Mình đang tìm các clip chia sẻ như thế này để hiểu thêm về học tiến sĩ, mình cũng đang định dấn thân vào con đường nghiên cứu và bị burn out, mong bạn ra thêm nhiều vlog chia sẻ hơn, chúc bạn sức khỏe.
Ngày xưa mình cũng lạc lối lắm. Con đường học thuật quá khắc nhiệt và thu nhập cũng không cao (nếu bạn không phải hạng top). Ngược lại thì đi làm mà chọn ngành nghề không có nghiên cứu, học thuật trong đó để phát triển bản thân thì mình nghĩ đó không hợp với bản thân. Đó là lý do tại sao mình chọn làm engineer. Công việc development của engineer là giao thoa giữa research (nghiên cứu) và practice (cày cuốc), vừa có thu nhập cao vừa có thể nghiên cứu, scale to the moon cũng được, xong dùng luôn cái nghiên cứu đó vào công việc. Đây gọi là công việc "Ikigai" của bản thân mình
Hiện tại cũng may là mình thích làm nghiên cứu, nhưng mà có khi nếu có gia đình rồi cần có thu nhập cao hơn có khi mình cũng ra industry không biết chừng 🤣 mình học civil engineering btw 🤓
Cá nhân mình là bác sĩ, cũng học xong sau đại học quan sát xung quanh thì thấy khi các bạn học cao học nhiều, các bạn trở nên khó tính và lý trí trong vấn đề tình yêu, các bạn muốn “chọn người phù hợp” hơn là kiểu yêu mù quáng như thời còn trẻ dại, các bạn thấy vấn đề với đối phương thì liền từ bỏ, càng nhiều tiêu chuẩn thì càng khó match. Trong khi cha mẹ ngày xưa còn trẻ thích nhau cứ lấy rồi về từ từ cùng nhau tìm tiếng nói chung, chịu khó bao dung hy sinh cho nhau.
Những người làm nghiên cứu thường kết hôn với nhau nhiều hơn là lấy một người bình thường. Do môi trường một phần, hơn nữa là học vấn cao khó tìm đối tác phù hợp. Cái mình cần thì đối tác không có, cái mình có thì đối tác chưa chắc đã cần^^
vấn đề cuối video em nghĩ một phần là do mindset, người ta thường nói là gió tầng nào gặp mây tầng đó. Người mà tư duy càng rộng mở, càng có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống thì càng khó chấp nhận người có tư duy kém hơn (khó hiểu nhau hơn). Một phần là khi phải một mình gánh chịu áp lực lớn quá nhiều (từ việc nghiên cứu, dự án,...) khiến người ta dần quen với việc ở một mình và gánh chịu áp lực một mình, không còn mong muốn chia sẻ gánh nặng nhiều như trước với cũng không còn dư thời gian dành cho một người bên cạnh mình nữa (dành thời gian ít ỏi cho bản thân có vẻ tốt hơn) :))))
Tư duy là con dao hai lưỡi và nó càng ngày càng phản chủ theo thời gian. Người trẻ chưa có nhiều định kiến góc nhìn cởi mở. Nhưng càng về sau một cách hoàn toàn tự nhiên các lối mòn tư duy hình thành và nó tự động đưa ra kết luận. Muốm chống lại hiện tượng đó thì chỉ có 1 cách là phát triển trí tuệ trực giác
@@kimquang2572 mình ko biết tư duy sâu sắc và rộng thì sẽ liên quan gì đến việc bị áp lực, áp lực mà mỗi cá nhân chịu là do môi trường, gia đình, xã hội và nhiều yếu tố khác nhau tạo thành. Vậy lấy tiêu chuẩn nào để đánh giá được người có tư duy tốt thì sẽ tránh được áp lực ? Trong khi bản thân người trải qua nhiều lần áp lực, khó khăn mới có được tư duy tốt dần.
