ĐẠI HIẾU XÁ LỢI PHẤT ĐỘ MẸ TRONG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA MÌNH Trong kinh tạng Pàli, Tôn giả Xá Lợi Phất chiếm địa vị quan trọng hàng đầu, chỉ đứng sau Phật. Nhiều kinh được mở đầu với câu cổ điển “Tôi nghe như vầy”, mà người thuyết kinh thay vì đức Phật Thích Ca, thì lại chính là bậc Thánh đệ tử uyên bác ấy đại lao cho Ngài. Có khi Đức Phật thăng pháp tòa, chỉ trình bày một bài kệ ngắn gọn, rồi lui về am thất của Ngài. Trong những dịp như vậy, chúng ta thường gặp Tôn giả Xá Lợi Phất xuất hiện khai diễn ý nghĩa lời dạy súc tích của Phật, và cuối cùng chính Phật đã xác chứng cho lối giải thích của Tôn giả bằng một câu còn giá trị hơn tất cả những lời khen tặng: “Nếu các ông hỏi ta, ta cũng giải thích như Xá Lợi Phất!”. Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputra, dịch nghĩa là Thu Tử) là con trưởng trong một gia đình thuộc thế cấp Bà La Môn giàu nhất làng Upatissa, gần Nàlanda ngày nay. Upatissa cũng là tên được đặt cho Ngài khi sơ sinh. Mẹ Ngài tên Sarì. Trong bốn người con trai Ngài được mang tên của mẹ, trong khi một người em của Ngài lại có tên của cha là Vagantaputra. Tôn giả có ba em trai và ba em gái, về sau đều theo Ngài xuất gia đắc quả A La Hán. Những tiểu sử của các vị này được tìm thấy trong “Trưởng lão Tăng kệ” và “Trưởng lão Ni kệ”. Ba người em trai của Tôn giả có tên tuần tự như sau: Cunda (Thuần Ðà) Upasena và Revata (Ly Bà Đa). Ba em gái của Tôn giả là: Càlà, Upacàlà, và Sìsùpacàlà. Ly Bà Ða là vị đệ tử thiền định đệ nhất của Phật. Vì Ngài là con út, bà mẹ rất cưng quý không muốn cho xuất gia nên tìm cách cưới vợ cho Ngài rất sớm. Vào ngày hôn lễ, không may cho hai gia đình, cậu bé tình cờ thấy bà ngoại già 120 tuổi của cô bé và cảm nhận được chân lý vô thường, trong phút chốc cậu đâm ra chán ngấy tất cả cảnh hoa lệ giả dối của cuộc phù sinh và muốn thoát ly bằng mọi giá. Ðược anh cả yểm trợ, cậu út chuồn ngả sau giữa lúc đám tiệc linh đình và trực chỉ đi đến một ngôi tịnh xá, xuống tóc xuất gia. Ít năm sau khi nhập đạo, vào một mùa an cư, trên đường đi bái yết Phật, Tôn giả dừng chân ở một khu rừng cây Kha-disa (cây gai) và tại đây Ngài đắc quả, nên ngày sau Ngài được hiệu là “Ly Bà Ða ở rừng gai”. Ngài được Phật khen là người xuất sắc nhất trong những vị yêu thích độc cư ở núi rừng. Em trai giữa tôn giả là Upasena hay Vagataputta là vị tỳ kheo được Phật khen ngợi có hạnh hoan hỷ đệ nhất. Mặc dầu cả bảy anh em Tôn giả đều xuất gia theo Phật, bà mẹ Tôn giả vẫn giữ đạo Bà La Môn và có thái độ thù nghịch với Phật giáo và tất cả những người liên hệ, bà thù hận sa môn Gotama (Đức Phật) đã cướp hết đàn con của bà. Vào một năm gặp thời đói kém, Tôn giả Xá Lợi Phất đưa 500 vị Tỳ kheo đến khất thực tại nhà bà Sàrì, bà vừa bày thức ăn bà vừa lằm bằm nguyền rủa. Ðể thực phẩm vào bát Tôn giả, bà mắng: “Ngu ơi là ngu! Nhà