì sao ngành phim mệt mỏi với kiểm duyệt vậy. Vì một mặt nó quyết định không chỉ thành bại của phim mà còn của cả văn hóa đại chúng. Thế nên áp lực với bộ kiểm duyệt là không hề nhỏ. Mong bạn hiểu cho anh em trong bộ. 2. VN chưa đủ khả năng làm phim viễn tưởng, thần thoại là không đúng vì các studio kỹ xảo và hoạt họa của Việt Nam vẫn luôn phải out source cho các công ty quốc tế. Bạn có thể để ý credit các phim bom tấn kỹ xảo Hollywood, sẽ luôn có một đội VFX hoặc Storyboard của người Việt ở đó. Tuy nhiên, có thể ý bạn là chúng ta chưa có chất liệu dựng các tác phẩm viễn tưởng hoặc thần thoại thuần Việt. Ở điểm này mình đồng tình và có 2 điểm cần chỉ ra: 1) khán giả Việt không thích sci-fi, thị trường không tồn tại thì không có nhu cầu làm phim mảng này (xem doanh thu Starwars ở Việt Nam là thấy rõ lý do. Phim siêu anh hùng không tính là sci-fi mặc dù có yếu tố sci-fi trong đó) 2) Thần thoại Việt Nam bao nay vẫn luôn là chủ đề nhạy cảm, khi phải bới lịch sử các đời vua trước lên để xem họ đã phải vùi lấp văn hóa của triều đại trước như thế nào. Đại loại là chúng ta vẫn chưa có sự đầu tư đủ và đúng vào văn hóa cổ - trung đại của Việt Nam vì nhiều lý do liên quan tới địa chính trị. 3. Vì 2 điểm trên, phim Việt bị đổ vào bởi nhiều phim hài nhảm? Mình không nghĩ vậy. Thị trường điện ảnh Việt vẫn luôn có những phim nghệ thuật, lãng mạn, chính luận... Về lý do tại sao các phim này không được đầu tư nhiều hơn thì mình có nói trong video rồi, bài toán sản xuất và doanh thu không hợp lý nên vẫn là canh bạc. 4. Nếu bạn nói phim nhảm không cần tư duy, gây cười...thì vì lý do gì khán giả vẫn ra rạp? Các phim Lật Mặt của Lý Hải thành thực phải đánh giá là chất lượng nội dung cực thấp, chủ yếu dùng các trope (chiêu) gây hài cơ bản để kéo khán giả. Tuy nhiên, vì lý do đó nên nó lại ăn được đại chúng ở các vùng miền sông nước. Lý Hải chỉ làm phim cho miền sông nước và bác ấy thắng to ở miền này. Khán giả thành thị chắc chắn không thể thấu được những miếng hài "gõ chiêng" (slap sticks) của miền sông nước vậy nên các phim này thua ở thành thị. Suy cho cùng, thị trường vẫn là người thầy quan trọng nhất bạn ạ.
Mình nghĩ Phim Việt thì cứ tập trung những kịch bản đơn giản nhưng có sự đầu tư chỉn chu về mặt visual, miễn là kịch bản không cho cảm giác đi xem xong về chán là được :)))
Thì đó bạn ,kịch bản đơn giản dễ xem thì lại chỉ dừng lại ở mức kiếm được tiền và thiếu giá trị nghệ thuật :))) thì như a gạo đã chia sẻ rồi đó bạn cân bằng giữa thương mại và nghệ thuật đâu có dễ , thôi thì chúng ta cũng chỉ là khán giả bình thường thôi,cũng mong rằng một ngày nào đó kinh tế xã hội VN phát triển thì sẽ có nhiều vốn để rót vào phim hơn thôi 🙂
phim rẻ nhất ở Hollywood ở Mỹ vẫn có nhiều phim rẻ-hay- lời mà. có phim còn chưa tới 3 tỷ nữa. Bạn nói phim rẻ nhất là Joker trên 20 tỷ , là phim rẻ nhất trong các phim bom tấn. Tìm hiểu thật kỹ thông tin trước khi lên video nhé bạn
Bạn trình bày thật lan man và cuối cùng chả đúc kết được gì, vấn đề ban đầu bạn đưa ra là tại sao thị trường toàn phim nhảm. Rồi bạn nói tới nghệ thuật và thương mại. Xong bạn đá qua tập khán giả và quy kết khán giả là nguyên nhân chính thị trường toàn phim nhảm. Bạn đang né tránh 3 vấn đề chính: tư bản - thị trường - chính trị. Bản chất của các nhà đầu tư VN là thích đầu tư an toàn nên họ chuộng phim hài nhảm, đầu tư 10 phim thì 7 phim lời nên xu hướng phim hài nhảm càng ngày càng phát triển; xu hướng đầu tư như thế thì những cấp ở dưới như đạo diễn, biên kịch chỉ biết làm theo thôi, ít ai đủ nhiệt huyết để bán nhà bán cửa vì nghệ thuật lắm. Thứ hai là thị trường, các cụm chiếu rạp ở VN chưa dày, dân số VN cũng không đông đúc nên thị trường chỉ có bao nhiêu đó, nên bùng nổ phòng vé sánh ngang với nước bạn là chuyện trong tương lai. Thứ ba, chính trị VN cổ vũ giữ gìn nét đẹp truyền thống văn hóa, vô tình hạn chế rất nhiều nội dung tiềm năng có thể khai khác; nên nhớ nền điện ảnh Hàn Quốc chỉ thực sự phát triển sau khi chính phủ gỡ bỏ lệnh hạn chế kiểm soát nội dung, dẫn tới thời kỳ bùng nổ phim ảnh, giúp điện ảnh Hàn Quốc hội nhập với thế giới. Bởi vì VN là nước XCHN nên nguyên nhân thứ 3 là quan trọng nhất, trước mắt NN chưa có dự tính phát triển mạnh ngành công nghiệp không khói này nên chưa có nhiều quy định cụ thể, trước mắt cứ để trôi nổi như hiện tại là ổn, VN cũng chỉ mới phát triển hơn 30 năm thôi nên còn nhiều thứ phải lo, nghệ thuật thứ 7 xếp hàng chờ nhé.
Anh rất sai lầm khi nói giá vé đắt nhất VN là 300K nên không thể lãi được. Nói vé bình dân đi 80-100k nó tương đương 3-4 USD bằng 1/4 giá vé phổ thông ở các thành phố lớn của Mĩ, Giá vé ở VN so với thu nhập là thật sự rất rất cao. Cái vấn đề là thị trường nhỏ, 100 triệu dân nhưng phim ăn khách nhất của Vn chỉ bán được khoảng 6 triệu vé (Mai). khoảng 1/16 dân số. trong khi những bom tấn ăn khách nhất ở Mĩ như The Force Awaken bán được hơn 90 triệu vé 1/4 dân số Mĩ, Canada hay A new hope của năm 1977 không rõ bán được bao nhiêu nhưng doanh thu nội địa Bắc Mĩ là 307tr năm đó ước tính ra cũng phải bán được hơn 100 triệu vé. 1/2 dân số thời đó. Hàn Quốc cũng có những phim kéo 1 nửa dân số tới rạp, TQ cũng vậy. Bom tấn ở Vn chỉ kéo được lượng khán giả tương đương với những phim tầm trung ở bên đó. Cái này không trách nhà làm phim được chỉ đơn giản là khán giả VN vẫn chưa hình thành thói quen đến rạp giải trí như những nước kia thôi. Nó chứng minh luận điểm của anh sai v.
Bạn nói đúng về việc thị trường nhưng mà anh ấy cũng giải thích rồi mà, ở 16:48 anh ấy cũng bảo ko bao h lãi được là do tệp khách hàng , cũng như ví dụ về việc kinh phí phim rẻ tiền bên hollywood cx đã là khổng lồ khi so với Việt Nam khi nó bằng hoặc hơn cả cầu Long Biên mà.Nên ý bạn kết luận là anh ấy trách biên kịch ko đúng , từ đầu đến cuối video anh ấy chỉ đề cập nhấn mạnh khách hàng ở thị trường nước ta khiến biên kịch , các nhà làm phim ko thể ptrien vì ko có nổi kinh phí thôi chứ ko hề chê biên kịch nhé , ngược lại rất bảo vệ khi anh ấy nói chúng ta ở VN tệp khách hàng siêu khó chiều khi đòi hỏi cao siêu nma ko tạo ra hành động cho những phim hay như phim của chị Ngô Thanh Vân ptrien .