Mình rất cảm ơn Chi đã ra video mà người xem ( là sinh viên nghiên cứu) cảm giác được giải toả phần nào ( đồng cảnh ngộ he he). Còn chuyện khó tìm kiếm bạn đời thì mình thấy cứ nghĩ là chưa đủ duyên cho nhẹ người. Tại thức tế những sempai mình biết đều khá dễ trong chuyện tìm kiếm bạn đời sau PhD
Mình thấy bạn nói chính xác hết luôn đó. Mình sau khi làm undergrad researcher xong thì mình tạm biệt luôn con đường PhD/post-doc. Mình rất may mắn được nhận vào 1 phòng lab có tiếng ở Mỹ, funding rất nhiều nên máy móc hiện đại đều có tại lab. Tuy nhiên vì áp lực funding nên target của lab là mỗi năm phải có ít nhất 4 published papers và it nhất 2/4 phải trong top journals. Phòng lab của mình có tới 7 PhD và 3 post doc mà cả 10 người đều stress, làm việc từ 5h sáng tới nửa đêm là bình thường. Hết làm wet lab lại nhảy qua edit manuscript rồi grant writing. Nói chung mình thấy cái guồng máy cực kì áp lực. PI của mình thì rất cầu toàn nữa nên cái gì cũng phải tốt nhất. Mình sau khi tốt nghiệp BS, mình nhảy thêm 1 năm MS, có tên trên 5-6 papers rồi ra ngoài làm cho các hãng lớn. Sau đó các PhD trong lab mình cũng nhảy ra ngoài chứ ko theo học thuật vì họ thấy lương thì thấp mà áp lực quá lớn. Còn chuyện mà không có gia đình hay bạn trai bạn gái thì theo như kinh nghiệm nhỏ nhoi của mình thì PhD chỉ tập trung vào khoa học và áp lực công việc quá lớn nên họ chỉ nghĩ tới công việc công việc mà thôi. Và thời gian trong lab còn nhiều hơn ở ngoài thì làm sao mà hẹn hò, làm quen người yêu yêu này nọ được. Thêm nữa có 1 phần nhỏ hơi bị social awkward nên cũng khó có người yêu. Mình nghĩ vậy ah
Cảm ơn bạn đã chia sẻ 🥰 Sau khi tn PhD mình cũng làm ở trường đại học một thời gian xong rồi thấy vừa đi dạy, vừa làm research, vừa xin fund thấy cực quá. Giờ làm ở viện có nhiều funding thì chạy deadline sấp mặt 🤣 May là mình vẫn tìm thấy niềm vui ở việc làm nghiên cứu, khi tìm ra được cách làm hay hơn, tốt hơn những project trước. Mình chúc bạn dù làm gì cũng tìm được niềm vui ở đó nha! 😎
Yeah. Mấy bạn thích nghiên cứu thường không có thời gian để nghĩ tới yêu đương. Cảm giác nghiên cứu sáng tạo và thấy được mình phát triển sau mỗi project nó dễ bị nghiện lắm 😂
cảm ơn những chia sẽ của Chi. Con đường PhD và nghiên cứu thật sự cần rất nhiều đam mê và đánh đổi. Chúc Chi luôn khỏe và làm tốt được việc Chi thích. SG 22.03.2024
nghiên cứu khoa học là quá trình gian khổ, căng thẳng. Khi đã có kết quả rồi thì người khác mới thấy, còn khi đang nghiên cứu thì không ai biết được nó cực nhọc đến chừng nào.
Em là sv sắp tốt nghiệp đại học và đang có ý định du học uk và cũng đang suy nghĩ về việc trở thành một giảng viên đại học sau khi trở về nước. Hên quá youtube đề xuất luôn cái video của chị. Em xem xong và đầu trống rỗng luôn chị ạ.
Cảm ơn bạn . Mình có dịp đọc Mai Thi Nguyên Kim Và đọc được thư của giáo sư Caltech Carreira viết cho cậu postdoc của ông...cũng chuyện tựa tựa chuyện bạn chia sẽ :)
Thành thật ,là một nhà Sư đích đến của mình là ITBMU, Miến Điện trong hạn là 2 năm tới. Làm nghiên cứu chủ đề Buddhism thì cũng có phản biện ,nhưng khi sang Châu Âu thì đúng là một bước khác nữa :) :). Còn Caltech là một huyền thoại và vị Giáo Sư đó nữa nên bạn cũng đừng để bận lòng , Mai Thi thì là tiến sĩ Đức gốc Việt mà qua Mĩ còn shock văn hoá nữa là ..