cao cửa lớn, ruộng vườn thẳng cánh cò bay thì không chịu ở, lại bỏ mà đi đầu đường xó chợ, ngủ bụi ngủ bờ, ăn cơm thừa cơm cặn của người ta”. Tôn giả vẫn yên lặng cùng Chúng Tăng thọ thực. Ăn xong, Tăng đoàn cùng theo Tôn giả im lặng trở về tịnh xá. Từ lúc còn ấu thơ, Ngài Xá Lợi Phất đã là một người con hiếu thảo, luôn vâng lời cha mẹ, chuyên cần học tập làm vui lòng cha mẹ. Tuy được sinh ra trong gia đình quý tộc nhưng Ngài đối xử với mọi người rất hòa ái nên rất được lòng mọi người và được bạn bè kính mến. Đến khi trở thành đệ tử của phật Ngài chuyên cần tinh tấn, tu tập và được tôn là trí tuệ đệ nhất trong hàng tăng chúng. Ngài được xem là trưởng tử của đức Phật, là chấp pháp tướng quân, thường giảng dạy đồ chúng thay cho đức Phật và hướng dẫn cho nhiều vị đắc quả A La Hán. Ngài luôn luôn tỏ ra khiêm tốn, tận tụy, nhiệt tình, được chư Tăng thán phục và được Đức Phật khen là Trí tuệ bậc nhất. Ngài đắc quả A La Hán 4 tuần sau khi xin gia nhập giáo đoàn. Là một người con hiếu thảo, Ngài luôn ngày đêm nghĩ về mẹ và tìm cách đưa mẹ về với chánh pháp. Mẹ Ngài là một người thuộc đạo Bà La Môn, là mẹ của 7 vị A La Hán nhưng bà vẫn luôn cố chấp theo đạo Bà La Môn, không kính tin Tam Bảo. Bà cho rằng Phật đã lừa gạt, lôi kéo 7 người con của bà và nhiều giáo đồ khác trong giáo đoàn Bà La Môn đến làm đệ tử của Phật. Vì quá yêu thương và kỳ vọng vào con mình mà bà sinh lòng căm ghét Tam Bảo, không những không kính tin mà còn nhiều lần phỉ báng Tam Bảo. Hiểu rõ tiền căn này nên khi sắp nhập Niết bàn, Ngài Xá Lợi Phất chỉ muốn trở về để độ hóa mẹ mình. Ngài cùng 500 vị tỳ kheo trở về gặp mẹ. Về tới nhà, Ngài vào ở tại căn phòng cũ của mình, nhìn thấy các vật dụng vẫn y nguyên như ngày xưa và được mẹ Ngài dọn dẹp sạch sẽ, lòng Ngài dâng tràn cảm xúc, quyết tâm độ hóa mẹ mình, làm cho bà tin vào Tam Bảo.
Sau khi thọ trai xong, chiều hôm đó Ngài vì bị bệnh kiết lỵ hành hạ đã lâu nên đã kiệt sức, nhưng Ngài lại bảo thị giả không được cho mẫu thân vào thăm bệnh Ngài. Bà mẹ thương con lại không được vào thăm bệnh con, chỉ có thể đứng ở ngoài xa lo lắng nhìn vào, nên lòng bà mẹ áy náy không yên và suốt đêm đó không thể nào chợp mắt được. Chính nhờ vậy bà mẹ mới trông thấy được những điều mà trước đây bà chưa từng thấy. Vào khoảng canh một, bà mẹ bỗng thấy căn phòng Ngài Xá Lợi Phất rực sáng hào quang và có nhiều vị thiên thần đến viếng thăm Ngài. Sang canh hai, lại có nhiều vị thiên thần khác đến viếng thăm, hào quang còn rực sáng hơn cả hào quang của những thiên thần trước. Sang canh ba, lại có nhiều vị thiên thần khác đến viếng thăm, hào quang chiếu sáng khắp cả căn nhà. Hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác làm cho mẹ Ngài nôn nao đến nỗi trống vừa điểm canh tư, bà đã vội đi đến phòng Ngài Xá Lợi Phất, xin phép thị giả cho bà vào thăm bệnh. Ðược Ngài Xá Lợi Phất chấp