Theo quan điểm cá nhân của mình phim Việt không hay vì một nguyên nhân rất đơn giản. Đó là dân trí chỉ tới mức đó. Nhà làm phim muốn kể một câu chuyện hay, có giá trị, có nhiều tình tiết nghệ thuật thì khán giả sẽ không hiểu và không cảm nhận được. Nhiều bạn ở đây có hiểu biết về phim ảnh, chê phim Việt dở và mong muốn nó đa dạng và hay hơn. Nhưng những người như bạn thì chiếm được bao nhiêu phần trăm xã hội? Bao nhiêu phần trăm khán giả xem phim? Hay là phần lớn người xem là những người suốt ngày lướt Tik Tok, xem hài nhảm, ủng hộ mấy thằng choi choi mất dạy trên mạng, sống cả đời còn chẳng biết những thứ như tư duy phản biện là gì? Đặt câu hỏi tại sao Việt Nam không có phim hay cũng giống như hỏi sao giờ bật TV lên khung giờ vàng toàn mấy chương trình diễn hài, ca nhạc vớ vẩn, mì ăn liền, chiếu tầm 3-4 năm thì người ta lại chuyển qua thứ mì ăn liền khác. Cầu thế nào thì cung thế ấy thôi.
Vậy nên phim Việt hay giờ gần như chỉ đóng khung trong một thể loại, đó là tình cảm gia đình. Kiểu gì thì kiểu người ngu xem cũng vẫn hiểu và đồng cảm được. Làm một phim hack não như kiểu The Prestige, Memento, Tenet thì kiểu gì cũng lỗ vì khán giả không hiểu được phim nói cái gì nên không đi xem. Làm một phim đậm chất khoa học và sự chính xác như Interstellar, Martian càng lỗ vì tư duy làm phim mì ăn liền thiếu chỉn chu. Làm một phim cháy nổ hoành tráng kiểu Michael Bay hay sử thi cao trào như Xích Bích, The Great Wall thì không có tiền để đầu tư. Làm một phim phản ánh thực trạng bất công xã hội kiểu Shawshank, Green Mile, Girl from Nowhere thì không qua được kiểm duyệt vì bộ VHTT bảo là bôi xấu hình ảnh đất nước. Làm một phim có tư duy phản biện kiểu 1984, Animal Farm thì bị Hồng Vệ Binh mạng bâu vào tế sống. Làm một phim kỳ ảo kiểu LoTR, MCU thì không có chất liệu.
Nhưng tựa chung nhất là vấn đề lớn của xã hội nước ta. Người Việt Nam không có tư duy phản biện. Người Việt Nam thường nhìn nhận một sự việc theo cách rất một chiều, hệ quả của nền giáo dục sùng bái cá nhân cùng tư tưởng Khổng Giáo ngàn đời. Người Việt Nam chấp nhận sự khác biệt văn hóa và tư duy trong bối cảnh nước ngoài nhưng rất ít chấp nhận sự khác biệt văn hóa và tư duy trong bối cảnh người Việt Nam với nhau, mà cụ thể hơn là trong phim Việt. Đã bao lần bạn những câu kiểu như mày làm thế này là không được? Mày phải tuân theo vì ông bà tổ tiên nói thế? Mày phải thế này, mày phải thế kia? Bọn Bucky chúng mày thế này, bọn ba /// chúng mày thế kia? Nó hoàn toàn đối nghịch với tư duy làm ra một bộ phim hay. Đó là tinh thần cởi mở, xây dựng, chấp nhận sự khác biệt và đặt ra những câu hỏi trên lằn ranh đạo đức để gợi lên suy nghĩ trong lòng người xem. Nếu bạn đã có tư duy đạo đức nhị nguyên sẵn rồi. Cái này là đúng còn cái kia là sai, tôi là chính nghĩa, anh là phi nghĩa, phe tôi toàn là thánh nhân sinh ra từ cái tã lót đã sống vì hòa bình nhân loại, thế giới đại đồng, phe anh toàn là độc tài xâm lược cướp bóc thì làm gì còn cái lằn ranh nào cho bạn tư duy được nữa.
Cảm ơn bạn đã miêu tả được chính xác nỗi lòng của tôi mà tôi không tả được khi ai đó hỏi tôi về phim V
Nói đúng quá ạ, em thấy phim phản ánh hiện trạng đúng nhất về dân trí nước mình là Animal Farm
Tiêu chuẩn kép thì thật sự là 1 vấn đề rồi! Kiểu làm phim kinh dị nhưng không được quá kinh dị vì sợ .....😂
Một góc nhìn hay. Vấn đề là ngay cả nội dung "người ngu xem cũng vẫn hiểu" như bạn nói thì họ (các nhà làm phim) cũng làm chưa tốt mà.Nước ngoài đâu thiếu phim ảnh đề tài tình cảm, gia đình, nhật thường nhưng vẫn rất sâu sắc và thành công, đâu cần phải bê các chủ đề nặng về tâm lý, triết học xã hội hay sử thi, hoành tráng gì đâu. Cá nhân mình thấy sự yếu kém vẫn nằm ở các nhà làm phim Việt thôi. Lỗi cố hữu như lời thoại theo phong cách văn viết và cố ám thị quá nhiều thứ, diễn viên nặng tâm lý sân khấu kịch, tình tiết phim không logic...
Đơn giản hay đa dạng cx có phim hay và phim dở, đừng quy chụp là ng xem bắt phải thế này thế kia, ông đã truyền tải hay thì ng xem ko hiểu hết vẫn thấy hay, bh người xem chỉ mong phim Việt ổn thôi còn chưa đc chứ nói j đến hay
Tóm tắt:
+ Vấn đề kiểm duyệt gắt
+ Đầu tư làm hài nhảm nhiều hơn là vì họ sợ lỗ, hầu như cái nào cũng có yếu tố hài nhảm nhảm vào cho bằng được.
+ và " đa phần " khán giả thích xem hài nhảm nhiều.
+ phim việt cảm thấy hay 10/10 thì so với điện ảnh ngoài cùng lắm chỉ 5/10 (ví dụ như Hai Phượng)
Ấn tượng nhất là phim của Johnny Trí Nguyễn.
Không phải nói xấu, hay chê, nhưng mà sự thật rõ ràng ban ngày khi nói về điện ảnh rồi.
Quy chung thì nằm ở khán giả những gì họ thích xem, hành động, kỳ ảo, bom tấn thì xem Mỹ, Hàn Quốc, Kinh dị thì xem của Thái.
Và thêm phần kiểm duyệt khắt khao, nếu 1 bộ phim hay nhưng dính đến " gì đấy " máu me, bạo lực quá thì " không đúng với thuần phong mỹ tục nước nhà " cấm cho chiếu.
Phim hay mà bị cấm chiếu, thì muốn xem chỉ có xem lậu, nhưng sao gỡ vốn :))
Đó là lý do điện ảnh nước nhà còn thụt lùi so với thế giới.
Còn 1 sự thật như vầy nè các bạn: mình từng làm cộng tác với rạp chiếu phim và nhà nước quy định: rạp chiếu phim bắt buộc phải mua bản quyền phim VN về chiếu không cần biết là có muốn hay không, nhiều khi tiền lời là đến từ việc mua bản quyền chứ không phải đến từ vé bán được đâu, nhiều khi mua phim là biết auto sẽ lỗ nhưng luật nhà nước nên bắt buộc ngậm đắng nuốt cay thôi
Clip hay á bạn, mong có thêm những clip như thế. Hiện mình đang là solo dev game, làm hiện đang là hoppy thôi do chưa có những kế hoạch và định hướng sản phẩm cụ thể, nghề chính thì không liên quan. Trong mảng game cũng gặp những vấn đề tương tự như điện ảnh Việt nhưng nó dễ thở hơn nhờ khả năng tiếp cận khách hàng. Mình nghĩ nó còn một vấn đề liên quan thị trường nữa là khả năng tiếp cận thị trường ngoài nội địa, giống như điện ảnh Hàn và Nhật vậy, dân số ở đó cũng thấp, thị trường mặc dù người tiêu dùng chi mạnh tay thật nhưng không thể bỏ qua tệp khách hàng toàn cầu đã giúp họ phát triển mạnh. Có một ý kiến mình cũng không biết đúng hay sai đó là ý kiến cho rằng những nhà làm phim nhỏ lẻ nên làm phim cho các nền tảng trực tuyến như Netflix thì dễ sống hơn và dễ tạo ra sản phẩm chất lượng hơn mà đỡ sợ lỗ hơn, khi so với làm phim rạp
Bác cũng solo à, mình thì cũng đang chập chững những bước đầu để làm ra con game của riêng mình đây :))))))
Vấn đề muôn thuở ở VN là như vậy mà, không chỉ cả về phim mà là game, là hội họa, là thể thao,... Vấn đề là không thiếu nhân lực, trình độ,... mà là thiếu sự ủng hộ. Tiền không phải là lá cây, ngta đầu tư thì cái ngta mong muốn ít nhất là cộng đồng, xã hội đánh giá cao họ và tưởng thưởng họ xứng đáng. Chẳng ai mang tiền đi phục vụ đam mê nghệ thuật cho số ít cả, ngta là doanh nghiệp, ngta đầu tư là để kiếm lợi nhuận.