@@phutuc1 hôm này là Easter cả nước Úc được nghỉ nhưng mình dành ngày nghỉ của mình để viết paper vì mình muốn thế. Chứ nếu mà sếp mình bắt phải làm ngày nghỉ làm cuối tuần như bác Prof. kia chưa chắc mình đã làm 😅
Không định tám , nhưng bỏ phí uổng quá...! Nghiên cứu ở Đức như Mai Thi Nguyễn Kim mà hoá học thì quá vô sâu rồi, nhưng nghiên cứu và phân tích số liệu để viết bài ở Mỹ ( top trung trung ko tính Caltech), Anh, Hà Lan và Úc thì phản biện và việc đúng chuẩn bài để chất lượng nghiên cứu cao là rất ít ,vì đâu như sự kiểm duyệt rõ ràng ở Đức được ! :) .
Cảm ơn em! Chị cũng hem bít có giúp đc em về kĩ năng mềm không vì chị cũng dăm bữa nửa tháng lại đôi co với sếp 🤣🤣🤣 nhưng sẽ cố gắng làm video sớm nhé!
Đồng ý với quan điểm của bạn. Một journey không hề dễ dàng. Mà điều mình bâng khuâng nhất là những giá trị thực tế cho xã hội sau ngần ấy năm đèn sách.
Mình muốn chia sẻ một chút về cân bằng cuộc sống, mở rộng mối quan hệ và tăng khả năng tìm được nửa kia, nếu ta may mắn. Ngoài những khoảng thời gian chạy deadline, những lúc làm việc bình thường mọi người có thể tìm các hoạt động giải trí thể chất bên ngoài. Nhiều người sẽ tìm kiếm lý do kiểu: mình rụt rè, hướng nội, không có năng khiếu, etc. Thì mình chia sẻ là mình có hầu hết các vấn đề trên, nhưng chỉ cần muốn thì ta sẽ tìm ra cách các bạn ạ. Dù sao thì thời gian làm việc hiệu quả trong ngày cũng chỉ từ 4-5 tiếng liên tục. Thể thao cho bạn khoảng nghỉ, sức khoẻ thể chất tốt hơn, và nhiều cơ hội gặp bạn bè cùng sở thích. Rất nhiều ý tưởng giải quyết vấn đề của mình nảy ra sau các trận đấu. Học ra học chơi ra chơi thật sự giúp mình rất nhiều để duy trì sức khoẻ tinh thần và thể chất. Mà hai yếu tố này thì luôn tương hỗ lẫn nhau. Chúc mọi người làm việc vui!!!
Chị ơi, em có đam mê làm NCS thì lúc còn đại học có nên tự mình tham gia các dự án NCKH cấp trường không hay để thời gian tập trung nâng cao kiến thức chuyên môn trước ạ?
Chị nghĩ tham gia NCKH cũng là cơ hội để em nâng cao kiến thức chuyên môn mà, lại được biết thêm cách làm nghiên cứu, nên chị thấy nên tham gia nhé. Chị cũng tham gia nghiên cứu từ năm 2 đại học và chị thấy có kinh nghiệm nghiên cứu là lợi thế rất lớn luôn.
Bạn bao nhiêu tuổi và bạn thường nghiên cứu về những chủ đề nào tính cho đến thời điểm hiện tại vậy? Bạn có chuyên nghiên cứu một lĩnh vực nào không hay nhiều lĩnh vực? Mình vô tình thấy video này của bạn và mình thấy khá tò mò.
Mình quên trong video ko giới thiệu bản thân 🤣 Mình 30 tuổi, mình tn tiến sĩ ở ĐH Monash. Giờ mình làm nghiên cứu ở CSIRO, là viện nghiên cứu của chính phủ Úc nha. Từ hồi đại học tới giờ mình làm chủ yếu mảng thuỷ động lực học, mô phỏng lũ lụt trên sông 👍
Mình cũng làm trong ngành nghiên cứu và mình thấy có rữa tiền ở trong đấy. Còn thạc sĩ ở Việt Nam thì đa phần là lấy tiếng những người thật sự chất lượng thì rất rất là hiếm. Thấy toàn là tiêu cực riết mà chán
Mình nghĩ ngành nào cũng có tiêu cực, nhưng mà muốn làm nghiên cứu lâu dài thực sự cần có đam mê, xong rùi bỏ qua mấy tiêu cực đó rùi mình cứ làm việc mình thấy có ích thôi 🤓
@@unordinaryresearcherỞ VN lên journal là để lấy tiếng, để tăng ranking của trường, để kéo thêm người học (thật ra mình nghĩ trường ĐH nước nào cũng thế). Tuỳ trường mà sẽ có yêu cầu cao thấp khác nhau về việc cần bao nhiêu bài NCKH, bao nhiêu bài được đăng trên tạp chí uy tín í ạ
Mình đang tìm các clip chia sẻ như thế này để hiểu thêm về học tiến sĩ, mình cũng đang định dấn thân vào con đường nghiên cứu và bị burn out, mong bạn ra thêm nhiều vlog chia sẻ hơn, chúc bạn sức khỏe.