thuận, mẹ Ngài bước vào. - Vừa trông thấy Ngài Xá Lợi Phất, bà liền hỏi: Mẹ đến để thăm bệnh con, con hãy nói cho mẹ biết những thiên thần nào đã đến thăm viếng con vào khoảng canh một với hào quang rực sáng cả phòng con? - Ngài Xá Lợi Phất mỉm cười từ tốn: Ðó là bốn vị Ðại thiên vương, thưa thân mẫu. - Bà mẹ ngạc nhiên hỏi: Con còn cao cả hơn bốn vị Ðại thiên vương nữa ư? - Thân mẫu chưa biết, bốn vị Ðại thiên vương đều là những người hộ trì Phật pháp. Khi Ðức Phật Đản sinh, bốn vị trời này đã hộ vệ bốn bên như bốn cận vệ cho vị đại vương. Tứ Thiên Vương hộ trì Phật pháp. - Thế còn những thiên thần nào đã đến vào khoảng canh hai, hào quang rực sáng hơn cả hào quang của bốn vị trời kia? - Ðó là vị trời Ðế Thích và những vị trời trên 33 cõi trời Ðao Lợi, thưa thân mẫu. - Bà mẹ ngạc nhiên đến nỗi ngẩn người ra hỏi: Con còn cao cả hơn trời Ðế Thích nữa sao? - Thân mẫu chưa biết, vị trời Ðế Thích tuy là vua của 33 cõi trời Ðao Lợi, nhưng đối với Ðức Bản Sư thì cũng chỉ như một Sa di theo hầu một vị Tỳ kheo. Khi Ðức Bản Sư từ cõi trời Ðao Lợi thăm Thánh mẫu trở về, vị trời Ðế Thích này đã mang bát và đãy y của Ðức Phật, đi theo sau Ðức Phật, tiễn đưa Ðức Phật từ trời Ðao Lợi trở về lại cõi trần bằng tất cả lòng tôn kính. Đức Phật thuyết Pháp trên cung trời Đao Lợi. Bà mẹ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, bà nhìn đứa con thân yêu cách biệt đã mấy mươi năm, nay trở về thăm và ngồi trước mặt bà, không còn là đứa con mà bà đã nhung nhớ bao năm, bởi vì đứa con này bây giờ đã là một Thánh giả. Và nếu đứa con của bà đã là một Thánh giả thì chư Tăng đi theo Ngài cùng trở về nhà bà, hẳn cũng không phải toàn là kẻ phàm phu. Bà hỏi: - Thế còn những thiên thần nào đã đến thăm con sau cùng với hào quang rực sáng cả nhà này? - Ngài Xá Lợi Phất mỉm cười nhìn mẹ: Thân mẫu chưa biết, đó là vị vua cõi trời Phạm Thiên và những vị trời trên cõi trời đó, cũng chính là giáo chủ Bà La Môn, cũng chính là Thiên sư của thân mẫu. - Bà mẹ vô cùng ngạc nhiên, nói: Con còn cao cả hơn vị Thiên sư mà mẹ hằng ngưỡng mộ nữa sao? - Thân mẫu còn chưa biết, vào ngày Ðức Phật đản sinh, chính vị trời Phạm Thiên đã đón rước Ngài trong tấm lưới đầy hào quang sáng chói, và vào ngày Ðức Phật thành Ðạo, cũng chính vị trời này đã thỉnh cầu Đức Phật chuyển Pháp luân, chớ vội nhập Niết bàn. - Vua trời Phạm Thiên thỉnh cầu Đức Phật chuyển Pháp luân Bà mẹ sững sờ và một ý nghĩ lóe lên trong tâm tư bà: Con ta là đệ tử của Ðức Phật mà còn có oai đức như thế, thì hẳn Ðức Phật còn oai đức hơn thế nữa, cao cả hơn thế nữa, và trong tự tâm bà bỗng khởi lên lòng tín kính Phật và Tăng. Ngài Xá Lợi Phất biết được tâm niệm của mẫu thân và Ngài chỉ chờ đợi có giây phút ấy, liền thuyết giảng cho mẹ nghe một bài pháp ngắn. Khi Ngài vừa chấm dứt bài thuyết giảng thì mẹ Ngài ở ngay tại chỗ ngồi chứng được Pháp nhãn