Định hướng phát triển giao thông công cộng theo mô hình giao thông TOD

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 12 сен 2024
  • Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng theo mô hình TOD được coi là giải pháp tầm nhìn dài hạn cho phát triển đô thị bền vững. Transit Oriented Development gọi tắt là TOD được hiểu là lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư để từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán.
    Đô thị phát triển theo mô hình TOD là đô thị được thiết kế để tận dụng một cách tối đa các phương tiện giao thông công cộng, thúc đẩy sự phát triển của thành phố, đồng thời cân bằng được lợi ích của cộng đồng. Trung tâm của những khu vực này thường có ga tàu điện, trạm xe buýt... và hệ thống các dịch vụ thương mại, công nghiệp, văn phòng, được thiết lập chung quanh. Đây là một hệ thống hạ tầng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân. Khu vực này thường có bán kính từ 400m đến 1.000m, tương đương từ 10 đến 15 phút đi bộ để người dân có thể đi bộ đến nhà ga tàu điện, trạm xe buýt.
    Trên thế giới có nhiều mô hình, định hướng cho các vấn đề của đô thị, trong đó, nhiều đô thị trung tâm, khu vực lõi của thành phố đã áp dụng thành công mô hình TOD - định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị.
    Đây là vấn đề đã được Luật hoá tại Điều 31 của Luật Thủ đô 2024 nêu rõ: "Khu vực TOD là khu vực bao gồm nhà ga, đề-pô đường sắt đô thị, điểm đón, trả khách của các loại hình vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn khác và vùng phụ cận được xác định theo quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết có liên quan để xây dựng tuyến giao thông, đường sắt đô thị kết hợp cải tạo, chỉnh trang đô thị, đầu tư phát triển đô thị".

Комментарии •