Ngày xưa mình cũng lạc lối lắm. Con đường học thuật quá khắc nhiệt và thu nhập cũng không cao (nếu bạn không phải hạng top). Ngược lại thì đi làm mà chọn ngành nghề không có nghiên cứu, học thuật trong đó để phát triển bản thân thì mình nghĩ đó không hợp với bản thân. Đó là lý do tại sao mình chọn làm engineer. Công việc development của engineer là giao thoa giữa research (nghiên cứu) và practice (cày cuốc), vừa có thu nhập cao vừa có thể nghiên cứu, scale to the moon cũng được, xong dùng luôn cái nghiên cứu đó vào công việc. Đây gọi là công việc "Ikigai" của bản thân mình
Hiện tại cũng may là mình thích làm nghiên cứu, nhưng mà có khi nếu có gia đình rồi cần có thu nhập cao hơn có khi mình cũng ra industry không biết chừng 🤣 mình học civil engineering btw 🤓
Cá nhân mình là bác sĩ, cũng học xong sau đại học quan sát xung quanh thì thấy khi các bạn học cao học nhiều, các bạn trở nên khó tính và lý trí trong vấn đề tình yêu, các bạn muốn “chọn người phù hợp” hơn là kiểu yêu mù quáng như thời còn trẻ dại, các bạn thấy vấn đề với đối phương thì liền từ bỏ, càng nhiều tiêu chuẩn thì càng khó match. Trong khi cha mẹ ngày xưa còn trẻ thích nhau cứ lấy rồi về từ từ cùng nhau tìm tiếng nói chung, chịu khó bao dung hy sinh cho nhau.
Mình thậm chí đi làm rồi bận quá, trừ những người ở cơ quan thì ít khi gặp ai khác 😭😭😭
thực ra cái này cũng xuất phát từ việc mọi người quá kì vọng vào partner ấy, sự theo đuổi sự kì vọng nữa
Những người làm nghiên cứu thường kết hôn với nhau nhiều hơn là lấy một người bình thường. Do môi trường một phần, hơn nữa là học vấn cao khó tìm đối tác phù hợp. Cái mình cần thì đối tác không có, cái mình có thì đối tác chưa chắc đã cần^^
dạ đúng luôn, nghe xong lại càng thêm hoang mang ạ 😂
vấn đề cuối video em nghĩ một phần là do mindset, người ta thường nói là gió tầng nào gặp mây tầng đó. Người mà tư duy càng rộng mở, càng có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống thì càng khó chấp nhận người có tư duy kém hơn (khó hiểu nhau hơn). Một phần là khi phải một mình gánh chịu áp lực lớn quá nhiều (từ việc nghiên cứu, dự án,...) khiến người ta dần quen với việc ở một mình và gánh chịu áp lực một mình, không còn mong muốn chia sẻ gánh nặng nhiều như trước với cũng không còn dư thời gian dành cho một người bên cạnh mình nữa (dành thời gian ít ỏi cho bản thân có vẻ tốt hơn) :))))
Chị kiểu là môi trường đi làm cũng ít người cùng trang lứa rồi cũng chả quen ai ý 😭
Nếu vậy thì phải thử làm quen rồi xem thân được với ai thôi chị ui, nói chuyện được với người khác lứa cũng là một thử thách lớn mà :>
Người tư duy rộng và sâu sẽ tránh được áp lực. Còn nếu nghĩ mình tư duy sâu sắc nhưng vẫn bị áp lực tức là... Ếch ngồi đáy giưengs
Tư duy là con dao hai lưỡi và nó càng ngày càng phản chủ theo thời gian. Người trẻ chưa có nhiều định kiến góc nhìn cởi mở. Nhưng càng về sau một cách hoàn toàn tự nhiên các lối mòn tư duy hình thành và nó tự động đưa ra kết luận. Muốm chống lại hiện tượng đó thì chỉ có 1 cách là phát triển trí tuệ trực giác
@@kimquang2572 mình ko biết tư duy sâu sắc và rộng thì sẽ liên quan gì đến việc bị áp lực, áp lực mà mỗi cá nhân chịu là do môi trường, gia đình, xã hội và nhiều yếu tố khác nhau tạo thành. Vậy lấy tiêu chuẩn nào để đánh giá được người có tư duy tốt thì sẽ tránh được áp lực ? Trong khi bản thân người trải qua nhiều lần áp lực, khó khăn mới có được tư duy tốt dần.