thanh tịnh. - Bà rơi nước mắt, nói với Ngài Xá Lợi Phất: Thánh giả Xá Lợi Phất, tại sao từ trước tới giờ Ngài không làm thế để dẫn dắt mẹ, tại sao trong suốt mấy mươi năm qua Ngài đã không ban bố Pháp nhũ như thế, để mẹ có được sự hiểu biết bất tử này? - Ngài Xá Lợi Phất nói: Thưa mẹ, vì thời tiết nhân duyên chưa đến, nhưng hôm nay nhân duyên đã đến. Con làm như vậy chỉ vì muốn đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của thân mẫu trước khi con nhập diệt, và bây giờ thời điểm con ra đi đã đến. Con sắp nhập Niết bàn, thưa thân mẫu. Đến đây, Ngài Xá Lợi Phất nhìn mẹ mỉm cười thanh thản, yên tâm ra đi. Vậy là tâm nguyện cuối cùng của Ngài cũng là hạnh hiếu của một người con chí hiếu đã được thực hiện. A Di Đà Phật xin thường niệm ___________________ Xin Phật A Di Đà Tiếp dẫn con vãng sanh Về Tây Phương Cực Lạc Nguyện đem công đức này Hướng về khắp tất cả Đệ tử và chúng sanh Đồng vãng sanh Tịnh Độ A Di Đà Phật A Di Đà Phật A Di Đà Phật ___________________ Xem thêm những bài viết và video khai thị khác của Hòa Thượng Tịnh Không: www.youtube.com/@tinhkhongphapngu1711/videos
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Trân trọng tri ơn các vị Bồ Tát đã đăng tải những bài dạy bảo tôn kính này
Cảm ân quý ngài đã làm vi deo vô cùng quý giá
A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Hoan hỷ quá ạ
Hoan hỉ quá ạ
ĐẠI HIẾU XÁ LỢI PHẤT ĐỘ MẸ TRONG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA MÌNH
Trong kinh tạng Pàli, Tôn giả Xá Lợi Phất chiếm địa vị quan trọng hàng đầu, chỉ đứng sau Phật. Nhiều kinh được mở đầu với câu cổ điển “Tôi nghe như vầy”, mà người thuyết kinh thay vì đức Phật Thích Ca, thì lại chính là bậc Thánh đệ tử uyên bác ấy đại lao cho Ngài.
Có khi Đức Phật thăng pháp tòa, chỉ trình bày một bài kệ ngắn gọn, rồi lui về am thất của Ngài. Trong những dịp như vậy, chúng ta thường gặp Tôn giả Xá Lợi Phất xuất hiện khai diễn ý nghĩa lời dạy súc tích của Phật, và cuối cùng chính Phật đã xác chứng cho lối giải thích của Tôn giả bằng một câu còn giá trị hơn tất cả những lời khen tặng: “Nếu các ông hỏi ta, ta cũng giải thích như Xá Lợi Phất!”.
Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputra, dịch nghĩa là Thu Tử) là con trưởng trong một gia đình thuộc thế cấp Bà La Môn giàu nhất làng Upatissa, gần Nàlanda ngày nay. Upatissa cũng là tên được đặt cho Ngài khi sơ sinh. Mẹ Ngài tên Sarì. Trong bốn người con trai Ngài được mang tên của mẹ, trong khi một người em của Ngài lại có tên của cha là Vagantaputra. Tôn giả có ba em trai và ba em gái, về sau đều theo Ngài xuất gia đắc quả A La Hán.
Những tiểu sử của các vị này được tìm thấy trong “Trưởng lão Tăng kệ” và “Trưởng lão Ni kệ”. Ba người em trai của Tôn giả có tên tuần tự như sau: Cunda (Thuần Ðà) Upasena và Revata (Ly Bà Đa). Ba em gái của Tôn giả là: Càlà, Upacàlà, và Sìsùpacàlà.
