LỄ HỘI SIÊU VUI Ở PHÚ YÊN | Phú Yên - Đi Đâu - Ăn Gì | MC HOÀNG ĐĂNG

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 13 сен 2024
  • Lăng ông Nam Hải Phú lạc được xây dựng từ rất lâu đời và hiện còn lưu giữ được 10 điệu sắc của một số vua triều Nguyễn phong cho các vị thủy thần. Trong đó có bốn sắc của vua Tự Đức, hai sắc của vua Đồng Khánh, hai sắc của vua Duy Tân và hai sắc của vua Khải Định. Lăng được xây dựng trên đất công thổ, công điền của làng, là nơi cao ráo, thoáng đãng và ở gần cửa biển để thờ cá Ông.
    Vào thời điểm lễ hội cầu ngư đêm đến sân khấu sẽ được sáng đèn, người người dắt nhau đi xem hát tuồng cổ, mỗi tuồng là một tích riêng và một câu chuyện kéo dài, để hiểu được toàn bộ đòi hỏi người xem phải tập trung cao độ mới có thể nhớ và hiểu được nội dung cốt truyện. Nhưng phần lớn mọi người sẽ ít có ai hiểu hết được. Mọi người có thể tìm hiểu thêm về tuồng cổ trên google nha. Một điều khiến mọi người chú ý là hoạt động đánh chầu. Sân khấu sẽ có tầm 4 chiếc trống lớn và tùy thời điểm sẽ có ít nhất 1 người ngồi đánh. Ý nghĩa của việc đánh chầu này mình cũng ko rõ lắm và theo ba mình nói thì hằng đêm sẽ có các đội thuyền thay nhau ngồi vào vị trí này. Các đội thuyền là các đội 14 15 16 mà mình nói ở trên. Và cứ mỗi khi đến đoạn cao trào thì trống sẽ đánh dồn dập đồng thời người đánh sẽ tung những thẻ chầu lên sân khấu hoặc thảy dùi trống cho nghệ sĩ, và đương nhiên trong thẻ chầu cũng như trên dùi trống sẽ kèm theo tiền. Nếu năm rồi làm ăn thắng lớn thì mỗi đêm đánh chầu có thể lên đến cả trăm triệu. Và thông thường trung bình mỗi đêm theo mình biết được thì ít nhất là vài triệu 1 đêm vì một đội ghe sẽ có nhiều ghe và mỗi ghe sẽ góp tầm 1 2 hay 3 triệu cho người đại diện và họ sẽ dùng số tiền này để đánh chầu. Có lẽ đây giống như một sự cảm tạ với ơn trên với thủy thần với tổ nghề cũng như các đấng tâm linh đã phù trợ cho bà con 1 năm làm ăn thuận buồm và no đủ. Còn các nghệ sĩ hát tuồng cổ họ giống như những người trung gian qua lời ca tiếng hát của mình kết nối và dâng lên ơn trên những lời cảm tạ. Bà con thì háo hức đi xem hát còn tụi nhỏ thì rất vui vì lâu lâu mới có một dịp được ăn những món ngon và chơi những trò chơi hấp dẫn hơn hết là một năm mới có 1 thời điểm ở quê nhộn nhịp như thế này.
    Điểm đến thứ 2 là lăng lò 3. Thật ra lăng nằm ở sâu bên trong còn những hoạt động sẽ tập trung hết ngoài bãi biển. Sở hữu diện tích rộng và thoáng nên mọi thứ ở đây nhộn nhịp hơn hẵn lăng phú lạc và cũng có nhiều sân khấu và hàng quán hơn.
    Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, nhiều thú dữ trên rừng thường về phá hoại mùa màng, quấy nhiễu cuộc sống của dân lành. Để chống lại thú dữ, người dân trong làng đã dựng những chiếc chòi rất cao ở ven rừng. Trên mỗi chiếc chòi cắt cử một thanh niên trai tráng canh gác, nếu thấy thú dữ về phá hoa màu thì đánh trống, hô to để đuổi chúng… Trong quá trình ấy, để đỡ buồn chán, người ta đã nghĩ ra cách giao lưu với nhau bằng những câu hát, câu hò.
    Để phù hợp với hoàn cảnh khi đó, người trên các chòi đã ngồi trên chòi để hát - hô đối đáp nhau giữa chòi này với chòi khác. Rồi không chỉ có vậy, người dân còn sáng tạo ra cách ngồi bài tứ sắc (tương tự như chơi tam cúc ở ngoài Bắc). Hình thức vừa chơi bài, vừa hô (hát) giữa các chòi với nhau để giải trí này đã được dân gian gọi là hô bài chòi, khởi nguồn của nghệ thuật bài chòi sau này.
    Qua thời gian, để nhiều người có thể biết cách chơi hát - hô này, những cuộc giải trí dần dần được nâng lên thành hội bài chòi. Khá thú vị bởi đây vừa là một nghệ thuật dân gian vừa kết hợp trò chơi có thưởng nên thu hút đông đảo người đến xem và tham dự.
    Từ đây đã giải thích cho mọi người lý do vì sao sẽ có những chiếc chòi tre. Cách chơi cùng khá dễ, Người chơi sẽ mua các thẻ bài và trên mỗi thẻ sẽ có 3 cụm từ ngẫu nhiên với giá là 20k . Khi chơi mình sẽ nghe trong câu hát có từ trùng trên thẻ thì sẽ giơ tay để nhận một lá cờ và khi đủ 3 lá thì lên nhận thưởng.
    Đây là lúc mấy cô chú soạn cờ cũng như phân loại và di bán thẻ nè.
    Và giống như nguồn gốc của loại hình này thì sẽ có nhiều ống tre được phát ngẫu nhiên hoặc đặt trên các chòi để người chơi có thể gõ theo nhịp hát và hòa mình cũng với những giai điệu vô cùng êm tai. Trong lúc những chiếc thẻ bài được đem đi bán thì các cô chú nghệ sĩ sẽ liên tục hát để phục vụ cho bà con.
    Tương tự như kêu lô tô, thay vì dùng lồng cầu thì mấy cô chú sẽ lấy ngẫu nhiên những thẻ tre có cụm chữ được cho vào lon sữa treo trên cột ở giữa và hát 1 bài hoặc vài câu hát kết thúc bằng từ trên thẻ. Sau khi kết thúc họ sẽ nhắc lại 1 đến 2 lần cụm từ đó để người nghe theo dõi. Nếu như mình có cụm từ đó trên thẻ thì giơ tay để nhận cờ và khi đủ 3 cờ thì mình sẽ được phần thưởng là một cọc tiền nho nhỏ.

Комментарии •