Mình rất cảm ơn Chi đã ra video mà người xem ( là sinh viên nghiên cứu) cảm giác được giải toả phần nào ( đồng cảnh ngộ he he). Còn chuyện khó tìm kiếm bạn đời thì mình thấy cứ nghĩ là chưa đủ duyên cho nhẹ người. Tại thức tế những sempai mình biết đều khá dễ trong chuyện tìm kiếm bạn đời sau PhD
Tui là tui ế sấp mặt, ế bền vững luôn rồi ý 😭🤣😂😅
@@unordinaryresearcher 😅😅😅
Mình thấy bạn nói chính xác hết luôn đó. Mình sau khi làm undergrad researcher xong thì mình tạm biệt luôn con đường PhD/post-doc.
Mình rất may mắn được nhận vào 1 phòng lab có tiếng ở Mỹ, funding rất nhiều nên máy móc hiện đại đều có tại lab. Tuy nhiên vì áp lực funding nên target của lab là mỗi năm phải có ít nhất 4 published papers và it nhất 2/4 phải trong top journals. Phòng lab của mình có tới 7 PhD và 3 post doc mà cả 10 người đều stress, làm việc từ 5h sáng tới nửa đêm là bình thường. Hết làm wet lab lại nhảy qua edit manuscript rồi grant writing. Nói chung mình thấy cái guồng máy cực kì áp lực. PI của mình thì rất cầu toàn nữa nên cái gì cũng phải tốt nhất. Mình sau khi tốt nghiệp BS, mình nhảy thêm 1 năm MS, có tên trên 5-6 papers rồi ra ngoài làm cho các hãng lớn. Sau đó các PhD trong lab mình cũng nhảy ra ngoài chứ ko theo học thuật vì họ thấy lương thì thấp mà áp lực quá lớn.
Còn chuyện mà không có gia đình hay bạn trai bạn gái thì theo như kinh nghiệm nhỏ nhoi của mình thì PhD chỉ tập trung vào khoa học và áp lực công việc quá lớn nên họ chỉ nghĩ tới công việc công việc mà thôi. Và thời gian trong lab còn nhiều hơn ở ngoài thì làm sao mà hẹn hò, làm quen người yêu
yêu này nọ được. Thêm nữa có 1 phần nhỏ hơi bị social awkward nên cũng khó có người yêu. Mình nghĩ vậy ah
Cảm ơn bạn đã chia sẻ 🥰 Sau khi tn PhD mình cũng làm ở trường đại học một thời gian xong rồi thấy vừa đi dạy, vừa làm research, vừa xin fund thấy cực quá. Giờ làm ở viện có nhiều funding thì chạy deadline sấp mặt 🤣 May là mình vẫn tìm thấy niềm vui ở việc làm nghiên cứu, khi tìm ra được cách làm hay hơn, tốt hơn những project trước. Mình chúc bạn dù làm gì cũng tìm được niềm vui ở đó nha! 😎
Yeah. Mấy bạn thích nghiên cứu thường không có thời gian để nghĩ tới yêu đương. Cảm giác nghiên cứu sáng tạo và thấy được mình phát triển sau mỗi project nó dễ bị nghiện lắm 😂
@@Namvo980z tui cũng cảm thấy tui bị nghiện công việc hay sao ý huhu
cảm ơn những chia sẽ của Chi. Con đường PhD và nghiên cứu thật sự cần rất nhiều đam mê và đánh đổi. Chúc Chi luôn khỏe và làm tốt được việc Chi thích. SG 22.03.2024
Em cảm ơn ạ 🤩
nghiên cứu khoa học là quá trình gian khổ, căng thẳng. Khi đã có kết quả rồi thì người khác mới thấy, còn khi đang nghiên cứu thì không ai biết được nó cực nhọc đến chừng nào.