Ly Bà Ða là vị đệ tử thiền định đệ nhất của Phật. Vì Ngài là con út, bà mẹ rất cưng quý không muốn cho xuất gia nên tìm cách cưới vợ cho Ngài rất sớm. Vào ngày hôn lễ, không may cho hai gia đình, cậu bé tình cờ thấy bà ngoại già 120 tuổi của cô bé và cảm nhận được chân lý vô thường, trong phút chốc cậu đâm ra chán ngấy tất cả cảnh hoa lệ giả dối của cuộc phù sinh và muốn thoát ly bằng mọi giá.
Ðược anh cả yểm trợ, cậu út chuồn ngả sau giữa lúc đám tiệc linh đình và trực chỉ đi đến một ngôi tịnh xá, xuống tóc xuất gia. Ít năm sau khi nhập đạo, vào một mùa an cư, trên đường đi bái yết Phật, Tôn giả dừng chân ở một khu rừng cây Kha-disa (cây gai) và tại đây Ngài đắc quả, nên ngày sau Ngài được hiệu là “Ly Bà Ða ở rừng gai”.
Ngài được Phật khen là người xuất sắc nhất trong những vị yêu thích độc cư ở núi rừng. Em trai giữa tôn giả là Upasena hay Vagataputta là vị tỳ kheo được Phật khen ngợi có hạnh hoan hỷ đệ nhất. Mặc dầu cả bảy anh em Tôn giả đều xuất gia theo Phật, bà mẹ Tôn giả vẫn giữ đạo Bà La Môn và có thái độ thù nghịch với Phật giáo và tất cả những người liên hệ, bà thù hận sa môn Gotama (Đức Phật) đã cướp hết đàn con của bà.
Vào một năm gặp thời đói kém, Tôn giả Xá Lợi Phất đưa 500 vị Tỳ kheo đến khất thực tại nhà bà Sàrì, bà vừa bày thức ăn bà vừa lằm bằm nguyền rủa. Ðể thực phẩm vào bát Tôn giả, bà mắng: “Ngu ơi là ngu! Nhà cao cửa lớn, ruộng vườn thẳng cánh cò bay thì không chịu ở, lại bỏ mà đi đầu đường xó chợ, ngủ bụi ngủ bờ, ăn cơm thừa cơm cặn của người ta”. Tôn giả vẫn yên lặng cùng Chúng Tăng thọ thực. Ăn xong, Tăng đoàn cùng theo Tôn giả im lặng trở về tịnh xá.
Từ lúc còn ấu thơ, Ngài Xá Lợi Phất đã là một người con hiếu thảo, luôn vâng lời cha mẹ, chuyên cần học tập làm vui lòng cha mẹ. Tuy được sinh ra trong gia đình quý tộc nhưng Ngài đối xử với mọi người rất hòa ái nên rất được lòng mọi người và được bạn bè kính mến. Đến khi trở thành đệ tử của phật Ngài chuyên cần tinh tấn, tu tập và được tôn là trí tuệ đệ nhất trong hàng tăng chúng. Ngài được xem là trưởng tử của đức Phật, là chấp pháp tướng quân, thường giảng dạy đồ chúng thay cho đức Phật và hướng dẫn cho nhiều vị đắc quả A La Hán. Ngài luôn luôn tỏ ra khiêm tốn, tận tụy, nhiệt tình, được chư Tăng thán phục và được Đức Phật khen là Trí tuệ bậc nhất. Ngài đắc quả A La Hán 4 tuần sau khi xin gia nhập giáo đoàn.