Chừng nào mà đầu tư những phim hài nhảm, phim rẻ tiền như CLXS mà còn có lời thì chừng đó phim chỉn chu về mặt nghệ thuật sẽ chả thể nào mà phát triển được.
Ở VN, nội dung mình tự làm ra cũng chẳng mấy ai quan tâm, trong khi đăng lên Twitter, Reddit lại được người nước ngoài đón nhận, ủng hộ :D
ý bạn là Ben Eagle? thật ra thì có rất nhiều content của người nước ngoài áp vào vn và vẫn thành công như meme, trend tiktok trung quốc,... Nhưng mà có vẻ cái của Ben Eagle thì người nước ngoài mà họ kiểu đàng hoàng cũng ko thấm nỗi đâu. Ben Eagle là phục vụ cho 1 số khán giả nhí hơn là người lớn và trẻ em thì dành cả ngày xem đi xem lại 1 vid
Cá nhân mình thấy việc bào chữa cho biên kịch là hợp tình nhưng chưa hợp lý. Cần phải thật sự nhìn nhận rằng ngành biên kịch hiện tại của VN đang còn rất kém, kể cả việc không nắm bắt đc thị hiếu của khán giả (để kịch bản bị can thiệp, chỉnh sửa nhiều) cũng nên được xem là một điểm yếu. Mình cũng k hoàn toàn đồng ý với lý do trình độ cảm thụ của khán giả Việt chưa cao nên dẫn đến phim Việt k phát triển, vì kể cả có là gu của đại chúng thấp thì thị trường vẫn hoàn toàn có thể cho ra đời những kịch bản romcom, chick flick hay thậm chí là thuần comedy có kịch bản chuẩn chỉnh, cấu trúc chỉn chu mà k cần đao to búa lớn, đầu tư cao vào hành động hay kỹ xảo.
Theo mình, lý do sâu xa nhưng cũng rành rành ngay trước mắt đó chính là thị trường điện ảnh VN không nhận được sự quan tâm đầu tư đúng mực của nhà nước. Đọc đến đây chắc hẳn bạn nghĩ lý do này rất chí phèo, kiểu như "tất cả là tại +S", xin bạn hãy nghe mình giải thích. Cũng có nhiều quan điểm cho rằng sự kiểm duyệt của nước ta là gông xiềng cho sự sáng tạo điện ảnh, nhưng mình không nghĩ vậy. Ông bạn hàng xóm to bự phương Bắc còn phải chịu sự kiểm duyệt gắt gao hơn nhưng nền điện ảnh TQ đã có cho mình vài làn sóng mới với các tên tuổi được công nhận trên quốc tế. Luật điện ảnh của họ liệt kê rất rõ ràng và chi tiết những điều cấm kỵ trong khi đó luật điện ảnh của VN chỉ có vài gạch đầu dòng chung chung và mơ hồ. Điều này cho thấy sự yếu kém trong tầm nhìn quản lý và thiết kế hệ thống. Nếu muốn ngành điện ảnh VN phát triển, bắt buộc cần phải có sự quan tâm đúng mực từ các đơn vị cấp cao hơn. Hàn Quốc chính là điển hình cho điều này. Vì những thay đổi cởi mở của chính phủ, tạo nhiều điều kiện cho phim ảnh rồi từ đó thị trường mở rộng, các nhà đầu tư tư nhân bắt đầu thiết lập các hệ thống đào tạo để chiêu mộ nhân tài, tuyển trạch kịch bản khiến cho trình độ chung của ngành gia tăng cực lực.
Mình từng tranh luận trên fb với một bạn, bạn ấy cho rằng bản thân mỗi biên kịch phải tự nỗ lực hoàn thiện kỹ năng của mình thì mới mong người khác đầu tư. Mình không đồng tình vì nếu nhìn ra toàn cảnh, mình cho rằng bất cứ ngành nghề nào yếu kém cũng đều đến từ quản lý yếu kém, giống như bạn chẳng thể nào mong chờ VN có nhiều nhân tài hơn khi nền giáo dục không có sự cải tiến. Dĩ nhiên vẫn có những người giỏi xuất hiện vì nỗ lực của chính bản thân họ, nhưng nếu xét theo toàn ngành thì không thể gọi đó là sự phát triển được. Điện ảnh VN cũng đã từng có những điểm sáng, những "dấu chỉ" được cho là sắp chuyển mình, thế nhưng rồi đâu cũng lại vào đấy. Đó chính là tầm quan trọng của việc đầu tư vào hệ thống chứ k thể trông chờ vào các cá nhân.
Mình không có vấn đề gì với việc VN có nhiều phim dở, vì mình tin rằng con đường đi đến vinh quang chúng ta cần phải thải ra rất nhiều rác, kể cả Hollywood hay bất kì thị trường phát triển nào cũng phải trải qua điều này. Thế nhưng mình hy vọng nếu đc các bác quan tâm đúng mực hơn, ngành điện ảnh ở VN rồi cũng đến lúc được tỏa sáng. Mình chấp nhận xem tiếp 10 năm phim dở để đánh đổi lấy sự phát triển đó, chứ mình không muốn 1 thập kỷ sau nhìn lại và phim Việt vẫn là phim Việt, vẫn không cải thiện được gì.
tôi đồng tình với đồng chí.
nghề nào cũng có khó khăn thử thách, biên kịch mí nước khác ko gặp hay ko từng gặp những khó khăn này ư?! nước nào cũng có khó khăn và thuận lợi, đổ tại làm biên kịch ở VN nên không ngóc đầu lên nổi là sai rồi.
Mình nghĩ phần chính là do nền tảng để làm kịch bản cho phim ngay nay không được hay như xưa, thời xưa phim việt thường dựa trên những tiểu thuyết trong nước được đánh giá cao và chuyển thể lại thành phim. Điều này giúp tiết kiệm nhiều thời gian làm kịch bản và vững chắc hơn nhiều mua kịch bản nước ngoài, phim việt vẫn có thể tốt nếu mà nó writing tốt, đây là lý do đất phương nam vẫn được nhiều khán giả yêu mến mặc dù tác phẩm gốc đã hơn 60 tuổi
Đồng thời trước khi ai bảo rằng có khán giả trẻ và già và khán giả trẻ thường sẽ không thích thể loại truyện như tiểu thuyết xưa vv, nhưng mình khẳng định rằng mọi người đều có thể tận hưởng tất cả các loại điện ảnh trừng nào họ mở mang đầu óc. Điện ảnh là để nhìn đa chiều chứ không phải cứ bảo rằng người trẻ phải thích cái này hay người già phải thích cái kia, đây cũng là lý do nhiều tác phẩm kinh điển như Hamlet, 100 years of solitude, crime and punishment đều được chuyển thể thành phim và vẫn được yêu thích bởi mọi khán giả. Cái quan trọng là khán giả thích writing tốt chứ không phải nhất thiết là phải theo đối tượng của họ
Vấn đề là bây giờ vẫn có rất nhiều tác phẩm văn học kinh điển chưa đc khác thác nhưng đưa vào tay mấy anh đạo diễn bây giờ auto xịt thì cũng phải xem lại đạo diễn ntn. Điển hình như đất phương nam đã có tác phẩm lẫn phim truyền hình cực thành công sẵn rồi nhưng mà xào nấu lại thành điện ảnh cũng ko xong thì quá tệ
Em cũng thích “song lang”, hồi ấy xem được một bộ phim Việt vừa có nội dung chỉn chu, lẫn đầu tư về mặt hình ảnh thực sự rất hiếm. Lúc ấy em còn nghĩ, điện ảnh nước nhà đã có bước tiến lớn, nhưng sau đó vài năm thì tình trạng như anh đã nói, thất zọng vô cùng.