Chính xác luôn ạ 🥹
Em là sv sắp tốt nghiệp đại học và đang có ý định du học uk và cũng đang suy nghĩ về việc trở thành một giảng viên đại học sau khi trở về nước. Hên quá youtube đề xuất luôn cái video của chị. Em xem xong và đầu trống rỗng luôn chị ạ.
Nếu có đam mê thì biết trước khó khăn để mình chuẩn bị tốt hơn em ơi. Chị biết có áp lực có tiêu cực đó là chị vẫn làm nghiên cứu chưa có nghỉ nha 🤣🤣🤣
@@unordinaryresearcher vâng ạ
Mình mới coi video đầu tiên nhưng thích những gì bạn chia sẻ. Cảm ơn những thông tin bổ ích.
Cảm ơn bạn đã ủng hộ nhé 😍
Nghe bài này thì choáng luôn. Lấy đâu thời gian tìm hiểu, yêu đương😅
hay quá chị ơi, em cảm ơn chị đã cho em góc nhìn để định hướng tương lai ạ
Cảm ơn bạn . Mình có dịp đọc Mai Thi Nguyên Kim Và đọc được thư của giáo sư Caltech Carreira viết cho cậu postdoc của ông...cũng chuyện tựa tựa chuyện bạn chia sẽ :)
Mình mới tìm đọc cái letter của Prof. Carreira đó, kiểu shock tinh thần luôn ý 😱
Thành thật ,là một nhà Sư đích đến của mình là ITBMU, Miến Điện trong hạn là 2 năm tới. Làm nghiên cứu chủ đề Buddhism thì cũng có phản biện ,nhưng khi sang Châu Âu thì đúng là một bước khác nữa :) :). Còn Caltech là một huyền thoại và vị Giáo Sư đó nữa nên bạn cũng đừng để bận lòng , Mai Thi thì là tiến sĩ Đức gốc Việt mà qua Mĩ còn shock văn hoá nữa là ..
@@phutuc1 hôm này là Easter cả nước Úc được nghỉ nhưng mình dành ngày nghỉ của mình để viết paper vì mình muốn thế. Chứ nếu mà sếp mình bắt phải làm ngày nghỉ làm cuối tuần như bác Prof. kia chưa chắc mình đã làm 😅
Không định tám , nhưng bỏ phí uổng quá...! Nghiên cứu ở Đức như Mai Thi Nguyễn Kim mà hoá học thì quá vô sâu rồi, nhưng nghiên cứu và phân tích số liệu để viết bài ở Mỹ ( top trung trung ko tính Caltech), Anh, Hà Lan và Úc thì phản biện và việc đúng chuẩn bài để chất lượng nghiên cứu cao là rất ít ,vì đâu như sự kiểm duyệt rõ ràng ở Đức được ! :) .
@@phutuc1 yep, thành ra nhiều bài Q1 mà đọc xong kiểu không hiểu sao được đăng luôn ý 🥲
Chị ơi, nhớ giữ sức khỏe nhaaaaa, nếu khi nào chị rảnh có thể làm giúp e về cách chị xử lý vấn đề trong công việc ( kĩ năng mềm) nha chị
Cảm ơn em! Chị cũng hem bít có giúp đc em về kĩ năng mềm không vì chị cũng dăm bữa nửa tháng lại đôi co với sếp 🤣🤣🤣 nhưng sẽ cố gắng làm video sớm nhé!
@@unordinaryresearcher dạ, em cảm chị nhiều ạ
Đồng ý với quan điểm của bạn. Một journey không hề dễ dàng.
Mà điều mình bâng khuâng nhất là những giá trị thực tế cho xã hội sau ngần ấy năm đèn sách.
Góp ý là ở đây người ta không dùng từ "bâng khuâng" dùng từ "băn khoăn" mới đúng.
Mình muốn chia sẻ một chút về cân bằng cuộc sống, mở rộng mối quan hệ và tăng khả năng tìm được nửa kia, nếu ta may mắn.
Ngoài những khoảng thời gian chạy deadline, những lúc làm việc bình thường mọi người có thể tìm các hoạt động giải trí thể chất bên ngoài.