Là một người con hiếu thảo, Ngài luôn ngày đêm nghĩ về mẹ và tìm cách đưa mẹ về với chánh pháp. Mẹ Ngài là một người thuộc đạo Bà La Môn, là mẹ của 7 vị A La Hán nhưng bà vẫn luôn cố chấp theo đạo Bà La Môn, không kính tin Tam Bảo. Bà cho rằng Phật đã lừa gạt, lôi kéo 7 người con của bà và nhiều giáo đồ khác trong giáo đoàn Bà La Môn đến làm đệ tử của Phật. Vì quá yêu thương và kỳ vọng vào con mình mà bà sinh lòng căm ghét Tam Bảo, không những không kính tin mà còn nhiều lần phỉ báng Tam Bảo.
Hiểu rõ tiền căn này nên khi sắp nhập Niết bàn, Ngài Xá Lợi Phất chỉ muốn trở về để độ hóa mẹ mình. Ngài cùng 500 vị tỳ kheo trở về gặp mẹ. Về tới nhà, Ngài vào ở tại căn phòng cũ của mình, nhìn thấy các vật dụng vẫn y nguyên như ngày xưa và được mẹ Ngài dọn dẹp sạch sẽ, lòng Ngài dâng tràn cảm xúc, quyết tâm độ hóa mẹ mình, làm cho bà tin vào Tam Bảo.
Sau khi thọ trai xong, chiều hôm đó Ngài vì bị bệnh kiết lỵ hành hạ đã lâu nên đã kiệt sức, nhưng Ngài lại bảo thị giả không được cho mẫu thân vào thăm bệnh Ngài. Bà mẹ thương con lại không được vào thăm bệnh con, chỉ có thể đứng ở ngoài xa lo lắng nhìn vào, nên lòng bà mẹ áy náy không yên và suốt đêm đó không thể nào chợp mắt được.
Chính nhờ vậy bà mẹ mới trông thấy được những điều mà trước đây bà chưa từng thấy. Vào khoảng canh một, bà mẹ bỗng thấy căn phòng Ngài Xá Lợi Phất rực sáng hào quang và có nhiều vị thiên thần đến viếng thăm Ngài. Sang canh hai, lại có nhiều vị thiên thần khác đến viếng thăm, hào quang còn rực sáng hơn cả hào quang của những thiên thần trước. Sang canh ba, lại có nhiều vị thiên thần khác đến viếng thăm, hào quang chiếu sáng khắp cả căn nhà. Hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác làm cho mẹ Ngài nôn nao đến nỗi trống vừa điểm canh tư, bà đã vội đi đến phòng Ngài Xá Lợi Phất, xin phép thị giả cho bà vào thăm bệnh. Ðược Ngài Xá Lợi Phất chấp thuận, mẹ Ngài bước vào.
- Vừa trông thấy Ngài Xá Lợi Phất, bà liền hỏi: Mẹ đến để thăm bệnh con, con hãy nói cho mẹ biết những thiên thần nào đã đến thăm viếng con vào khoảng canh một với hào quang rực sáng cả phòng con?
- Ngài Xá Lợi Phất mỉm cười từ tốn: Ðó là bốn vị Ðại thiên vương, thưa thân mẫu.
- Bà mẹ ngạc nhiên hỏi: Con còn cao cả hơn bốn vị Ðại thiên vương nữa ư?
- Thân mẫu chưa biết, bốn vị Ðại thiên vương đều là những người hộ trì Phật pháp. Khi Ðức Phật Đản sinh, bốn vị trời này đã hộ vệ bốn bên như bốn cận vệ cho vị đại vương. Tứ Thiên Vương hộ trì Phật pháp.
- Thế còn những thiên thần nào đã đến vào khoảng canh hai, hào quang rực sáng hơn cả hào quang của bốn vị trời kia?
- Ðó là vị trời Ðế Thích và những vị trời trên 33 cõi trời Ðao Lợi, thưa thân mẫu.
- Bà mẹ ngạc nhiên đến nỗi ngẩn người ra hỏi: Con còn cao cả hơn trời Ðế Thích nữa sao?