Nghề biên kịch ở mình đúng là chả khác gì địa ngục, có được trân trọng đâu
Điều kiện làm phim ở mình cũng khó lắm, và nó như một cái vòng lặp, phim ít vốn -> dở -> ít vốn -> dở
Có lẽ là nên tìm một con đường nào đó mà sự sáng tạo về cách kể chuyện, quay phim... nhưng cần ít kinh phí, xây dựng được một mô hình chắc rồi từ đó đi lên, có một phim của Nhật tên là one cut of the de.ad (quay trối ch.ết__) nó thực sự sáng tạo và cần ít kinh phí luôn, nhưng mà sáng tạo nó khó và ít lắm
Thực tế thì Dưa Leo cũng nêu ý kiến tương tự như anh, đó là vấn đề không hoàn toàn nằm ở các bộ phận sản xuất phim hay các nhà đầu tư, mà chung quy lại nằm ở khán giả. Thị trường Việt Nam về cơ bản là có gu thẩm mỹ nghệ thuật rất thấp nếu so với thế giới, nên thứ đầu tiên cần giải quyết là từ chính những người xem chúng ta. Chừng nào phim hài nhảm còn người xem là chừng đó chưa thể hết phim dở.
Phim việt dở vì nó ko thể hiện được cái thực tại , cái hồn của việt nam. Những bộ phim tài liệu, chiến tranh , cuộc đời sinh viên, ... của Việt Nam những năm 2k đổ về trước nó rất hay và còn nhiều giá trị cho đến bây giờ vì sao. Vì nó nhìn vào là thấy ngay đó là con người Việt Nam, cuộc sống lao động ở Việt Nam. Cũng giống như anime, kpop... nhìn vào biết ngay là văn hóa hàn, nhật. Còn phim bây giờ toàn copy mấy cái kịch bản mì ăn liền của nc ngoài, nhìn vào ko thấy nét việt nam đâu. Diễn viên chỉ chú trọng vẻ bề ngoài, ko quan trọng có hợp vai hay ko nên nhiều người diễn rất đơ. Thậm chí có người ko phải là diễn viên chính gốc mà toàn từ người mẫu, ca sĩ nhảy sang. Biên kịch bây giờ cũng tìm hiểu kém vd như có bộ phim gần đây làm về bác sĩ nhưng kiến thức căn bản về nghề y ko có nên làm ra bộ phim trông rất buồn cười.
Không thể đổ lỗi là nhà làm phim VN sợ lỗ nên không dám làm phim hay được.
Phim VN chiếu rạp chủ yếu vẫn chỉ đang ở level Web Drama (nghĩa là chỉ người diễn xuất, biểu cảm các thứ), chứ chưa hề có kỹ xảo hay nội dung gì đao to búa lớn.
They have ONE JOB là viết kịch bản tốt mà còn không làm được ra hồn.
Cái này trách cả nhà làm phim VN coi thường IQ của người xem và người xem cũng chỉ ra rạp với tâm thế là "đú IDOL và xem cho có phong trào"
Vấn đề là thị trường phim cần có lời và hòa vốn. Tệp khách hàng xem điện ảnh không đủ nhiều để thu về cả vốn nữa là. Đó là lí do những phim hài được ra nhiều hơn vì nó có tệp khách hàng lớn hơn.
ngành điện ảnh sẽ phát triển khi trình độ lẫn kinh tế của nước đó phát triển 1 cách song song.
Hihi vậy mình nghĩ bạn nên thử đi kêu gọi vốn, bán nhà bán cửa đi làm phim bom tấn một lần cho biết :)) Nhà làm phim Việt không coi thường IQ người xem, TT dù ghét nó đấy nhưng phim nó làm đánh trúng target tiêu chuẩn số đông người xem. Ông đòi IQ cao hơn nhưng số đông có chấp nhận như ông không lại là chuyện khác hihi
Vậy sum up thế này:
1, Nhà đầu tư biết "kiếm tiền" thì là thông minh, là giỏi.
2, phim tệ vì "gu" dân mình nó thế.
3, nền điện ảnh nước nhà cứ tệ như bây giờ là hợp lý
Oh Well, so be it :)
@@ryantruong96
Thế thì bạn cứ bỏ tiền ra sẽ có người làm phim để phục vụ nhóm khách hàng mà bạn cho là hiểu biết hơn đi ha. Người Việt Nam giỏi lắm đủ sức handle các tác phẩm đó. Còn lời lỗ thì tự bạn lo là được.
Thị trường Việt Nam phim rác nhiều quá dẫn đến tâm lý e ngại khi xem phim Viêt. Nếu các nhà làm phim thật sự nghiêm túc tôn trọng khán giả thì họ sẵn sàng ủng hộ thôi. Năm nay hàng loạt rác phẩm ra rạp chả buồn nhớ tên. Muốn thành công thì phải tôn trọng người xem. Giờ đúng dưới góc độ khán giả mình chỉ xem phim của Trấn Thành, Lý Hải, Ngô Thanh Vân, Victor Vũ....Bạn phân tích không sai, nhưng các nhà đầu tư, đạo diễn hay biên kịch có tâm... khán giả sẽ không bỏ rơi họ...anh Lý Hải là một ví dụ.
Kiểu video thế này em rất thích, về cách anh phân tích vấn đề và giọng nói nên anh chỉ cần ngồi trước camera như vậy là đủ rồi.
Câu khán giả Việt sính ngoại tui nghe chán rồi 😅 Khi một sản phẩm đủ tâm và đủ tầm thì tự khắc sẽ nổi bật thôi. Hiện tượng "Anh trai vượt ngàn chông gai" là một ví dụ. Từ âm thanh, ánh sáng, đạo diễn lẫn nhà đầu tư đều có tâm và có tầm. Kết quả nhu nào chắc tui cũng không cần nhắc lại nữa.
Cũng có trường hợp như “song lang” ấy, làm hay nhưng lỗ vốn. Vn đâu thiếu người tài, nhưng thị trường vn ko đủ sức để nâng tầm họ lên nên ngta phải làm phim cho nước ngoài thôi
tiện AoT đang hot trở lại, mong anh có thể phân tích 8 trang bổ sung (dù đã khá lâu) và tiện nói lên suy nghĩ về 8 trang đó, liệu có nên tạo ra một cái kết khác, liệu 8 trang đó có cần thiết hay không (vì mình chưa tìm thấy video anh phân tích 8 trang đó, phần vì AoT vẫn đáng để phân tích sâu hơn nữa)
vấn đề là hollywood cũng vẫn có phim dở và lỗ cả trăm triệu đô nhưng đó là hãng lớn, họ có nhiều nguồn tiền để tiếp tục duy trì làm phim, còn việt nam toàn làm theo kiểu thời vụ chứ không có kế hoạch lâu dài và cũng không có hãnh làm phim nào đủ sức làm phim dài hơi, lỗ cỡ 2 3 phim là đổ nợ rồi, có lẽ do việt nam mình không có chuyên nghiệp và không có trình độ.
Nó còn liên quan đến cả nền kinh tế của nước nhà nữa. Nước mình vẫn là nước đang phát triển, chưa phải là giàu mạnh hẳn nên dân chúng còn nhiều thứ phải lo, như vấn đề cơm áo gạo tiền chẳng hạn. Chính vì còn nhiều thứ phải lo nên việc “cảm thụ nghệ thuật” vẫn là một thứ xa lạ, cũng giống như việc giới quý tộc thì đi xem hoà nhạc, còn người dân dã thì chỉ cần một thứ giải trí sau một ngày mệt nhọc là đủ. Nói tóm lại là thị hiếu của thị trường Việt Nam chưa có nhu cầu cảm thụ nghệ thuật ở bậc cao hơn. Nghệ thuật thì có nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh, những phim đoạt nhiều giải thưởng hàn lâm vì nó là nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh thì chỉ cần quan tâm đến thị hiếu khán giả là đủ, chính vì vậy nên những phim đoạt giải Academy thường không có doanh thu cao như phim Marvel. Phim Việt Nam các bạn nói dở nhưng nó vẫn kiếm bội tiền, đứng về mặt kinh doanh thì ai cũng muốn kiếm được tiền, và những người nói phim Việt Nam dở thường là một bộ phận nhỏ những người muốn xem những tác phẩm nghệ thuật vị nghệ thuật, và bộ phận đó quá nhỏ, chưa đủ để tạo thành một thị trường lớn, nên nhà làm phim không muốn hướng đến các bạn là điều đương nhiên.