Nhiều người sẽ tìm kiếm lý do kiểu: mình rụt rè, hướng nội, không có năng khiếu, etc. Thì mình chia sẻ là mình có hầu hết các vấn đề trên, nhưng chỉ cần muốn thì ta sẽ tìm ra cách các bạn ạ. Dù sao thì thời gian làm việc hiệu quả trong ngày cũng chỉ từ 4-5 tiếng liên tục. Thể thao cho bạn khoảng nghỉ, sức khoẻ thể chất tốt hơn, và nhiều cơ hội gặp bạn bè cùng sở thích. Rất nhiều ý tưởng giải quyết vấn đề của mình nảy ra sau các trận đấu. Học ra học chơi ra chơi thật sự giúp mình rất nhiều để duy trì sức khoẻ tinh thần và thể chất. Mà hai yếu tố này thì luôn tương hỗ lẫn nhau.
Chúc mọi người làm việc vui!!!
Chi nói hay lại nói to em ơi 😋🤭👏🏻
Dạo này em làm vã quá nên muốn đc phát biểu ạ :))))
Chị ơi, em có đam mê làm NCS thì lúc còn đại học có nên tự mình tham gia các dự án NCKH cấp trường không hay để thời gian tập trung nâng cao kiến thức chuyên môn trước ạ?
Chị nghĩ tham gia NCKH cũng là cơ hội để em nâng cao kiến thức chuyên môn mà, lại được biết thêm cách làm nghiên cứu, nên chị thấy nên tham gia nhé. Chị cũng tham gia nghiên cứu từ năm 2 đại học và chị thấy có kinh nghiệm nghiên cứu là lợi thế rất lớn luôn.
Mình không làm gì về nghiên cứu nhưng ngồi nghe cũng thấy thú vị
SPill the Tea!!!!
Bạn bao nhiêu tuổi và bạn thường nghiên cứu về những chủ đề nào tính cho đến thời điểm hiện tại vậy? Bạn có chuyên nghiên cứu một lĩnh vực nào không hay nhiều lĩnh vực? Mình vô tình thấy video này của bạn và mình thấy khá tò mò.
Mình quên trong video ko giới thiệu bản thân 🤣 Mình 30 tuổi, mình tn tiến sĩ ở ĐH Monash. Giờ mình làm nghiên cứu ở CSIRO, là viện nghiên cứu của chính phủ Úc nha. Từ hồi đại học tới giờ mình làm chủ yếu mảng thuỷ động lực học, mô phỏng lũ lụt trên sông 👍
ai mà biết tương lai phD như vầy thì mấy ai làm nhỉ? Mình có professional doctoral thấy phát triển hơn nhiều, phD chủ yếu vì định cư.
Mình cũng làm trong ngành nghiên cứu và mình thấy có rữa tiền ở trong đấy. Còn thạc sĩ ở Việt Nam thì đa phần là lấy tiếng những người thật sự chất lượng thì rất rất là hiếm.
Thấy toàn là tiêu cực riết mà chán
Mình nghĩ ngành nào cũng có tiêu cực, nhưng mà muốn làm nghiên cứu lâu dài thực sự cần có đam mê, xong rùi bỏ qua mấy tiêu cực đó rùi mình cứ làm việc mình thấy có ích thôi 🤓
Có những người cả đời chỉ đi học, mấy khi đặt chân ra ngoài làm
Không đi làm rùi lấy gì ăn bạn ui 😅
Có vài điều bạn nói chưa đúng, có một số Trường Đại học ở Việt Nam có tăng lương theo thành thích về papers.... nhé
Và bạn ấy đang nói đến trường đh ở nước ngoài. Không phải ở VN
Mình không làm ở VN nên không biết rõ lắm ý, nhưng có cần papers ở tạp chí lớn hem bạn?
@@unordinaryresearcherỞ VN lên journal là để lấy tiếng, để tăng ranking của trường, để kéo thêm người học (thật ra mình nghĩ trường ĐH nước nào cũng thế). Tuỳ trường mà sẽ có yêu cầu cao thấp khác nhau về việc cần bao nhiêu bài NCKH, bao nhiêu bài được đăng trên tạp chí uy tín í ạ
Không phục vụ trực tiếp thị trường thì làm gì có lương cao