- Thân mẫu chưa biết, vị trời Ðế Thích tuy là vua của 33 cõi trời Ðao Lợi, nhưng đối với Ðức Bản Sư thì cũng chỉ như một Sa di theo hầu một vị Tỳ kheo. Khi Ðức Bản Sư từ cõi trời Ðao Lợi thăm Thánh mẫu trở về, vị trời Ðế Thích này đã mang bát và đãy y của Ðức Phật, đi theo sau Ðức Phật, tiễn đưa Ðức Phật từ trời Ðao Lợi trở về lại cõi trần bằng tất cả lòng tôn kính. Đức Phật thuyết Pháp trên cung trời Đao Lợi.
Bà mẹ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, bà nhìn đứa con thân yêu cách biệt đã mấy mươi năm, nay trở về thăm và ngồi trước mặt bà, không còn là đứa con mà bà đã nhung nhớ bao năm, bởi vì đứa con này bây giờ đã là một Thánh giả. Và nếu đứa con của bà đã là một Thánh giả thì chư Tăng đi theo Ngài cùng trở về nhà bà, hẳn cũng không phải toàn là kẻ phàm phu. Bà hỏi:
- Thế còn những thiên thần nào đã đến thăm con sau cùng với hào quang rực sáng cả nhà này?
- Ngài Xá Lợi Phất mỉm cười nhìn mẹ: Thân mẫu chưa biết, đó là vị vua cõi trời Phạm Thiên và những vị trời trên cõi trời đó, cũng chính là giáo chủ Bà La Môn, cũng chính là Thiên sư của thân mẫu.
- Bà mẹ vô cùng ngạc nhiên, nói: Con còn cao cả hơn vị Thiên sư mà mẹ hằng ngưỡng mộ nữa sao?
- Thân mẫu còn chưa biết, vào ngày Ðức Phật đản sinh, chính vị trời Phạm Thiên đã đón rước Ngài trong tấm lưới đầy hào quang sáng chói, và vào ngày Ðức Phật thành Ðạo, cũng chính vị trời này đã thỉnh cầu Đức Phật chuyển Pháp luân, chớ vội nhập Niết bàn.
- Vua trời Phạm Thiên thỉnh cầu Đức Phật chuyển Pháp luân
Bà mẹ sững sờ và một ý nghĩ lóe lên trong tâm tư bà: Con ta là đệ tử của Ðức Phật mà còn có oai đức như thế, thì hẳn Ðức Phật còn oai đức hơn thế nữa, cao cả hơn thế nữa, và trong tự tâm bà bỗng khởi lên lòng tín kính Phật và Tăng.
Ngài Xá Lợi Phất biết được tâm niệm của mẫu thân và Ngài chỉ chờ đợi có giây phút ấy, liền thuyết giảng cho mẹ nghe một bài pháp ngắn. Khi Ngài vừa chấm dứt bài thuyết giảng thì mẹ Ngài ở ngay tại chỗ ngồi chứng được Pháp nhãn thanh tịnh.
- Bà rơi nước mắt, nói với Ngài Xá Lợi Phất: Thánh giả Xá Lợi Phất, tại sao từ trước tới giờ Ngài không làm thế để dẫn dắt mẹ, tại sao trong suốt mấy mươi năm qua Ngài đã không ban bố Pháp nhũ như thế, để mẹ có được sự hiểu biết bất tử này?
- Ngài Xá Lợi Phất nói: Thưa mẹ, vì thời tiết nhân duyên chưa đến, nhưng hôm nay nhân duyên đã đến. Con làm như vậy chỉ vì muốn đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của thân mẫu trước khi con nhập diệt, và bây giờ thời điểm con ra đi đã đến. Con sắp nhập Niết bàn, thưa thân mẫu.
Đến đây, Ngài Xá Lợi Phất nhìn mẹ mỉm cười thanh thản, yên tâm ra đi. Vậy là tâm nguyện cuối cùng của Ngài cũng là hạnh hiếu của một người con chí hiếu đã được thực hiện.
A Di Đà Phật xin thường niệm
___________________
Xin Phật A Di Đà
Tiếp dẫn con vãng sanh
Về Tây Phương Cực Lạc
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đồng vãng sanh Tịnh Độ
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
___________________
Xem thêm những bài viết và video khai thị khác của Hòa Thượng Tịnh Không:
www.youtube.com/@tinhkhongphapngu1711/videos