Có là phim nghệ thuật vị nhân sinh thì phim Việt bây giờ vẫn dở thôi.
cảm ơn anh, clip rất hay. Đã cho em một tầm nhìn mới về qui trình làm phim, và phần nào đó giúp hiểu là thông cảm cho họ
ngoài ra còn một vấn đề, hình như thị hiếu người xem của mình có vấn đề thì phải. các phim của thái lan, hàn quốc, trung quốc, mỹ đều có suất chiếu nội địa và quốc tế, nhưng hình như doanh thu trên thị trường quốc tế của phim việt có vấn đề, dẫn đến doanh thu không đủ, không dám mạo hiểm.
Chính trị phần nào là nguyên nhân khiến nhà sản xuất chọn các nội dung nhảm nhưng an toàn, bởi lẽ phim mà hay và được đầu tư một số tiền rất lớn nhưng nếu đề cập phải một phần nhạy cảm trong xã hội thì sẽ bị kiểm duyệt, dẫn đến mất trắng tay không. Tôi nhớ có phim Giang hồ chợ mới thì phải, là một ví dụ điển hình
❤ Cảm ơn anh Gạo vì đã đồng hành cùng em trong hành trình rửa bát!
Clip rất chuẩn và em muốn MORE! - Linh Tùng. 😉🙏
Đánh giá phân tích rất hay chứ ko phải như lũ trẻ trâu vô chửi phim Việt đơn thuần, nhưng nên thêm kiểm duyệt thật sự cũng góp phần bóp nghẹt sự sáng tạo của biên kịch, đạo diễn. Mình nghĩ đúng VN ko thiếu người giỏi, chỉ là các yếu tố nhà đầu tư và kiểm duyệt thành ra sản phẩm cuối cùng như hạch. Bạn rảnh nghe thêm chia sẻ của anh Charlie Nguyễn là hiểu, phim VN giờ mang quá nhiều áp lực, trọng trách vừa chịu kiểm duyệt lại mang trọng trách của gia đình, giáo dục, lịch sử nên thị trường giờ chỉ còn phim tình cảm gia đình và kinh dị.
Anh phân tích hay quá, anh có học về điện ảnh ở đâu không thế?
e thích nội dung kiểu này, mong anh Gạo tiếp tục để ae có cái mà nghe rồi suy ngẫm
game việt thì có hy vọng chứ phim thì có phản diện lớn nhất đó là kiểm duyệt, toàn lược bỏ hết đoạn hay và bạo lực hay quá khích, phim bụi đời chợ lớn hay vl mà bị cấm vĩnh viễn, the lost tour hay hơn bất kì phim zombie nào Việt Nam làm chứ mấy bộ cười lao xuống sông với viruss cười loạn làm sao mà so, rót vào mấy cái kịch bản rẻ tiền gắn mác phim ăn khách của nước ngoài nhưng không tạo được cái riêng, chơi game tai ương nó lại khác 1 trời vực, nên đầu tư vào game Việt nhiều hơn 3 cái phim hài nhảm hay phim kinh dị hù không đáng sợ rẻ tiền. đến cả bộ tết ở làng địa ngục có hẳn 1 tiểu thuyết mà cũng chuyển thể không ổn, trạng tí thì cũng dở lại còn không xin bản quyền làm phim, mãi mới có quỷ cẩu là tạm ổn về nội dung và có thể sẽ có vũ trụ linh dị gì đấy như hãng phim công bố nhưng vẫn chưa đáng hy vọng lắm.
Cám ơn Đạt đã nói lên nỗi lòng của anh em trong nghề
Leon Lê sẽ có phim Quán Kỳ Nam, năm sau ra. Quay bằng máy film luôn, và cùng DP với Song Lang trước đó.
18:27 có thể họ muốn phim hay, xin, đẹp theo sở thích của họ cơ =))) xịn đẹp theo sở thích người khác thì họ cx không ủng hộ
Cái cap của ông sẽ khiến nhiều fan của "cuốn dảk nhân tâm di động" nhảy dựng lên
Không phải phim Việt dở, mà kiểm duyệt gắt quá thôi, nhiều cái khéo lắm thì phim cũng gọi là đủ hay, không tệ lắm, xem vẫn được, hoặc là do kinh phí, hay là do lối sống cẩu thả của diễn viên
Một số phim ở Việt Nam mà đảm bảo được mặt nghệ thuật theo mình là các phim như: Song Lang, Đêm tối rực rỡ... một vài phim của Trấn Thành (không phủ nhận việc Trấn Thành thực sự là người rất tài), Lý Hải (theo dõi chú từ những phim ca nhạc Trọn đời bên em), Đỗ Đức Thịnh biên kịch và đạo diễn cho một số phim như Ma Da, Tiệc Trăng Máu,... phim của Bùi Thạc Chuyên,.. phim của biên kịch Nguyễn Ngọc Tư... phim chuyển thể của Nguyễn Nhật Ánh.. yeap đó là những điện ảnh Việt tui xem :))
2 clip trong 1 ngày??? Bro cant be serious rn.
- "anh đùa à?"
- "anh nghiêm túc đấy à?"
...
Hy vọng lớn lên cháu sẽ biết yêu tiếng Việt nhiều hơn. Yêu cháu.
@@djonkovicknguyen1373 xin lỗi vì tôi nói tiếng nước ngoài, tôi sẽ yêu tiếng Việt nhiều hơn và sẽ ko bao giờ cợt nhã bằng tiếng nước ngoài nữa, đa tạ cao nhân
@@djonkovicknguyen1373 WTF ?? dùng tiếng anh để joke đâu có nghĩa là không yêu tiếng việt ???? Miễn sao bản thân, người đối diện thấy thoải mái trong môi trường phù hợp là được.
@@djonkovicknguyen1373 ôi không, tôi thấy khúm núm 💀
Đơn giản là động lực
Nó cũng liên quan đến chuyện người VN 1 năm đọc mấy cuốn sách. Dân trí chưa cao thì sẽ không có sức tiêu thụ các sản phẩm nghệ thuật.
Ngay cả Hollywood cũng có những phim đầu tư khủng, hình ảnh đẹp lung linh mà thua sấp mặt đó thôi, lại cũng đổ tại biên kịch, cũng chẳng khác VN là mấy. Tất cả do thị hiếu khán giả hết, phim đánh trúng thị hiếu khán giả thì thành công, cũng còn phải nói đến vấn đề marketting nữa.
thực sự rất là nghiện, dạng nội dung kiểu này :3
thực lòng mà nói thì
từ nhỏ mình ít khi tiếp xúc với phim , và khi đến lúc xem hằng ngày là tầm gần 10 năm trước thì hoặc là hoạt hình disney hay cartoon hoặc là phim nước ngoài , số lượng phim việt mình xem nó chắc được 1,2 phim mà toàn là phim tập nữa chứ chẳng có phim rạp nào , vì kiểu tìm được loại hay thì khó mà tìm được loại nhảm thì nhiều , mà mình thì không thích hài nhảm từ nhỏ rồi , xem chả có tý giá trị gì , trừ ngô tinh trì
giờ gu xem phim của mình chắc chỉ có hãng phim lớn ở việt nam mới đáp ứng nổi chứ loại nào là hài , tình cảm gia đình với tình yêu thì cúc hết trong khi mình lại ưa loại khoa học viễn tưởng , sự trần trụi , tâm lý nhất , thứ mà phim việt chắc 100 năm nữa mới đáp ứng nổi , nên là trừ khi nào phim nó quá hot mà hợp gu thì mình sẽ xem review chứ "phim việt" chưa từng trong danh sách tìm kiếm
Mong là hài nhảm bị tẩy chay ngày càng quyết liệt, sau này phim vn có thể kịch bản tệ, nhưng họ sẽ dần dần cải thiện được. Chứ mà dậm chân với mớ hài copy trên mạng làm phim trong vài năm và mong nó vẫn đang trending thì quỳ ạ, chỉ khi một thể loại bị tiêu diệt thì người bán mới có thể chủ động cải thiện sản phẩm chứ ko phải đợi người ta chửi sấp mặt mới xách dép lên làm thì thật sự lúc đấy phim việt mới có cửa. Còn giờ thì vẫn chê
Y hệt anh họ mình, toàn xem hài nhảm và chê mấy bộ mình xem như ký sinh trùng hay squidgame là nhảm trong khi mấy phim anh mình xem ms nhảm thật sự, mình k thẩm nổi gu phim của anh mình cũng như đa số ng VN
Phim VN cảm giác rất là phim. Nó đẹp như phim, nó kịch như phim. Xem nó dàn dựng mà khiên cưỡng vô cùng.
VN vẫn còn diễn theo lối kịch sân khấu mãi không thoát được+combo huỷ diệt "thuần phong mỹ tục", "chính trị", "VN an toàn lắm không có tội phạm như nước abcxyz(nói chung chính phủ muốn clean như một quốc gia "đáng sống")", kiểm duyệt theo ý của"nhà nát". VN thật sự muốn làm lớn là toàn bị cua trong rổ kéo những con khác xuống cho ngang bằng nhau rất phiền.
Nói thẳng ra là chả thấy giống người thật 1 chút nào, kịch bản thấy giả tạo, diễn viên cũng chả biết diễn, nhân vật như sống trên hành tinh khác. Xem phim thời kì năm 90 thấy nội dung và diễn xuất hơn gấp trăm lần
Thêm cái nữa là giá vé phim việt khá mắc, 1 lần đi coi hàng ghế rẻ cũng đâu đó 300k, với số tiền đó tui có thể mua netflix 1 tháng, thêm dàn loa thì coi cũng khá ổn. Thiệt sự luôn tui chỉ ra rạp chỉ khi phim đó tui rất thích hoặc được gia đình bạn bè mời đi. cả cuộc đời tui chỉ đi coi rạp không tới 10 phim ( không tính những phim không muốn đi coi nhưng được gia đình bạn bè mới đi ) vd nepoleon pacific rim end game …
Tui thắc mắc xíu bạn. Bạn đi xem ở đâu mà tới 300k á
@ tuỳ à, giá thì có vé 100-200k là nhiều, trên 200 thì ít khi lắm, tui chỉ nhớ lần đi coi mắc nhất của tui từng đi là đâu đó gần 300k book trên app cgv lâu rồi
Tôi check giá thì khoảng 60k, bạn đi xem IMAX hay sao mà giá cao thế?
@ không nhỡ nữa tại lâu lâu mới đi coi lần, mà tui nhớ giá có nhiều loại giá lắm, thấy đa phần giá cgv là tầm 100-200, còn cái lần 300k là lần cao nhất tui đi coi không nhớ rõ là phim nào
@@huuanfighterVN các phim đều có mức giá như nhau dù thời lượng có dài hay ngắn, của nước ngoài hay việt nam, 300k của bạn nó phải là rạp có phòng vip hơn như Imax, starium,... thôi. Nói chung nên tìm hiểu hoặc ko biết thì nói ko biết chứ nói giá phim Việt mắc hơn thì khá là buồn cười
Vậy theo anh thì thế nào là một phim xứng đáng được
trao cơ hội, và phim nào thì không
nên xem luôn?
Xem thì mới biết được, nghe ngoài tai thì sao hiểu
Thưa ngài, cái danh xưng "tôi" và "chúng ta" của ngài nó đang bao hàm một khoảng nghĩa rất rộng đấy, ngài có biết ko? Nó mang đầy nội hàm mỉa mai như cái tầm hiểu biết của ngài vậy.
Sao không thử phê bình điện ảnh Triều Tiên hoặc so sánh giá trị nghệ thuật là gì? hay cụ thể, vẻ đẹp là gì? Tính nhân văn phổ quát hay các giá trị được công nhận bởi một chủ thuyết nào đó.
Nghệ thuật có cần tự do để phản ánh thực tế hay ko, cả ở hiện tại và quá khứ hay chỉ để phục vụ mục đích tô vẽ một phần sự thật. Tinh thần dân tộc cao quý là tôn trọng tính chân thực toàn vẹn hay là tẩy trắng là che giấu, lấp liếm đi những mặt tối và coi đó là cấm kỵ không được nhắc đến.
Một xh mà không dám đối diện với toàn bộ thực tế, với những mặt trái đã và đang hiện diện thì có đủ hoàn thiện mà tiến bộ ko? Hay chỉ cần phát triển kinh tế là đã đủ mà bỏ mặc văn hóa suy đồi đạo đức xuống cấp.
Một dân tộc đã và đang chối bỏ những tình tiết ly kỳ nhất trong câu chuyện về chính mình, câu chuyện chứa đựng những bài học kinh nghiệm quý giá của quá khứ như nó vốn dĩ đã xảy ra trong ký ức của những người từng trải và trong câu truyện lớn chân thực về số phận của dân tộc với lịch sử biến động.
Tại sao ko dũng cảm nhìn nhận đầy đủ công tâm, nhìn nhận sự thật đâu nhất thiết là công nhận điều gì. Tại sao phải vừa bôi nhọ kẻ thù quá khứ vừa tô vẽ bản thân hiện tại bằng những mảnh chắp vá cho những kiếm khuyết bằng sự đơn điệu và giả tạo??
lâu ko xem ông này giờ ko phải là SAMURAI NỮA À
đang có định hướng theo ngành đạo diễn điện ảnh mà nghe anh nói sợ vcđ😭
anh thử xem vid tại sao việt nam ko thoát được hài nhảm của bên liếc và cho em nghe thử ý kiến của anh i,tại em đã xem qua clip đó và thấy nó một mặt nào đó cx rất đúng,xem thử và cho em í kiến he
Có một nỗi sợ khi tôi xem các phim Việt, đó là thoại. Những câu thoại rất chi là cringe mà cá nhân tôi nghĩ ở ngoài chẳng ai nói thế cả
1 trong nhưng lý do quan trọng nhất không thấy nhắc đến là kiểm duyệt. Không phải phim Việt mình có 1 sự kiểm duyệt rất kì lạ sao. Nhìn xem trên thế giới, phim hay của nước nào, kiểm duyệt của nước đó ra sao? Giờ mà có người nói Trung Quốc làm phim hay thì chắc là người ta nói tới phim Hồng Kông
Điện ảnh có rất nhiều hướng đi, những cái bị kiểm duyệt chiếm rất nhỏ trong đó.
ước a ra phân tích arcane tập 5 6 luôn trong ngày nay. Xem a phân tích cuốn và sâu vcl
2 clips trong 1 ngày? Gạo trở lại làm Samurice rồiii
kiến thức bao quát, cảm ơn anh
Anh có từng hợp tác với phephim ko ạ? Giọng anh tựa tựa giọng trong clip the wailing 😅
Mấy ông đạo diễn nên đi tham gia cái workshops của Samugajo đi🗣️
quy trình làm phim đúng như Gạo nói, nhưng lại ko đc trách biên kịch và đạo diễn thì sai. biên kịch và đạo diễn là người đi đầu, là người dẫn dắt, là người uốn nắn bộ phim từ khi bấm máy đến lúc hậu kì mà lại bảo ko thể đổ lỗi cho họ thì đổ cho ai? ko lẽ biên kịch viết xong 1 kịch bản đc duyệt dựng thành phim là xong, cầm nhuận bút ra về, đạo diễn chỉ đứng ở phim trường hô "diễn" với "cắt" xong còn lại việc ai nấy làm, diễn viên diễn thế nào kệ họ, biên tập cắt ghép như nào kệ họ, hậu kì cứ đổ tiền vào là đc còn ra sao thì ra à? 1 bộ phim đc viết ra đã khó, cái này mình công nhận, nhưng việc nghiên cứu, đặt tâm huyết vào phim lại cũng khó đến vậy sao? logic, bôi cảnh, kết phim, các cái đó là do ai? nhà đầu tư có can thiệp vào logic phim ko? họ có bắt biên kịch phải sửa việc phục trang của người nông dân thời phong kiến Việt Nam trông quá mới và lòe loẹt ko? hay họ viết cho diễn viên đọc lời thoại nghe như kịch nói, như 1 người đang đọc chứ ko phải cách giao tiếp bình thường? đỉnh cao của đạo diễn là cố đạo diễn Phạm Đông Hồng với series hài tết, các bạn có nhìn thấy bối cảnh, phục trang, lời thoại ko? những cái đó rất gần gũi, chặt chẽ về logic, dù là hài nhưng ko hề bậy, dù giao tiếp bình thường nhưng ko hề có chửi tục, dù là lấy từ tích chuyện dân gian nhưng ko hề sượng, ko hề sân khấu 1 tí nào, như vậy có quá khó đối với biên kịch và đạo diễn bây giờ ko? làm phim nhưng ko hề chăm chút đầu tư vào những cái nhỏ nhặt như vậy mà chỉ nhăm nhe kỹ xảo hoành tráng, diễn viên đẹp lộng lẫy, có idol này, người mẫu nọ đóng thì muôn đời bị gán cái mác phim dở. mình vừa xem cùng vợ phim hậu cung như ý chuyện của Trung Quốc, mình chợt nhận ra rằng, những danh lam, thắng cảnh, giá trị văn hóa mà TQ họ có thể gìn giữ lại lâu và mới như vậy cũng 1 phần là nhờ vào phim ảnh như thế, còn chúng ta tất nhiên ko thể so sánh, nhưng chúng ta cũng đã từng có phim hay mà, tại sao giờ đây phim dở lại tràn ngập như vậy, hay do thị hiếu của khán giả quá dễ dãi?
mình đừng nên so với Hollywood. Mình chỉ học hỏi Thailand đi, tại sao họ làm đc những phim hay như Gia tài của ngoại??. Học hỏi chi Hollywood
Hollywood đâu phải mỗi phim bon tấn đâu? có những phim có tính nghệ thuật cao mà như greenmiles,truman show…. học hỏi nó là chuyện đương nhiên vì đó là nơi điện ảnh phát triển nhất mà
Phân tích có tâm 👍👍👍
Từ không ai cả, thành ai đó trên mạng...
Ông có 1 quả "char dev" cho tui tụi khá đỉnh đấy :)))
Sao video trên kênh này lại được thu nhỏ để dùng cùng lúc app khác nhỉ?
Đơn giản là người xem phần đông như thế nào thì nxh họ mới sinh ra chất lượng phim như thế thôi.
Phim hay phim đỉnh đã có thế giới lo
Tôi là ng Việt chỉ cần xem phim có nghệ sĩ, kol nổi tiếng là đc. Fact
Nghĩ như vầy sao phát triển
lối suy nghĩ đi xuống lòng đất
@@TrungTrần-k911 Thì đó
Khổ nổi dân VN mình lại có cái kiểu có gì ăn đó ra rạp cứ vơ phim nào gần suất nhất xem thôi. Mà cũng ko trách họ được làm 6 ngày 1 tuần tăng ca đến tối thì cuối tuần họ chỉ muốn xem 1 bộ phim cười cho đã rồi thôi chứ họ không thể đánh giá được 1 bộ phim hay chỗ nào hay dở chỗ nào
Phim Việt hay quá, khán giả xem không quen 🤣🤣
Điện ảnh VN ko thể thoát được sự hài nhảm nếu chính quyền không hạn chế, cho các đạo diễn tự do sáng tạo nhưng vẫn phải tuân theo quy định😅
Khán giả vn muốn phim hay nhưng họ lại đễ phim hay chết ngoài rạp
sao ko dám nói thẳng vào lý do chính là sự kiểm duyệt của thể chế đi bạn :v nhìn vào hongkong đi
mình không thấy vấn đề gì ở bộ kiểm duyệt, bạn có thể chia sẻ thêm về lý do đó được không?
@@datgao 1. mình ko phải đạo diễn hay người làm trong nghề nên ko có đủ hiểu biết để nói rõ, mà kể cả có biết thì cũng ko dám nói. nhưng mình có thể hiểu làm 1 phim phải đầu tư rất nhiều, ko thể đánh cược công sức và tiền bạc của mình vào cái gọi là "thuần phong mỹ tục" vô cùng nhảm nhí và mơ hồ (mình bảo đảm tất cả những tựa phim bạn kể trong clip đều có thể bị cấm, nếu muốn), nó lơ lửng trên đầu chực chờ rơi xuống, vô hình chung bó hẹp các thể loại kịch bản lại vì ko đc đụng chạm, điện ảnh càng lúc càng xuống cấp, bạn có thể so sánh điện ảnh vn trước đây với hiện tại, hongkong cũng tương tự
2. vn chưa có đủ khả năng để làm phim viễn tưởng, thần thoại. nên nếu muốn làm đc phim hay thì phải đưa đc hiện thực hiện trạng xã hội, cuộc sống cuộc đời của người vn vào trong phim. trong khi đó phim đều làm chưa tới, hoặc hời hợt. khán giả họ xem họ cũng biết rõ chứ, doanh số ko biết nói dối, nhìn vào nhà bà nữ là hiểu, trường hợp hiếm hoi mà người xem phim ko cảm thấy xa lạ khi xem phim vn. và đó cũng chính là lý do để phim nhảm lên ngôi, phim nhảm xem ko cần tư duy, gây cười, và quan trọng là nó có thể an toàn ra rạp, nó làm rất tốt cái công việc của nó là nhảm, trong khi những phim ko nhảm mà chúng ta coi là điện ảnh thì ko làm đc cái mà nó đáng ra sẽ phải làm
1. Vấn đề thuần phong mỹ tục:
Đây là một cụm khá mơ hồ về định nghĩa, mình đồng tình, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong công cuộc truyền thông. Phim ảnh hay bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào cũng phải phục vụ văn hóa và chính trị quốc gia. Vì một bài hát hay hoặc một phim hay có thể được lan truyền một cách vô kiểm soát. Vậy nên ở Việt nam mới có danh sách các bài hát bị cấm biểu diễn và nhiều phim bị cấm chiếu. Nó có các yếu tố dễ bị đưa ra soi mói và làm ảnh hưởng đến dư luận, xã luận. Tuy nhiên, mình không thể nào lược hết tất cả các điểm yếu và chỉ giữ lại điểm mạnh, khái niệm tuyệt đối đó không tồn tại. Nên vẫn còn nhiều tác phẩm lọt qua kiểm duyệt, dẫn tới phim dở được kiểm duyệt và đôi khi kiểm duyệt nhầm phim không vấn đề gì.
Mình mong là chia sẻ tới đây bạn hiểu vì sao ngành phim mệt mỏi với kiểm duyệt vậy. Vì một mặt nó quyết định không chỉ thành bại của phim mà còn của cả văn hóa đại chúng. Thế nên áp lực với bộ kiểm duyệt là không hề nhỏ. Mong bạn hiểu cho anh em trong bộ.
2. VN chưa đủ khả năng làm phim viễn tưởng, thần thoại là không đúng vì các studio kỹ xảo và hoạt họa của Việt Nam vẫn luôn phải out source cho các công ty quốc tế. Bạn có thể để ý credit các phim bom tấn kỹ xảo Hollywood, sẽ luôn có một đội VFX hoặc Storyboard của người Việt ở đó.
Tuy nhiên, có thể ý bạn là chúng ta chưa có chất liệu dựng các tác phẩm viễn tưởng hoặc thần thoại thuần Việt. Ở điểm này mình đồng tình và có 2 điểm cần chỉ ra:
1) khán giả Việt không thích sci-fi, thị trường không tồn tại thì không có nhu cầu làm phim mảng này (xem doanh thu Starwars ở Việt Nam là thấy rõ lý do. Phim siêu anh hùng không tính là sci-fi mặc dù có yếu tố sci-fi trong đó)
2) Thần thoại Việt Nam bao nay vẫn luôn là chủ đề nhạy cảm, khi phải bới lịch sử các đời vua trước lên để xem họ đã phải vùi lấp văn hóa của triều đại trước như thế nào. Đại loại là chúng ta vẫn chưa có sự đầu tư đủ và đúng vào văn hóa cổ - trung đại của Việt Nam vì nhiều lý do liên quan tới địa chính trị.
3. Vì 2 điểm trên, phim Việt bị đổ vào bởi nhiều phim hài nhảm? Mình không nghĩ vậy. Thị trường điện ảnh Việt vẫn luôn có những phim nghệ thuật, lãng mạn, chính luận... Về lý do tại sao các phim này không được đầu tư nhiều hơn thì mình có nói trong video rồi, bài toán sản xuất và doanh thu không hợp lý nên vẫn là canh bạc.
4. Nếu bạn nói phim nhảm không cần tư duy, gây cười...thì vì lý do gì khán giả vẫn ra rạp? Các phim Lật Mặt của Lý Hải thành thực phải đánh giá là chất lượng nội dung cực thấp, chủ yếu dùng các trope (chiêu) gây hài cơ bản để kéo khán giả. Tuy nhiên, vì lý do đó nên nó lại ăn được đại chúng ở các vùng miền sông nước. Lý Hải chỉ làm phim cho miền sông nước và bác ấy thắng to ở miền này. Khán giả thành thị chắc chắn không thể thấu được những miếng hài "gõ chiêng" (slap sticks) của miền sông nước vậy nên các phim này thua ở thành thị.
Suy cho cùng, thị trường vẫn là người thầy quan trọng nhất bạn ạ.
Mình nghĩ Việt Nam nên theo hướng Trung Hàn đang đi, đó là bắt chước Nhật làm manga 😂😂😂
Thích ạ
Mình nghĩ Phim Việt thì cứ tập trung những kịch bản đơn giản nhưng có sự đầu tư chỉn chu về mặt visual, miễn là kịch bản không cho cảm giác đi xem xong về chán là được :)))
Thì đó bạn ,kịch bản đơn giản dễ xem thì lại chỉ dừng lại ở mức kiếm được tiền và thiếu giá trị nghệ thuật :))) thì như a gạo đã chia sẻ rồi đó bạn cân bằng giữa thương mại và nghệ thuật đâu có dễ , thôi thì chúng ta cũng chỉ là khán giả bình thường thôi,cũng mong rằng một ngày nào đó kinh tế xã hội VN phát triển thì sẽ có nhiều vốn để rót vào phim hơn thôi 🙂
@ đơn giản nhưng xem vẫn đc là ok, chứ đơn giản mà kiểu nhảm xong đi về lại thấy phí tiền vé thì dạo này hơi bị nhiều phim bị tế rồi đấy kk
Thanks!
Chỉ bán trong thị trường nội địa khó lãi to.
Những bộ phim Việt Nam làm truyền thông quá kém đến giờ một số bộ phim tôi mới biết tên.
Song Lang có phim giống là Thưa mẹ con đi
Ehh , sao nay không có cái vỗ tay thân thuộc nhỉ =))
Quá hay
Nằm top trong những cái hối hận nhất cuộc đời tôi là ra rạp xem phim việt 😢
tôi tưởng đổi ai đó trên mạng thành Đạt Gạo chứ sao mất cái chữ Samurice luôn r???
Tốt nhất ko xem phim Việt là xong 😂
phim rẻ nhất ở Hollywood ở Mỹ vẫn có nhiều phim rẻ-hay- lời mà. có phim còn chưa tới 3 tỷ nữa. Bạn nói phim rẻ nhất là Joker trên 20 tỷ , là phim rẻ nhất trong các phim bom tấn. Tìm hiểu thật kỹ thông tin trước khi lên video nhé bạn
Hello a Gạo
vl video này ông đẹp trai thế
Góc nhìn hay
A Gạo 2 clip 1 ngày !!!
Hay a
Cứ phim Việt là dở rồi
Tốn thời gian
Nói thế thì đánh đồng quá bạn, cái gì mà chẳng có hay có dở. Mình dành ra chút thời gian để ngẫm nghĩ lại sự việc, vội nói như vậy không ổn tý nào.
@ mình nói đúng mà bạn
Suy nghĩ gì nữa
Uh đc rồi cứ xem cu li đi rồi về đây xàm tiếp, xem có xứng tầm ko nhá =))))
phim cho mà mọi người đều coi dc là phim ko ai thích thật sự, và phim việt thì đến ng việt cũng ko muốn coi 😂
Tất cả tại Phimmoi :)
Bạn trình bày thật lan man và cuối cùng chả đúc kết được gì, vấn đề ban đầu bạn đưa ra là tại sao thị trường toàn phim nhảm. Rồi bạn nói tới nghệ thuật và thương mại. Xong bạn đá qua tập khán giả và quy kết khán giả là nguyên nhân chính thị trường toàn phim nhảm. Bạn đang né tránh 3 vấn đề chính: tư bản - thị trường - chính trị. Bản chất của các nhà đầu tư VN là thích đầu tư an toàn nên họ chuộng phim hài nhảm, đầu tư 10 phim thì 7 phim lời nên xu hướng phim hài nhảm càng ngày càng phát triển; xu hướng đầu tư như thế thì những cấp ở dưới như đạo diễn, biên kịch chỉ biết làm theo thôi, ít ai đủ nhiệt huyết để bán nhà bán cửa vì nghệ thuật lắm. Thứ hai là thị trường, các cụm chiếu rạp ở VN chưa dày, dân số VN cũng không đông đúc nên thị trường chỉ có bao nhiêu đó, nên bùng nổ phòng vé sánh ngang với nước bạn là chuyện trong tương lai. Thứ ba, chính trị VN cổ vũ giữ gìn nét đẹp truyền thống văn hóa, vô tình hạn chế rất nhiều nội dung tiềm năng có thể khai khác; nên nhớ nền điện ảnh Hàn Quốc chỉ thực sự phát triển sau khi chính phủ gỡ bỏ lệnh hạn chế kiểm soát nội dung, dẫn tới thời kỳ bùng nổ phim ảnh, giúp điện ảnh Hàn Quốc hội nhập với thế giới. Bởi vì VN là nước XCHN nên nguyên nhân thứ 3 là quan trọng nhất, trước mắt NN chưa có dự tính phát triển mạnh ngành công nghiệp không khói này nên chưa có nhiều quy định cụ thể, trước mắt cứ để trôi nổi như hiện tại là ổn, VN cũng chỉ mới phát triển hơn 30 năm thôi nên còn nhiều thứ phải lo, nghệ thuật thứ 7 xếp hàng chờ nhé.
Tập 5 arcane đâu
Ai đó đưa tôi con dao để tôi chém mấy thằng cmt vô duyên nghĩ mình hài hước ntn
Anh rất sai lầm khi nói giá vé đắt nhất VN là 300K nên không thể lãi được. Nói vé bình dân đi 80-100k nó tương đương 3-4 USD bằng 1/4 giá vé phổ thông ở các thành phố lớn của Mĩ, Giá vé ở VN so với thu nhập là thật sự rất rất cao. Cái vấn đề là thị trường nhỏ, 100 triệu dân nhưng phim ăn khách nhất của Vn chỉ bán được khoảng 6 triệu vé (Mai). khoảng 1/16 dân số. trong khi những bom tấn ăn khách nhất ở Mĩ như The Force Awaken bán được hơn 90 triệu vé 1/4 dân số Mĩ, Canada hay A new hope của năm 1977 không rõ bán được bao nhiêu nhưng doanh thu nội địa Bắc Mĩ là 307tr năm đó ước tính ra cũng phải bán được hơn 100 triệu vé. 1/2 dân số thời đó. Hàn Quốc cũng có những phim kéo 1 nửa dân số tới rạp, TQ cũng vậy. Bom tấn ở Vn chỉ kéo được lượng khán giả tương đương với những phim tầm trung ở bên đó. Cái này không trách nhà làm phim được chỉ đơn giản là khán giả VN vẫn chưa hình thành thói quen đến rạp giải trí như những nước kia thôi. Nó chứng minh luận điểm của anh sai v.
Bạn nói đúng về việc thị trường nhưng mà anh ấy cũng giải thích rồi mà, ở 16:48 anh ấy cũng bảo ko bao h lãi được là do tệp khách hàng , cũng như ví dụ về việc kinh phí phim rẻ tiền bên hollywood cx đã là khổng lồ khi so với Việt Nam khi nó bằng hoặc hơn cả cầu Long Biên mà.Nên ý bạn kết luận là anh ấy trách biên kịch ko đúng , từ đầu đến cuối video anh ấy chỉ đề cập nhấn mạnh khách hàng ở thị trường nước ta khiến biên kịch , các nhà làm phim ko thể ptrien vì ko có nổi kinh phí thôi chứ ko hề chê biên kịch nhé , ngược lại rất bảo vệ khi anh ấy nói chúng ta ở VN tệp khách hàng siêu khó chiều khi đòi hỏi cao siêu nma ko tạo ra hành động cho những phim hay như phim của chị Ngô Thanh Vân ptrien .
Người việt mình tầm trung tuổi thì nhiều người đã có định kiến với phim Việt rồi... thật sự thì giờ cũng là vấn đề về uy tín rồi
CHÊ PHIM VIỆT HẾT NÓ THỰC SỰ KO HAY HẾT
Dở điên, vn kiểm duyệt quá chặt, xem phim không thể nào kịch hơn
ok, xàm đi anh, e muốn a xàm :v
Vào live stream đi tha hồ mà xàm 😂
@@superzkai6278ảnh live ở đâu á bạn , t theo dõi lâu rồi mà ko để ý cái này
..
Anh bạn làm tôi nhớ 🥒